Preloader Close

Tìm kiếm

Tuần 41/2024 Logistics có những tin tức, hoạt động gì đặc biệt? ảnh hưởng như nào đến kinh tế và các tiềm năng phát triển thời gina tới? Hãy cũng Lacco theo dõi những tin tức nổi bật trong hoạt động Logistics trong nước và quốc tế năm 2024 dưới đây. TIN TỨC LOGISTICS TRONG NƯỚC 2 lô Dừa tươi đầu tiên của Việt Nam thành công tiến vào Trung Quốc theo đường chính ngạch Vừa qua, 2 lô hàng dừa tươi Việt Nam đã lần đầu tiên được thông quan vào thị trường Trung Quốc. Lô hàng đầu tiên, chứa 2.700 trái dừa tươi với tổng trọng lượng 21,6 tấn và trị giá 110.000 nhân dân tệ, đã thông quan qua cửa khẩu Hà Khẩu thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, giáp với cửa khẩu Lào Cai của Việt Nam. Cùng ngày, một lô hàng dừa tươi khác, với trọng lượng 22,4 tấn và trị giá 98.000 nhân dân tệ, cũng đã được thông quan qua cửa khẩu Hữu Nghị Quan tại thành phố Bằng Tường. Đây là lần đầu tiên dừa tươi Việt Nam được xuất khẩu qua cửa khẩu Quảng Tây sau khi Trung Quốc mở cửa thị trường cho loại nông sản này vào tháng 8 vừa qua. Cả hai lô hàng đều có nguồn gốc từ tỉnh Bến Tre, vận chuyển đến cửa khẩu khoảng ba ngày. Sau khi thông quan, lô hàng dừa tươi tại cửa khẩu Hữu Nghị Quan được vận chuyển sâu vào nội địa Trung Quốc, đến tỉnh Hồ Nam. Sự kiện này là bước tiến quan trọng trong việc xuất khẩu dừa tươi Việt Nam sang Trung Quốc, sau khi Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giúp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu thêm bốn loại trái cây gồm sầu riêng, chuối, dưa hấu và dừa. Thiếu hạ tầng logistics, Cảng Nghi Sơn "đói" tàu container quốc tế Cảng biển Nghi Sơn, được quy hoạch là cảng biển đặc biệt theo kế hoạch phát triển cảng biển Việt Nam đến năm 2030, hiện đã thu hút 14 dự án đầu tư hạ tầng với tổng mức đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng. Trong khu vực cảng tổng hợp, 13 trong tổng số 22 bến đã hoàn thành, có thể tiếp nhận tàu trọng tải 70.000 DWT. Cảng Nghi Sơn có 18 bến tại khu vực cảng chuyên dùng, trong đó 12 bến đã đi vào hoạt động phục vụ các nhà máy lớn như Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Khu bến Bắc Nghi Sơn đang mở rộng và sẽ có khả năng tiếp nhận 25 triệu tấn hàng hóa/năm với tổng đầu tư 14.119 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều bến cảng vẫn chưa được xây dựng. Về hoạt động giao thương, Cảng Nghi Sơn đã thu hút 2 hãng tàu quốc tế, thực hiện 44 chuyến tàu trong năm 2023 và 29 chuyến trong 9 tháng đầu năm 2024. Tuy nhiên, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng vẫn còn hạn chế, chủ yếu là các mặt hàng như bột đá trắng và hạt nhựa. Các sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh như dệt may và da giày chưa được xuất khẩu qua cảng, và vẫn thiếu quỹ đất cho trung tâm logistics hiện đại. Petrolimex Aviation đi đầu cung cấp nhiên liệu SAF bền vững cho ngành hàng không Việt Nam Sáng 17/10, tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM), Công ty Cổ phần Nhiên liệu bay Petrolimex đã thành công trong việc nạp nhiên liệu hàng không bền vững cho hai chuyến bay. Tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Petrolimex Aviation đã nạp thành công nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) cho hai chuyến bay quốc tế của Vietjet Air đi Melbourne và Incheon, đánh dấu lần đầu tiên SAF được sử dụng cho các chuyến bay khởi hành từ Việt Nam. Buổi lễ có sự tham dự của nhiều lãnh đạo, bao gồm ông Đinh Việt Thắng (Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam) và ông Phạm Văn Thanh (Chủ tịch Petrolimex), cùng các đối tác. Sự kiện này khẳng định nỗ lực tiên phong của Petrolimex Aviation trong việc cung cấp nhiên liệu xanh, thân thiện với môi trường, đồng thời góp phần vào mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, theo cam kết tại Hội nghị COP26. TIN TỨC LOGISTICS QUỐC TẾ Các nước EU nhất trí trì hoãn thực hiện quy định chống phá rừng Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất trì hoãn thực hiện Quy định về Chống phá rừng (EUDR) một năm, do vấp phải phản đối mạnh mẽ từ các đối tác thương mại như Brazil, Mỹ. Hội đồng châu Âu (EUCO) đã đồng ý với đề xuất này trong cuộc họp ngày 16-10, Nghị viện châu Âu sẽ bỏ phiếu quyết định chính thức vào tháng tới. Quy định về Chống phá