Preloader Close

Tìm kiếm

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary certification) là một trong những chứng từ bắt buộc mà nhà nhập khẩu yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam phải cung cấp khi xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm sản ra nước ngoài. Vậy Quy trình làm thủ tục kiểm dịch nông sản xuất khẩu gồm có mấy bước, thực hiện như thế nào? I. Kiểm dịch thực vật cho hàng nông sản xuất khẩu là gì? Kiểm dịch thực vật là việc mà cơ quan nhà nước yêu cầu kiểm tra hàng hóa để tranh lây lan những dịch bệnh nguy hiểm (do virus, côn trùng hoặc mầm bệnh) gây ảnh hưởng đến thực vật (nông sản) và con người tại lãnh thổ Việt Nam. Hiện nay, các sản phẩm nông sản yêu cầu bắt buộc phải kiểm dịch thực vật là những sản phẩm được làm từ thực vật, cây cối. Ví dụ: nông sản, hoa màu, rau quả, gỗ, …. Thực hiện kiểm dịch thực vật trước khi xuất khẩu nhằm tránh trường hợp hàng hóa đã xuất đi mà không đăng ký thành công chứng thư kiểm dịch thực vật. Để đảm bảo an toàn và kết quả thực hiện kiểm dịch nông sản xuất khẩu được chính xác cần yêu cầu phải thực hiện theo đúng trình tự, quy trình cụ thể. Tham khảo: Thủ tục kiểm dịch thực vật hàng gỗ nhập khẩu tại Hải Phòng II. Quy trình làm thủ tục kiểm dịch nông sản xuất khẩu Bước 1: Doanh nghiệp đăng ký tài khoản PQS, tài khoản 1 cửa Chi tiết: Quy trình thực hiện thủ tục Cơ chế một cửa quốc gia Bước 2: Doanh nghiệp lên kế hoạch đóng hàng, chuẩn bị hồ sơ (hồ sơ gồm hợp đồng, invoice, packing list, booking note hoặc bill để khai báo đơn đăng ký kiểm dịch) Bước 3: Khai báo kiểm dịch với chi cục kiểm thực vật vùng I Khai báo đơn kiểm dịch trên phần mềm PQS – in hồ sơ lên tiếp nhận tại chi cục kiểm dịch (hồ sơ gồm: đơn đăng ký 2 bản, invoice, booking, giấy giới thiệu) – sau khi tiếp nhận hồ sơ xong, nộp lệ phí – đăng ký thời gian kiểm dịch. Bước 4: Làm thủ tục dưới cảng -Chuẩn bị hồ sơ gồm: đơn đăng ký kiểm dịch photo, công văn xin kiểm dịch tại cảng, giấy giới thiệu, list cont kiểm dịch nếu kiểm nhiều cont, booking note hoặc bill - Làm biên bản kiểm dịch tại chi cục hải quan quản lý cảng hạ hàng - Làm thủ tục giám sát hải quan tại cảng - Làm thủ tục kiểm dịch với cảng và hạ cont - Liên hệ cán bộ kiểm dịch mở cont lấy mẫu Bước 5: Hoàn thành chứng thư kiểm dịch -Lên chứng thư nháp gửi khách hàng kiểm tra và xác nhận - Sau khi tàu chạy nộp chứng thư nháp, bill cho chi cục kiểm dịch - Sau 1-3 ngày lên nhận chứng thư gốc - In biên lai, hóa đơn trên phần mềm - Hoàn thành lô hàng. Lưu ý: - Kiểm dịch trước khi mở tờ khai - Kiểm dịch trước 1-2 ngày cut off của hãng tàu. Tham khảo: Quy định về kiểm dịch thực vật nhập khẩu vào Việt Nam Mọi thông tin chi tiết về thủ tục kiểm dịch nông sản xuất khẩu hay liên hệ ngay về công ty Lacco theo địa chỉ hotline 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được các chuyên viên chuyên nghiệp của chúng tôi hỗ trợ cụ thể
Xem thêm
