Thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng mới nhất
Do đặc thù về nguồn gốc của các sản phẩm vật liệu xây dựng nên các thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng thường phức tạp hơn so với các mặt hàng nhập khẩu khác. Cụ thể về căn cứ pháp lý nhập khẩu hàng vật liệu xây dựng, quy trình và thủ tục hải quan mặt hàng này sẽ được Lacco chia sẻ chi tiết với các bạn trong bài viết dưới đây.
Các căn cứ pháp lý về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Hiện nay, các sản phẩm vật liệu xây dựng vẫn thuộc nhóm ngành sản phẩm được phép nhập khẩu bình thường. Tuy nhiên, trong quá trình làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp - cá nhân nhập khẩu hàng vật liệu xây dựng cần chú ý đến một số văn bản pháp luật quy định về xuất nhập khẩu vật liệu hàng vật tư xây dựng sau:
Theo quy định hiện hành, vật liệu xây dựng không phải mặt hàng thuộc danh mục cấm nhập khẩu nên doanh nghiệp có thể tiến hành nhập khẩu về nước như bình thường.
- Thông tư 10/2017/TT-BXD (được thay thế bằng Thông tư 19/2019/TT-BXD của Bộ Xây Dựng) đã Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng: Tìm hiểu về danh mục hàng hóa phải kiểm tra chất lượng, chính sách nhập khẩu đối với mặt hàng cụ thể.
- Thông tư 19/2019/TT-BXD là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng, mã số QCVN 16:2019/BXD. Theo đó, căn cứ vào Thông tư và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, doanh nghiệp tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa và công bố hợp quy theo đúng quy định.
- Nghị định 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 có thể xác định vật liệu xây dựng thuộc vào 2 chương là:
+ Chương 25: Muối; Lưu huỳnh; Đất và đá; Thạch cao, vôi và xi măng
+ Chương 68: Sản phẩm làm bằng đá, thạch cao, xi măng, amiăng, mica hoặc các vật liệu tương tự
Để đảm bảo việc làm thủ tục hải quan hàng hóa nhập khẩu vật liệu xây dựng được thuận lợi theo đúng quy định của pháp luật, các bạn có thể liên hệ các đơn vị cung cấp dịch vụ khai báo hải quan chuyên nghiệp để tiết kiệm thời gian và chi phí.
Mã HS của hàng hóa vật liệu xây dựng
Mã HS code liên quan trực tiếp đến việc kê khai hàng hóa, thuế quan,... nên khi làm thủ tục hải quan, các doanh nghiệp, cá nhân nhập khẩu cần chú ý khai đúng mã HS theo đúng quy định của hải quan và Nghị định 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 có thể xác định vật liệu xây dựng, đặc biệt là chương 25 và 68 trong nghị định này.
Để nắm thêm chi tiết về các mã HS code đối với hàng vật liệu xây dựng, các bạn có thể tham khảo tại: Biểu thuế Xuất nhập khẩu 2022
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng
Đối với thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu vật liệu xây dựng, chúng ta sẽ thực hiện theo quy trình 5 bước cơ bản:
Bước 1: Kiểm tra hàng nhập khẩu trong danh mục hàng hóa
Nếu doanh nghiệp lần đầu làm thủ tục nhập khẩu hàng vật liệu xây dựng chính ngạch, cần tìm hiểu chi tiết Thông tư số 10/2017/TT-BXD (được thay thế bằng Thông tư 19/2019/TT-BXD của Bộ Xây Dựng). Theo đó, các mặt hàng thuộc danh mục điều chỉnh của Thông tư sẽ phải làm công bố hợp quy theo QCVN 16:2017/BXD thay thế QCVN 16:2014/BXD.
Tùy theo từng nhóm hàng hóa và mã HS code, chủ hàng sẽ phải thực hiện công bố hợp quy theo đúng quy định.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ chứng nhận hợp quy
Đối với những nhóm hàng phải làm công bố hợp quy, doanh nghiệp nhập khẩu vật liệu xây dựng sẽ phải chuẩn bị những hồ sơ sau:
Mẫu giấy đăng ký hợp quy mặt hàng vật liệu xây dựng. Mẫu giấy đăng ký theo từng trung tâm kiểm định): 4 bản (có đóng dấu công ty, ký tên đầy đủ).
- Hợp đồng thương mại: 1 bản sao y
- Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại): 1 bản sao y
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List): 1 bản sao y
- Các chứng nhận khác như ISO, chứng nhận chất lượng Catalogue sản phẩm, C/O,…
- Tờ khai Hải quan bản IDA (Trong trường hợp bạn đã mở tờ khai trước khi đăng ký chứng nhận hợp quy)
- Giấy giới thiệu công ty (1 bản gốc).
- Form đăng ký chứng nhận hợp quy
Bước 3: Mở tờ khai nhập khẩu hàng vật liệu xây dựng
Sau khi đã làm xong chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp sẽ bắt đầu mở tờ khai hải quan cho lô hàng. Khi mở tờ khai, doanh nghiệp sẽ chuẩn bị các hồ sơ như sau:
- Tờ khai hải quan nhập khẩu
- Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
- Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
- Bill of lading (Vận đơn)
- Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ – trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt)
- Giấy đăng ký hợp quy do trung tâm kiểm định cấp (1 bản chính)
- Các chứng từ khác (nếu có).
Sau khi đã nộp đầy đủ các chứng từ theo yêu cầu lên hải quan, doanh nghiệp tiếp tục thực hiện theo chỉ dẫn của hải quan tùy theo trường hợp của mỗi loại hàng hóa.
Bước 4: Đăng ký lấy mẫu chứng nhận hợp quy
Sau khi đã mở xong tờ khai, hàng hóa đã được thông quan, doanh nghiệp sẽ tiến hành đăng ký lấy mẫu chứng nhận hợp quy tại nơi nộp hồ sơ chứng nhận hợp quy. Cơ quan có thẩm quyền sẽ cử cán bộ đến lấy mẫu và tiến hành kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn.
Thông thường, tùy theo từng loại hàng vật liệu xây dựng nhập khẩu, sau khoảng từ 2-7 ngày thì hàng hóa sẽ được hoàn tất việc kiểm tra mẫu chứng nhận hợp quy.
Đối với trường hợp không xin phép kéo hàng về kho, sau khi lấy mẫu kiểm tra, hàng hóa có thể:
- Tạm giải tỏa kéo về kho riêng của công ty và thực hiện bảo quản theo quy định sau khi lấy mẫu.
- Hoặc kéo hàng về kho của công ty khi có kết quả chứng nhận đạt tiêu chuẩn.
Bước 5: Tiến hành công bố hợp quy
Khi doanh nghiệp đã nhận được kết quả chứng nhận hợp quy phù hợp với tiêu chuẩn và được công bố hợp quy tại nơi làm thủ tục. Hồ sơ công bố hợp quy đối với hàng nhập khẩu vật liệu xây dựng gồm có:
- Bản công bố hợp quy
- Chứng nhận hợp quy
- Giấy phép kinh doanh
- Giấy giới thiệu công ty.
Nếu trong quá trình xử lý thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng các loại hàng hóa phục vụ xây dựng, khu công nghiệp,... doanh nghiệp gặp khó khăn hay vấn đề cần thắc mắc, hãy liên hệ với công ty Lacco để được các chuyên viên chứng từ chuyên nghiệp của công ty Lacco tư vấn hỗ trợ.
Chi tiết liên hệ:
Email: info@lacco.com.vn
Hotline: 0906 23 55 99
Website: https://lacco.com.vn