rừng yêu cầu các nhà nhập khẩu EU chứng minh rằng bảy mặt hàng nông nghiệp chủ lực không được sản xuất từ đất rừng bị phá sau năm 2020. Sự thiếu chi tiết và lộ trình gấp gáp của quy định này đã gây lo ngại, đặc biệt từ các đối tác thương mại và các nước thành viên EU. Việc trì hoãn dự kiến giúp các bên chuẩn bị tốt hơn, nhưng lại gặp phản đối từ các tổ chức môi trường và nhân quyền. Những tổ chức này cho rằng trì hoãn Quy định về Chống phá rừng sẽ làm giảm uy tín của EU trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và bảo vệ đa dạng sinh học. Dow Jones lập kỷ lục mới, giá dầu tăng nhẹ Ngày 17/10, thị trường chứng khoán Mỹ kết thúc trong trạng thái không đồng nhất, với chỉ số Dow Jones đạt mức kỷ lục mới, tăng 161 điểm. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 giảm nhẹ 0,02%, mặc dù đã thiết lập kỷ lục nội phiên. Nasdaq tăng 0,04% lên, nhờ vào sự hồi phục của cổ phiếu chip, trong đó Nvidia tăng 0,9% sau báo cáo tốt từ TSMC. Doanh thu bán lẻ tháng 9 tăng 0,4%, vượt dự báo 0,3%, cho thấy người tiêu dùng vẫn chi tiêu mạnh mẽ. Tuy nhiên, Michael Green cảnh báo rằng số liệu này có thể chỉ phản ánh điều chỉnh theo mùa. Giá dầu thô tăng nhẹ do lượng tồn trữ giảm, với dầu Brent đạt 74,45 USD/thùng và WTI đạt 70,67 USD/thùng, nhưng vẫn chịu áp lực từ căng thẳng Trung Đông và đồng USD mạnh lên, đạt mức cao nhất 11 tuần. Sản xuất pin xe điện của Nhật bản được đầu tư mạnh chưa từng có Nhật Bản sẽ hỗ trợ 12 dự án sản xuất pin xe điện (EV) với tổng ngân sách lên tới 350 tỷ yen nhằm củng cố chuỗi cung ứng pin trong nước. Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Ken Saito cho biết, đây là nỗ lực để tăng khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp pin trong nước. Sự hỗ trợ này dự kiến sẽ mở rộng năng lực sản xuất pin lưu trữ thêm khoảng 50%, từ 80GWhlên 120GWh. Các nhà sản xuất như Toyota và Nissan sẽ nhận được hỗ trợ đầu tư để phát triển các sản phẩm pin mới, trong đó Toyota dự kiến bắt đầu cung cấp pin thể rắn vào tháng 11/2026. Nissan đã nhận chứng nhận cho kế hoạch sản xuất pin lithium-sắt-phosphate và hướng tới sản xuất 5GWh mỗi năm từ năm tài chính 2028. Panasonic cũng sẽ thành lập nhà máy mới tại tỉnh Gunma để sản xuất pin lithium-ion và cung cấp cho Subaru từ năm tài chính 2028. Tổng vốn đầu tư cho các dự án này lên tới 463 tỷ yên. Nhìn lại tuần 41/2024, việc hoàn thành 2 lô dứa tươi xuất khẩu Trung Quốc được đánh giá là bước tiến quan trọng trong hoạt động xuất khẩu trái cây và các sản phẩm nông sản sang Trung Quốc. Bên cạnh đó, các cơ quan ban ngành cũng cần có những giải pháp thiết thức để thúc đẩy hoạt động tại các cảng biển. Về tin tức quốc tế, các quốc gia lớn trên thế giới cũng đã có những quyết sách mới, thúc đẩy hoạt động sản xuất và kinh tế trong nước. Các doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về thị trường xuất nhập khẩu và các thủ tục xuất nhập khẩu đối với từng loại hàng hóa và khu vực quốc tế. Hãy liên hệ ngay với công ty lacco để được tư vấn chi tiết và cụ thể. Hotline: +84906 23 55 99Email: info@lacco.com.vnWebsite: https://lacco.com.vn/
Xem thêm
Nhìn lại tuần 40/2024, các hoạt động logistics trong nước diễn ra rất sôi động. Nhiều các hoạt động đến từ doanh nghiệp đang tạo đà cơ hội phát triển mạnh mẽ phục vụ hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó là những nỗ lực khắc phục ảnh hưởng bão tại Florida (Mỹ) và các hoạt động, chính sách xuất nhập khẩu mới từ các nền kinh tế lớn trên thế giới. Mời các bạn đón xem nội dung chi tiết về tình hình logistics tuần 40/2024 dưới đây. TIN TỨC LOGISTICS TRONG NƯỚC Bầu Hiển chuẩn bị khởi công Cụm Công Nghiệp khủng tại Hà Nội và 9 dự án mới cực hấp dẫn tại Lạng Sơn Tại buổi làm việc với UBND tỉnh Lạng Sơn, ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Ủy ban chiến lược Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T, đã chia sẻ về sự phát triển của tập đoàn trong các lĩnh vực như bất động sản, tài chính và ngân hàng. Tập đoàn T&T cam kết sẽ nghiên cứu và đầu tư 9 dự án tại Lạng Sơn, tập trung vào phát triển đô thị, dịch vụ du lịch, sân golf, năng lượng tái tạo, và cụm công nghiệp. Mới đây, UBND huyện Phúc Thọ (Hà Nội) phối hợp cùng Tập đoàn T&T Group tổ chức Lễ khởi công dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Nam