Trong thời kỳ khoa học kỹ thuật phát triển, vận tải đường hàng không đã trở thành phương thức vận tải quốc tế và nội địa rất thông dụng. Với phương tiện vận chuyển bằng máy bay nên quy trình vận tải đường hàng không cũng như cách tính giá cước sẽ có nhiều khácbiệt so với các hình thức vận tải khác.
Contents
1. Vận tải đường hàng không là gì?. 1
2. Ưu nhược điểm của vận tải đường hàng không. 1
- Ưu điểm của vận tải hàng không. 2
- Nhược điểm của vận tải hàng hóa đường không. 2
3. Quy trình vận tải đường hàng không. 2
a. Ký hợp đồng vận chuyển với công ty dịch vụ. 3
b. Booking lịch bay. 3
c. Đóng hàng. 3
d. Thủ tục hải quan xuất khẩu. 4
e. Phát hành AWB. 4
f. Nhận chứng từ trước qua email 4
g. Thông báo hàng đến. 4
h. Lệnh giao hàng. 4
j. Thủ tục hải quan nhập khẩu. 4
k. Nhận hàng. 4
4. Cước vận chuyển hàng không. 4
5. Tìm dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không uy tín, chuyên nghiệp
1. Vận tải đường hàng không là gì?
Vận tải đường hàng không có tên tiếng anh Cargo Aircraft, hay Freighter. Đây là hình thức vận chuyển hàng hóa hiện đại bằng máy bay chuyên dụng hoặc phần bụng của máy bay hành khách (Passenger Plane).
Do Hàng hóa vận chuyển đường hàng không chiếm tỉ trọng nhỏ tổng trọng lượng hàng vận chuyển quốc tế (chưa đến 0,5%), trong khi đó lại chiếm tới khoảng 30% về mặt giá trị.
2. Ưu nhược điểm của vận tải đường hàng không
Vận tải đường hàng không là hình thức vận tải khá đặc biệt so với những phương thức vận tải khác như vận tải đường bộ, đường hàng không, đường biển,... Những đặc điểm về chi phí, thời gian, khối lượng, loại hàng hóa vận tải đường hàng không đã tạo ra những điểm khác biệt so với những hình thức vận tải khác.
- Ưu điểm của vận tải hàng không
Ưu điểm nổi bật nhất của vận tải hàng không phải nhắc đến là tốc độ vận chuyển. Máy bay có tốc độ cao nhất trong các phương tiện vận tải hiện nay. Trung bình máy bay chở hàng hoặc chở khách có tốc độ bình quân vào khoảng 800-1000km/h. Rất cao so với các phương thức phổ biến khác như tàu biển (12-25 hải lý/giờ), tàu hỏa (ở Việt Nam chỉ khoảng 60-80km/h), hoặc ô tô tải (60-80km/h).
Mức độ an toàn: So với các loại hình vận tải, vận chuyển bằng đường hàng không là hình thức vận chuyển hàng hóa an toàn nhất trong các phương thức. Do không bị ảnh hưởng bởi địa hình nên rất dễ dàng kết nối được với các quốc gia trên thế giới.
Giảm thiểu tối đa các vấn đề rủi ro: làm hàng, đổ vỡ, hay trộm cắp... trong quá trình vận chuyển Phí bảo hiểm vận chuyển thấp hơn do ít rủi ro hơn các phương thức khác Phí lưu kho thấp do đặc tính hàng hóa và tốc độ xử lý thủ tục nhanh chóng…
- Nhược điểm của vận tải hàng hóa đường không
Hình thức vận chuyển hàng hóa đường hàng không đem lại rất nhiều lợi ích đối với khách hàng. Tuy nhiên, vẫn có những nhược điểm mà nhà vận chuyển và doanh nghiệp cần phải chú ý:
- Cước vận chuyển máy bay khá cao, thậm chí tính tới từng kilogram
- Danh mục ít đa dạng, ít phù hợp để vận chuyển hàng hóa có giá trị thấp
- Khối lượng và kích thước hàng vận chuyển hạn chế. Không sử dụng được đối với những loại hàng hóa cồng kềnh, hoặc hàng có khối lượng lớn.
Nhằm đảm bảo an ninh hàng không, do đó tiêu chuẩn hàng hóa cũng yêu cầu nghiêm ngặt hơn so với các hình thức vận tải khác.
Chịu ảnh hưởng bởi thời tiết: Trong điều kiện thời tiết xấu, các chuyến bay có thể bị trì hoãn và không thể chuyển hàng đến địa điểm theo đúng thời gian đã hẹn. Do đó, đối với hình thức vận tải đường hàng không đòi, các đơn vị vận tải cũng như doanh nghiệp cần phải cân đối cẩn thận về chi phí, thời gian đặt hẹn,... sao cho hiệu quả và tối ưu nhất.
3. Quy trình vận tải đường hàng không
Để đảm bảo an toàn cho hàng hóa chuyển đến đúng tay người cần nhận cũng như chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ pháp lý, an toàn cho hàng hóa, quy trình vận tải đường hàng không cần phải thực hiện qua 10 bước:
a. Ký hợp đồng vận chuyển với công ty dịch vụ
Sau khi xem xét, quyết định gửi hàng vận chuyển tại đơn vị dịch vụ vận chuyển nào đó thì điều đầu tiên phải làm là phải ký hợp đồng. Hợp đồng vận chuyển là cực kỳ quan trọng để đảm bảo quyền lợi của chính khách hàng.
Việc đặt chỗ máy bay vận chuyển là điều phải làm ngay sau khi ký hợp đồng, để đảm bảo rút ngắn thời gian vận chuyển. Khi nhận được Booking từ Forwarder các công ty dịch vụ phải kiểm tra lại các thông tin trên Booking như: sân bay đi, sân bay đến, thời gian khởi hành, số lượng, thể tích … để chuẩn bị hàng giao cho Forwarder.
c. Đóng hàng
Hàng hóa được đóng tại kho nhà vận chuyển để đảm bảo đúng quy cách đóng gói và ghi ký mã hiệu cho kiện hàng (Shipping mark) theo yêu cầu của người nhập khẩu. Công ty vận chuyển hoặc Forwarder sẽ đưa hàng ra kho hàng tại sân bay. Cung cấp Giấy chứng nhận đã nhận hàng (FCR – Forwarder’s Certificate of Receipt) xác nhận được lô hàng cần vận chuyển.
d. Thủ tục hải quan xuất khẩu
Khi hàng được vận chuyển ra sân bay thì cần xuất trình bộ chứng từ để giao hàng cho hãng hàng không và làm thủ tục hải quan. Các công ty dịch vụ vận chuyển hoặc bên Forwarder họ sẽ làm cho khách hàng luôn theo gói vận chuyển
e. Phát hành AWB
Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu, đơn hàng được hãng hàng không phát hành MAWB. Theo đó, 1 bản AWB gốc đã được gửi cùng lô hàng đến sân bay đích, còn lại công ty dịch vụ họ cầm phục vụ trong các việc cần thiết. Người xuất khẩu không nhất định phải gửi riêng bộ chứng từ mà có thể để bộ chứng từ đi kèm bản AWB gốc gửi cho người nhập khẩu.
f. Nhận chứng từ trước qua email
Sau khi lô hàng kèm bộ chứng từ đã được vận tải, Forwarder thường gửi qua email bản scan của AWB gốc số 3 mà họ nhận được cùng với bản scan của toàn bộ các chứng từ khác gửi cho người nhập khẩu.
