Preloader Close
Kiến Thức

Vận chuyển hàng quá tải quá cảnh? Quy định, C/O hàng quá tải quá cảnh

Vận chuyển hàng quá tải quá cảnh là vấn đề không hề đơn giản, chính vì thế các doanh nghiệp thường khó khăn để tìm được phương án cũng như đơn vị vận chuyển tối ưu. Bên cạnh đó,  các thông tin hàng hóa vận chuyển quá cảnh là gì? quy định về thời gian vận chuyển hàng quá cảnh, các quy định, thủ tục và chi phí vận chuyển hàng quá tải, quá cảnh đều là những vấn đề thiếu sót của các doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển hàng quá tải.

1. Hàng vận chuyển quá cảnh là gì?

Vận chuyển hàng quá khổ quá tải hay còn gọi là vận chuyển hàng hóa siêu trường siêu trọng. Tức là chở các mặt hàng có kích thước hoặc trọng lượng vượt quá mức cho phép của bộ giao thông vận tải Việt Nam quy định, các mặt hàng này thường không thể chia nhỏ hoặc tháo rời phải vận chuyển nguyên trạng.

Cụ thể, theo Luật thương mại 2005, điều 241 quy định:

Hàng quá cảnh là những loại hàng được vận chuyển hàng hóa từ nước này hay nước khác qua lãnh thổ Việt Nam trong thời gian quy định. Kể cả các hoạt động khác như truyền tải, lưu kho, phân tách đơn hàng và những hoạt động khác trong thời gian quá cảnh.

Quy định hàng hóa quá khổ quá tải, hàng siêu trường siêu trọng:

Hàng quá khổ hoặc hàng siêu trường là hàng không thể tháo rời, khi xếp lên phương tiện vận tải có một trong các kích như sau:

- Chiều dài lớn hơn 20,0 mét.

- Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét.

- Chiều cao tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên lớn hơn 4,2 mét; đối với xe chở container lớn hơn 4,35 mét.

 

Các thông tin, Văn bản liên quan hàng quá cảnh tham khảo chi tiết tại: 187/2013/NĐ-CP, 38/2015/TT-BTC, 10169/BTC-TCHQ, 2733/TCHQ-GSQL.

2. Quy định khi vận chuyển hàng quá cảnh

 

2.1 Quy định về phương tiện chở hàng siêu trường siêu trọng, quá khổ quá tải

Để vận chuyển hàng quá cảnh, quá tải, vận chuyển hàng  yêu cầu phương tiện vận chuyển phải đáp ứng được các yêu cầu để chở được siêu trường, siêu trọng phải phù hợp với kích thước, tải trọng của loại hàng hóa vận chuyển. Đồng thời phù hợp với các thông số ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe. Theo đó:

2.1.1 Lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ: (trích Điều 11 thông tư 46/2015/TT-BGTVT)

2.1.2 Việc lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ phải bảo đảm an toàn giao thông và an toàn cho công trình đường bộ.

2.1.3 Tổ chức, cá nhân là chủ phương tiện, người vận tải, người thuê vận tải hoặc người điều khiển phương tiện khi lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ phải thực hiện các quy định sau:

a) Có Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ do cơ quan có thẩm quyền cấp;

b) Tuân thủ các quy định được ghi trong Giấy phép lưu hành xe.

2.1.4 Xe chở hàng hóa vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe không được phép lưu hành trên đường bộ.

2.2 Lưu hành phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ: (trích Điều 14 thông tư 46/2015/TT-BGTVT)

1. Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng lưu hành trên đường bộ phải thực hiện theo các quy định tại Điều 11 của Thông tư này.

2. Các trường hợp phải có xe hỗ trợ dẫn đường, hộ tống:

a) Khi xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển có một trong các kích thước bao ngoài (của tổ hợp phương tiện và hàng hóa xếp trên phương tiện) như sau: chiều rộng lớn hơn 3,5 mét; chiều dài lớn hơn 20 mét;

b) Tại vị trí công trình phải gia cường đường bộ.