Phúc Thọ (giai đoạn 1). Với quy mô 41,7ha và tổng mức đầu tư khoảng 780 tỷ đồng, Cụm công nghiệp Nam Phúc Thọ (giai đoạn 1) là một trong những dự án trọng điểm và là cụm công nghiệp lớn nhất trên địa bàn TP Hà Nội tính đến thời điểm hiện tại. Bộ GTVT giải ngân vượt ngân sách, Đề xuất bổ sung thêm vốn ? Tiền đang ở đâu? Trong 9 tháng đầu năm 2024, Bộ GTVT đã giải ngân 43.188 tỷ đồng, đạt 60% kế hoạch với tổng vốn 71.288 tỷ đồng được Thủ tướng giao, cao hơn mức giải ngân trung bình của cả nước (47%). Các dự án cao tốc Bắc Nam chiếm 56% giá trị giải ngân, tương đương 24.300 tỷ đồng. Các dự án ODA giải ngân 2.623 tỷ đồng, trong khi các dự án trong nước khác đạt 58% kế hoạch. Bộ GTVT cũng đang đề xuất bổ sung vốn cho các dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư. Xét theo nhóm chủ đầu tư, giá trị giải ngân tập trung ở các chủ đầu tư, ban quản lý dự án trực thuộc Bộ với giá trị giải ngân đạt 41.757 tỷ đồng, đạt hơn 62% kế hoạch năm và chiếm tỷ trọng 97% giá trị đã giải ngân của Bộ GTVT. Tin vui: Luồng hàng hải Hải Phòng được nâng cấp với ngân sách 84 tỷ đồng Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận chủ trương nâng cấp luồng Hải Phòng đoạn từ thượng lưu bến cảng Nam Đình Vũ đến khu vực cảng Nam Hải Đình Vũ như đề nghị của Viconship và ý kiến thống nhất của Cục Hàng hải. Bộ GTVT giao Cục Hàng hải Việt Nam hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát chủ đầu tư triển khai thực hiện đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, tài nguyên và môi trường, khoáng sản và các quy định có liên quan của pháp luật, đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường. Viconship phải cam kết về trách nhiệm triển khai công tác thiết kế cơ sở, thiết kế chi tiết, đánh giá tác động môi trường, trình cấp thẩm quyền xem xét thẩm định theo quy định và xử lý kịp thời các sự cố đối với đoạn luồng cũng như kinh phí điều chỉnh hệ thống báo hiệu hàng hải. Tổng chi phí thực hiện khoảng 84 tỷ đồng từ nguồn vốn của Viconship và do Công ty tự thực hiện; thời gian chuẩn bị triển khai thực hiện từ năm 2024 và hoàn thành đầu năm 2025. BẢN TIN LOGISTICS QUỐC TẾ Siêu bão Milton tàn phá bang Florida (Mỹ) gây ra nhiều thiệt hại khủng khiếp Bão Milton đã di chuyển về phía Đại Tây Dương sau khi gây ra nhiều thiệt hại đáng kể tại bang Florida với nhiều trận lốc xoáy khiến ít nhất 15 người thiệt mạng và hàng triệu người không có điện sinh hoạt. Theo Thống đốc bang Florida, ông Ron DeSantis bang này đã tránh được kịch bản tồi tệ nhất mặc dù thiệt hại vẫn đáng kể. Các đội cứu nạn đang hỗ trợ người dân mắc kẹt trong đống đổ nát và khu vực ngập lụt, trong khi tình trạng thiếu nước uống vẫn tiếp diễn. Tổng thống Joe Biden cam kết cung cấp mọi nguồn lực cần thiết, với hơn 15 triệu suất ăn và 13 triệu lít nước đã được gửi tới Florida. Chỉ hai tuần sau bão Helene, khoảng 2 triệu người đã được lệnh sơ tán để tránh cơn bão Milton. Hậu quả của cả hai bão có thể gây thiệt hại lên tới hàng tỷ USD, và các sân bay ở Florida vẫn đóng cửa, chỉ mở cho chuyến bay khẩn cấp. Trung Quốc sử dụng hình thức thanh toán xuyên biên giới. Thực tế có khả quan? Trung Quốc sẽ đẩy mạnh hoạt động phát triển thanh toán xuyên biên giới bằng đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) trước bối cảnh đồng tiền này không nhận được sự ủng hộ trong nước… Trung Quốc đã khởi động thử nghiệm thanh toán xuyên biên giới bằng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) với Ả Rập Xê Út, Hồng Kông, Thái Lan và UAE. Mục tiêu là thúc đẩy khả năng thanh toán nhanh chóng và giảm chi phí giao dịch đến 50%. Trung Quốc muốn giảm phụ thuộc vào đồng đô la và tăng cường sự kết nối tài chính toàn cầu. Dù đạt thành công nhất định, như tổng giá trị giao dịch 7 nghìn tỷ nhân dân tệ (992 tỷ USD) vào tháng 6/2024, đồng nhân dân tệ kĩ thuật số vẫn gặp khó khăn trong nước do sự phổ biến của các ứng dụng thanh toán như WeChat Pay và Alipay. Người dùng không thấy nhiều lợi thế khi sử dụng đồng nhân dân tệ kĩ thuật số so với các nền tảng hiện có. Trung Quốc phản đòn áp thuế của Châu Âu bằng việc áp thuế rượu brandy nhập khẩu Trung Quốc mới đây đã áp thuế chống bán phá giá lên rượu brandy nhập khẩu từ các quốc gia trong Liên minh châu Âu (EU) - một đòn giáng vào các thương hiệu