Đại lý của hãng vận tải thông báo hàng đến cho người nhập khẩu trước ngày máy bay đến. Người nhập khẩu cần kiểm tra các thông tin như: Ngày hàng đến, nơi lưu giữ hàng chờ thông quan, các loại phí phải nộp…
h. Lệnh giao hàng
Khi hàng đến, Forwarder thu lại HAWB bản gốc số 2, đến hãng hàng không hoặc đại lý của họ để nộp các khoản phí như: phí làm hàng (Handling), phí lệnh giao hàng (D/O), phí lao vụ (Labor fee)… và nhận Lệnh giao hàng (D/O) cùng bộ chứng gửi kèm theo hàng hóa.
j. Thủ tục hải quan nhập khẩu
Người nhập khẩu có thể tự thực hiện thủ tục hải quan hoặc thuê công ty Forwarder tại nước đó.
k. Nhận hàng
Forwarder làm thủ tục đăng ký lấy hàng tại kho hàng không, thanh lý tờ khai và chuyển hàng cho người nhập khẩu.
4. Cước vận chuyển hàng không
Theo quy định tại Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế – IATA (International Air Transport Association), cách tính cước phí vận chuyển hàng không chỉ cần áp dụng theo công thức:
=> Cước vận chuyển hàng không = Đơn giá cước x Khối lượng hàng hóa.
Trong đó,
· Đơn Giá Cước (Rate): Số tiền bạn phải trả cho mỗi đơn vị khối lượng tính cước (chẳng hạn 16usd/kg).
· Khối Lượng Tính Cước (Chargable Weight): Đây là khối lượng thực tế, hoặc khối lượng thể tích, tùy theo số nào lớn hơn.
· Khối lượng tính cước sẽ được tính theo số lượng nào lớn hơn của:
· Khối lượng thực tế của hàng (Actual Weight), chẳng hạn lô hàng nặng 300kg
Khối lượng thể tích, hay còn gọi là khối lượng kích cỡ (Volume / Volumetric / Dimensional Weight) là loại quy đổi từ thể tích của lô hàng theo một công thức được Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế – IATA quy định. Với các số đo thể tích theo centimet khối, thì công thức là:
· Các hãng vận chuyển sẽ công bố bảng giá cước theo từng khoảng khối lượng hàng, và địa điểm sân bay đến.
· Ngoài ra, cước phí vận chuyển đường hàng không còn bao gồm cả các loại phụ phí:
· Bill fee (Phí chứng từ): khoảng 250000 (đồng) cho 1 set
· Manifest transferring fee to US/ Canada/ Europe/ China/ Japan (AMS / ACI / ENS / AFR …): Phí truyền dữ liệu hải quan hàng đi Mỹ, Canada, Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản. Khoảng 575.000 (đồng) cho 1 bill
· Screening & labour fee (Phí soi hàng và lao vụ): được tính khoảng 1.350 (đồng) cho mỗi kg. Lưu ý: Tối thiểu 160.000 Vnd/ Lô. Làm hàng ngoài giờ sẽ thu theo mức phí lao vụ của sân bay quy định
· Overtime charge (Phí làm ngoài giờ): khoảng 350.000 cho mỗi lô (Sau 17:30 hàng ngày & 12:00 ngày thứ 7)
· Agent fee (Phí đại lý): Khoảng 530.000 (đồng) cho mỗi lô.
5. Tìm dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không uy tín, chuyên nghiệp
Hiện nay, các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu vận tải hàng hóa đường không có thể dễ dàng tìm được đơn vị vận chuyển trên thị trường. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển, doanh nghiệp cần lựa chọn các đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp, uy tín và có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Logistics. Đồng thời các bạn cũng có thể tìm đến các công ty logistics, công ty forwarder uy tín tại khu vực vận chuyển.
Bên cạnh đó, tốt nhất hãy lựa chọn những công ty có thể hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các quy trình vận tải đường hàng không, bốc vác, chuẩn bị chứng từ,... đầy đủ để thuận lợi vận chuyển hàng đến nơi cần đến trong thời gian nhanh nhất.
Khách hàng cũng có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ vận chuyển hàng không của LACCO. Với kinh nghiệm 15 năm hoạt động trong lĩnh vực logistics cùng đội ngũ nhân sự dày dặn kinh nghiệm,phong cách làm việc trẻ trung, chuyên nghiệp và rất nhiệt tình. Khách hàng sẽ được tư vấn và cung cấp các phương án vận tải hàng không tối ưu chi phí, an toàn và hiệu quả nhất.