Làm trong ngành xuất nhập khẩu, logistics thì thì ai cũng nghe đến vị trí Ops. Hồ sơ đang được Ops xử lý, Ops nhà em đang làm rồi nhé, để em báo lại ops,.... Vậy vị trí nhân viên OPS làm những việc gì, tầm quan trọng của vị trí này đối với công ty là gì? Sau đây, Lacco sẽ giới thiệu với các bạn những thông tin cơ bản về vị trí nhân viên OPS tại công ty forwarder của chúng tôi. OPS là gì? OPS là từ viết tắt của Operations, là từ dùng để chỉ chung những công việc liên quan đến một số lĩnh vực, hoạt động vận chuyển, giao nhận,… và tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa. Vị trí nhân viên OPS trong Logistics cũng có vị trí công việc tương tự như vậy, các công việc liên quan đến vận chuyển hàng hóa. Chúng ta có thể hiện đó là công việc của các bạn, nhân viên/công nhân hiện trường trong các công ty xuất nhập khẩu, Logistics, ngoại thương. Các bạn nhân viên sẽ trực tiếp đi đến các cảng hàng không hoặc cảng biển để làm thông quan cho hàng hóa, đảm bảo hàng hóa được nhập và vận chuyển đến kho bãi. Do đó, vị trí này có đóng góp vô cùng quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đó. Công việc của nhân viên vị trí OPS Các hoạt động, vị trí làm việc của OPS hay còn gọi là nhân viên hiện trường khá rộng. Cụ thể sẽ phụ thuộc vào lĩnh vực, mặt hàng xuất nhập khẩu và thời gian làm việc. Tuy nhiên, có thể tóm gọn một số nhiệm vụ mà OPS phải làm như giao nhận hàng hóa từ cảng, nhập kho, hoàn thành thủ tục, giấy tờ cần thiết để xuất – nhập cảnh. Cụ thể: - Chịu trách nhiệm về các giấy tờ, chứng từ thuế xuất – nhập cảnh hàng hóa. - Liên hệ với khách hàng và hướng dẫn thủ tục cần thiết để vận chuyển sản phẩm. - Khai báo hải quan tại cảng. - Đảm bảo quá trình xuất – nhập cảnh hàng hóa diễn ra suôn sẻ. - Giao – nhận lệnh xuất nhập hàng. - Điều hành, kiểm tra các hoạt động bốc dỡ, vận chuyển sản phẩm từ kho đến đối tác. Những yêu cầu cơ bản của ngành OPS Để hoàn tốt những nhiệm vụ của mình khi làm nhân viên hiện trường thì các bạn cần phải trang bị cho mình đầy đủ những nghiệp vụ làm hàng và ngành hải quan. Cụ thể như: - Nắm rõ và hiểu được quy trình thông quan hàng hóa theo các phương thức vận chuyển cụ thể. Các bạn có thể từ từ học hỏi trong quá trình làm việc hoặc từ chính những người đi trước. - Đảm bảo sức khỏe đảm bảo tốt, có thể làm việc dưới thời tiết khắc nghiệt, khó chịu. Bởi công việc của nhân viên hiện trường phải đi trên đường và "phơi nắng" rất nhiều dưới thời tiết nắng nóng và khắc nghiệt trên cảng biển. - Chấp nhận công việc phải thường xuyên di chuyển, bởi công việc này yêu cầu các OPS phải đi lại rất nhiều giữa cảng, kho và ra về công ty, văn phòng làm việc… - Chủ động được thời gian bởi thời gian xuất nhập cảnh rơi vào nhiều khung giờ khác nhau. Thậm chí phải làm việc vào đêm muộn hoặc sáng sớm, không hề cố định thời gian cụ thể. - Khéo léo, có khả năng giao tiếp là lợi thế để có thể dễ dàng phối hợp làm việc với bộ phận hải quan và các bên liên quan. - Tinh thần trách nhiệm cao, cẩn thận vì hàng hóa xuất nhập cảnh luôn liên quan đến vấn đề chất lượng và an ninh. Thông thường, vị trí nhân viên OPS hiện trường sẽ thích hợp với các bạn nam có thể lực tốt và thời gian linh hoạt. Nhất là việc di chuyển ngoài trời trong thời tiết nắng nóng khắc nghiệt. Tuy nhiên, trong