Preloader Close

Tìm kiếm

Trong hoạt động thương mại quốc tế, giấy chứng nhận CFS (Certificate of Free Sale) đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính hợp pháp và an toàn của các sản phẩm xuất khẩu, của một số loại hàng hoá đặc biệt. CFS được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại quốc gia xuất xứ cấp, giúp tạo dựng niềm tin với các cơ quan quản lý và người tiêu dùng ở thị trường nhập khẩu. Với vai trò là cầu nối giữa nhà sản xuất và thị trường toàn cầu, chứng nhận CFS không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn là minh chứng cho chất lượng và sự tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế của sản phẩm. Trong nội dung bài viết này, Lacco sẽ giúp các bạn hiểu chi tiết Chứng nhận CFS là gì? những hàng hoá yêu cầu phải có CFS, tiêu chí để được cấp chứng nhận CFS và những thông tin quan trọng về Certificate of Free Sale. Chứng nhận CFS là gì? Giấy chứng nhận CFS là Giấy chứng nhận lưu hành tự do được quy định tại điều 36 Luật Quản lý ngoại thương 2017. Chúng ta có thể hiểu đơn giản, Giấy chứng nhận CFS (Certificate of Free Sale) hay còn gọi là Giấy chứng nhận lưu hành tự do được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu. CFS chứng nhận rằng sản phẩm được cấp giấy chứng nhận đã được phép sản xuất và lưu hành tự do tại quốc gia xuất khẩu. Đây là một tài liệu quan trọng trong thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm tại nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam. Theo quy định, giấy chứng nhận CFS sẽ được sử dụng cho một số mặt hàng xuất nhập khẩu trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm trang thiết bị y tế, mỹ phẩm. Tuy nhiên, không phải tất cả các quốc gia đều yêu cầu xuất trình giấy chứng nhận CFS. Hiện nay, CFS chỉ áp dụng tại một số thị trường Châu Á và Liên minh Châu Âu EU như: Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc… Áo, Bỉ, Bungari, Croatia, Pháp, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Vương quốc Anh, Thụy Sĩ. Mẫu Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS được quy định tại Điều 5 Thông tư 12/2018/TT-BCT. Chứng nhận CFS do cơ quan nào cấp? Sản phẩm, hàng hóa thuộc sự quản lý của Bộ ngành nào thì giấy chứng nhận CFS sẽ do chính Bộ ngành đó cấp. Do đó, tùy thuộc vào loại hàng hoá xuất nhập khẩu sẽ xin giấy phép tại: Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Cụ thể: 1. Bộ Y tế: Bộ Y tế là cơ quan cấp giấy chứng nhận FSC cho các loại sản phẩm như: thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, các loại nước uống, nước khoáng thiên nhiên, nước sinh hoạt, hay thuốc lá điếu, hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn, diệt côn trùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; Dược mỹ phẩm, thuốc và Trang thiết bị y tế. 2. Bộ Công thương: - Vật liệu nổ, hóa chất công nghiệp - Các loại máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương; - Sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác theo yêu quy định của pháp luật; - Sản phẩm, hàng hóa khác không thuộc thẩm quyền quản lý của các Bộ, cơ quan khác. