Preloader Close
Kiến Thức

Tham vấn giá và những điều cần biết về tham vấn trị giá hải quan

Trong một số trường hợp, sau khi hàng hóa được nhập khẩu về Việt Nam nhưng không được thông quan mà chuyển đến bộ phận tham vấn giá. Vậy khi hàng bị tham vấn thì chủ hàng cần phải làm gì? Để nắm được nội dung này, các doanh nghiệp cần nắm được Quyết định số 1810/QĐ-TCHQ ngày 15 tháng 06 năm 2018. Để giúp doanh nghiệp nắm được chi tiết hơn về tham vấn giá, các bạn hãy theo dõi chi tiết về nội dung bài viết dưới đây của công ty Lacco.

I. Tham vấn giá là gì?

Tham vấn giá và những điều cần biết về tham vấn trị giá hải quan

Tham vấn giá là quá trình mà nhà nhập khẩu đưa ra các thông tin, bằng chứng để bảo vệ mức giá mà mình đưa ra với cơ quan Hải quan.

Khi doanh nghiệp nhập khẩu hàng về cảng tại Việt Nam, Hải Quan và doanh nghiệp sẽ quan tâm đến  việc xác định trị giá tính thuế luôn để xác định số thuế mà doanh nghiệp phải đóng và số tiền mà nhà nước sẽ thu. Do đó, các doanh nghiệp luôn muốn hạ thuế phải đóng xuống mức thấp nhất. Trong khi đó, Hải Quan sẽ phải thu theo đúng theo quy định của nhà nước, do đó phát sinh ra mâu thuẫn. Như vậy, trường hợp đơn vị nhập khẩu không đồng ý đóng thuế cao theo đúng quy định và không chấp nhận mức giá mà cán bộ Hải quan tiếp nhận đưa ra, hai bên sẽ dùng biện pháp được gọi là tham vấn giá.

Hiện nay, doanh nghiệp được phép lấy hàng trước, sau đó mới tham vấn. Tùy thuộc vào kết quả tham vấn giá để quyết định có phải đóng thêm thuế hay không. Điều này cũng giảm áp lực cho doanh nghiệp khi được lấy hàng ra sớm, tránh phát sinh chi phí và đền hợp đồng.

Cụ thể về nội dung, mục đích Tham vấn giá sẽ bám sát khoản 3 Điều 6 Thông tư 39/2015/BTC để chứng minh doanh nghiệp đủ điều kiện hưởng trị giá giao dich:

- Điểm b4 khoản 3 Điều 25 TT 38/2015 đã sửa bởi TT39/2018 giải tỏa các nghi ngờ của HQ

- Hồ sơ chuẩn bị theo điểm 2 khoản 4 Điều 25 TT 38/2015 đã sửa bởi TT39/2018.

II. Hồ sơ, chứng từ cần chuẩn bị khi Tham vấn giá? Quy trình thực hiện

Sau khi có quyết định tham vấn, Hải quan tiếp nhận sẽ làm hồ sơ tham vấn và chuyển về phòng có chức năng. Tại chi cục Hải quan của cảng chịu trách nhiệm làm tham vấn, phòng tham vấn giá sẽ gửi Giấy mời hoặc gọi điện mời đại diện của chủ hàng đến làm việc vào ngày giờ hẹn trước.

Thời hạn tham vấn là trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai.

Hồ sơ, chứng từ cần chuẩn bị khi Tham vấn giá? Quy trình thực hiện

Bước 1: Tổ chức, cá nhân khai hải quan nộp hồ sơ đề nghị tham vấn

Bộ hồ sơ tham vấn giá thường thấy gồm có:

- Commercial invoice

- Packing list

- Điện chuyển tiền

- Vận đơn

- Các tài liệu kỹ thuật

- Email giao dịch trong đàm phán, giấy ủy quyền (nếu không phải giám đốc doanh nghiệp)

- CMND và các chứng từ liên quan… ”Có thể chuẩn bị cả bản gốc lẫn bản sao (bản gốc để đối chiếu)

Khi đi làm việc tham vấn giá cho hàng hóa xuất nhập khẩu, nhiều doanh nghiệp thường chuẩn bị 2 bộ hồ sơ, gồm 1 bộ hồ sơ (bản chính) cho cán bộ hải quan tham chiếu, 1 bộ hồ sơ (bản sao) cho cơ quan hải quan lưu lại.