nghề này cũng có rất nhiều các bạn nữ tham gia. Điển hình là đổi OPS khu vực miền nam của công ty Giao nhận vận tải quốc tế Lacco cũng có khá nhiều bạn nữ bao gồm quản lý và nhân viên thực hiện. Chính vì vậy chỉ cần bạn có thể lực tốt và có đam mê, ẩn thận và tỉ mỉ trong công tác giao nhận hàng thì đều có thể trở thanh nhân viên vị trí OPS nhé. Làm vị trí OPS nên chọn học trường nào? Hiện nay, nhu cầu tuyển vị trí OPS rất lớn, các bạn học xong ra trường đều có cơ hội tham gia vào ngành Logistics đều có thể trở thành một nhân viên hiện trường thực thụ và chuyên một. Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường, hiện nay có rất nhiều trường đào tạo về Logistics cũng đang đào tạo các bạn để có thể làm việc tại vị trí này như: Đại học Hàng Hải, Kinh tế quốc dân, Ngoại thương, Giao thông vận tải Hà Nội, Giao thông vận tải TP.HCM,… Bên cạnh đó, Công ty Lacco và nhiều đơn vị về logistics cũng phối hợp với các trường cao đẳng, đại học trên cả nước tham gia hỗ trợ các bạn sinh việc được thực nghiệm làm việc trực tiếp tại cảng. Đồng thời đi theo các nhân viên OPS dày dặn kinh nghiệm để được học hỏi, rèn luyện thêm kỹ năng. Nếu bạn muốn tìm hiểu về ngành nghề này hay muốn trở thành một nhân viên OPS xuất sắc, hay liên hệ với Lacco theo địa chỉ hotline 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được hỗ trợ chi tiết nhé.
Xem thêm
Vận tải đường biển là hình thức vận chuyển quốc tế được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Không chỉ chi phí vận chuyển thấp mà có thể vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn, giảm thiểu tình trạng tắc biên,... Tuy nhiên, các khoản phụ phí cước vận tải biển cũng là vấn đề mà các đơn vị xuất nhập khẩu phải chú ý nắm bắt. Để giúp quý khách hàng nắm rõ hơn về các khoản phụ phí này, Công ty Lacco sẽ liệt kê chi tiết 16 loại phụ phí vận tải biển. Chi tiết: Phụ phí THC – Terminal Handling Charge (THC) – Phí xếp dỡ tại cảng Phụ phí THC áp dụng với cả hàng nhập và xuất. Đây là khoản phụ phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu. Phụ phí CIC -Container Imbalance Charge- Phí mất cân bằng container Phụ phí CIC áp dụng với hàng nhập. Hãng tàu thu phí này để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu. Phí D/O – Delivery Order fee – Phí lệnh giao hàng: Phí DO áp dụng với hàng nhập. Khi hàng hóa về đến cảng tại Việt Nam, hãng tàu hoặc các forwarder(đại lý hãng tàu) thu phí này khi phát hành D/O – lệnh giao hàng bằng văn bản cho người nhận hàng (consignee). Có văn bản này người nhận hàng xuất trình với cảng để lấy hàng. Phí B/L – Bill of Lading fee– Phí chứng từ Phí B/L áp dụng với hàng xuất. Đây là phí chứng từ để hãng tàu làm vận đơn và các thủ tục về giấy tờ cho lô hàng xuất khẩu. Phí handling – Handling fee – Phí giao nhận hàng hóa Phí Handling áp dụng với hàng nhập và tính cho từng lô hàng. Phí này phát sinh khi một forwarder giao dịch với đại lý ở nước ngoài để thỏa thuận về việc đại diện cho đại lý ở nước ngoài tại VN thực hiện một số công việc như khai báo manifest với cơ quan hải quan, phát hành BL, D/O cũng như các giấy tờ liên quan. Telex release fee – phí điện giao hàng (fax, email, thư điện tử, …) Telex release fee áp dụng cho hàng xuất sử dụng Bill surrender và cho từng lô hàng. Người xuất khẩu yêu cầu được lấy bill surrender từ phía hãng tàu mà không cần bill gốc để thuận tiện cho việc nhận hàng của người nhập khẩu. Khi hàng đến cảng đích, hãng tàu bên xuất làm điện giao hàng để thông báo cho hãng tàu bên nhập được phép giao hàng cho người nhập khẩu mà không yêu cầu người nhận hàng phải xuất trình bill gốc và thu phí điện giao hàng. Phí CFS – Container Freight Station fee – Phí bốc xếp Phí CFS áp dụng cho với các lô hàng lẻ đơn vị tính thường M3, CBM. CFS là các chi phí xếp dỡ, quản lý, đóng hàng vào container (hàng xuất), dỡ hàng ra khỏi container (hàng nhập). Cleaning container fee – Phí vệ sinh container Cleaning container fee áp dụng cho hàng nhập. Hãng tàu thu để làm việc rửa và vệ sinh container. Sau khi dùng container để vận chuyển hàng hoá, container cần được rửa và phơi khô nhằm đảm bảo tình trạng tốt của container. Amendment fee – Phí sửa Bill Phí sửa bill áp dụng cho hàng xuất. Nếu bộ B/L cho shipper có một vài sai sót cần chỉnh sửa một số chi tiết trên B/L mà shipper đã lấy bộ bill về hoặc quá thời gian chỉnh sửa thì Shipper yêu cầu hãng tàu / forwarder chỉnh sửa bill thì sẽ bị thu phí chỉnh sửa. Loading fee, Labour fee, Phí lao công tại bến bãi Phí lao công tại bến bãi phát sinh trong quá trình làm hàng lẻ, Đây là phí hãng tàu thu để trả cho công nhân làm hàng tại cảng. Lift on – Phí nâng cont Phí nâng cont hàng từ bãi tập kết lên xe. Lift off – Phí hạ cont Phí hạ cont từ xe vào bãi tập kết. Phí DET – Detention – Phí lưu vỏ Tính trên số ngày quá hạn của khách hàng khi lấy container mang về kho riêng đóng hàng (hàng xuất) hay dỡ hàng (hàng nhập). Phí DEM – Demurrage – Phí lưu container Phí DEM - Lưu container cũng là một khoản chi phí các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải tính toán kỹ lưỡng. Tính trên số ngày quá hạn của khách hàng khi để container tại bãi. Phí này do hãng tàu thu. Storage charge – Phí lưu bãi Tính trên số ngày quá hạn của khách hàng khi để container tại cảng. Phí này do cảng thu. Thông thường các phí DEM, DET có một khoản thời gian được miễn phí (free time) theo quy định của hãng tàu đối với từng lô hàng, Storage charge cũng có thời gian miễn phí này nhưng theo quy định chung của bãi – cảng. CFS – Phí xếp dỡ hàng lẻ Phí CFS (Container Freight Station fee) Mỗi khi có một lô hàng lẻ nhập khẩu thì các sẽ phát sinh phí dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hàng lẻ CFS và họ thu phí CFS. Trên đây là các phụ phí trong vận tải biển mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải chú ý khi các bên Forwarder hoặc đơn vị vận chuyển báo giá để giảm thiểu các chi phí phát sinh. Để nắm được các thông tin chi tiết hơn về vận tải đường biển và khoản chi phí, giải pháp hàng hóa tối ưu. Hãy liên hệ nhanh với chúng tôi theo địa chỉ hotline: 0906 23 5599 hoặc email: info@gmail.com để được đội ngũ nhân viên dịch vụ vận tải chuyên nghiệp của LACCO giải đáp và hỗ trợ.
