Logistics ở Lâm Đồng: Tiềm năng rất lớn nhưng sức lại quá yếu
Ai cũng biết Lâm Đồng là địa phương sản xuất nông sản rau, hoa trọng điểm của cả nước. Nhưng chắc hẳn có nhiều người ko biết, hệ thống hạ tầng logistics như: chuỗi dịch vụ đóng gói, lưu trữ, vận chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng… còn bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng. Trên thực tế, hạ tầng cho logistics ở địa phương này hiện như một con số 0 tròn trĩnh.
Thực trạng Logistics ở Lâm Đồng
Thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận như các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng… là nơi cung cấp nguồn nông sản với hàng triệu tấn rau củ, hàng tỷ cành hoa mỗi năm cho thị trường trong và ngoài nước.
Bởi vậy hoạt động Logistics đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của "thành phố núi" nhưng hệ thống phục vụ logistics hầu như chưa phát triển đang là điểm yếu của Lâm Đồng.
Hoạt động XK của Lâm Đồng chủ yếu phụ thuộc vào khu vực phía nam. Đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 vừa qua là một phép thử cho ngành logistics ở Lâm Đồng. Khi Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam “đóng băng”, hoạt động vận chuyển hàng hoá, nông sản từ Lâm Đồng đi các thị trường tiêu thụ chủ lực cũng như việc thành lập những đầu mối tập trung, lưu trữ, giao - nhận hàng hóa trên địa bàn gặp nhiều khó khăn.
Ông Bùi Thế, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng cho biết: Lâm Đồng là vùng sản xuất trọng điểm nhưng chủ yếu vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, do đó chi phí logistics tăng cao khoảng 30% so với việc vận chuyển bằng đường thuỷ, đường sắt.
Đây chính là bài toán lớn đối với BLĐ tỉnh Lâm Đồng và cũng là thị trường rất lớn bị các DN, Hiệp hội Logistics bỏ ngỏ, cần có kế hoạch khai thác triệt để.
Kế hoạch khai thác Logistics tại Lâm Đồng
Tính đến thời điểm hiện tại, Lâm Đồng hiện có 7 doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, bốc dỡ hàng hóa quy mô nhỏ; 8 đơn vị thực hiện chuyển phát hàng hoá; khoảng 102 đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá; hơn 20 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ bán buôn, bán lẻ… Tuy nhiên, các doanh nghiệp này vẫn còn hoạt động riêng lẻ, chưa tạo được hệ thống chuỗi cung ứng, đáp ứng nhu cầu khai thác, vận chuyển và xuất khẩu hàng hóa, phục vụ cho thị trường. Hơn nữa, số lượng doanh nghiệp vận tải "thưa thớt" khả năng kết nối không chặt chẽ khiến cho hoạt động bốc, xếp, phân phối hàng hoá, nông sản cũng gặp phải nhiều vấn đề khó khăn.
Để giải quyết những vấn đề này, Sở Công Thương Lâm Đồng đã nhận định phát triển hạ tầng logistics và xem là nhiệm vụ quan trọng của tỉnh trong giai đoạn 2021 - 2025, định hướng 2030. Theo đó, tỉnh sẽ tổ chức quy hoạch, xây dựng 2 trung tâm logistics ở huyện Đức Trọng và thành phố Bảo Lộc, cùng với các kho lạnh, kho trung chuyển vệ tinh để phục vụ cho sản xuất, tiêu thụ hàng hoá, nông sản trên địa bàn. Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần có các trung tâm sau thu hoạch kết hợp với logistics để nâng cao giá trị nông sản để đẩy mạnh hoạt động cung cấp nông sản cho thị trường.
Nguồn: Báo tin tức