từ Hennessy tới Remy Martin. Trung Quốc vừa áp thuế chống bán phá giá lên rượu brandy nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt là từ Pháp, với mức đặt cọc từ 34,8% đến 39% giá trị lô hàng. Các thương hiệu nổi tiếng như Hennessy và Remy Martin sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, khi thuế suất áp dụng lần lượt là 39% và 38,1%. Động thái này được xem là phản ứng của Trung Quốc sau khi EU áp thuế quan lên xe điện Trung Quốc, với mức dao động từ 7,8% đến 35,3%. Không chỉ rượu brandy, Trung Quốc còn đang cân nhắc tăng thuế quan đối với ô tô nhập khẩu có động cơ lớn, một biện pháp có khả năng gây thiệt hại lớn cho các nhà sản xuất ô tô Đức, với xuất khẩu ô tô động cơ lớn của Đức sang Trung Quốc đạt 1,2 tỷ USD vào năm 2023. Cuộc chiến thương mại này ngày càng gia tăng căng thẳng, khi EU quyết định áp thuế xe điện Trung Quốc nhằm bảo vệ thị trường nội địa, và Trung Quốc đáp trả bằng các biện pháp thuế quan lên sản phẩm chủ lực của châu Âu như rượu brandy. Mọi thông tin cần hỗ trợ về hoạt động xuất nhập khẩu quốc tế: Vận chuyển, thủ tục hải quan, tạm nhập tái xuất, quyết toán thuế và quyết toán hải quan,.... các loại giấy phép chuyên ngành đối với từng loại hàng hóa và thị trường xuất nhập khẩu. Các bạn hãy liên hệ ngay cho Lacco để được tư vấn nhanh nhất. Hotline: +84906 23 55 99Email:info@lacco.com.vnWebsite:https://lacco.com.vn/
Xem thêm
Tuần 39/2024, chúng ta sẽ được tiếp cận rất nhiều những thông tin nổi bật trong nước và quốc tế. Các cảng biển liên tục đưa ra những chính sách mới, tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ trong hoạt động vận tải cảng biển trong nước. Bên cạnh đó, các hoạt động kinh tế tại các cường quốc Châu Âu, Hoa Kỳ, Canada,... cũng đang có những hoạt động kinh tế đặc biệt. Những hành động này có thể gây ra những ảnh hưởng không nó để kinh tế quốc tế. Mời các bạn theo dõi nội dung chi tiết. TIN TỨC LOGISTICS TRONG NƯỚC Đề xuất cho tàu khí hoá lỏng quốc tịch nước ngoài vận tải tuyến nội địa Công ty TNHH Vận tải Dầu khí Opec đã gửi văn bản đến Cục Hàng hải Việt Nam đề nghị gia hạn cấp phép cho tàu chở khí hóa lỏng (LPG) mang cờ Panama, tên là Lady Valencia, để tiếp tục vận tải nội địa. Tàu này đã được cấp phép từ đầu năm 2019 và hoạt động chủ yếu trên tuyến vận tải nội địa. Lady Valencia có tổng trọng tải 3.942 DWT, tổng dung tích 3.603 GRT, và đã vận chuyển khoảng 92.000 tấn/năm tại cảng Hải Phòng, cùng với sản lượng đáng kể ở các khu vực khác như Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, và Vũng Tàu. Doanh nghiệp khẳng định tàu đã thực hiện tốt nhiệm vụ vận tải và tuân thủ các quy định về an toàn hàng hải. Opec đề nghị gia hạn cấp phép cho tàu thêm 6 tháng, bắt đầu từ ngày 1/11/2024, để duy trì hoạt động vận tải LPG nội địa mà không bị gián đoạn. Cục Hàng hải Việt Nam đã yêu cầu ý kiến từ các hiệp hội và doanh nghiệp liên quan để xem xét đơn đề xuất. Khai thác thử nghiệm cầu cảng số 1 bến cảng SP-ITC Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã chấp thuận cho phép khai thác thử nghiệm cầu cảng SP-ITC01 (thuộc Bến cảng container quốc tế SP-ITC, TP.HCM) kết hợp với cầu cảng SP-ITC02 để tiếp nhận tàu. Việc này nhằm tận dụng cơ sở hạ tầng đã đầu tư, giảm áp lực quá tải cho hệ thống cảng và giao thông sau cảng tại TP. Thủ Đức. Công ty ITC đề xuất khai thác thử nghiệm cầu cảng SP-ITC01 trong 3 tháng để hoàn thiện các thủ tục nghiệm thu. Cầu cảng SP-ITC01 (400m) đã hoàn thành xây dựng, trong khi cầu cảng SP-ITC02 (300m) đã được đưa vào sử dụng. Bộ GTVT ủng hộ thử nghiệm này nhằm thúc đẩy hiệu quả xuất nhập khẩu và phát triển kinh tế TP.HCM. Việc thử nghiệm không ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng và công suất của bến cảng, đảm bảo khai thác đúng theo công suất thiết kế. Bến cảng Tiên Sa được đón tàu trọng tải gần 50.000 DWT Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã chấp thuận chủ trương cho phép cầu cảng số 1, bến cảng Tiên Sa (thuộc Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng) tiếp nhận tàu có trọng tải lên tới 49.999 DWT. Cục Hàng hải Việt Nam được giao hướng dẫn và đảm bảo an toàn trong quá trình tiếp nhận, khai thác tàu. Chủ đầu tư phải tuân thủ các quy định và chịu trách nhiệm nếu xảy ra sự cố. Công ty Cảng Đà Nẵng đã xin phép