Xem thêm
Sở Công Thương tỉnh Lào Cai thông tin tình hình xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành trong những ngày vừa qua để Quý cơ quan, đơn vị được biết và triển khai các giải pháp phù hợp đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tình hình vận chuyển tại Cửa khẩu Kim Thành - Lào Cai Ngày 12/01/2022, mặc dù phía Trung Quốc đã khôi phục hoạt động xuất nhập khẩu đối với các mặt hàng vận chuyển bằng container lạnh từ phía Việt Nam, tuy nhiên lượng thông quan còn tương đối hạn chế, tổng số phương tiện XNK qua Cửa khẩu Kim Thành là 339 xe, chi tiết như sau: + Phương tiện Việt Nam xuất: 64 xe. + Phương tiện Trung Quốc nhập: 275 xe. + Xe Việt Nam tồn bên Trung Quốc: 45 xe. + Riêng các loại trái cây tươi xuất khẩu chỉ được 10 xe: gồm 8 xe chuối tươi, 01 xe mít và 01 xe thanh long. Hiện nay, phương tiện chở hàng hóa nông sản tại các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh và một số địa phương có vùng trồng thanh long khu vực phía Nam đang di chuyển lên cửa khẩu tỉnh Lào Cai tăng nhanh nhưng tốc độ thông quan hàng hóa hiện rất chậm. Đến sáng ngày 13/01/2022 đã có trên 200 xe trái cây đang chờ tại Lào Cai để làm thủ tục thông quan. Với tốc độ thông quan như hiện nay thì khả năng ùn ứ hàng hoá trong những ngày tới là rất lớn, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp. Sở công thương Lào Cai khuyến cáo cá nhân/doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Để đảm bảo hoạt động xuất khẩu nông sản được thuận lợi, tránh thiệt hại cho người nông dân, doanh nghiệp xuất khẩu, Sở Công Thương tỉnh Lào Cai trân trọng đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố và các thương nhân có hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc phối hợp như sau: 1. Tiếp tục theo dõi và trao đổi thông tin với cơ quan chức năng của tỉnh Lào Cai và cập nhật tình hình, số lượng hàng hóa, phương tiện thông quan, số lượng phương tiện tồn tại Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai trên Cổng thông tin điện tử của Sở Công Thương tỉnh Lào Cai tại địa chỉ http://sct.laocai.gov.vn và các phương tiện thông tin, đại chúng. 2. Thông báo, khuyến cáo các Hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp, thương nhân xuất khẩu nông sản của tỉnh: - Từ nay đến trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần hạn chế đưa hàng hoá lên cửa khẩu Lào Cai để Lào Cai tập trung cùng các tỉnh biên giới phía Bắc tháo gỡ, giải phóng lượng hàng trái cây đang tồn đọng tại Lạng Sơn, Quảng Ninh. - Thường xuyên cập nhật thông tin, tình hình xuất nhập khẩu tại cửa khẩu để chủ động việc thu hoạch, thu mua hàng hóa, phối hợp cung cấp thông tin về khối lượng hàng hoá phù hợp dự kiến vận chuyển đến cửa khẩu Lào Cai cho đối tác tại Lào Cai và phía Trung Quốc. Cân nhắc, điều chỉnh nhịp độ đưa hàng hóa lên cửa khẩu tỉnh Lào Cai trong thời gian này và chủ động trong phương án tiêu thụ hàng hóa nông sản trong thị trường nội địa. - Tiếp tục chủ động nghiên cứu, tìm hiểu, cập nhật những yêu cầu theo Lệnh 248, 249 của Tổng Cục Hải quan Trung Quốc; chú trọng, quan tâm thực hiện các giao dịch xuất khẩu theo thông lệ quốc tế thông qua hợp đồng mua bán ngoại thương; liên hệ chủ hàng phía Trung Quốc để đàm phán hình thức xuất khẩu chính ngạch và chủ động các biện pháp để sẵn sàng chuyển đổi sang hình thức chính ngạch như: tem nhãn, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn vùng trồng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, quy cách đóng gói, chất lượng, chủng loại. Sở Công Thương tỉnh Lào Cai sẽ thường xuyên cập nhật, cung cấp thông tin liên quan đến tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Thông tin chi tiết, đề nghị liên hệ: Ông Nguyễn Quý Trung - Trưởng phòng Quản lý Xuất nhập khẩu; Điện thoại: 02143.824.024 - Di động: 0948.936.936. Mọi thông tin chi tiết, về tình hình vận chuyển, thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu quốc tế Việt Nam - Trung quốc sẽ được Công ty Lacco chia sẻ khi có thông tin mới nhất. Quý khách hãy chú ý theo dõi để điều chỉnh phương án kinh doanh trong thời gian cuối năm này nhé.