3. Các trường hợp phải khảo sát đường bộ:

a) Khi xếp hàng lên phương tiện có một trong các kích thước bao ngoài như sau: chiều rộng lớn hơn 3,75 mét hoặc chiều cao lớn hơn 4,75 mét hoặc chiều dài lớn hơn 20 mét đối với đường cấp IV trở xuống; hoặc lớn hơn 30 mét đối với đường cấp III trở lên;

b) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tổng trọng lượng của xe hoặc có tải trọng trục xe vượt quá khả năng khai thác của đường bộ.

4 Thủ tục Hải quan cho hàng hóa vận chuyển quá cảnh

Đối với các loại hàng hóa vận chuyển quá cảnh cần làm thủ tục Hải quan tại các trụ sở Hải Quan của nhập khẩu đầu tiên và cửa xuất khẩu cuối cùng.

Hàng hóa quá cảnh có lưu kho ngoài khu vực cửa khẩu hoặc đi qua lãnh thổ đất liền thì phải xin phép Bộ thương mại.

– Hàng quá cảnh chỉ được đi qua các cửa khẩu quốc tế và đi theo một số tuyến đường nhất định.

– Các giấy tờ cần thiết để vận chuyển hàng quá cảnh là gì?

+ Văn bản của Bộ Thương nghiệp cho phép chủ hàng nước ngoài được quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam.

+ Giấy phép kinh doanh dịch vụ thủ tục cho hàng hoá quá cảnh.

+ Bản sao hợp đồng dịch vụ chuyến.

3. Hướng dẫn khai tiêu chí thông tin trên tờ khai vận chuyển độc lập


 

3.1 Hướng dẫn khai tiêu chí thông tin trên tờ khai vận chuyển độc lập 

Để làm tờ khai vận chuyển độc lập, Tổng cục Hải quan đã có văn bản hướng dẫn cục hải quan các tỉnh, thành phố liên quan đến việc khai báo tiêu chí thông tin trên tờ khai vận chuyển độc lập.

Đối với hàng hóa gửi qua dịch vụ bưu chính, việc khai báo trên tờ khai vận chuyển độc lập thực hiện theo hướng dẫn chung về khai hải quan đối với tờ khai vận chuyển độc lập và Khoản 10 Điều 56/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 49/2015/TT-BTC ngày 14/4/2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định. Theo đó, chỉ tiêu 7.37 “Tên hàng”: khai báo là “Hàng bưu chính”.

Nguyên tắc khai hải quan đối với tờ khai vận chuyển độc lập thực hiện theo quy định mẫu số 07 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính và mục I.2.a Công văn 10169/BTC-TCHQ ngày 27/7/2015 hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan.

 

Theo đó, ngoại trừ các tiêu chí bắt buộc do Hệ thống chỉ định, các tiêu chí khác người khai hải quan khai khi có thông tin. Chỉ tiêu 7.38 “Mã số HS” là tiêu chí không bắt buộc, người khai hải quan khai khi có thông tin.