cho tàu trọng tải 49.999 DWT vào bến từ quý IV/2024 để xếp dỡ hàng. Việc tiếp nhận tàu này phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, nơi cầu cảng Tiên Sa được quy hoạch tiếp nhận tàu trọng tải đến 50.000 tấn. Ngoài ra, Công ty Cảng Đà Nẵng đã hoàn thiện lắp đặt hệ thống quan trắc tại cảng từ tháng 10/2023 và chính thức vận hành từ ngày 1/8/2024. TIN TỨC LOGISTICS QUỐC TẾ Hoa Kỳ, Canada và Úc kiểm soát an ninh hàng hóa vận chuyển hàng không từ 55 nước Châu Âu và CIS Từ ngày 26/9/2024, Úc yêu cầu hàng hóa được vận chuyển trên máy bay chở khách đến quốc gia này chỉ được giao từ các nhà giao hàng có "Mối quan hệ kinh doanh đã được thiết lập" (EBR). Yêu cầu này áp dụng cho hàng hóa từ 55 quốc gia, chủ yếu ở châu Âu và một số quốc gia khác, nếu hàng nặng hơn 500g và người gửi không xác định. Các lô hàng này chỉ có thể vận chuyển trên máy bay chở hàng và phải qua kiểm tra an ninh bổ sung. Quy định này ra đời sau những vụ việc nghi ngờ gói hàng chứa chất gây cháy tại châu Âu và tương tự với các biện pháp của Mỹ và Canada. Các công ty giao nhận lo ngại quy định mới sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nhỏ ở châu Âu và khu vực CIS do chi phí phát sinh và sự phức tạp trong triển khai quy trình mới. Mỹ và EU áp thuế nặng hàng hoá từ Trung Quốc nhưng việc nhập khẩu hàng hóa từ nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vẫn tăng cao Theo phân tích của Viện nghiên cứu Trung Quốc Mercator (Merics), Trung Quốc đã giảm sự phụ thuộc vào hàng hóa từ Mỹ và EU, trong khi phương Tây ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu từ Trung Quốc, đặc biệt là máy móc, thiết bị điện tử, dệt may và nội thất. Mặc dù Mỹ và EU đã tăng thuế và tiến hành các cuộc điều tra chống trợ cấp, nhưng sự phụ thuộc vẫn tăng, với Mỹ phụ thuộc nặng vào 532 danh mục hàng hóa và EU vào 421 danh mục vào năm 2022. Trong khi đó, Trung Quốc đã giảm phụ thuộc vào hàng Mỹ và EU, chuyển sang các nguồn cung khác. Merics nhận định các rào cản thương mại từ phương Tây không hiệu quả, và cảnh báo về rủi ro khi phụ thuộc vào Trung Quốc. Dù Mỹ hạn chế công nghệ cao, sản lượng bán dẫn của Trung Quốc vẫn tăng 40% trong quý đầu năm 2024. IMF cảnh báo về chính sách thuế quan của Mỹ Ngày 1/10, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva, cảnh báo rằng việc Mỹ dự định áp mức thuế mới đối với hàng nhập khẩu có nguy cơ đẩy giá tiêu dùng tăng cao, tác động nặng nề đến các gia đình có thu nhập thấp ở nước này. Lời cảnh báo được đưa ra chỉ vài tuần trước cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ, Ứng cử viên đảng Cộng hòa, Donald Trump, đề xuất mức thuế tối thiểu 10% đối với hàng nhập khẩu, trong khi Phó Tổng thống Kamala Harris của đảng Dân chủ cũng ủng hộ việc tăng thuế nhập khẩu.. Người đứng đầu IMF cũng lưu ý rằng giá cả ở Mỹ tăng cao sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng, đặc biệt là các gia đình có thu nhập thấp, đồng thời có thể dẫn đến nguy cơ một số doanh nghiệp Mỹ phải đối mặt với các biện pháp trả đũa. Về triển vọng của nền kinh tế toàn cầu, bà Georgieva nhận định rằng một cuộc “hạ cánh mềm” dường như đang diễn ra, khi lạm phát giảm mà không gây ra suy thoái nghiêm trọng. Trên đây là một số những thông tin logistics nổi bật được Lacco tổng hợp trong tuần qua. Hy vọng, với những thông tin này sẽ giúp các bạn nắm bắt được tình hình kinh tế quốc tế và nhanh chóng đưa ra những phương án, giải pháp thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp. Mọi thông tin cần hỗ trợ về hoạt động xuất nhập khẩu quốc tế: Vận chuyển, thủ tục hải quan, tạm nhập tái xuất, quyết toán thuế và quyết toán hải quan,.... các loại giấy phép chuyên ngành đối với từng loại hàng hóa và thị trường xuất nhập khẩu. Các bạn hãy liên hệ ngay cho Lacco để được tư vấn nhanh nhất. Hotline: +84906 23 55 99Email: info@lacco.com.vnWebsite: https://lacco.com.vn/
Xem thêm
