Preloader Close
Từ ngày 29/8/2022, Quy định Thực hiện số 2022/1322 sửa đổi Quy định Thực hiện số 2021/632 liên quan đến danh mục các sản phẩm có nguồn gốc động vật gồm gia xúc, gia cầm, hàng thủy sản…, phụ phẩm và các sản phẩm hỗn hợp chịu sự kiểm soát chính thức tại các chốt kiểm soát biên giới sẽ chính thức có hiệu lực. Các code sản phẩm cụ thể trong danh mục kiểm soát ĐỘNG VẬT SỐNG 0101: Ngựa sống, lừa, la và hinnies 0102: Động vật bò sống 0103: Lợn sống 0104: Cừu và dê sống 0105: Gia cầm sống, nghĩa là gà thuộc loài Gallus domesticus , vịt, ngỗng, gà tây và gà guinea 0106: Động vật sống khác Một số loại động vật khác: 0106 11 00 (động vật linh trưởng) 0106 12 00 (cá voi, cá heo và cá heo (động vật có vú thuộc bộ Cetacea); lợn biển và cá nược (động vật có vú thuộc bộ Sirenia); hải cẩu, sư tử biển và hải mã (động vật có vú thuộc phân bộ Pinnipedia)) 0106 13 00 (lạc đà và các loài lạc đà khác (họ Camelidae)) 0106 14 (thỏ và thỏ rừng) 0106 19 00 (loại khác): động vật có vú trừ các loài thuộc nhóm 0101, 0102, 0103, 0104, 0106 11, 0106 12, 0106 13 và 0106 14; tiêu đề phụ này bao gồm chó và mèo 0106 20 00 (bò sát, kể cả rắn và rùa) 0106 31 00 (chim: chim săn mồi) 0106 32 00 (chim: psittaciformes, bao gồm vẹt, vẹt đuôi dài, vẹt đuôi dài và vẹt đuôi dài) 0106 33 00 (đà điểu; emus (Dromaius novaehollandiae) 0106 39 (loại khác): bao gồm các loài chim, trừ các loại thuộc các nhóm 0105, 0106 31, 0106 32 và 0106 33; tiêu đề phụ này bao gồm chim bồ câu 0106 41 00 (ong) 0106 49 00 (côn trùng khác ngoài ong) 0106 90 00 (loại khác): tất cả các động vật sống khác chưa được đề cập ở nơi khác, trừ động vật có vú, bò sát, chim và côn trùng. Ếch sống dù để nuôi sống hay bị giết để làm thức ăn cho con người đều được quy định bởi mã CN này. THỊT VÀ THỊT ĂN NGON Nhóm này bao gồm các nguyên liệu thô khác để sản xuất gelatine hoặc collagen dùng cho người. Nó cũng bao gồm tất cả thịt và phụ phẩm thịt ăn được từ các tiêu đề phụ sau: 0208 10 (thỏ hoặc thỏ rừng) 0208 30 00 (của động vật linh trưởng) 0208 40 (về cá voi, cá heo và cá heo (động vật có vú thuộc bộ Cetacea); lợn biển và cá nược (động vật có vú thuộc bộ Sirenia); hải cẩu, sư tử biển và hải mã (động vật có vú thuộc phân bộ Pinnipedia)) 0208 50 00 (của loài bò sát, kể cả rắn và rùa) 0208 60 00 (lạc đà và lạc đà khác (họ Camelidae)) 0208 90 (loại khác: của chim bồ câu nhà; của trò chơi không phải của thỏ hoặc thỏ rừng; v.v.): bao gồm thịt của chim cút, tuần lộc hoặc bất kỳ loài động vật có vú nào khác. Phân nhóm này cũng bao gồm chân ếch thuộc mã CN 0208 90 70. Và rất nhiều loại sản phẩm khác,https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/?uri=uriserv%3AOJ.L_.2022.200.01.0025.01.ENG&toc=OJ%3AL%3A2022%3A200%3ATOC Những lưu ý về trong quy định về hàng hóa xuất khẩu sang EU cần kiểm tra Quy định thực hiện (EU) 2021/632 ngày 13 / 4 / 2021 ( https://eur-lex.europa.eu/legal-content/en/ALL/?uri=CELEX:32021R0632 ) đưa ra các quy tắc áp dụng Quy định (EU) 2017/625 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu liên quan đến danh sách động vật, sản phẩm có nguồn gốc động vật, sản phẩm phôi, phụ phẩm động vật, sản phẩm hỗn hợp, cỏ khô và rơm rạ chịu sự kiểm soát chính thức tại các chốt kiểm soát biên giới. Quy định (EU) 2017/625 của Nghị viện Châu Âu và của Hội đồng ngày 15 tháng 3 năm 2017 (https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/?uri=celex%3A32017R0625) về các biện pháp kiểm soát chính thức và các hoạt động chính thức khác được thực hiện để đảm bảo áp dụng luật thức ăn gia súc và thực phẩm, các quy tắc về sức khỏe và an toàn động vật, sức khỏe thực vật và các sản phẩm bảo vệ thực vật. Để tìm hiểu chi tiết hơn về quy trình vận chuyển, các hồ sơ thủ tục hải quan chi tiết áp dụng với các mặt hàng xuất khẩu đi EU cần phải kiểm tra lại cửa khẩu, các bạn hãy liên hệ trực tiếp với các chuyên gia Logistics của công ty Lacco - Đơn vị có 15 năm hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu quốc tế hỗ trợ các thông tin chi tiết. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