3.2. Hướng dẫn thủ tục chuyển tải, thay đổi phương thức vận tải hàng quá cảnh

Tổng cục Hải quan cũng đã có văn bản hướng dẫn các cục hải quan tỉnh, thành phố và một số doanh nghiệp về thủ tục chuyển tải, thay đổi phương thức vận chuyển, phương tiện vận tải đối với hàng hóa quá cảnh.
Theo đó, về thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Khoản 29 Điều 1 Thông tư 39-BTC 39-BTC-kem1 39-BTC-kem2 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với hàng quá cảnh.
Trường hợp các công ty thực hiện chuyển tải, thay đổi phương thức vận chuyển, phương tiện vận tải đối với hàng quá cảnh thực hiện theo quy định tại điểm 3, điểm 9 Khoản 19 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 08/2015/NĐ-CP. Cụ thể:
Tại điểm 3 Khoản 19 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP quy định người khai hải quan có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 25 Nghị định này; Vận chuyển hàng hóa theo đúng tuyến đường, cửa khẩu, thời hạn quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 65 Luật Hải quan; Đảm bảo nguyên trạng hàng hóa, đảm bảo niêm phong hải quan, đảm bảo nguyên niêm phong của hãng vận chuyển.
Điểm 9 Khoản 19 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP quy định: Việc chuyển tải, lưu kho, thay đổi phương thức vận chuyển, phương tiện vận tải; chia tách, đóng chung container, toa xe chở hàng giữa hàng quá cảnh với hàng hóa dự kiến nhập khẩu hoặc với hàng xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan, hàng quá cảnh khác để xuất khẩu hoặc hàng quá cảnh đóng chung với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh được thực hiện tại khu vực cửa khẩu nhập, cửa khẩu xuất, kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ (kho CFS), địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu được thành lập trong nội địa (cảng cạn), địa điểm tập kết kiểm tra giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh.
Về tuyến đường vận chuyển hàng quá cảnh căn cứ theo Điều 3 Thông tư 16/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định về tuyến đường vận chuyển hàng quá cảnh để thực hiện.
Cụ thể Điều 3 Thông tư 16/2017/TT-BGTVT quy định: Tuyến đường vận chuyển quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam bao gồm các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy kết nối tới các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam.
- Tuyến đường bộ vận chuyển quá cảnh hàng hóa bao gồm các tuyến quốc lộ quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này và hệ thống đường cao tốc, đường tỉnh, đường đô thị kết nối tới các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam, các kho ngoại quan, cảng cạn, trung tâm logistics, địa điểm kiểm tra hải quan.
- Tuyến đường sắt vận chuyển quá cảnh hàng hóa bao gồm các tuyến đường sắt quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Tuyến đường thủy vận chuyển quá cảnh hàng hóa bao gồm các tuyến vận tải đường thủy nội địa cố định được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc công bố; các tuyến vận tải nối giữa các cảng biển Việt Nam.
Trước đó, một số doanh nghiệp đã có văn bản đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn thủ tục chuyển tải, thay đổi phương thức vận chuyển, phương tiện vận tải đối với hàng hóa quá cảnh.

4. Quy định về thời gian vận chuyển hàng quá cảnh

 

 

 
Theo quy định về thời gian vận chuyển hàng hóa quá cảnh, quá tải trên lãnh thổ Việt Nam tối đa là ba mươi ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập, trừ trường hợp hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất trong quá trình quá cảnh.
Trường hợp hàng hóa vận chuyển quá cảnh lưu kho tại Việt Nam gặp phải rủi ro gây ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa có thể thêm thêm thời gian để lưu kho, khắc phục vấn đề của hàng hóa thì thời gian quá cảnh được gia hạn tương ứng với thời gian cần thiết để thực hiện các công việc đó và phải được cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục quá cảnh chấp thuận; trường hợp hàng hóa quá cảnh theo giấy phép của Bộ trưởng Bộ Thương mại thì phải được Bộ trưởng Bộ Thương mại chấp thuận. Cụ thể:
Trong thời gian lưu kho và khắc phục hư hỏng, tổn thất, hàng hóa và phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh vẫn phải chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan Việt Nam.( Quy định tại Điều 246, Luật thương mại năm 2005)
Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục lưu kho, lưu bãi hàng hóa quá cảnh, thủ tục sang mạn, thay đổi phương tiện vận chuyển hàng hóa quá cảnh, gia hạn hàng hóa quá cảnh.( Khoản 8, Điều 40, Nghị định 187/2013/NĐ- CP)

5. C/O hàng quá tải quá cảnh

Hiện nay, do các doanh nghiệp không chứng minh được hàng hóa được đảm bảo nguyên trạng trong trường hợp quá cảnh / chuyển tải / vận chuyển qua lãnh thổ của một nước thứ 3 không phải là thành viên (đối với C/O mẫu D, E, AANZ, AI) và qua lãnh thổ của một nước thành viên hoặc không thành viên (đối với C/O mẫu AK) trong AWB của C/O hàng đi Air.

