Thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu-Phương thức LC (P2)
Phương thức thanh toán quốc tế xuất nhập khẩu LC hay thanh toán theo thư tín dụng là phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Cụ thể, phương thức L/C là gì? Có lợi ích gì? Các bạn có thể tham khảo trực tiếp tại: LC là gì trong xuất nhập khẩu? Quy trình thanh toán l/c là gì?
Trong phần trước, Lacco đã giới thiệu những kiến thức cơ bản về Thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu (Phần 1). Tiếp tục nội dung này, Lacco sẽ tiếp tục giúp các bạn tìm hiểu chi tiết về cách phân loại, ý nghĩa cũng như những nội dung chủ yếu của thư tín dụng chứng từ (L/C).
Ý nghĩa và những lưu ý khi thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu bằng phương thức LC
Ý nghĩa của phương thức thanh toán bằng L/C
Thanh toán bằng L/c là một cam kết thanh toán có điều kiện với thời hạn cụ thể. Hoặc chấp nhận thanh toán từ một đối tượng cụ thể và mạng lợi ích cho 1 hay nhiều người. Mà bên phát hành chứng từ này phải là ngân hàng thương mại.Chứng từ trong L/c sẽ là căn cứ thanh toán của L/C.
Hình thức thanh toán quốc tế xuất nhập khẩu LC được nhiều doanh nghiệp và ngân hàng lựa chọn. Bởi phương thức này đáp ứng được những yêu cầu cơ bản trong hoạt động thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, LC cũng là phương thức thanh toán quốc tế an toàn giúp loại bỏ những rào cản, rủi ro trong thương mại khi các bên chưa thực sự tin tưởng lẫn nhau. Từ đó giúp dung hòa lợi ích của các bên tham gia thương mại.
Rủi ro và lưu ý khi sử dụng L/C
Bên cạnh những lợi ích của phương thức thanh toán LC thì chúng ta cũng cần chú ý đến một số những vấn đề rủi ro trong quá trình thanh toán:
- Các thông số trên chứng từ cần phải đảm bảo tính chính xác và khớp với LC
- Ngân hàng chỉ kiểm tra chứng từ, không kiểm tra hàng hóa nên hàng hóa vẫn có thể không đúng chất lượng
- Người mua vẫn phải ký quỹ một khoản tiền (thậm trí là 100% giá trị hợp đồng)
Các loại thư tín dụng chứng từ (L/C)
Hiện nay, trong thương mại quốc tế đang sử dụng 4 loại thư tín dụng phổ biến bao gồm:
- (Revocable L/C) Thư tín dụng có thể hủy ngang: Sau khi mở thư tín dụng, bên mua hoặc bán có thể đơn phương bổ sung, sửa chữa hoặc trực tiếp hủy bỏ thư.
- Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C): Là loại thư tín dụng sau khi đã được mở thì việc sữa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ chỉ được ngân hàng tiến hành theo thoã thuận của tất cả các bên có liên Trong thương mại quốc tế thư tín dụng này được sử dụng phổ biến nhất.
- Thư tín dụng không thể huỷ bỏ và có xác nhận (Confirmed irrevocavle L/C): Đối với Confirmed irrevocavle L/C, thư tín dụng sẽ được một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng. Và loại thư này hoàn toàn không thể hủy bỏ.
- Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C): Đây là loại thư tín dụng có đây đủ quy định, quyền của ngân hàng thanh toán theo hình thức 1 phần hoặc toàn phần cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên (Quy định trong hợp đồng thương mại).
Ngoài ra vẫn còn một số hình thức khác được áp dụng, tuy nhiên hình thức phổ biến nhất được ngân hàng ưu tiên lựa chọn là sử dụng L/C không thể hủy bỏ có xác nhận. Nhưng cần lưu ý nếu L/C không ghi rõ là L/C “irrevocable” hay “revocable” thì đó là Irrevocable tức là không được hủy bỏ. Tương tự như vậy, nếu L/C không ghi rõ là L/C “confirmed” thì đó là L/C “inconfirmed” tức là không có xác nhận.
Những nội dung chủ yếu của thư tín dụng chứng từ (L/C).
Có rất nhiều loại L/C khác nhau nhưng nhìn chung, chúng thường có những nội dung cơ bản sau đây:
(1)Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C (No of L/C, place and date of issuing).
(2) Loại thư tín dụng.
(3) Tên địa chỉ của người thụ hưởng.
(4) Số tiền của thư tín dụng.
(5) Thời hạn hiệu lực (Expiry date).
(6) Thời hạn trả tiền của L/C (Latest payment date).
(7) Thời hạn giao hàng (Shipment date).
(8) Những nội dung về hàng hóa (Description of goods).
(9) Những nội dung về vận tải (Shipment term).
(10) Những chứng từ người xuất khẩu phải xuất trình (Document for payment).
(11) Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C.
(12) Những điều kiện đặc biệt khác.
(13) Chữ ký của ngân hàng mở L/C.
Qua đây chúng ta có thể thấy, thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu theo phương thức LC đóng vai trò rất quan trọng. Giúp giải quyết rất nhiều vấn đến vướng mắc trong giao dịch thương mại quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình thanh toán cần phải chuẩn bị đầy đủ thủ tục và thực hiện theo quy trình chính xác theo quy định của ngân hàng.
Bên cạnh những thông tin chúng tôi vừa cung cấp về phương thức thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu bằng LC. Chúng ta còn cần nắm được những kiến thức về điều kiện, cách thức mở quỹ và thanh toán phí mở LC. Tất cả sẽ được Lacco giải đáp trong phần 3 của Thanh toán quốc tế được chúng tôi chia sẻ ở phần sau.