Xem thêm
Bài viết này, Lacco sẽ giới thiệu với bạn đọc những nội dung quan trọng về quy tắc xuất xứ hàng hóa và vai trò quan trọng của chứng nhận xuất xứ trong xuất nhập khẩu. Đồng thời, chia sẻ những mẫu CO phổ biến đang được sử dụng tại Việt Nam. Từ đó, giúp các bạn xác định rõ fomr CO phù hợp với hàng hóa nhập khẩu được sử dụng tại thị trường mà bạn nhập khẩu. Quy tắc xuất xứ là gì? Quy tắc xuất xứ là tập hợp những quy định nhằm xác định - được coi là sản xuất tại một nước hoặc một nhóm nước. Để hiểu hơn về quy tắc xuất xứ hàng hóa, các bạn có thể tìm hiểu thêm tại bài viết Xuất xứ hàng hóa? Tại sao phải có quy tắc xuất xứ hàng hóa. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cung cấp cho chúng ta biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, quốc gia nào đó. ... Nếu bạn là chủ hàng nhập khẩu, thì yếu tố quan trọng nhất là C/O hợp lệ sẽ giúp bạn được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu. Tại sao cần có giấy chứng nhận xuất xứ? Giấy chứng nhận xuất xứ (certificate of origin - C/O) là văn bản thể hiện hàng hóa đáp ứng được các quy tắc xuất xứ. Giấy chứng nhận xuất xứ được cấp cho từng chuyến hàng, tương đồng với các chứng từ như hợp đồng, vận đơn, hóa đơn, phiếu đóng gói... Giấy này do Cơ quan quản lý nhà nước hoặc tổ chức được Cơ quan quản lý nhà nước ủy quyền cấp. Quy tắc xuất xứ được đặt ra nhằm mục đích chính là đảm bảo hiệu quả của chính sách thương mại quốc tế, trong đó có sự phân biệt giữa các nước tùy theo quan hệ. - Ưu đãi thương mại: Khi hai nước hoặc một nhóm nước thông nha ưu đãi cho nhau, thông qua việc ký hiệp định thương mại tự do (FTA), các nước này muốn đảm bảo ưu đãi đó chỉ dành cho hàng hóa sản x nhóm. Theo đó, chỉ hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ do có đặt ra thì khi nhập khẩu vào các nước này mới được 10 khấu bằng 0% hoặc thấp hơn thuế nhập khẩu cùng một mặt" nước ngoài nhóm. - Trừng phạt thương mại: Khi một nước nhận thấy một nước khác có hành vi thương mại bất bình đẳng, họ có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt như áp thuế tự vệ, thuế chống phá giá, thuế chống trợ cấp, chồng lấn tránh. Khi đó, giấy chứng nhận xuất xứ sẽ là phương tiện để phân biệt hàng hóa Có phải là xuất phát từ nước đang bị trừng phạt không để áp dụng biện pháp cho đúng. Ngoài 2 mục đích chính như trên, tại một số nước giấy chứng nhận xuất xe vẫn được coi là một chứng từ bắt buộc trong hồ sơ thông quan, nhưng không nhằm mục đích phân biệt đối xử. Tổng hợp các mẫu C/O phổ biến tại Việt Nam (mẫu giấy chứng nhận xuất xứ) Về cơ bản, có 2 loại giấy chứng nhận xuất xứ: ưu đãi và không ưu đãi. + Giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi được cấp nhằm giúp hàng hóa được hưởng ưu đãi thương mại, cụ thể là ưu đãi trong các FTA, một số thỏa thuận song phương hoặc ưu đãi đơn phương. + Giấy chứng nhận xuất xứ không ưu đãi được cấp cho hàng hóa từ những nước không thuộc các FTA mà Việt Nam tham gia, không có thỏa thuận song phương hoặc không được Việt Nam đơn phương dành ưu đãi. Tóm lại, là những nước không thuộc nhóm được cấp giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi. Một số mẫu C/O phổ biến tại Việt Nam STT Mẫu C/O Thỏa thuận thương mại 1 A Quy chế ưu đãi Phổ Cập (GSP) 2 B Các nước không thuộc thỏa thuận ưu đãi 3 C Hiệp định thương mại hàng hóa Asean (ATIGA) 4 D Hiệp định Thương mại tự do Asean - Trung Quốc (ACFTA) 5 AANZ Hiệp định thương mại tự do Asean - Úc - New Zealand (AANZFTA) 6 AI Hiệp định Thương mại tự do Asean - Ấn Độ (AIFTA) 7 AJ Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Asean - Nhật Bản (AJCEP) 8 AK Hiệp định Thương mại tự do Asean - Hàn Quốc ( AKFTA) 9 VC Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Chile (VCFTA) 10 VJ Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJFTA) 11 VK Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) 12 EAV Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu (FTAVN-EAEU) 13 AHK Hiệp định Thương mại tự do Asean - Hồng Kong, Trung Quốc (AHKFTA) 14 CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và TIến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) 15 EUR.1 Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) 16 VN-CU Hiệp định Thương mại Việt Nam - Cuba 17 S Hiệp định thương mại Việt Nam - Lào 18 X Thỏa thuận Thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam - Campuchia Lưu ý là trong các Mẫu C/O ở trên, chỉ có các Mẫu A, B, S, X là thể hiện hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, còn các Mẫu C/O khác thể hiện hàng hóa trong khu vực chứ không phải chỉ riêng Việt Nam. Ví dụ, một sản phẩm hút bụi được lắp ráp tại Việt Nam, nhưng chi phí lắp ráp chỉ chiếm 10%, còn lại chi phí nguyên liệu, linh kiện 30% từ Thái Lan, 15% từ Malaysia, tổng hàm lượng ASEAN 55%, như vậy mặc dù hàm lượng Việt Nam rất ít nhưng vẫn đủ điều kiện để được cấp C/O Mẫu D. Hiện Việt Nam đang áp dụng nhiều mã CO tương ứng với các hiệp định kinh tế khác nhau Một điểm khác cũng cần lưu ý là do Việt Nam cùng các nước ASEAN ký nhiều FTA với các nước khác nhau, nên hàng hóa đáp ứng tiêu chí xuất xứ của ASEAN không bắt buộc phải xin C/O Mẫu D, mà có thể xin C/O các Mẫu khác như E, A3, AK, AANZ nếu như thuế suất ở các hiệp định đó ưu đãi hơn. Trong trường hợp Việt Nam và Nhật Bản, do hai nước cùng tham gia và hiệp định AJCEP, VJEPA và CPTPP nên doanh nghiệp Việt Nam có thể lựa chọn xin C/O cho hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản thuộc các mẫu hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản thuộc các Mẫu AJ, VÀ hay CPTPP tùy theo tiêu chí xuất xứ hoặc thuế suất ở từng hiệp định Tại Việt Nam, các Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực thuộc Bộ Công Thương cấp các loại C/O ưu đãi, bao gồm hầu hết các loại C/O nêu ở Bảng trên. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cấp các loại C/O không ưu đãi, gồm C/O Mẫu B và một số loại C/O khác. C/O Màu - một loại C/O ưu đãi, nhưng cũng do VCCI cấp. Các bạn có thể theo dõi thêm nội dung Tổng hợp các website tra CO điện tử để tra cứu thông tin về C/O hàng hóa của mình. Bộ công thương và VCCI đều xây dựng hệ thống điện tử để tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp C/O. Hệ thống của Bộ công thương: http://www.ecosys.gov.vn, còn hệ thống của VCCI có địa chỉ http://comis.covcci.com.vn. Nếu các bạn còn vấn đề thắc mắc về quy tắc xuất xứ và các vấn đề về xuất xứ hàng hóa, hãy liên hệ ngay với công ty Lacco để được hộ trợ. Với đội ngũ nhân viên khai báo hải quan chuyên nghiệp, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách trực tiếp các dịch vụ khai báo hải quan, vận tải hàng hóa quốc tế 24/7. Mọi thông tin liên hệ theo hotline: 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được hỗ trợ sớm nhất.
