Preloader Close
Trong 6 tháng đầu năm 2022, doanh nghiệp và nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu tích cực trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng hóa. Đạt tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 16,84 tỷ USD, tăng 29,9% so với cùng kỳ năm trước và bằng 52,6% kế hoạch cả năm. Cụ thể về thành tựu xuất nhập khẩu của các loại hàng hóa chủ đạo của tỉnh, các bạn hãy cùng Lacco theo dõi chi tiết trong bài viết dưới đây. I. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá Giá trị xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh tháng 6/2022 ước đạt 2,54 tỷ USD, tăng 60,5% so với cùng kỳ nhưng giảm 8,9% so với tháng trước. Trong đó khu vực kinh tế trong nước xuất khẩu 49,9 triệu USD, giảm 22,4% so với tháng trước nhưng tăng 7,3% so với cùng kỳ; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2,49 tỷ USD (bằng 96,6% tổng giá trị xuất khẩu), giảm 8,6% so với tháng trước nhưng tăng 62,1% so với cùng kỳ. 1. Các nhóm ngành hàng hóa xuất khẩu mạnh của tỉnh Thái Nguyên Trong số các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu trong tháng 6/2022, nhóm hàng có giá trị xuất khẩu ước tính tăng trên 10% so với cùng kỳ là: điện thoại, máy tính bảng và sản phẩm điện tử khác ước tính đạt 2,41 tỷ USD, tăng 41,6%16; sản phẩm từ sắt thép ước đạt 3,6 triệu USD, tăng 20,5%; phụ tùng vận tải ước đạt 0,5 triệu USD, tăng 15,4%; giấy và các sản phẩm từ giấy ước đạt 0,4 triệu USD, tăng 37,4%. Bên cạnh đó, nhóm các sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng dưới 10% hoặc giảm so với cùng kỳ như: chè các loại ước đạt 0,2 triệu USD, tăng 26,9%; kim loại màu và tinh quặng kim loại màu đạt 27,5 triệu USD, giảm 9,5%; sản phẩm may đạt 38 triệu USD, giảm 17,4%... 2. Tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 16,84 tỷ USD, tăng 29,9% so với cùng kỳ năm trước và bằng 52,6% kế hoạch cả năm. Trong đó, xuất khẩu của các đơn vị do địa phương quản lý ước đạt 317,1 triệu USD, tăng 38,1% so với cùng kỳ; xuất khẩu của các đơn vị Nhà nước Trung ương đạt 7,6 triệu USD, tăng 30,9% so với cùng kỳ; xuất khẩu của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt khoảng 16,52 tỷ USD, tăng 29,8% so với cùng kỳ. 3. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong 6 tháng đầu năm 2022 Sản phẩm điện tử ước đạt 16,13 tỷ USD (chiếm 95,7% tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn), tăng 31,4% cùng kỳ 17; sản phẩm may đạt 220,2 triệu USD, tăng 9%, kim loại màu và tinh quặng kim loại màu ước đạt 162,8 triệu USD, tăng 47,4%; sản phẩm từ sắt thép ước đạt 21,7 triệu USD, tăng 40,6%; phụ tùng vận tải ước đạt 3 triệu USD, tăng 7,1%; giấy và các sản phẩm từ giấy ước đạt 2,1 triệu USD, tăng 14%; chè các loại ước đạt 1,1 triệu USD, giảm 0,3%... II. Hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại Thái nguyên 6 tháng đầu năm 2022 Tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tháng 6/2022 ước đạt 1,49 tỷ USD, giảm 2,4% so với tháng trước nhưng tăng 9,7% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước ước đạt 35 triệu USD, giảm 15,1% so với tháng trước và tăng 59,2% so với cùng kỳ; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 1,45 tỷ USD (chiếm 97,6% tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu trên địa bàn), tăng 8,9% so với cùng kỳ. 1. Nhóm mặt hàng nhập khẩu chủ yếu tháng 6/2022 Ước tính tăng cao so với cùng kỳ như: giấy các loại 0,9 triệu USD, gấp 5,4 lần; + Nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc đạt 3,6 triệu USD, gấp 2 lần; + Chất dẻo (plastic) nguyên liệu 9,4 triệu USD, tăng 68,6%; + Sản phẩm từ sắt thép 4,3 triệu USD, tăng 57,1%; + Vải các loại 14 triệu USD, tăng 40,7%; + Nguyên, phụ liệu dệt may 5,4 triệu USD, tăng 23,8%; + Nguyên liệu và linh kiện điện tử 1,39 tỷ USD, tăng 7,5%... Riêng nhóm máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng 13 triệu USD, giảm 23,7% so với cùng kỳ. 2. Giá trị hàng hóa nhập khẩu trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2022 Ước đạt 10,49 tỷ USD, tăng 29,8% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước ước đạt 213,9 triệu USD, tăng 47,1% so với cùng kỳ; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 10,28 tỷ USD, tăng 29,5% so với cùng kỳ. 3. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu trong 6 tháng đầu năm 2022 Hầu hết các chỉ số và mặt hàng nhập khẩu đều đạt giá trị cao hơn so với cùng kỳ. Cụ thể, + Nhóm nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc có giá trị nhập khẩu ước đạt 24,6 triệu USD, tăng 71,5% so với cùng kỳ; + Giấy các loại ước đạt 4,4 triệu USD, tăng 38%; nguyên liệu và linh kiện điện tử ước đạt 9,92 tỷ USD, tăng 29%; + Sản phẩm từ sắt thép ước đạt 21,7 triệu USD, tăng 30,5%; + Nhóm chất dẻo (plastic) nguyên liệu đạt 44,2 triệu USD, tăng 13,3%; + Máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng ước đạt 68,6 triệu USD, tăng 12,8%; + Vải và nguyên phụ liệu dệt may ước đạt 114,1 triệu USD, tăng 10,1%... III. Hoạt động vận tải hàng hóa tại Thái Nguyên 1. Triển vọng phát triển hoạt động vận tải Trong những tháng đầu năm 2022, dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tới hoạt động vận tải kho bãi trên địa bàn tỉnh; doanh thu vận tải hàng hóa và hành khách quý I/2022 đều giảm so với cùng kỳ (lần lượt giảm 1,1% và giảm 6,6%). Sang quý II, hoạt động vận tải có sự tăng