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Giống cây trồng: nông sản, lâm sản, muối; - Giống vật nuôi: gia súc, gia cầm, vật nuôi; - Vật tư nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, phân bón, thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; - Sản phẩm trong nuôi trồng, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển nông sản, lâm sản, thuỷ sản, muối; - Phụ gia, hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; thuốc bảo vệ thực vật, động vật; - Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản, các thiết bị đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn trong ngành thuỷ sản. Tiêu chí để được cấp chứng nhận CFS Căn cứ vào Khoản 1 Điều 11 tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP, để được cấp giấy chứng nhận CFS, thương nhân phải đáp ứng được 2 điều kiện: Có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu sang. Có tiêu chuẩn công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, sau khi sản phẩm được cấp giấy chứng nhận CSF vẫn có thể bị thu hồi bình thường nếu: Thương nhân xuất khẩu giả mạo chứng từ, tài liệu CFS được cấp cho hàng hóa mà không phù hợp các tiêu chuẩn công bố áp dụng. Do đó, các hàng hóa phải được đảm bảo chất lượng và cung cấp đầy đủ giấy tờ pháp lý trung thực để tránh những trường hợp rủi ro ngoài mong muốn. Mọi thông tin chi tiết hoặc cần hỗ trợ về xin Giấy chứng nhận CFS và các giấy phép chuyên ngành, thủ tục hải quan. Hãy liên hệ ngay với Công ty Lacco để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp. Thông tin chi tiết liên hệ: Hotline: +84906 23 55 99 Email: info@lacco.com.vn Website: https://lacco.com.vn/
Xem thêm
Thức ăn cho thú cưng có HS code thuộc Phần IV, Chương 23 Phế liệu và phế thải từ ngành công nghiệp thực phẩm; thức ăn gia súc đã chế biến. Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu mặt hàng thực ăn chó mèo ngày càng lớn từ nhiều thị trường lớn trên thế giới. Để đảm bảo việc xuất nhập khẩu an toàn, đúng quy định, Công ty Lacco - Đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ thủ tục hải quan và vận chuyển quốc tế sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết về việc làm thủ tục cũng như giấy phép nhập khẩu thức ăn cho mèo mới nhất. Căn cứ pháp lý để nhập khẩu thức ăn chó mèo Trước khi nhập khẩu thực ăn chó mèo, các bạn cần tham khảo các quy định do cơ quan chức năng ban hành. Theo đó, một số thông tư, nghị định quan trọng đối với nhập khẩu hàng hóa là thức ăn chó mèo các bạn cần tham khảo gồm: Căn cứ Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật thuộc đối tượng phải kiểm dịch động vật khi nhập khẩu. Căn cứ Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/9/2014 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc thực vật thuộc đối tượng phải kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu. Căn cứ Điều 16 Nghị định 39/2017/NĐ-CP và Thông tư số 28/2017/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì mặt hàng nhập khẩu là thức ăn chăn nuôi thuộc đối tượng phải kiểm tra chất lượng trước khi thông quan. Giấy phép chuyên ngành để nhập khẩu thức ăn chó mèo gồm những gì? Để nhập khẩu thức ăn chó mèo về Việt Nam, các đơn vị nhập khẩu phải đảm bảo được yêu cầu chung quan trọng về Kiểm tra chất lượng, Đảm bảo thức ăn đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, không mang mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe thú nuôi và môi trường. Chứng nhận kiểm dịch động vật của nước xuất khẩu. Đây là tài liệu không thể thiếu yêu cầu tất cả đơn vị nhập khẩu phải xuất trình đầy đủ. Bên cạnh đó, khi làm thủ tục nhập khẩu thức ăn chó mèo, các bạn cần lưu ý về: 1. Đăng ký mã số chứng nhận lưu hành mỗi mã sản phẩm 