Hội chợ triển lãm Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 7 (CIIE) sẽ diễn ra từ ngày 5-10/11 tại Thượng Hải. Các sản phẩm triển lãm đến từ khắp thế giới đã tới tấp “khởi hành”, lần lượt được vận chuyển đến Thượng Hải qua đường biển, đường hàng không, tàu chuyên tuyến Trung Quốc – châu Âu, v.v.. Tại Trung tâm Giao dịch triển lãm hàng năm của CIIE, rất nhiều sản phẩm trưng bày năm nay đã được bày lên giá hàng. Hội chợ CIIE 2024 hấp dẫn nhiều doanh nghiệp tham dự Tại Cảng thương mại hàng hoá toàn cầu tại bên cạnh hội trường CIIE với tạo hình bốn cây lá, đã thu hút 180 doanh nghiệp và tổ chức đến từ 76 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký tham gia. Tại đây, có thể mua được các sản phẩm tương tự trưng bày tại CIIE trong cả năm, các sản phẩm Trung Quốc cũng có thể đi ra thế giới qua nơi đây. Đến thời điểm hiện tại, một số doanh nghiệp đã bắt đầu chuẩn bị hàng hóa và các thủ tục cần thiết để đưa hàng hóa lên đường, tham dự Hội chợ triển lãm Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 7 (CIIE) tại Thượng Hải, Trung Quốc. Các sản phẩm tham gia triển lãm CIIE 2024 rất đa dạng từ nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. Liên hệ đơn vị vận chuyển hàng tham gia hội chợ uy tín Doanh nghiệp cần hỗ trợ thủ tục hải quan và vận chuyển hàng tham gia hội chợ, liên hệ ngay Công ty Lacco – Đơn vị nhiều năm liền được Cục Xúc tiến thương mại (XTTM) chỉ định tham gia vận chuyển và làm thủ tục hải quan hàng tham gia hội chợ. Hotline 0906 23 55 99 hoặc Email: info@lacco.com.vn để được hỗ trợ chi tiết và nhanh chóng.
Xem thêm
Rất vui được đồng hành cùng quý vị khán giả trong bảng tin Logistics mỗi tuần cùng Lacco Việt Nam. Trong tuần 38/2024 có rất nhiều nội dung nổi bật về tình hình xuất khẩu và hoạt động mới tại cảng biển, nhằm hỗ trợ thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu trong nước phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, tại một số quốc gia trên thế giới cũng có những chuyển biến mạnh mẽ trong chính sách cũng như hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Xin mời quý vị và các bạn cùng theo dõi nội dung chi tiết. Tin tức Logistics trong nước Tân Cảng Sài Gòn và Cảng Vũng Áng khai thác hàng siêu trường siêu trọng Trong tháng 9 và tháng 10/2024, cảng Vũng Áng và Trung tâm dịch vụ logistics Tân Cảng (SNP Logistics) đã tiếp nhận, khai thác thành công 8 bộ thiết bị điện gió được vận chuyển bởi tàu PACIFIC INTEGRITY. Cùng với vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng thuận lợi trong việc kết nối, trung chuyển hàng hoá sẽ là những tiềm năng, lợi thế để đầu tư và phát triển dịch vụ này ở Hà Tĩnh. Theo quy hoạch 2021-2030, Hà Tĩnh hướng đến trở thành trung tâm logistics của Bắc Trung Bộ, nhờ vào vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng thuận lợi. Sự hợp tác giữa Tân Cảng Sài Gòn và cảng Vũng Áng sẽ mở rộng, đặc biệt trong lĩnh vực logistics cho các dự án năng lượng sạch. Xuất khẩu thủy hải sang Trung Quốc tăng trưởng mạnh Trong 8 tháng đầu năm, nhiều mặt hàng thủy sản tươi sống của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đang có những chuyển biến tích cực với những con số đột phá. Tính đến 8 tháng đầu năm 2024, một số loại thủy hải sản có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ phải kể đến như: tôm hùm tăng 139%, cua tăng gấp 16 lần, ốc tăng 603%, nghêu tăng 215%... Việt Nam là nguồn cung cấp thủy sản lớn thứ 3 cho Trung Quốc, với xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, tăng 17%. Mặt hàng cá tra và tôm chân trắng chiếm phần lớn doanh thu, trong khi tôm hùm, cua và ốc tăng trưởng đột phá. Thủy sản tươi sống Việt Nam rất được ưa chuộng tại thị trường Trung Quốc. Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu phục vụ các khách sạn, nhà hàng cao cấp. Hoạt động thương mại tập trung tại các chợ bán buôn lớn như JingShen ở Bắc Kinh và các sân bay như Thanh Đảo, Trịnh Châu đóng vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng tươi sống. Quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ, nhập khẩu từ Thái Lan và Trung Quốc Ngày 25/9/2024, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2549/QĐ-BCT về việc điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm ván sợi gỗ có nguồn gốc xuất xứ từ Thái Lan và Trung Quốc (mã vụ việc: AD21). Quyết định này dựa trên yêu cầu từ các doanh nghiệp trong nước, gồm 5 công ty sản xuất ván sợi gỗ, cáo buộc rằng các sản phẩm nhập khẩu từ hai quốc gia này đã bán phá giá, gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước. Bộ Công Thương sẽ thu thập thông tin từ các bên liên quan để đánh giá cáo buộc và