trưởng mạnh mẽ khi doanh thu vận tải kho bãi và hỗ trợ vận tải ước tăng 17,7% so với quý trước và tăng 15,3% so với cùng kỳ. Tháng 6/2022, tổng doanh thu hoạt động vận tải trên địa bàn ước đạt 528,3 tỷ đồng, tăng 5,1% so với tháng trước và tăng 26% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu vận tải hành khách ước đạt 86,4 tỷ đồng, tăng 6,2% so với tháng trước và tăng 31,6% so với cùng kỳ; doanh thu vận tải hàng hóa đạt 387,4 tỷ đồng, tăng 4,6% so với tháng trước và tăng 23,3% so với cùng kỳ; dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 54,5 tỷ đồng, tăng 6,6% so với tháng trước và tăng 37,9% so cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, tổng doanh thu vận tải trên địa bàn ước đạt 2.769,3 tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 2.069,2 tỷ đồng (chiếm 75% tổng số), tăng 6,2% so với cùng kỳ; vận tải hành khách ước đạt 435,3 tỷ đồng, tăng 5,7% và doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 264,9 tỷ đồng, tăng 14,4% so với cùng kỳ. Có thể bạn nên biết:Vận tải hàng hóa tại khu công nghiệp miền Bắc giá rẻ 2. Tình hình vận tải hàng hóa trong 6 tháng đầu năm 2022 Khối lượng hàng hóa vận chuyển tháng 6/2022 ước đạt 4,5 triệu tấn với khối lượng luân chuyển đạt 183,1 triệu tấn.km, tăng 3,9% so với tháng trước về khối lượng hàng hóa vận chuyển và tăng 4,5% về khối lượng hàng hóa luân chuyển; so với cùng kỳ tăng 23,1% về khối lượng hàng hóa vận chuyển và tăng 22,1% về khối lượng hàng hóa luân chuyển. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, khối lượng hàng hóa vận chuyển trên địa bàn ước đạt 24,1 triệu tấn và khối lượng luân chuyển hàng hóa ước đạt 982,1 triệu tấn.km, tăng 6,1% so cùng kỳ về khối lượng vận chuyển và tăng 6% về khối lượng luân chuyển. Tham khảo:Các đơn vị vận chuyển hàng hóa tại khu công nghiệp uy tín Trong quý II/2022 số lượng hàng hóa ước đạt 12,9 triệu tấn với khối lượng luân chuyển đạt 523,1 triệu tấn.km; so với cùng kỳ tăng 11,3% về khối lượng hàng hóa vận chuyển và tăng 12,7% về khối lượng hàng hóa luân chuyển. Góp phần quan trọng vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trong nước, Công ty Lacco là đơn vị vận tải quốc tế uy tín, chuyên cung cấp các dịch vụ vận tải quốc tế, khai báo hải quan và xin giấy phép chuyên ngành đối với một số loại hàng hóa đặc thù. Để được hỗ trợ chi tiết về các dịch vụ Logistics, các doanh nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi để được phục vụ tận tình, chu đáo nhất. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
Ninh Thuận là tỉnh duyên hải cực nam Trung Bộ, có diện tích tự nhiên 7.813 km2. Ninh Thuận có vị trí thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng vật nuôi có năng suất cao, khả năng phát triển chăn nuôi đại gia súc lớn, thuận lợi cho phơi sấy sản phẩm Nông, Lâm, Ngư nghiệp.Cụ thể hoạt động phát triển kinh tế tại Ninh Thuận: I. Hoạt động kinh tế và xuất khẩu nông sản của tỉnh Ninh Thuận Kết thúc vụ Đông xuân 2021, cả tỉnh gieo trồng đạt 30.556,3 ha cây hàng năm, bằng 99,1% kế hoạch, tăng 20,9% so Đông xuân 2020. Trong đó, diện tích lúa Đông xuân đạt 17.388,7 ha, tăng 45,2% so với cùng kỳ năm trước. Theo kết quả điều tra sơ bộ, năng suất lúa đạt bình quân 68,15 tạ/ha, tăng 1,49 tạ/ha so với cùng kỳ năm trước; sản lượng đạt 118,5 nghìn tấn, tăng 48,4%. Cụ thể: 1. Cây ngắn ngày Đến giữa tháng 6, các địa phương của tỉnh đã gieo trồng được 4.798,3 ha ngô, tăng 14,9% so cùng kỳ năm trước; 110,6 ha khoai lang, tăng 25%; 543,4 ha lạc, tăng 17%; 7.112,5 ha rau, đậu, tăng 9%. 2. Cây lâu năm Tổng diện tích ước tính 12.634 ha, tăng 3,5% so cùng kỳ, + Cây nho hiện có 1.209 ha, giảm 4,1% so cùng kỳ, nhưng tăng 1,4% so thời điểm 31/12. Diện tích cho sản phẩm 1.140ha, sản lượng nho thu hoạch ước 6 tháng đạt 17,2 nghìn tấn tăng 7,5% so cùng kỳ + Cây táo hiện có 996 ha, bằng 98,4%; cây điều 4.728 ha, tăng 7,5%. + Thanh long Ninh thuận chiếm đến 90% sản lượng Thanh Long xuất khẩu cả nước. Theo Sở NN&PTNN tỉnh Ninh Thuận, toàn tỉnh có 33.750 hecta thanh long, trong đó, trên 11.900 hecta được chứng nhận VietGAP và 517 hecta được chứng nhận GlobalGAP. Theo dự kiến, từ nay đến cuối năm tỉnh sẽ xuất khẩu khoảng 280.000 tấn thanh long và khoảng 80.000 tấn thanh long tiêu thụ nội địa thông qua các hệ thống siêu thị trên toàn quốc… Tham khảo:Nhiều cơ hội cho trái cây nhiệt đới Việt Nam tại thị trường EU II. Hoạt động xuất khẩu thủy sản của tỉnh Ninh Thuận Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 5 tháng đầu năm 2021, lượng khai thác thủy sản của tỉnh Ninh Thuận ước đạt khoảng 75.067 tấn, đạt 35,7% so với kế hoạch, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 61,8 triệu USD, đạt 37,3% kế hoạch, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay, toàn tỉnh có 212 cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm; trong đó, có 22 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản qua thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật, EU, ASEAN. Các sản phẩm thủy sản phục vụ xuất khẩu chủ yếu là cá biển, mực, bạch tuộc, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ… Bạn nên biết:Danh sách sản phẩm xuất khẩu EU cần kiểm tra tại cửa khẩu III. Hoạt động chăn nuôi và xuất khẩu thực phẩm gia súc, gia cầm,... Chăn nuôi trâu, bò trong 6 tháng đầu năm 2021 nhìn chung ổn định. Ước tính trong tháng 6: + Đàn trâu: Tăng 2,3%; Thịt