2. Đăng ký giấy phép kiểm dịch động vật tại cục thú y Hà Nội Trước tiên, tìm hiểu trước thức ăn nhập từ nước nào? Nước xuất khẩu đã có quy định vệ sinh thú y với Việt Nam chưa? Thông thường, khi thức ăn chó mèo nhập khẩu từ các thị trường Hàn, Trung, Mỹ đã có quy định vệ sinh thú y Việt Nam. Nếu chưa nắm rõ thông tin, các bạn có thể hỏi đơn vị xuất khẩu hoặc công ty cung cấp dịch vụ hải quan hỗ trợ tư vấn chi tiết. Bên cạnh đó, các bạn cần chuyển bị thêm các thủ tục: Đăng ký xin giấy phép kiểm dịch động vật trên cổng thông tin 1 cửa quốc gia: https://vnsw.gov.vn/. Để xin giấy phép, doanh nghiệp phải có trước tài khoản trên cổng thông tin 1 cửa quốc gia. Hồ sơ cần chuẩn bị gồm: Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật nước xuất khẩu (health certificate), invoice, bill. Thời gian nhận được giấy phép trên trang 1 cửa là 2-3 ngày. Loại thủ tục này cần phải thực hiện trước khi hàng về cửa khẩu. 3. Đăng ký kiểm dịch động vật tại chi cục thú y (Hải Phòng, Hồ Chí Minh) Tại Chi cục Thú Y, các bạn có thể làm Đăng ký kiểm dịch động vật tại chi cục thú y, đồng thời có thể vừa đăng ký kiểm tra chất lượng. Để làm thủ tục Đăng ký kiểm dịch động vật, doanh nghiệp cần chuẩn bị các loại thủ tục sau: Health certificate gốc, đơn đăng ký sales contract, invoice, packing list, bill, giấy phép kiểm dịch của cục thú y, Tiêu chuẩn cơ sở, nhãn phụ, hình ảnh hàng, CA, quyết định mã công nhận thức ăn. Thời gian trả kết quả: Thông thường, sau thời gian khoảng 1 ngày nộp hồ sơ, chi cục sẽ thông báo kết quả đăng ký kiểm dịch. Thời gian tiến hành lấy mẫu tại cảng Sau 3-5 ngày lấy mẫu, có chứng thư kiểm dịch Sau 5-7 ngày, có kết quả chất lượng 4. Thủ tục hải quan nhập khẩu thức ăn chó mèo Đối với thủ tục hải hải đối với mặt hàng thức ăn cho thú cưng, các bạn chỉ cần chuẩn bị những giấy phép chuyên ngành được liệt kê ở trên cùng với những thủ tục hải quan cần xuất trình như: - Hóa đơn thương mại (Invoice) - Hợp đồng thương mại (Sales contract) - Phiếu đóng gói (Packing List) - Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) - Giấy kiểm dịch động vật (Health Certificate) - Vận đơn đường biển (Bill of Lading) - Giấy phép kiểm dịch động vật tại Việt Nam - Giấy phép kiểm tra chất lượng - Giấy phép lưu hành tự do - Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS (Certificate of free sale) - Giấy phân tích, phân loại (Certificate of analysis). Trên đây là những thủ tục cần thực hiện để nhập khẩu thức ăn chó mèo, thức ăn thú cưng về Việt Nam. Các bạn cần hỗ trợ khai báo hải quan, xin giấy phép chuyên ngành và vận chuyển thức ăn chó mèo, hãy liên hệ ngay với Công ty Lacco - Đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ logistics phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu trong nước và quốc tế chuyên nghiệp để được tư vấn. Thông tin chi tiết liên hệ: Hotline: +84906 23 55 99 Email: info@lacco.com.vn Website: https://lacco.com.vn/
Xem thêm