Do đặc thù về nguồn gốc của các sản phẩm vật liệu xây dựng nên các thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng thường phức tạp hơn so với các mặt hàng nhập khẩu khác. Cụ thể về căn cứ pháp lý nhập khẩu hàng vật liệu xây dựng, quy trình và thủ tục hải quan mặt hàng này sẽ được Lacco chia sẻ chi tiết với các bạn trong bài viết dưới đây. Các căn cứ pháp lý về nhập khẩu vật liệu xây dựng Hiện nay, các sản phẩm vật liệu xây dựng vẫn thuộc nhóm ngành sản phẩm được phép nhập khẩu bình thường. Tuy nhiên, trong quá trình làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp - cá nhân nhập khẩu hàng vật liệu xây dựng cần chú ý đến một số văn bản pháp luật quy định về xuất nhập khẩu vật liệu hàng vật tư xây dựng sau: Theo quy định hiện hành, vật liệu xây dựng không phải mặt hàng thuộc danh mục cấm nhập khẩu nên doanh nghiệp có thể tiến hành nhập khẩu về nước như bình thường. - Thông tư 10/2017/TT-BXD (được thay thế bằng Thông tư 19/2019/TT-BXD của Bộ Xây Dựng) đã Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng: Tìm hiểu về danh mục hàng hóa phải kiểm tra chất lượng, chính sách nhập khẩu đối với mặt hàng cụ thể. - Thông tư 19/2019/TT-BXD là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng, mã số QCVN 16:2019/BXD. Theo đó, căn cứ vào Thông tư và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, doanh nghiệp tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa và công bố hợp quy theo đúng quy định. - Nghị định 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 có thể xác định vật liệu xây dựng thuộc vào 2 chương là: + Chương 25: Muối; Lưu huỳnh; Đất và đá; Thạch cao, vôi và xi măng + Chương 68: Sản phẩm làm bằng đá, thạch cao, xi măng, amiăng, mica hoặc các vật liệu tương tự Để đảm bảo việc làm thủ tục hải quan hàng hóa nhập khẩu vật liệu xây dựng được thuận lợi theo đúng quy định của pháp luật, các bạn có thể liên hệ các đơn vị cung cấp dịch vụ khai báo hải quan chuyên nghiệp để tiết kiệm thời gian và chi phí. Mã HS của hàng hóa vật liệu xây dựng Mã HS code liên quan trực tiếp đến việc kê khai hàng hóa, thuế quan,... nên khi làm thủ tục hải quan, các doanh nghiệp, cá nhân nhập khẩu cần chú ý khai đúng mã HS theo đúng quy định của hải quan và Nghị định 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 có thể xác định vật liệu xây dựng, đặc biệt là chương 25 và 68 trong nghị định này. Để nắm thêm chi tiết về các mã HS code đối với hàng vật liệu xây dựng, các bạn có thể tham khảo tại:Biểu thuế Xuất nhập khẩu 2022 Quy trình làm thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng Đối với thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu vật liệu xây dựng, chúng ta sẽ thực hiện theo quy trình 5 bước cơ bản: Bước 1: Kiểm tra hàng nhập khẩu trong danh mục hàng hóa Nếu doanh nghiệp lần đầu làm thủ tục nhập khẩu hàng vật liệu xây dựng chính ngạch, cần tìm hiểu chi tiết Thông tư số 10/2017/TT-BXD (được thay thế bằng Thông tư 19/2019/TT-BXD của Bộ Xây Dựng). Theo đó, các mặt hàng thuộc danh mục điều chỉnh của Thông tư sẽ phải làm công bố hợp quy theo QCVN 16:2017/BXD thay thế QCVN 16:2014/BXD. Tùy theo từng nhóm hàng hóa và mã HS code, chủ hàng sẽ phải thực hiện công bố hợp quy theo đúng quy định. Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ chứng nhận hợp quy Đối với những nhóm hàng phải làm công bố hợp quy, doanh nghiệp nhập khẩu vật liệu xây dựng sẽ phải chuẩn bị những hồ sơ sau: Mẫu giấy đăng ký hợp quy mặt hàng vật liệu xây dựng. Mẫu giấy đăng ký theo từng trung tâm kiểm định): 4 bản (có đóng dấu công ty, ký tên đầy đủ). - Hợp đồng thương mại: 1 bản sao y - Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại): 1 bản sao y - Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List): 1 bản sao y - Các chứng nhận khác như ISO, chứng nhận chất lượng Catalogue sản phẩm, C/O,… - Tờ khai Hải quan bản IDA (Trong trường hợp bạn đã mở tờ khai trước khi đăng ký chứng nhận hợp quy) - Giấy giới thiệu công ty (1 bản gốc). - Form đăng ký chứng nhận hợp quy Bước 3: Mở tờ khai nhập khẩu hàng vật liệu xây dựng Sau khi đã làm xong chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp sẽ bắt đầu mở tờ khai hải quan cho lô hàng. Khi mở tờ khai, doanh nghiệp sẽ chuẩn bị các hồ sơ như sau: - Tờ khai hải quan nhập khẩu - Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại) - Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa) - Bill of lading (Vận đơn) - Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ – trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt) - Giấy đăng ký hợp quy do trung tâm kiểm định cấp (1 bản chính) - Các chứng từ khác (nếu có). Sau khi đã nộp đầy đủ các chứng từ theo yêu cầu lên hải quan, doanh nghiệp tiếp tục thực hiện theo chỉ dẫn của hải quan tùy theo trường hợp của mỗi loại hàng hóa. Bước 4: Đăng ký lấy mẫu chứng nhận hợp quy Sau khi đã mở xong tờ khai, hàng hóa đã được thông quan, doanh nghiệp sẽ tiến hành đăng ký lấy mẫu chứng nhận hợp quy tại nơi nộp hồ sơ chứng nhận hợp quy. Cơ quan có thẩm quyền sẽ cử cán bộ đến lấy mẫu và tiến hành kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn. Thông thường, tùy theo từng loại hàng vật liệu xây dựng nhập khẩu, sau khoảng từ 2-7 ngày thì hàng hóa sẽ được hoàn tất việc kiểm tra mẫu chứng nhận hợp quy. Đối với trường hợp không xin phép kéo hàng về kho, sau khi lấy mẫu kiểm tra, hàng hóa có thể: - Tạm giải tỏa kéo về kho riêng của công ty và thực hiện bảo quản theo quy định sau khi lấy mẫu. - Hoặc kéo hàng về kho của công ty khi có kết quả chứng nhận đạt tiêu chuẩn. Bước 5: Tiến hành công bố hợp quy Khi doanh nghiệp đã nhận được kết quả chứng nhận hợp quy phù hợp với tiêu chuẩn và được công bố hợp quy tại nơi làm thủ tục. Hồ sơ công bố hợp quy đối với hàng nhập khẩu vật liệu xây dựng gồm có: - Bản công bố hợp quy - Chứng nhận hợp quy - Giấy phép kinh doanh - Giấy giới thiệu công ty. Nếu trong quá trình xử lý thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng các loại hàng hóa phục vụ xây dựng, khu công nghiệp,... doanh nghiệp gặp khó khăn hay vấn đề cần thắc mắc, hãy liên hệ với công ty Lacco để được các chuyên viên chứng từ chuyên nghiệp của công ty Lacco tư vấn hỗ trợ. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư số 06/2022/TT-BNNPTNT cho phép miễn kiểm dịch đối với các sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu làm nguyên liệu để gia công xuất khẩu, sản xuất xuất khẩu. Sản phẩm động vật thủy sản được miễn kiểm dịch theo thông tư 06/2022 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 06/2022/TT-BNNPTNT được ban hành ngày 28/7/2022 quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản. Thông tư 06/2022 chính thức có hiệu lực từ ngày 11/9/2022. Theo đó, danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản miễn kiểm dịch bao gồm: (1) Động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu thuộc diện ngoại giao. (2) Sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu làm nguyên liệu để gia công xuất khẩu, sản xuất xuất khẩu. (quy định mới so với Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT ) (3) Sản phẩm động vật thủy sản làm hàng mẫu thử nghiệm. (quy định mới) (4) Sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để trưng bày hội chợ, triển lãm. (quy định mới) (5) Sản phẩm động vật thủy sản làm thực phẩm xuất khẩu bị triệu hồi hoặc trả về. (quy định mới) Ngoài ra, sản phẩm động vật thủy sản đã qua chế biến dùng làm thực phẩm nhập khẩu mang theo người để tiêu dùng cá nhân (không quá 05kg) không còn thuộc danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản miễn kiểm dịch. Vai trò của Thông tư 06/2022/TT-BNNPTNT đối với ngành xuất khẩu thủy sản Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Thông tư 06/2022/TT-BNNPTNT có hiệu lực góp phần quan trọng, giúp tháo gỡ một gánh nặng về thủ tục cho doanh nghiệp thuỷ sản. Bên cạnh đó, thông tư cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để gia công, sản xuất xuất khẩu trong bối cảnh nguồn nguyên liệu trong nước không ổn định và thiếu hụt theo mùa vụ, trong khi nhu cầu nhập khẩu của thị trường thế giới gia tăng. Để tìm hiểu thêm các thông tin chi tiết về thủ tục kiểm dịch động, thực vật hàng xuất khẩu, các bạn hãy liên hệ đến công ty Lacco để được các chuyên viên xử lý thủ tục hải quan, xin giấy phép chuyên ngành của chúng tôi tư vấn hỗ trợ các thông tin theo từng loại hàng hóa xuất khẩu cụ thể căn cứ theo những quy định pháp lý mới nhất. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