Để vận chuyển hàng quá cảnh, quá tải doanh nghiệp phải có giấy tờ chứng minh C/O hàng chuyển tải / quá cảnh được đảm bảo nguyên trạng  là Giấy xác nhận chuyển tải (Transhipment Certificate). Hiện nay, chỉ cần xuất trình kèm theo C/O hàng quá cảnh / chuyển tải Giấy xác nhận của Công ty phát hành Master Air way Bill hoặc House AWB cho lô hàng xuất nhập khẩu xác nhận hàng hóa quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lí hoặc do các yêu cầu có liên quan trực tiếp đến vận tải.

Doanh nghiệp tham khảo Công văn số 3679/TCHQ-GSQL ngày 07/07/2010 của Tổng cục Hải quan

Tham khảo công văn 887/TCHQ-GSQL ngày 08 tháng 02 năm 2013 V/v vướng mắc C/O thay thế các hướng dẫn tại các công văn ban hành trước đây về yêu cầu chứng từ chứng minh trong trường hợp C/O có hàng hóa vận chuyển quá cảnh / chuyển tải.

Điều 31 thông tư 12/2019/TT-BCT về CO form E đáp ứng tiêu chí vận chuyển trực tiếp.

Bên cạnh đó, Theo Điều 11, thông tư 12/2019/TT-BCT, hàng hóa vận chuyển qua lãnh thổ của một hoặc nhiều nước không phải là Nước thành viên của ACFTA, các chứng từ sau phải được nộp cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu:

1. Vận tải đơn chở suốt do Nước thành viên xuất khẩu cấp.

2. C/O mẫu E do cơ quan, tổ chức cấp C/O liên quan của Nước thành viên xuất khẩu cấp.

3. Bản gốc hóa đơn thương mại.

4. Các chứng từ chứng minh việc vận chuyển đáp ứng các quy định nêu tại điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư này.

Để nắm được quy trình, cách thức làm C/O cho các lô hàng xuất - nhập khẩu cụ thể, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thông tin chi tiết.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết hàng hóa vận chuyển quá cảnh là gì và những kiến thức chi tiết về vận chuyển hàng quá khổ: quy định về thời gian vận chuyển hàng quá cảnh, cách thức làm C/O, phương tiện vận chuyển,... Với kinh nghiệm 13 năm hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa và vận tải quá cảnh, Lacco tự tin là 1 trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực vận chuyển hàng quá tải, quá cảnh trong nước và quốc tế.

 

Bên cạnh đó, Lacco còn cung cấp các dịch vụ Tư vấn, hỗ trợ giải quyết các vấn đề về Thủ tục hải quan, thuế quan theo từng loại hình xuất nhập khẩu (kinh doanh, đầu tư, gia công, sản xuất xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, xuất nhập khẩu tại chỗ...) ... và trọn gói hỗ trợ hoàn chỉnh từ A - Z các vấn đề về vận chuyển hàng hóa thải theo yêu cầu của đơn vị vận chuyển. Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về Vận chuyển hàng quá tải quá cảnh, các bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo địa chỉ theo địa chỉ Hotline: 0906 23 55 99 hoặc info@lacco.com.vn để được tư vấn bất kỳ lúc nào và nơi đâu nhé.

 
Chia sẻ

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, Ngõ 73 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng.

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội.

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Lạng Sơn

Phòng số 3, Cổng B5, Bến Xe Tải, Cửa Khẩu Quốc Tế Hữu Nghị, Khu Kéo Kham, TT Đồng Đăng, Huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn.

Thư viện ảnh