Theo Biểu thuế xuất khẩu ban hành kèm theo Nghị định số 26/2023/NĐ-CP của Chính phủ, kể từ ngày 1/1/2025 sẽ có 13 mã hàng hóa có mức thuế suất thuế xuất khẩu tăng thêm 5%. Mời các bạn theo dõi chi tiết biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2025 chi tiết. Biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2025 chi tiết Biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2025 bao gồm các nội dung về mã HS hàng hóa, Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan hướng đến mục tiêu góp phần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước. Xem chi tiết biểu thuế xuất - nhập khẩu năm 2025 TẠI ĐÂY Hoặc để thuận tiện cho các bạn tra cứu thông tin biểu thuế xuất nhập khẩu 2025, Hải quan Quảng Ninh đã cập nhật thông tin tại bảng mẫu. Các bạn có thể quét mã QR trên hình để lấy thông tin. 13 mặt hàng Tăng thuế xuất khẩu thêm 5% từ đầu năm 2025 Theo Biểu thuế xuất khẩu ban hành kèm theo Nghị định 26/2023/NĐ-CP, kể từ ngày 1/1/2025 sẽ có 13 mã hàng hóa có mức thuế suất thuế xuất khẩu là 20%. Cụ thể, mức thuế suất thuế xuất khẩu của 13 mã hàng thuộc Chương 68 Biểu thuế xuất khẩu sẽ tăng thêm 5% (từ mức 15% lên mức 20%). 13 mã hàng có mức thuế suất thuế xuất khẩu tăng lên mức 20% kể từ đầu năm 2025 bao gồm: Các loại đá lát, đá lát lề đường và phiến đá lát đường, bằng đá tự nhiên (trừ đá phiến), mã HS 6801.00.00; Đá lát, đá khối và các sản phẩm tương tự, có hoặc không ở dạng hình chữ nhật (kể cả dạng hình vuông), mà diện tích bề mặt lớn nhất của nó có thể nằm gọn trong một hình vuông có cạnh nhỏ hơn 7 cm; đá hạt, đá dăm và bột đá đã nhuộm màu nhân tạo, mã số HS 6802.10.00; Đá hoa (marble), tra-véc-tin và thạch cao tuyết hoa, mã HS 6802.21.00; Đá granit, mã HS 6802.23.00; Đá vôi khác, mã HS 6802.29.10; Loại khác, mã 6802.29.90 (thuộc phân nhóm 6802.2); Đá làm tượng đài hoặc đá xây dựng khác và các sản phẩm làm từ chúng, mới chỉ cắt hoặc cưa đơn giản, có bề mặt nhẵn hoặc phẳng); đá hoa (marble) khác (trừ đá làm tượng đài hoặc đá xây dựng khác và các sản phẩm làm từ chúng, mới chỉ cắt hoặc cưa đơn giản, có bề mặt nhẵn hoặc phẳng và đá lát, đá khối và các sản phẩm tương tự, có hoặc không ở dạng hình chữ nhật (kể cả dạng hình vuông), mà diện tích bề mặt lớn nhất của nó có thể nằm gọn trong một hình vuông có cạnh nhỏ hơn 7 cm; đá hạt, đá dăm và bột đá đã nhuộm màu nhân tạo), mã HS 6802.91.10; Tra-véc-tin và thạch cao tuyết hoa khác (trừ đá làm tượng đài hoặc đá xây dựng khác và các sản phẩm làm từ chúng, mới chỉ cắt hoặc cưa đơn giản, có bề mặt nhẵn hoặc phẳng và đá lát, đá khối và các sản phẩm tương tự, có hoặc không ở dạng hình chữ nhật (kể cả dạng hình vuông), mà diện tích bề mặt lớn nhất của nó có thể nằm gọn trong một hình vuông có cạnh nhỏ hơn 7 cm; đá hạt, đá dăm và bột đá đã nhuộm màu nhân tạo), mã HS 6802.91.90; - Đá vôi khác, mã HS 6802.92.00; - Đá granit, dạng tấm đã được đánh bóng, mã HS 6802.93.10; - Đá granit, loại khác, mã HS 6802.93.90; - Đá khác, thuộc mã HS 6802.99.00; - Đá phiến đã gia công và các sản phẩm làm bằng đá phiến hoặc làm bằng đá phiến kết khối (từ bột đá phiến kết lại thành khối), mã HS 6803.00.00. Tại Biểu thuế xuất khẩu ban hành kèm theo Nghị định 26/2023/NĐ-CP thì mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với 13 mã hàng 6801.00.00; 6802.10.00; 6802.21.00; 6802.23.00; 6802.29.10; 6802.29.90; 6802.91.10; 6802.91.90; 6802.92.00; 6802.93.10; 6802.93.90; 6802.99.00; 6803.00.00 tương ứng là 10%, 15% và 20% áp dụng lần lượt cho các thời điểm tương ứng từ ngày 15/7/2023, ngày 1/1/2024 và ngày 1/1/2025. Hy vọng những thông tin mà Lacco vừa cung cấp trên đây sẽ giúp các bạn nắm được những thông tin thuế suất mới nhất. Mọi thông tin cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu: Vận chuyển, thủ tục hải quan, báo cáo quyết toán thuế,... hãy liên hệ ngay với công ty Lacco để được hỗ trợ nhanh chóng, chính xác. Thông tin chi tiết liên hệ:Hotline: +84906 23 55 99Email: info@lacco.com.vnWebsite: https://lacco.com.vn/