Xem thêm
Có rất nhiều người dù làm việc lâu năm trong ngành xuất nhập khẩu nhưng vẫn chưa thể phân biệt chính xác được nhãn hàng hóa và nhãn hiệu. Điều này rất dễ gây nhầm lẫn trong quá trình làm tờ khai hải quan. Do đó, việc phân biệt nhãn hàng hóa và nhãn hiệu có ý nghĩa quan trọng với các doanh nghiệp trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh, thương mại. 1. Khái niệm nhãn hàng hóa và nhãn hiệu là gì? - Nhãn hàng hóa là gì? Khái niệm Nhãn hàng hóa là gì được định nghĩa tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP. Nhãn hàng hóa là một bản được viết, vẽ, hay in hoặc chụp lại của chữ hoặc các hình ảnh sau đó được in, dán, đính, khắc, chạm một cách trực tiếp lên sản phẩm, hoặc bao bì của hàng hóa Nhãn hàng hóa chính là cơ sở để người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng hàng hóa đúng mục đích và đảm bảo chất lượng. Đối với nhà hoạt động kinh doanh sản xuất, thì nhãn hàng chính là nhân tố quan trọng để truyền thông, quảng bá thương hiệu sản phẩm. Bên cạnh đó, nhãn hiệu còn giúp cho các cơ quan chức năng dùng làm căn cứ để kiểm tra chất lượng và kiểm soát hàng hóa. - Nhãn hiệu là gì? Theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Nhãn hiệu là “các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau”. Theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, nhãn hiệu chính là dấu hiệu được sử dụng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau ( khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ). Nhãn hiệu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và bảo hộ thông qua việc cấp văn bằng bảo hộ hay còn gọi là giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. 2. Về tính chất pháp lý Nhãn hàng hóa: Đối với các loại hàng hóa mang tính chất thương mại, được sử dụng để thực hiện kinh doanh các loại hàng hoá lưu thông trong nước, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bắt buộc phải có nhãn hàng. Do đó, các chủ thể kinh doanh phải có trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa thông qua đó để đăng ký chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Đối với các loại hàng hóa không được ghi rõ nhãn hàng sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Nhãn hiệu: Nhãn hiệu không bắt buộc phải thể hiện trên sản phẩm. Việc dán nhãn hiệu chỉ giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của chủ thể này với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Nếu được đăng ký bảo hộ, nhãn hiệu sẽ trở thành tài sản riêng của chủ sở hữu và không phụ thuộc vào nhãn hàng hoá được ghi trên sản phẩm. Tham khảo: Quy trình Thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em 3. Nội dung thể hiện của nhãn hàng và nhãn hiệu Nội dung về nhãn hàng hóa xuất nhập khẩu được quy định chi tiết tại Nghị định Số: 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa. Theo đó, trên nhãn hàng hóa, các nội dung bắt buộc như: tên hàng hoá; tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá; định lượng; ngày sản xuất; hạn sử dụng; xuất xứ hàng hoá phải được thể hiện và phải bảo đảm trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hoá. Những nội dung bắt buộc khác phải được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hoá và trên nhãn hàng hoá phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó. Nhãn hiệu được sử dụng nhiều màu sắc khác nhau như từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ khi thiết kế phải không được trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đang được bảo hộ tại Việt Nam. 4. Về hình thức thể hiện Nhãn hàng hoá phải được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá. Những vị trí giúp người tiêu dùng dễ dàng quan sát để nhanh chóng nhận biết đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hoá. Nhãn hiệu sẽ được đặt ở những nơi dễ nhận biết trên một sản phẩm hàng hoá hoặc bao bì hàng hoá. Một số đơn vị còn sử dụng nhãn hiệu để quảng bá thương hiệu trên các giấy tờ, hồ sơ giao dịch thương mại mà không cần thiết chỉ dẫn xuất xứ. 5. Về phạm vi thể hiện Nhãn hàng hoá rất đa dạng, mỗi một sản phẩm đều có nhãn hàng hóa riêng của mình. Vì vậy các lô hàng hóa sẽ được được thoải mái lựa chọn các nhãn hàng hóa khác nhau. Về thực chất, nhãn hàng hóa cũng chính là nhãn sản phẩm vẫn được dùng trong đăng ký chất lượng sản phẩm. Nhãn hiệu có thể được dùng chung cho toàn bộ hoặc từng loại hàng hoá, dịch vụ của một chủ sở hữu khi đã đăng ký, thậm chí các loại hàng hóa, dịch vụ này không có liên quan tới nhau. Để nắm thêm các thông tin chi tiết về nhãn hiệu và nhãn hàng hóa trong quá trình làm hàng cũng như khai báo hải quan. Hãy liên hệ ngay với Công ty Lacco theo địa chỉ hotline: 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được hỗ trợ chi tiết.
Xem thêm