Bước 2: Cơ quan hải quan thực hiện các phần việc sau

- Tiếp nhận hồ sơ tham vấn.

- Kiểm tra hồ sơ, chứng từ do người khai hải quan nộp để làm rõ các dấu hiệu nghi vấn trị giá khai báo.

Lập biên bản tham vấn: ghi rõ kết luận vào biên bản tham vấn theo một trong các trường hợp “không đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo”, hoặc “đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo”, hoặc “đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo nhưng người khai hải quan không chấp nhận”.

và một số chứng từ và điều kiện khác tùy theo loại hàng hóa, hải quan sẽ yêu cầu trước khi tham vấn. Để đảm bảo quyền lợi của mình, tốt nhất các doanh nghiệp, chủ lô hàng nên nhờ các đơn vị vận chuyển, forwarder tư vấn, hỗ trợ để quá trình tham vấn diễn ra tốt đẹp và đảm bảo được mức giá ban đầu.

Về phía Hải quan, họ cũng đưa ra những lý lẽ để yêu cầu người tham vấn phải chấp nhận mức giá mới trên cơ sở những dữ liệu và quy định có sẵn.

Do đó, buổi tham vấn thực chất là quá trình tranh luận giữa doanh nghiệp (chủ hàng) và đại diện cán bộ Hải quan. Nếu doanh nghiệp đưa ra được các bằng chứng và lí lẽ thuyết phục thì Hải quan cũng sẽ chấp nhận giá ban đầu. Ngược lại, nếu không thuyết phục được hải quan thì doanh nghiệp phải chấp nhận mức giá mới theo thỏa thuận của 2 bên.

III. Khi nào thì hải quan cần Tham vấn trị giá?

Thông thường, khi Hải Quan quyết định tham vấn giá là do phát hiện một số vấn đề thắc mắc về hàng hóa trên chứng từ khai báo hải quan và thuế. Cụ thể:

- Hàng hóa doanh nghiệp kinh doanh, ngành nghề kinh doanh;

- Đối tác của doanh nghiệp;

- Cách thức đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa;

- Các vấn đề liên quan đến nghi vấn về giá cả;

- Các vấn đề về thanh toán;

- Các thông tin chi tiết về hàng hóa;

- Các vấn đề về bán hàng sau nhập khẩu (đối với trường hợp tham vấn hàng nhập khẩu);

- Các điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu;

- Các mâu thuẫn về nội dung giữa các chứng từ trong bộ hồ sơ tham vấn (nếu có);

- Các mâu thuẫn trong khai báo của người khai hải quan so với các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan;

- Giải trình của người khai hải quan đối với nghi vấn của cơ quan hải quan.

Căn cứ thông tin tại cơ sở dữ liệu giá, cơ quan Hải quan thấy nghi vấn về tính trung thực, chính xác của trị giá khai báo; Đề nghị Công ty giải trình, chứng minh quá trình đàm phán để có được mức giá như khai báo.

IV. Một số câu hỏi thường gặp khi tham vấn giá

Hồ sơ, chứng từ cần chuẩn bị khi Tham vấn giá? Quy trình thực hiện

Khi thực hiện tham vấn giá, Hải Quan sẽ đặt ra một số câu hỏi cụ thể:

1. Đề nghị Công ty trình bày mối quan hệ giữa Công ty và đối tác xuất khẩu là như thế nào?

2. Anh/chị có phải là người trực tiếp tham gia vào quá trình giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương hay không? Có nắm vững mọi hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty hay không?

3. Đề nghị Công ty cho biết chi tiết các loại hàng hóa, các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả của mặt hàng đang tham vấn.

4. Công ty đã chuyển tiền thanh toán cho người bán chưa?

5. Công ty có phải trả cho người bán hoặc bên thứ ba khoản tiền nào khác liên quan đến lô hàng này ngoài khoản tiền đã thanh toán cho người bán theo trị giá ghi trên Invoice không?