Xem thêm
Để đảm bảo quyền lợi cũng như thực hiện đầy đủ yêu cầu của các bên liên quan, khi giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩubằng đường biển, chủ hàng và đơn vị giao nhận cần phải chuẩn bị đầy đủ các thủ tục, hồ sơ để xuất trình cho các cơ quan quản lý chuyên môn theo yêu cầu. Cụ thể, các chứng từ được dùng trong giao nhận hàng xuất – nhập khẩu gồm những chứng từ sau. Chứng từ sử dụng đối với hàng xuất khẩu Khi xuất khẩu hàng hoá bằng đường biển, bên giao nhận và gửi hàng cần phỉa chuẩn bị hàng hóa từ khi thông quan cho đến khi hàng được xếp lên tàu. Trong quá trình đó, đơn vị giao nhận và chủ hàng phải xuất trình được các thủ tục về: Chứng từ hải quan, Chứng từ với cảng và tầu, Chứng từ khác. Cụ thể như sau: Chứng từ hải quan Văn bản cho phép xuất khẩu của bộ thương mại hoặc bộ quản lý chuyên ngành (đối với hàng xuất khẩu có điều kiện): 1 bản chính - Tờ khai hải quan hàng xuất khẩu: 2 bản chính - Bản sao hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp (chỉ nộp một lần khi đăng ký làm thủ tục cho lô hàng đầu tiên tại mỗi điểm làm thủ tục hải quan). - 02 bản chính bản kê chi tiết hàng hoá - cargo list (đối với hàng không đồng nhất) Chứng từ với cảng và tàu Chủ hàng sẽ ủy thác cho người giao nhận hoặc trực tiếp liên hệ với cảng và tàu để sắp xếp tàu vận chuyển hàng. Các chứng từ cần chuẩn bị gồm: - Chỉ thị xếp hàng (shipping note): Chỉ thị của người gửi hàng cho công ty vận tải và cơ quan quản lý cảng, công ty xếp dỡ, cung cấp - Biên lai thuyền phó (Mate’s receipt): Đây là chứng từ do thuyền phó phụ trách về gửi hàng cấp cho người gửi hay chủ hàng xác nhận tàu đã nhận xong hàng. - Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading) - Bản lược khai hàng hoá (Cargo Manifest): Cung cấp số liệu thông kê về xuất nhập khẩu và là cơ sở để công ty vận tải (tàu) dùng để đối chiếu lúc dỡ hàng - Phiếu kiểm đếm (Dock sheet & Tally sheet): Phiếu ghi số lượng hàng hoá đã được giao nhận tại cầu do nhân viên kiểm đếm chịu trách nhiệm ghi chép. - Sơ đồ xếp hàng (Ship’s stowage plan): bản vẽ vị trí sắp xếp hàng trên tàu Chứng từ khác Ngoài các chứng từ xuất trình hải quan và giao dịch với cảng, tầu, chủ hàng cần chuẩn bị thêm một số loại chứng từ khác về hàng hoá, chứng từ về bảo hiểm, chứng từ về thanh toán... để cung cấp cho đơn vị nhận ủy thác làm người giao nhận như: - Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin) - Hoá đơn thương mại (Commercial invoice) - Phiếu đóng gói (Packing list) - Giấy chứng nhận số lượng/trọng lượng (Certificate of quantity/weight) - Chứng từ bảo hiểm: thường được dùng là đơn bảo hiểm (Insurance Policy) hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate). Chứng từ phát sinh trong giao nhận hàng nhập khẩu Khi nhận hàng nhập khẩu, bên giao nhận sẽ phải kiểm tra, phát hiện tình trạng cụ thể so với ban đầu để có những phương án giải quyết kịp thời nếu xảy ra tình trạng thiếu hụt, mất mát, tổn thất….hàng hóa để đòi quyền lợi cho người nhập khẩu khi khiếu nại đòi bồi thường. Khi đó, chủ hàng cần cung cấp cho bên giao nhận các thủ tục, chứng từ làm cơ sở pháp lý đòi bồi thường gồm: Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (Report on receipt of cargo- ROROC): Biên bản được lập giữa cảng với tàu sau khi đã dỡ xong lô hàng hoặc toàn bộ số hàng trên tàu để xác nhận số lượng thực tế đã giao nhận tại cảng dỡ hàng qui định. Biên bản kê khai hàng thừa thiếu (Certificate of shortlanded cargo- CSC): Khi giao nhận hàng với tàu, nếu số lượng hàng hoá trên ROROC chênh lệch so với số lượng khai thì người nhận hàng phải yêu cầu lập biên bản hàng thừa thiếu. Biên bản hàng hư hỏng đổ bỡ (Cargo outum report- COR): Trong trường hợp hàng hóa xảy ra hiện tượng bị vỡ, bóp méo hay hư hỏng thì đại diện cảng và hãng tàu sẽ lập biên bản xác nhận tình trạng hàng bị hỏng do quá trình vận chuyển trên tàu. Biên bản giám định phẩm chất (Survey report of quality): Ðây là văn bản xác nhận phẩm chất thực tế của hàng hoá tại nước người nhập khẩu (tại cảng đến) do cơ quan giám định chuyên nghiệp cấp Biên bản giám định của công ty bảo hiểm: văn bản xác nhận những tổn thất, rủi rõ thực tế của lô hàng đã được bảo hiểm do công ty bảo hiểm cấp để làm căn cứ cho việc bồi thường tổn thất. Thư khiếu nại: Yêu cầu các đơn vị có liên quan bồi thường lượng hàng bị mất hoặc hư hỏng theo các quy định đã nêu rõ trong hợp đồng. Thư dự kháng (Letter of reservation): Khi nhận hàng tại cảng đích, nếu người nhận hàng thấy có nghi ngờ gì về tình trạng tổn thất của hàng hoá thì phải lập thư dự kháng để bảo lưu quyền khiếu nại đòi bồi thường các tổn thất về hàng hoá của mình. Giao nhận vận tải đường biển là hình thức vận chuyển quốc tế rất phổ biến với số lượng hàng vận chuyển lớn và tối ưu được chi phí nhưng cũng tồn tại nhiều rủi ro. Do đó, để đảm bảo quyền lợi cho các bên, chủ hàng cần làm việc với đơn vị giao nhận vận tải quốc tế chuyên nghiệp để đảm bảo mỗi quy trình được thực hiện cẩn thận. Chuẩn bị đầu đủ hồ sơ, chứng từ để đảm bảo quyền lợi tối đa trong mỗi trường hợp. Quý vị cần hỗ trợ thêm về dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế đường biển, hãy liên hệ ngay với Công ty Lacco để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Với kinh nghiệm gần 20 năm hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải quốc tế và các dịch vụ hải quan, sở hữu đội ngũ chuyên viên và chuyên gia chuyên nghiệp trong ngành, chúng tôi đảm bảo cung cấp những dịch vụ chất lượng nhất đến quý khách. Chi tiết liên hệ: Hotline: +84906 23 55 99 Email: info@lacco.com.vn Website: https://lacco.com.vn/
Xem thêm
Trong vài ngày trở lại đây, Temu đang tạo một làn sóng lớn trên thị trường mua bán tại Việt Nam. Đây là một sàn thương mại điện tử lớn, hiện đã và đang phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Âu-Mỹ, Thái Lan,... và đã chính thức bước vào thị trường Việt Nam. Sàn thương mại điện tử temu của nước nào? Temu shopping mang lại lợi ích cho ai? Temu của nước nào? Temu là một nền tảng mua sắm trực tuyến thuộc sở hữu của tập đoàn PDD Holdings Trung Quốc. Ngày 1/9/2022, nền tảng này chính thức ra mắt thị trường Mỹ và nhận được nhiều đánh giá tích cực từ người tiêu dùng nhờ việc cam kết cung cấp các sản phẩm chất lượng và mức giá cả rất phải chăng. Để phát triển mở rộng đến nhiều thị trường quốc tế và người tiêu dùng thế giới, Temu chủ động hợp tác với mạng lưới nhà cung cấp và đối tác để lựa chọn những sản phẩm chất lượng. Nền tảng này tập trung vào việc bán hàng với mức giá thấp, tạo ra sự cạnh tranh với các đối thủ lớn khác. Do đó, người mua có thể dễ dàng tìm được rất nhiều sản phẩm trên sàn như: đồ gia dụng, thời trang, trang sức, đồ decor, nội thất,....các ngành hàng và sản phẩm được cập nhật liên tục để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Để tạo niềm tin và sự ưa chuộng từ khách hàng Mỹ, Temu đã tiến hành quảng cáo rộng rãi tại quốc gia này. Trong quý IV/2022, chi phí bán hàng và tiếp thị lên 40% của Pinduoduo đã tăng, đạt 1,98 tỷ USD, chủ yếu là do tăng chi tiêu cho các hoạt động quảng cáo và khuyến mãi. Ngày 24/10/2024, Temu đã có văn bản chính thức gửi Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương về việc thực hiện các yêu cầu tuân thủ pháp luật thương mại điện tử Việt Nam khi gia nhập thị trường Sàn thương mại điện tử Temu mang lại lợi ích cho ai? Sàn thương mại điện tử Temu sở hữu rất nhiều đặc tính ưu việt như: - Cung cấp Mô hình mua hàng theo nhóm để nhận được nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn về giá - Các sản phẩm, hàng hóa đa dạng phù hợp với nhiều đối tượng người tiêu dùng - Cho phép người dùng tiếp cận được với nhiều sản phẩm giá rẻ, phù hợp với các đối tượng là học sinh, sinh viên và người có thu nhập thấp,... - Cơ hội cho các đối tác affiliate gia tăng thu nhập qua các hình thức tiếp thị liên kết temu - Cách sử dụng đơn giản và rất dễ dàng thao tác. Đây là những ưu điểm lớn nhất mà người dùng có thể dễ dàng thấy được từ sàn TMĐT này. Vậy khi sử dụng Temu thì ai sẽ là người có lợi nhất. Hiện tại, trên sản Temu đang tạo được cơn sốt cực lớn tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, sàn thương mại điện tử này hiện chưa mở gian hàng cho người bán. Do đó, người dùng Việt Nam chỉ có thể tham gia các hoạt động mua và affiliate cho sàn. Điểm nổi bật nhất của Temu là cung cấp các sản phẩm giá rẻ và miễn phí ship cho người mua. Trên thực tế, cũng có rất nhiều mặt hàng bán trên Temu được giảm giá từ 50-80% và hàng vận chuyển được miễn ship hoàn toàn. Đây là những quyền lợi cực lớn, kích thích hoạt động mua hàng giá rẻ của người tiêu dùng Việt Nam. Tuy nhiên, do được được thẩm định về chất lượng nên việc mua hàng giá rẻ này cũng mang nhiều rủi mua phải hàng kém chất lượng. Trên thực tế cũng có khá nhiều người nghi ngờ về chất lượng của sản phẩm này. Anh Hoàng Quân (Cầu Giấy, Hà Nội) nói: “Có lần tôi mua áo ba lỗ nam về dùng, trên sàn họ bán combo 3 chiếc giá chưa đến 120.000 đồng. Nhưng khi nhận hàng hai chiếc thì mặc được, một chiếc thì lỗi, đứt quãng ở phần vai. Mặc dù được đổi trả miễn phí thế nhưng đổi có một chiếc cũng ngại nên đành thôi. Như vậy là tưởng mua rẻ nhưng thật ra không hề rẻ. Vì thế mọi người hãy cảnh giác chất lượng hàng hóa siêu rẻ trên Temu". Đánh giá về Temu, Chị Thu cũng nhận xét thêm, không ít lần chị Thu mua một lô hàng giá rẻ về mà chẳng dùng được vì chất lượng quá tệ, đành đem vứt bỏ. “Chẳng khác nào mua rác về nhà", chị nói. Hiện tại, chị Thu đã xóa app Temu ra khỏi điện thoại của mình để không còn bị cám dỗ bởi những deal mua sắm giảm giá hàng ngày trên sàn này nữa. "Nếu không xóa đi thì một lúc nào đó tôi lại không kiểm soát được và lại săn mua gây tốn kém chi phí không đáng có. Vì các chiêu thức khuyến mãi siêu hấp dẫn rất dễ khiến người tiêu dùng sa vào những "cơn nghiện" mua sắm mất kiểm soát", chị bày tỏ. Sàn thương mại điện tử mới của Trung Quốc này có thể đem lại rất nhiều cho người mua hàng và người làm tiếp thị liên kết Temu. Tuy nhiên, các bạn cũng nên cẩn thận và hãy là nhà tiêu dùng thông thái để không bị "tiền mất, tật mang".