có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời nếu cần thiết. Các tổ chức và cá nhân liên quan được khuyến khích đăng ký để bảo vệ quyền lợi của mình trước hạn chót 18/12/2024. Tin tức Logistics quốc tế Thái Lan gặp khó khăn trong xuất khẩu vì đồng baht tăng giá Đồng baht Thái Lan đã tăng khoảng 11% từ cuối tháng 6-2024 do đồng đô la Mỹ suy yếu và dòng tiền nước ngoài đổ vào Thái Lan, gây thiệt hại nặng nề cho các nhà xuất khẩu. Trong đó, các nhà xuất khẩu những sản phẩm dựa vào nguyên vật liệu nội địa nhiều hơn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất, đặc biệt là trong ngành gạo, đang gặp khó khăn vì đồng baht tăng mạnh làm giảm sức cạnh tranh so với các nước như Việt Nam, Ấn Độ. Nhiều ý kiến từ doanh nghiệp kêu gọi Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BoT) giảm lãi suất để bảo vệ xuất khẩu và kinh tế. Tuy nhiên, BoT cho biết tỷ giá đồng baht chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài và sẽ không điều chỉnh chính sách tiền tệ chỉ dựa vào biến động lãi suất của Fed. Nga chuyển hướng xuất khẩu dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và than đá Tổng thống Putin cho biết khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện chiếm hơn 60% xuất khẩu năng lượng của Nga, trong khi lượng sản phẩm dầu khí cung cấp cho các nước thân thiện đã đạt tỷ trọng hơn 90%. Ngày 26/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Tuần lễ Năng lượng Nga, khẳng định Nga sẽ tiếp tục hợp tác với OPEC+ và Diễn đàn Các nước Xuất khẩu Khí đốt (GECF). Ông nhấn mạnh Nga đang thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cung cấp năng lượng cho thị trường toàn cầu và chuyển hướng xuất khẩu dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ, than đá sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương (chiếm hơn 60% xuất khẩu), trong khi lượng sản phẩm dầu khí cung cấp cho các nước thân thiện đã đạt tỷ trọng hơn 90%. Tổng thống Putin còn nhấn mạnh rằng ngành công nghiệp khí đốt của Nga cũng đang trải qua những thay đổi. Theo nhà lãnh đạo Nga, những thay đổi này không chỉ bao gồm việc "chuyển hướng xuất khẩu từ phương Tây sang phương Đông, mà còn tăng đáng kể nguồn cung cho thị trường nội địa”. Hải quan Hoa Kỳ siết kiểm soát thông tin mô tả hàng hóa Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP), đang tăng cường kiểm soát thông tin mô tả hàng hóa không chính xác trong Chương trình sàng lọc trước hàng hóa hàng không (ACAS). Từ ngày 7/10/2024, các hãng vận tải và bên liên quan phải gửi trước thông tin mô tả hàng hóa chính xác qua hệ thống ACAS. Các mô tả chung chung như "quà tặng", "nhu yếu phẩm hàng ngày", "phụ kiện" sẽ không còn được chấp nhận. Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ sẽ gửi cảnh báo hằng ngày về mô tả hàng hóa không chính xác và yêu cầu các bên xử lý ngay các vi phạm. Hoa Kỳ đã tăng cường giám sát hàng nhập khẩu, đặc biệt các lô hàng có giá trị dưới 800 USD, để đảm bảo an toàn, quyền sở hữu trí tuệ và ngăn chặn nhập khẩu ma túy. Trên đây là những thông tin Logistics nổi bật nhất trong tuần qua. Mọi thông tin cần hỗ trợ về hoạt động vận chuyển và thủ tục xuất nhập khẩu trong nước – Quốc tế, các bạn hãy liên hệ ngay cho Công ty Lacco để được đội ngũ nhân viên chúng tôi hỗ trợ cụ thể, chính xác và nhanh chóng. Chi tiết liên hệ: Hotline: +84906 23 55 99 Email: info@lacco.com.vn Website: https://lacco.com.vn/
Xem thêm
Trong tuần 36 năm 2024, thị trường logistics quốc tế ghi nhận nhiều biến động quan trọng. Trong nước, các đơn vị tiếp tục khắc phục các vấn đề sau bão và ngăn chặn các vấn đề có thể phát sinh. Trong khi đó, các hãng tàu, hoạt động xuất nhập khẩu quốc tế đang có những thay đổi tích cực nhằm thúc đẩy hoạt động kinh tế. Sự thay đổi này như nào, có gì đặc biệt, hãy cùng Lacco theo dõi nội dung chi tiết sau. Tin tức logistics trong nước Phương tiện chở hàng xuất qua cửa khẩu Hữu Nghị sẽ được đi vào Khu phi thuế quan Nhiều khu vực tại Lạng Sơn bị ngập lụt do ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) khiến phương tiện vẫn chuyển hàng khu vực cửa khẩu gặp nhiều khó khăn và phải xếp hàng dài trên Quốc lộ 1A. Để khắc phục vấn đề ùn tắc, từ 9 giờ ngày 10/9/2024, Ban Quản lý Khu Kinh Tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn đã điều tiết các phương tiện