6. Công ty có khẳng định trị giá khai báo lô hàng thuộc tờ khai hải quan trên là số thực thanh toán của Công ty với đối tác không?

7. Công ty có toàn quyền định đoạt hàng hóa sau khi nhập khẩu không?

8. Công ty có chứng từ bảo hiểm vận tải biển của lô hàng không?

Để đảm bảo kết quả tham vấn giá đạt kết quả tốt nhất, cá nhân - doanh nghiệp thực hiện tham vấn cần tham bảo và đối chiếu một số văn bản tham vấn giá trong xuất nhập khẩu trong thông quan sau:

  • Luật khiếu nại số: 02/2011/QH13
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC
  • Thông tư 39/2015/TT-BTC
  • Thông tư 39/2018/TT-BTC
  • Công văn số 905/TCHQ-TXNK kiểm tra trị giá hải quan.
  • Công văn 4378/TXNK-TGHQ về hướng dẫn tham vấn sau thông quan 1 lần đối với hàng nhập khẩu.
  • Quyết định 1810/QĐ-TCHQ thay cho QĐ 1966/QĐ -TCHQ.

V. Quyết định giá trị tính thuế sau tham vấn

Sau khi buổi tham vấn kết thúc, cán bộ Hải quan sẽ làm biên bản tham vấn và bao gồm chi tiết những vấn đề được làm rõ trong suốt buổi làm việc. Đồng thời ra Thông báo nêu rõ ý kiến của của đại diện cơ quan hải quan: chấp nhận hay không chấp nhận trị giá khai báo đối với hàng hóa nhập khẩu, hoặc áp đặt ở mức cụ thể nào đó. Theo đó, doanh nghiệp sẽ thực hiện theo đúng kết quả của buổi tham vấn.

IV. Trường hợp được miễn tham vấn cho những lần sau

Trường hợp được miễn tham vấn cho những lần sau

Theo quy định, Doanh nghiệp có quyền yêu cầu cơ quan hải quan áp dụng Thông báo trị giá hải quan 1 lần để sử dụng cho những lần tiếp theo, chỉ cần thỏa mãn điều kiện hàng hóa và mức giá không thay đổi so với lần trước đó đã tham vấn. Cụ thể như sau:

Căn cứ Điều 1 khoản 14 mục 6 điểm a Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định điều kiện để xác định Thông báo trị giá hải quan một lần, sử dụng nhiều lần có mức giá không thay đổi. Cục Hải quan TP.HCM đã báo cáo Tổng cục Hải quan đề nghị thống nhất cách hiểu mức giá không thay đổi như sau:

- Có cùng nhà sản xuất, người xuất khẩu;

- Có cùng mức giá giao dịch (đã thỏa thuận, ghi trên hợp đồng và hóa đơn); cùng phương thức thanh toán;

- Có cùng cấp độ số lượng - cấp độ thương mại (căn cứ cấp độ số lượng mà nhà sản xuất, người xuất khẩu chào bán công khai và quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài Chính);

- Có cùng điều kiện vận chuyển từ nước xuất khẩu đến Việt Nam;

- Giá thị trường của hàng hóa giống hệt không có biến động trong thời gian sử dụng Thông báo tham vấn một lần, sử dụng nhiều lần.

Trên đây là một số những nội dung chi tiết về Tham vấn giá và những điều cần biết về tham vấn trị giá hải quan. Để tránh phiền phức phải tham vấn giá hoặc tránh rủi ro phải đóng thêm phí thuế hàng hóa, các bạn hãy liên hệ với công ty lacco để được tư vấn hỗ trợ từ các bước khai báo hải quan và vận chuyển hàng hóa. Thông tin chi tiết liên hệ hotline: 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn 

 

Chia sẻ

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, Ngõ 73 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng.

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội.

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Lạng Sơn

Phòng số 3, Cổng B5, Bến Xe Tải, Cửa Khẩu Quốc Tế Hữu Nghị, Khu Kéo Kham, TT Đồng Đăng, Huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn.

Thư viện ảnh