Xem thêm
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 122/2024 sửa đổi và bổ sung một số điều tại Nghị định 14/2018. Theo đó, Từ ngày 1/1/2030, hàng hóa không được phép xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc. Đồng thời , làm thủ tục xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu quốc tế; cửa khẩu chính. Nghị định mới chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2024. Việt Nam chấm dứt xuất khẩu tiểu ngạch theo nghị định số 122/2024 Tại Nghị định số 122 năm 2024 sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 Nghị định số 14 năm 2018 có quy định một số vấn đề quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu, giao thương hàng hóa với Trung Quốc như: Hình thức xuất khẩu, tiêu chuẩn hàng hóa trong hoạt động thương mại biên giới, phương thức thanh toán trong hoạt động thương mại biên giới. Đặc biệt, vấn đề hàng hóa Việt Nam sẽ ngừng xuất khẩu tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc từ 1/1/2030 đang rất được cộng đồng doanh nghiệp, cá nhân đang có hoạt động thương mại với Trung Quốc chú trọng quan tâm. Theo Nghị định số 122 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2024. Từ 1/1/2029, khi mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới, cư dân biên giới phải có mặt để làm thủ tục xuất nhập khẩu. Trong năm 2029, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh số lần được miễn thuế và số tiền được miễn thuế cho nhập khẩu hàng hóa theo hình thức mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới. Từ ngày 1/1/2030, hàng hóa chỉ được làm thủ tục xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu quốc tế; cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương); cửa khẩu phụ; lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương); lối mở biên giới đã hoàn thành trình tự mở, nâng cấp cửa khẩu biên giới, lối mở biên giới theo quy định pháp luật hiện hành và đã đạt thỏa thuận song phương về cho phép xuất khẩu, nhập khẩu, trao đổi hàng hóa. Những quy định quan trọng khác của Nghị định số 122/2024 3 phương thức thanh toán trong hoạt động thương mại biên giới Tho đó, hoạt động xuất nhập khẩu khu vực biên giới vẫn được thanh toán theo 3 phương thức: Thanh toán qua ngân hàng; thanh toán bù trừ giữa hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu với hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu (phần chênh lệch thanh toán qua ngân hàng); và thanh toán bằng tiền mặt. Tuy nhiên, theo quy định mới thì phương thức thanh toán bằng tiền mặt chỉ được áp dụng đối với hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới. Tiêu chuẩn hàng hóa trong hoạt động thương mại biên giới Đối với tiêu chuẩn hàng hóa trong hoạt động thương mại biên giới được quy định tại Nghị định số 122/2024, hàng hóa, sản phẩm được sử dụng vào mục đích trao đổi, mua bán qua biên giới của thương nhân, cư dân biên giới phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, chất lượng, quy định về truy xuất nguồn gốc và các điều kiện khác theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu. Phương tiện vận chuyển hàng qua biên giới Người điều khiển phương tiện vận tải hàng hóa và chủ thể kinh doanh của Việt Nam được đi qua các cửa khẩu, lối mở biên giới quy định tại Nghị định này để ra hoặc vào chợ biên giới của nước có chung đường biên giới, phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng quản lý chuyên ngành tại cửa khẩu, lối mở biên giới. Như vậy, theo nghị định số 122 năm 2024 thì trong thời gian tới, các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động giao dịch, mua bán trao đổi hàng hóa với Trung Quốc cần chuẩn bị có việc chuyển hướng xuất khẩu hàng hóa theo đường chính ngạch. Thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn về thủ tục, chất lượng, vận chuyển và các phương thức thanh toán hợp lệ. Để nắm thêm thông tin chi tiết về xuất nhập khẩu chính ngạch Trung Quốc, các bạn có thể tìm hiểu thêm các văn bản quy phạm pháp luật về xuất nhập khẩu hàng hóa. Hoặc các bạn hãy liên hệ trực tiếp với công ty Lacco để được tư vấn cụ thể đối với các tuyến đường và loại hàng hóa xuất nhập khẩu Trung Quốc. Chi tiết liên hệ:Hotline: +84906 23 55 99Email: info@lacco.com.vnWebsite: https://lacco.com.vn/
Xem thêm