vận chuyển hàng xuất khẩu đi vào Khu phi thuế quan (xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng) để dừng đỗ cho đến khi có thông báo mới. Việc dừng đỗ tại Khu phi thuế quan trong trường hợp này sẽ hoàn toàn miễn phí, nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông và lưu thông tuyến đường vận chuyển. Các lực lượng chức năng sẽ phối hợp để phân luồng và sắp xếp phương tiện một cách hợp lý. Cục Đường bộ Đề xuất xây cầu Phong Châu mới thay thế cầu bị sập Sau sự việc sập cầu Phong Châu sau cơn bão số 3 vừa qua, Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ. Xây dựng cầu mới sẽ đảm bảo an toàn giao thông và đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải tại Phú Thọ. UBND tỉnh Phú Thọ cũng kiến nghị xây dựng cầu hiện đại đồng bộ với quốc lộ 32C để phát triển kinh tế địa phương. Thời điểm sự cố sập cầu Phong Châu diễn ra, có 10 phương tiện đang lưu thông trên cầu, làm 8 người mất tích. Nguyên nhân ban đầu được cho là do bão số 3 gây mưa lũ, làm thay đổi địa hình lòng sông Hồng. Công an tỉnh Phú Thọ đang điều tra, không loại trừ khả năng vật trôi theo dòng nước va đập gây sự cố. Nghiêm cấm lợi dụng thiên tai để tăng cước và giá dịch vụ vận tải biển Cục Hàng hải Việt Nam vừa có yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại cảng biển và vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển tuân thủ quy định về kê khai và niêm yết giá. Nghiêm cấm các trường hợp doanh nghiệp lợi dụng tình trạng khẩn cấp, khó khăn sau bão số 3 để tăng giá dịch vụ không hợp lý. Bên cạnh đó, cục cũng giao các cảng vụ và chi cục hàng hải giám sát chặt chẽ việc tăng giá và xử lý vi phạm. Hai cảng Hải Phòng và Quảng Ninh đều chịu ảnh hưởng nặng từ bão, nhưng đã hoạt động trở lại. Tại Quảng Ninh, một số khu vực vẫn đang khắc phục các sự cố về điện và viễn thông. Các doanh nghiệp quản lý luồng hàng hải được yêu cầu khẩn trương kiểm tra và khắc phục hệ thống báo hiệu hàng hải. Tin tức logistics quốc tế Ấn Độ áp thuế chống trợ cấp đối với ống thép hàn không gỉ, nhập khẩu từ Trung Quốc, Việt Nam Chính phủ Ấn Độ đã gia hạn, áp thuế chống trợ cấp hàn không gỉ, nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam thêm 5 năm từ 12% đến 30% theo lệnh của Bộ Tài chính Ấn Độ ngày 10/9. Thuế này đã được áp dụng từ tháng 9/2019 để bảo vệ ngành công nghiệp trong nước. Tổng cục Phòng vệ thương mại (DGTR) đã khẳng định rằng nếu bỏ thuế, ngành sản xuất thép trong nước sẽ bị thiệt hại do các sản phẩm nhập khẩu được trợ cấp từ các quốc gia này. Ống thép hàn không gỉ, có vai trò quan trọng trong xây dựng và các ngành công nghiệp khác. HMM theo chân MSC và CMA CGM, chuyển sang tàu container đã qua sử dụng HMM đang đàm phán mua ba tàu container cũ, bao gồm tàu AS Paola 2.500 TEU của MPC Container Ships và hai tàu Wanda Bhum và Xutra Bhum 2.400 TEU của Regional Container Lines, để mở rộng đội tàu và đa dạng hóa dịch vụ do chi phí thuê tàu cao. Giá mỗi tàu được ước tính khoảng 20 triệu USD. HMM xem xét tàu cũ để giảm chi phí, đặc biệt khi giá thuê tàu vẫn cao và tàu lớn gần như đã được mua hết. Các tàu này chủ yếu sẽ phục vụ cho các dịch vụ nội Á của HMM. Cà phê châu Phi chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc nhờ thương mại điện tử Nhờ sự phát triển của hệ thống thương mai điện tử phát triển mạnh mẽ, Trung Quốc đã nhanh chóng gia tăng nhập khẩu cà phê từ châu Phi. giúp nông dân và doanh nghiệp châu Phi tiếp cận trực tiếp thị trường Trung Quốc. Cà phê châu Phi, đặc biệt từ Ethiopia và Uganda, ngày càng được ưa chuộng tại Trung Quốc. Thương mại cà phê trở thành phần quan trọng trong hợp tác kinh tế Trung Quốc - Châu Phi, với việc nhập khẩu cà phê châu Phi đạt 165,1 triệu đô la Mỹ trong năm 2023. Sự phát triển của nền tảng thương mại điện tử và cơ chế "luồng xanh" giúp giảm chi phí và thời gian vận chuyển, tạo cơ hội lớn cho xuất khẩu cà phê từ châu Phi sang Trung Quốc. Trên đây là những tin tức logistics nổi bật nhất được Lacco tổng hợp. Các thông tin cần hỗ trợ về dịch vụ logistics: Vận chuyển, thủ tục hải quan các tuyến vận chuyển nội địa và quốc tế, các bạn hãy liên hệ trực tiếp với công ty Lacco để được tư vấn chi tiết hơn. Chi tiết liên hệ: Hotline: +84906 23 55 99 Email: info@lacco.com.vn Website: https://lacco.com.vn/
Xem thêm