trâu hơi xuất chuồng ước đạt 78,9 tấn, tăng 2,1% so cùng kỳ + Đàn bò giảm 0,6%. Sản lượng thịt bò ước đạt 3.095,2 tấn, tăng 5% so cùng kỳ; giá hơi bình quân 139 nghìn đồng/kg, tăng 16,2 nghìn đồng/kg so cùng kỳ. + Đàn dê, cừu giảm 17,6%; sản lượng bán giết thịt 2.051 tấn/ 75.288 con xuất chuồng. Giá dê hơi và cừu hơi tăng 15%; thịt cừu hơi 139 nghìn đồng/kg, tăng 32,4%). + Đàn heo: Tăng 25,2% so cùng kỳ, trong đó: heo thịt chiếm 77% tổng đàn. Sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng 6 tháng đầu năm ước đạt 8.600 tấn, tăng 3,8% so cùng kỳ. + Đàn gia cầm: Ước tính tổng số gia cầm của cả tỉnh tháng 6/2021 tăng 14,8% so với cùng thời điểm năm trước; sản lượng thịt gia cầm giết thịt 6 tháng ước đạt 3.087,4 tấn, tăng 8,1% so cùng kỳ; sản lượng trứng gia cầm đạt 33,9 triệu quả, giảm 1,5%. IV. Xuất khẩu nước mắm Phan Thiết Nước mắm Phan Thiết cũng là một trong những sản phẩm chủ lực của Ninh Thuận rất được đón nhận ở thị trường quốc tế. Trên địa bàn thành phố Phan Thiết hiện có hơn 150 cơ sở chế biến nước mắm theo phương thức truyền thống, cung cấp hàng triệu lít nước mắm cho thị trường mỗi năm. Thương hiệu và các sản phẩm nước mắm Phan Thiết đang được công nhận tại Châu Âu và Châu Á như Mỹ, Thái Lan… Để xuất khẩu sang các thị trường này, nước mắm Phan Thiết đã trải qua quy trình nghiêm ngặt và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. V. Hoạt động xuất nhập khẩu và sản xuất công nghiệp Sản xuất công nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 53,37%, trong đó công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 76,67%. Do dịch Covid-19 được kiểm soát tốt nên các lĩnh vực của nền kinh tế hoạt động bình thường, sản xuất công nghiệp tiếp tục giữ đà tăng trưởng cao. Chỉ số IIP toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2021 dự tính tăng 38,98%. Trong đó: + Công nghiệp sản xuất và phân phối điện: tăng 69,43%, đóng góp tăng 39,2 điểm phần trăm vào chỉ số chung toàn ngành; + Chế biến, chế tạo tăng 5,9% so cùng kỳ, đóng góp tăng 1,9 điểm phần trăm; + Cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,77%; ngành khai khoáng giảm 33,09%. VI. Hoạt động vận tải hàng hóa và hành khách + Vận tải hành khách: Tính chung 11 tháng, vận tải hành khách đạt 2,4 triệu lượt hành khách vận chuyển, giảm 47,2% và luân chuyển 178,9 triệu lượt hành khách/km, giảm 48,7%. + Vận tải hàng hóa: Lũy kế 11 tháng, vận tải hàng hóa đạt 6,3 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 461,2 triệu tấn.km, giảm 5,9%. Vậy là chúng ta đã vừa khám phá một số thế mạnh và đặc điểm kinh tế tỉnh Ninh Thuận. Hãy comment bên dưới cho chúng mình biết mong muốn của tìm hiểu về các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của các tỉnh thành khác nhé! Hiện nay, Lacco đang là đơn vị vận chuyển hàng hóa quốc tế - nội địa chuyên nghiệp với các dịch vụ: Xin giấy phép chuyên ngành, thủ tục hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu, đặc biệt, chúng tôi còn là đơn vị được ủy nhiệm thực hiện các lô hàng hóa dự án, hàng hóa khu công nghiệp bao gồm các loại hàng cồng kềnh - quá tải, hàng hóa phục vụ các hội chợ triển lãm quốc tế,... với 15 năm kinh nghiệm. Do đó, khách hàng hóa toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ và an toàn của mỗi lô hàng. Để được hỗ trợ chi tiết về các loại hàng hóa xuất nhập khẩu quốc tế - nội địa, các bạn vui lòng liên hệ đến bộ phận hỗ trợ khách hàng của công ty Lacco: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
Các quy định về thủ tục hải quan áp dụng đối với hàng hoá ra vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu được quy định chi tiết trong các công văn số 21/BKTrC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo, thông tư 22/CKHH/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo, Điều 58 Luật Hải quan và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, quy định tại mục I Phụ lục I ban hành kèm Thông tư số 109/2014/TT-BTC, thông tư 23/NLNK-PTQ/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo,... Chi tiết các bạn hãy cùng Lacco tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. I. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa ra, đưa vào cảng trung chuyển 1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trung chuyển hàng hoá lập Thông báo hàng hoá trung chuyển theo mẫu số 21/BKTrC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này (02 bản chính). 2. Hàng hoá đưa vào, đưa ra cảng trung chuyển thuộc đối tượng được miễn kiểm tra. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì cơ quan hải quan kiểm tra số lượng container; đối chiếu số, ký hiệu của container với nội dung Bản kê và tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định. 3. Định kỳ hàng quý, chậm nhất không quá 15 ngày sau kỳ báo cáo doanh nghiệp làm dịch vụ trung chuyển phải báo cáo gửi cơ quan hải quan quản lý cảng trung chuyển về lượng hàng hoá đưa vào, đưa ra, hàng còn lưu tại cảng trung chuyển. 4. Việc xử lý hàng tồn đọng tại cảng trung chuyển thực hiện theo quy định tại Điều 58 Luật Hải quan và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. II. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu 1. Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam thì không phải làm thủ tục hải quan. 2. Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, có đưa vào khu vực kho bãi thuộc các cảng biển Việt Nam (không đưa vào kho ngoại quan, không đưa vào khu vực trung chuyển hàng hoá), thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan thực hiện như sau: a) Trách nhiệm của thương nhân: Nộp cho Chi cục Hải quan nơi có hàng hóa nhập khẩu chuyển khẩu 01 bộ hồ sơ gồm: a.1) Văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa theo mẫu số 22/CKHH/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này; a.2) Vận tải đơn hàng nhập khẩu: 01 bản chụp. b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu: b.1) Tiếp nhận, kiểm tra bộ hồ sơ lô hàng nhập khẩu chuyển khẩu; b.2) Xác nhận nhập khẩu và ký tên, đóng dấu công chức trên công văn đề nghị của doanh nghiệp; b.3) Giám sát và theo dõi lô hàng chuyển khẩu cho đến khi xuất ra khỏi Việt Nam; b.4) Sau khi hàng hóa xếp lên phương tiện, công chức hải quan giám sát tại cửa khẩu xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa; b.5) Trường hợp hàng hóa chuyển khẩu xuất qua cửa khẩu khác với cửa khẩu nhập nhưng cùng trong hệ thống khu vực cảng biển thuộc địa bàn giám sát của Cục Hải quan thì sau khi hàng hóa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất, công chức hải quan giám sát xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa; việc giám sát hàng hóa đưa ra, đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 52 Thông tư này; b.6) Trong quá trình kiểm tra, giám sát nếu phát hiện lô hàng chuyển khẩu có dấu hiệu vi phạm thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu quyết định kiểm tra thực tế và xử lý theo quy định. c) Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu phải được xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong vòng 30 ngày kể từ ngày được Chi cục Hải quan cửa khẩu hoàn thành việc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hải quan hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa. Hàng hoá được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hóa tại các cảng Việt Nam thì làm thủ tục hải quan theo quy định đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hóa tại các cảng Việt Nam. Hàng hóa kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam tại cửa khẩu nhập. Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu thuộc đối tượng được miễn kiểm tra. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại Điều 29 Thông tư này. Tham khảo thêm:Thủ tục hải quan nhập khẩu tại chỗ đối với doanh nghiệp bán hàng trong khu chế xuất III. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu 1. Nguyên tắc thực hiện: Hàng hóa đưa vào, đưa ra khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu phải làm thủ tục hải quan, trừ các trường hợp sau đây: a) Trường hợp không phải làm thủ tục hải quan: a.1) Hàng hóa thuộc Danh mục không thực hiện thủ tục hải quan khi xuất khẩu từ các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu và từ nội địa Việt Nam vào khu phi thuế quan không được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hàng rào cứng theo quy định tại mục I Phụ lục I ban hành kèm Thông tư số 109/2014/TT-BTC ngày 15/8/2014 của Bộ Tài chính; a.2) Hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu thuộc Danh mục mặt hàng chịu thuế ngay theo quy định tại mục II Phụ lục II ban hành kèm Thông tư số 109/2014/TT-BTC ngày 15/8/2014 của Bộ Tài chính khi đưa từ khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu vào nội địa; a.3) Hàng hóa có nguồn gốc từ nội địa theo quy định tại điểm a.1 khoản này khi đưa từ khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu vào nội địa. b) Trường hợp được lựa chọn làm hoặc không làm thủ tục hải quan: Hàng hoá là văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng do doanh nghiệp trong khu phi thuế quan mua từ nội địa Việt Nam để phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc, trừ trường hợp quy định tại điểm a.1 khoản này. Tham khảo:Hàng thuê, mượn của doanh nghiệp chế xuất không được miễn thuế nhập khẩu IV. Địa điểm làm thủ tục hải quan a) Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu khi xuất khẩu, nhập khẩu phải làm thủ tục tại Chi cục Hải quan quản lý khu phi thuế quan; b) Tổ chức, cá nhân trong nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu với tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu được lựa chọn làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan thuận tiện. Hàng hóa đưa từ nước ngoài đưa vào khu phi thuế quan trong khu kinh tế cửa khẩu phải làm thủ tục hải quan và áp dụng chính sách thuế theo quy định về cơ chế, chính sách tài chính đối với từng khu kinh tế cửa khẩu. Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa tạo tài sản cố định của dự án đầu tư trong khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu phải phù hợp với lĩnh vực đầu tư, mục tiêu, quy mô của dự án và có trách nhiệm sử dụng hàng hóa nhập khẩu này đúng mục đích. Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu thực hiện việc quản lý và báo cáo quyết toán nguyên liệu, vật tư theo quy định của doanh nghiệp chế xuất hướng dẫn tại Điều 60 Thông tư này. Hàng hóa phải làm thủ tục hải quan quy định tại khoản 1 Điều này, khi đưa từ các khu chức năng khác hoặc từ nội địa Việt Nam vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu, hàng hóa mua bán giữa các khu phi thuế quan thì thực hiện thực hiện thủ tục hải quan như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư này. V. Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài a) Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài làm thủ tục hải quan theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu; b) Hàng hóa do tổ chức, cá nhân nhập khẩu từ nước ngoài hoặc từ nội địa sau đó xuất khẩu nguyên trạng ra nước ngoài khi làm thủ tục khai cụ thể trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại ô ghi chú thông tin “xuất khẩu nguyên trạng hàng hóa nhập khẩu theo tờ khai hàng hóa nhập khẩu hoặc hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn mua bán số ….… ngày ……….”. Hàng hóa từ khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu xuất khẩu vào nội địa: a) Hàng hóa từ khu phi thuế quan bán vào nội địa phải thực hiện thủ tục hải quan trừ hàng hóa thuộc Danh mục mặt hàng chịu thuế ngay khi nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu theo quy định của Bộ Tài chính; b) Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này. Để làm cơ sở cho tổ chức, cá nhân nội địa tính toán số tiền thuế phải nộp khi làm thủ tục nhập khẩu, tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan phải thực hiện như sau: b.1) Trường hợp hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu từ nước ngoài thì phải khai cụ thể trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại ô ghi chú “hàng được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư trong nước”; b.2) Trường hợp hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan có sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu từ nước ngoài thì tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan phải lập và tự tính lượng nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc nhập khẩu cấu thành trong hàng hóa xuất khẩu vào nội địa theo mẫu số 23/NLNK-PTQ/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này và khai cụ thể trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại ô ghi chú “hàng được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo bản kê...”; b.3) Hàng hóa đã làm thủ tục hải quan đưa vào đưa khu phi thuế quan quy định sau đó xuất khẩu nguyên trạng vào nội địa thì làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư này, khi làm thủ tục xuất khẩu phải khai cụ thể trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại ô ghi chú thông tin “xuất khẩu nguyên trạng hàng hóa nhập khẩu theo tờ khai hải quan số ……………ngày ……”; b.4) Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan phải cung cấp cho doanh nghiệp nội địa đầy đủ hồ sơ, số liệu để doanh nghiệp nội địa tính số tiền thuế phải nộp. Gia công hàng hoá giữa tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan và tổ chức, cá nhân nội địa Thực hiện thủ tục hải quan như đối với hàng hóa gia công giữa DNCX với nội địa theo quy định tại Điều 76 Thông tư này. Tổ chức, cá nhân nội địa làm thủ tục hải quan thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý khu phi thuế quan. Giám sát hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra, đi qua khu phi thuế quan. a) Khu phi thuế quan phải có hàng rào ngăn cách với bên ngoài (trừ Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị và Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ), có cổng kiểm soát hải quan để giám sát hàng hóa đưa ra, đưa vào khu phi thuế quan; b) Hàng hoá đưa ra, đưa vào khu phi thuế quan, hàng hoá vận chuyển qua khu phi thuế quan để nhập khẩu vào nội địa hoặc xuất khẩu ra nước ngoài phải đi qua cổng kiểm soát hải quan, phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan; c) Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào nội địa hoặc hàng hoá từ nội địa xuất khẩu ra nước ngoài khi đi qua khu phi thuế quan phải đi đúng tuyến đường do Hải quan quản lý khu phi thuế quan phối hợp với Ban quản lý khu phi thuế quan quy định. Việc bán hàng hóa miễn thuế cho khách tham quan du lịch khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính. Xem thêm:Thủ tục bán hàng vào khu chế xuất gồm những gì? Thuế suất 10% hay 0%? Nguồn: luatminhkhue.vn Để nắm thêm các thông tin chi tiết về thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa khu công nghiệp, khu kinh tế,... và vận chuyển hàng hóa quốc tế, các bạn hãy liên hệ ngay với công ty Lacco để được các chuyên viên dịch vụ logistics quốc tế chuyên nghiệp của chúng tôi hỗ trợ chi tiết về từng loại hàng hóa và khu vực xuất - nhập khẩu cụ thể. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
Thực hiện Chương trình quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2022, Trung tâm Triển lãm và Xúc tiến thương mại Quân đội/Cục Kinh tế/BQP tổ chức Hội chợ kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm doanh nghiệp Việt Nam - Lào 2022 từ 03-07/11/2022 tại thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào và gửi công văn Số 168 CKT-TLQĐ đến các lãnh đạo đơn vị, doanh nghiệp mời tham gia Hội chợ Việt Nam - Lào 2022. Giới thiệu chương trình Hội chợ Việt Nam - Lào 2022 Hội chợ Việt Nam - Lào 2022 là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện “Chào mừng năm đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Lào 2022”, nhằm tăng cường và củng cố quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Lào. Đồng thời đây cũng là dịp để quảng bá hình ảnh các doanh nghiệp, thương hiệu hàng Việt Nam, tăng cường xuất khẩu các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh và khả năng phát triển thị trường xuất khẩu tại Lào, góp phần mở ra cơ hội mới và thúc đẩy các dự án đầu tư của Việt Nam. Quy mô Hội chợ: 150 gian hàng của hơn 100 đơn vị, doanh nghiệp. Các ngành hàng được tham gia hội chợ Việt Nam - Lào 2022: Máy móc nông nghiệp, phân bón, giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn gia súc; Nông lâm thuỷ sản và thực phẩm chế biến; May mặc - thời trang; Điện - điện tử và điện gia dụng; Máy và thiết bị công nghiệp, xây dựng và vật liệu xây dựng; Đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng; Dược phẩm và thiết bị y tế; Đầu tư, du lịch và dịch vụ thương mại... Đối tượng tham gia: Doanh nghiệp, đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành; các tổ chức xúc tiến thương mại; các Hiệp hội, ngành hàng... Tiêu chí lựa chọn: Doanh nghiệp có năng lực sản xuất kinh doanh, năng lực xuất khẩu, sản phẩm có mẫu mã và chất lượng phù hợp với thị trường, nhân sự tham gia hội chợ có đủ tiêu chuẩn và nghiệp vụ. Các nghĩa vụ của doanh nghiệp khi tham gia chương trình - Đăng ký tham gia Hội chợ, ký hợp đồng gian hàng. - Doanh nghiệp tự đảm bảo chi phí xuất nhập cảnh, ăn, ở, đi lại và các chi phí liên quan đến hàng hóa (thuế, vận tải...) - Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định của Hội chợ, pháp luật của Việt Nam và Lào. - Nộp báo cáo kết quả về Ban Tổ chức ngay sau khi kết thúc Hội chợ. Yêu cầu về hồ sơ đăng ký tham gia chương trình: - Bản đăng ký tham gia hội chợ (theo mẫu đính kèm). - Hợp đồng tham gia hội chợ (mẫu kèm theo). - Báo cáo kết quả về BTC ngay sau khi kết thúc hội chợ (theo mẫu kèm theo). Thời hạn đăng ký tham gia: Trước ngày 24/10/2022. Thông tin chi tiết đề nghị liên hệ: TRUNG TÂM TRIỂN LÃM VÀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI QUÂN ĐỘI - CETPA Địa chỉ: Số 203 Giảng Võ - Đống Đa - Hà Nội Điện thoại: (84-24).35120622; 069. 588215 Fax: (84-24).35120622 Hotline: 0983.140982 (Mr. Huy) Email: tttl@ckt.gov.vn CN PHÍA NAM TRUNG TÂM TRIỂN LÃM VÀ XTTM QUÂN ĐỘI - SCETPA Địa chỉ: Số 19A đường Cộng Hoà, P12, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: (84-28).62966507, 069. 662330 Fax: (84-28) 62966509 Hotline: 0989.111998 (Ms. Hương) Email: scetpa19a@gmail.com
Chia sẻ bài viết
Công ước CITES (Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora) là hiệp ước đa phương được thông qua năm 1963 trong cuộc họp của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Đây là công ước thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp. Hay còn được biết tới với cái tên công ước Washington. I. Mục tiêu của cites là gì? Công ước cites được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đưa ra với mục đích duy trì hoạt động thương mại quốc tế các loài động vật và thực vật hoang dã không gây ra những ảnh hưởng, đe dọa đến sự sống còn của các loài này trong tự nhiên. Công ước đưa ra nhiều cấp độ khác nhau để bảo vệ hơn 34.000 loài động và thực vật. II. Công ước Cites Việt Nam Việt Nam chính thức tham gia Công ước cites từ năm 1994 và trở thành thành viên thứ 121 của công ước này. Để phù hợp với các quy định của công ước, chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2006/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. III. Phụ lục của công ước Cites Công ước Cites được đưa ra nhằm bảo vệ gần 5 nghìn loài động vật hoang dã và 29 nghìn loài thực vật quý hiếm, đang có nguy cơ tuyệt chủng. Đi kèm với công ước là 3 phụ lục về các loài động thực vật này: 1. Phụ lục I Gồm 1.200 loài đang bị đe dọa tuyệt chủng và có thể bị ảnh hưởng do thương mại. Việc buôn bán các loài này được cho là phi pháp. Trường hợp không mang tính thương mại thì cần phải có giấy phép xuất nhập khẩu. Các loài động vật nổi tiếng được liệt kê trong phụ lục I gồm: Tất cả các loài tê giác; Gấu trúc đỏ; Khỉ đột phía Tây; Tinh tinh (Pan spp.); Báo hoa mai; Báo đốm; Báo săn; Voi châu Á; Hổ (Panthera tigris); Sư tử châu Á; Một số quần thể của voi đồng cỏ châu Phi; Cá cúi và Lợn biển (Sirenia). 2. Phụ lục II Gồm khoảng 21.000 loài chưa bị đe doạ tuyệt chủng, nhưng có nguy cơ tuyệt chúng nếu tình trạng thương mại quá mức, không được kiểm soát. Các loài trong phụ lục II vẫn được buôn bán nhưng cần có giấy phép xuất nhập khẩu. Một số loài được liệt kê trong phụ lục II như: Cá mập trắng lớn; Gấu đen bắc mỹ; Ngựa vằn hoang hartman; Vẹt xám châu Phi; Cự đà xanh; Bẹ hồng; thằn lằn Varanus mertensi; Nhạc ngựa và Guaiacum officinale. 3. Phụ lục III Gồm khoảng 170 loài được các nước thành viên yêu cầu Cites hỗ trợ kiểm soát việc buôn bán các loài này. Ví dụ như lười hai ngón của Costa Rica; Cầy hương châu Phi của Botswana; Rùa cá sấu của Hoa Kỳ. Các quy định về quy trình xin giấy phép cites nhập khẩu - xuất khẩu, các bạn có thể tìm hiểu chi tiết tại: Giấy chứng nhận cites là gì? quy trình chứng nhận cites IV. Cơ quan quản lý cites Việt Nam Cơ quan quản lý được đặt tại Tổng cục Lâm nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Địa chỉ: Nhà A3, Số 2 Ngọc Hà, Hà Nội Điện thoại: +84 (4) 733 56 76 Cơ quan đại diện phía Nam là kiểm lâm vùng III Địa chỉ: Số 30 Hàm Nghi, Bến Nghé, Quận I, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại +84 (8) 821 82 65 Các cơ quan Khoa học của cites tại Việt Nam - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – Viện khoa học và công nghệ Việt Nam (VAST) - Viện Khoa học Lâm nghiệp (FSIV) – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) - Viện Nghiên cứu Hải Sản (RIMF) – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) - Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES) – Đại học quốc gia Hà Nội V. Giấy chứng nhận cites certificate Giấy phép, chứng chỉ CITES do Cơ quan quản lý cites Việt Nam cấp. Hồ sơ cấp giấy phép được chia làm 3 loại gồm: a, Hồ sơ đối với chứng nhận cites với mục đích thương mại Một đơn vị đề nghị cấp giấy chứng nhận Bản sao hợp đồng giữa các bên có liên quan Bản sao giấy phép xuất khẩu, tái xuất khẩu do Cơ quan quản lý Cites của nước xuất khẩu, tái xuất khẩu cấp. Trường hợp mẫu vật là động, thực vật hoang dã còn sống. Hồ sơ còn bắt buộc gồm các giấy tờ sau: Giấy xác nhận đủ điều kiện nuôi, giữ, chăm sóc đối với động vật, thực vật trên cạn của Cơ quan kiểm lâm cấp tỉnh. Xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành về thủy sản ở cấp tỉnh đối với các loại thủy sinh Xác nhận của Cơ quan Khoa học Cites Việt Nam về việc nhập khẩu mẫu vật đó không ảnh hưởng xấu đến môi trường và việc bảo tồn các loài động, thực vật trong nước Quyết định công nhận giống vật nuôi mới, cây trồng mới và đưa vào Danh mục giống vật nuôi, giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh của Cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp loài động, thực vật đó lần đầu tiên được nhập khẩu vào Việt Nam. b, Hồ sơ Phi thương mại Đơn đề nghị cấp giấy chứng phép Bản sao văn bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học, hoặc văn bản xác nhận quà biếu, cho, tặng, ngoại giao do Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Bản sao quyết định giữ mẫu vật đi tham dự triển lãm hoặc biểu diễn xiếc của Cơ quan có thẩm quyền Bản sao giấy phép xuất khẩu do Cơ quan quản lý cites nước xuất khẩu cấp. c, Hồ sơ Mẫu vật săn bắn Đơn đề nghị cấp giấy phép, chứng nhận Bản sao giấy phép xuất khẩu do Cơ quan quản lý Cites nước xuất khẩu cấp. Công ty CP Giao nhận vận tải quốc tế Lacco là đơn vị forwarder uy tín, chuyên cung cấp các dịch vụ logistics bao gồm: Vận chuyển hàng hóa, xử lý thủ tục hải quan, xin giấy phép chuyên ngành (theo yêu cầu đối với từng loại hàng hóa),... Các doanh nghiệp có nhu cầu xin giấy phép cites nhập khẩu - xuất khẩu và vận chuyển hàng hóa quốc tế, hãy liên hệ ngay với công ty Lacco để được các chuyên viên chuyên nghiệp về vận chuyển hàng động - thực vật hoang dã, quý hiếm quốc tế tư vấn chi tiết theo quy định của pháp luật. Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
Giấy chứng nhận cites là loại giấy tờ rất quan trọng để hải quan, nhà nước nắm được hoạt động xuất nhập khẩu, quá cảnh, nhập nội từ biển gây nuôi và trồng cấy nhân tạo các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp. Vậy cụ thể giấy chứng nhận cites là gì và quy trình chứng nhận cites có phức tạp không? I. Giấy chứng nhận cites là gì? Cites là hiệp ước đa phương, có tên tiếng anh đầy đủ là: Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora – Công ước về thương mại quốc tế các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp. Đây là hiệp ước đa phương. Việt Nam tham gia vào Công ước CITES năm 1994 và trở thành thành viên thứ 121. Để thực thi Công ước CITES Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 82/2006/NĐ-CP về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, quá cảnh, nhập nội từ biển gây nuôi và trồng cấy nhân tạo các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp. Cơ quan quản lý CITES đặt tại Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Các Cơ quan khoa học CITES bao gồm Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Viện Khoa học Lâm nghiệp, Viện nghiên cứu Hải sản. Giấy phép cites, chứng chỉ cites là giấy tờ do Cơ quan quản lý cites Việt Nam cấp để xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển mẫu vật các loại động, thực vật quy định tại các Phụ lục của Công ước cites. Giấy phép do Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp để xuất khẩu mẫu vật các loài động, thực vật nguy cấp, quý hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam, không quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES. II. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cites Xin cấp giấy chứng nhận cites bao gồm giấy phép, chứng chỉ cites. Tùy theo các mục đích nhập khẩu mẫu vật, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam sẽ yêu cầu doanh nghiệp, cá nhân chuẩn bị và cung cấp hồ sơ sau: + Mục đích thương mại: Đơn vị đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ Bản sao chụp hợp đồng giao kết thương mại giữa các bên có liên quan Bản sao chụp giấy phép xuất khẩu, tái xuất khẩu do Cơ quan quản lý CITES của nước xuất khẩu, tái xuất khẩu cấp. Đối với mẫu vật nhập khẩu là động vật, thực vật hoang dã còn sống, hồ sơ xin cấp cấp giấy phép, chứng chỉ cites cần bắt buộc phải có các hồ sơ sau: - Giấy xác nhận đủ điều kiện nuôi, giữ, chăm sóc đối với động vật, thực vật trên cạn của Cơ quan kiểm lâm cấp tỉnh hoặc xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành về thủy sản ở cấp tỉnh đối với các loại thủy sinh; - Xác nhận của Cơ quan Khoa học CITES Việt Nam về việc nhập khẩu mẫu vật đó không ảnh hưởng xấu đến môi trường và việc bảo tồn các loài động, thực vật trong nước; - Quyết định công nhận giống vật nuôi mới, cây trồng mới và đưa vào Danh mục giống vật nuôi, giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh của Cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp loài động, thực vật đó lần đầu tiên được nhập khẩu vào Việt Nam. + Mẫu vật nhập khẩu không vì mục đích thương mại - Đơn đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ - Bản sao chụp văn bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học hoặc văn bản xác nhận quà biếu, cho, tặng, ngoại giao do Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (đối với mẫu vật nghiên cứu khoa học, ngoại giao) - Bản sao chụp quyết định giữ mẫu vật đi tham dự triển lãm hoặc biểu diễn xiếc của Cơ quan có thẩm quyền (đối với mẫu vật để triển lãm, biểu diễn xiếc); - Bản sao chụp giấy phép xuất khẩu do Cơ quan quản lý CITES nước xuất khẩu cấp. III. Quy trình xin chứng nhận cites Việt Nam 1. Trình tự thực hiện : - Bước 1: Nộp hồ sơ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ đến Cơ quan quản lý CITES Việt Nam tại Văn thư Tổng cục lâm nghiệp hoặc Cơ quan đại diện Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh. - Bước 2: Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ - Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định trong hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ. - Chậm nhất là năm (05) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hoàn thành việc thẩm định và cấp giấy phép, chứng chỉ CITES. - Trường hợp hồ sơ phải chờ xác nhận, thẩm định, tư vấn của Ban Thư ký CITES quốc tế, Cơ quan khoa học CITES, Cơ quan quản lý CITES của các nước thành viên và các cơ quan có liên quan thì trong vòng năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đó biết. - Bước 3: Trả kết quả - Trường hợp được cấp phép: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận một (01) giấy phép gốc vào giờ hành chính các ngày trong tuần tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (nơi đã nộp hồ sơ). Trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có thêm giấy ủy quyền và chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người ủy quyền. - Trường hợp từ chối: Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cấp Giấy phép. 2. Cách thức thực hiện : - Trực tiếp - Qua bưu điện - Hồ sơ: a) Hồ sơ gồm: Bản chính đơn đề nghị cấp Giấy phép, Chứng chỉ CITES theo mẫu số 01/LN ban hành kèm theo Thông tư số 88/2011/TT-BNNPTNT. Bản sao chụp hợp đồng giao kết thương mại giữa các bên có liên quan. Bản sao chụp Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập hoặc chứng minh nhân dân/hộ chiếu đối với Thương nhân lần đầu đề nghị cấp phép. Hồ sơ chứng minh mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định hiện hành (Bản sao chụp mang theo bản gốc để đối chiếu, trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao có chứng thực, trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện). b) Số lượng: 01 bộ 3. Thời hạn giải quyết : - Trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc chưa đúng theo quy định: Cơ quan quản lý CITES Việt Nam hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện trong trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trong vòng ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ thông qua đường bưu điện. - Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp Chứng chỉ, Giấy phép CITES xuất khẩu hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp. - Trường hợp hồ sơ phải chờ xác nhận, thẩm định, tư vấn của Ban Thư ký CITES quốc tế, Cơ quan khoa học CITES, Cơ quan quản lý CITES của các nước thành viên và các cơ quan có liên quan thì trong vòng năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đó biết. 4. Cơ quan thực hiện TTHC: a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan Kiểm lâm sở tại b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cơ quan Kiểm lâm sở tại d) Cơ quan phối hợp: Không 5. Đối tượng thực hiện TTHC: - Cá nhân - Tổ chức Mẫu đơn, tờ khai: Đề nghị cấp Giấy phép, Chứng chỉ theo mẫu số 01/LN ban hành kèm theo Thông tư số 88/2011/TT-BNNPTNT Phí, lệ phí: Không 6. Kết quả thực hiện TTHC: - Kết quả: Giấy phép, Chứng chỉ CITES hoặc văn bản nêu rõ lý do từ chối. - Thời hiệu của Giấy phép: 06 tháng kể từ ngày ký. Điều kiện thực hiện TTHC: Không 7. Căn cứ pháp lý của TTHC : - Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm - Điều 5, Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định về nông nghiệp - Điều 6, 10 và Điều 12 Thông tư số 88/2011/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Theo: Mard.gov.vn Trên đây là những thông tin chi tiết về Giấy chứng nhận cites là gì và quy trình chứng nhận cites chi tiết. Nếu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa, quá cảnh, nhập nội từ biển gây nuôi và trồng cấy nhân tạo các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp,... cần xin giấy phép chuyên ngành, chứng nhận cites,... hãy liên hệ ngay đến bộ phận chứng từ và xin giấy phép chuyên ngành và các dịch vụ logistics của công ty Lacco để được tư vấn chi tiết. Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, Ngõ 73 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng.

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội.

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Lạng Sơn

Phòng số 3, Cổng B5, Bến Xe Tải, Cửa Khẩu Quốc Tế Hữu Nghị, Khu Kéo Kham, TT Đồng Đăng, Huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn.

Thư viện ảnh