Ngày 28 tháng 7 năm 2022 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 06/2022/TT-BNNPTNT quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản. Thông tư chính thức có hiệu lựa vào ngày 11/9/2022. Các quy định tại Thông tư số 06/2022/TT-BNNPTNT Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số26/2016/TT-BNNPTNTngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản 1. Sửa đổi, bổ sungđiểm d khoản 2 Điều 4như sau: “d) Bản chụp Giấy phép nhập khẩu do Tổng cục Thủy sản cấp, có xác nhận của doanh nghiệp (đối với động vật thủy sản không thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam theo quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định số26/2019/NĐ-CPngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản).” 2. Sửa đổi, bổ sungđiểm c khoản 5 Điều 4như sau: “c) Bản chụp Giấy phép xuất khẩu thủy sản do Tổng cục Thủy sản cấp, có xác nhận của doanh nghiệp (đối với các loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện theo quy định tại Phụ lục IX, Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số26/2019/NĐ-CPngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản).” 3. Bổ sung điểm bkhoản 6 Điều 4như sau: “Trường hợp Cục Thú y và Cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu có thống nhất về chứng nhận điện tử thì sử dụng Giấy chứng nhận kiểm dịch điện tử.” 4. Sửa đổi, bổ sungĐiều 19như sau: “Điều 19. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu mang theo người, gửi qua đường bưu điện 1. Trước khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản mang theo người, gửi qua đường bưu điện, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch xuất khẩu theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư này đến cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính, bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ giấy hoặc gửi trực tiếp. 2. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu xử lý hồ sơ theo quy định tạiđiểm b khoản 2 Điều 42 Luật Thú yvà thực hiện kiểm dịch như sau: a) Đối với động vật thủy sản: kiểm tra lâm sàng, lấy mẫu xét nghiệm các bệnh theo yêu cầu của chủ hàng hoặc nước nhập khẩu; b) Đối với sản phẩm động vật thủy sản: kiểm tra cảm quan, lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo yêu cầu của chủ hàng hoặc nước nhập khẩu; c) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu theo quy định tạiđiểm c khoản 2 Điều 42 Luật Thú y; d) Hướng dẫn chủ hàng thực hiện nuôi giữ thủy sản, bao gói sản phẩm thủy sản theo quy định, niêm phong hoặc đánh dấu hàng gửi; xử lý động vật, sản phẩm động vật thủy sản không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y để xuất khẩu.” 5. Sửa đổi, bổ sungĐiều 20như sau: “Điều 20. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu mang theo người, gửi qua đường bưu điện 1. Khi nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản không vì mục đích kinh doanh, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ khai báo kiểm dịch nhập khẩu đến cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu theo quy định tại khoản 6 Điều 4 của Thông tư này theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính, bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ giấy hoặc gửi trực tiếp. 2. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ khai báo hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch như sau: a) Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch, Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu; đối chiếu chủng loại, số lượng, khối lượng hàng thực nhập; b) Kiểm tra thực trạng hàng hóa; điều kiện nuôi giữ động vật thủy sản; bao gói, bảo quản sản phẩm động vật thủy sản; c) Trường hợp phát hiện động vật thủy sản không có trong Danh mục các loài thủy sản nhập khẩu thông thường, động vật thủy sản mắc bệnh ; sản phẩm động vật thủy sản có biểu hiện biến chất, không đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y, xử lý tiêu hủy hoặc trả về nước xuất khẩu; d) Sau khi kiểm tra, động vật thủy sản khỏe mạnh, bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, được nuôi giữ theo quy định; sản phẩm động vật thủy sản bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, được bao gói, bảo quản theo quy định, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu để chủ hàng làm thủ tục hải quan, bưu điện.” 6. Sửa đổi, bổ sungĐiều 21như sau: “Điều 21. Vận chuyển mẫu bệnh phẩm thủy sản 1. Khi có yêu cầu nhận mẫu bệnh phẩm từ nước ngoài gửi vào Việt Nam hoặc gửi mẫu bệnh phẩm từ Việt Nam ra nước ngoài, chủ hàng phải gửi 01 đơn đăng ký kiểm dịch theo Mẫu 06 TS ban hành kèm theo Phụ lục V của Thông tư này đến Cục Thú y theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính, bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp. 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn đăng ký hợp lệ, Cục Thú y trả lời chủ hàng bằng văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận. 3. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch vận chuyển mẫu bệnh phẩm như sau: a) Kiểm tra văn bản chấp thuận của Cục Thú y và các giấy tờ khác có liên quan; tình trạng bao gói, bảo quản mẫu bệnh phẩm; b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận vận chuyển đối với mẫu bệnh phẩm có hồ sơ hợp lệ; được bao gói, bảo quản đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y. Số lượng Giấy chứng nhận vận chuyển cấp: 02 bản (01 bản lưu tại cơ quan kiểm dịch cửa khẩu, 01 bản gửi chủ hàng).” 7. Bãi bỏkhoản 3 Điều 4(được sửa đổi, bổ sung tạikhoản 2 Điều 1 Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNTngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số26/2016/TT-BNNPTNTngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản; sau đây viết tắt là Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT);điểm c khoản 2 Điều 13(được bổ sung tạikhoản 6 Điều 1 Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT);Điều 14(được sửa đổi, bổ sung tạikhoản 8 Điều 1 Thông tư số 36/2018/TT- BNNPTNT);khoản 4 Điều 15(được bổ sung tạikhoản 9 Điều 1 Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT);khoản 4 Điều 17, điểm a khoản 6 Điều 17,điểm a khoản 7 Điều 17(được sửa đổi, bổ sung tạikhoản 10 Điều 1 Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT);Điều 18;điểm d khoản 1 Điều 22(được bổ sung tạikhoản 11 Điều 1 Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT). Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số phụ lục, biểu mẫu của Thông tư số26/2016/TT-BNNPTNTngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản 1. Sửa đổi mụcIIphầnAvà phầnBPhụ lục I như sau: “II. Sản phẩm động vật thủy sản 1. Sản phẩm động vật thủy sản (bao gồm cả phôi, trứng, tinh dịch và ấu trùng của các loài thủy sản) ở dạng tươi sống, ướp lạnh, đông lạnh. 2. Các đối tượng sản phẩm động vật thủy sản khác thuộc diện phải kiểm dịch theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc theo quy định của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. B - Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản miễn kiểm dịch 1. Động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu thuộc diện ngoại giao. 2. Sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu làm nguyên liệu để gia công xuất khẩu, sản xuất xuất khẩu. 3. Sản phẩm động vật thủy sản làm hàng mẫu thử nghiệm. 4. Sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để trưng bày hội chợ, triển lãm. 5. Sản phẩm động vật thủy sản làm thực phẩm xuất khẩu bị triệu hồi hoặc trả về.” 2. Sửa đổi, bổ sung Phụ lục IV như sau: a) Bổ sung thứ tự 9 vào sau thứ tự 8 của phần Bệnh ở loài giáp xác trong Bảng các bệnh ở động vật thủy sản tại mục I phần A như sau: “A. Động vật thủy sản I. Các bệnh ở động vật thủy sản TT Tên bệnh (tên tiếng Anh) Tác nhân gây bệnh Một số thủy sản nuôi cảm nhiễm với bệnh Bệnh ở loài giáp xác 9. Bệnh trắng đuôi Macrobrachium rosenbergii Nodavirus(MrNV) Extra small virus (XSV) Tôm càng xanh(Macrobrachium rosenbergii) b) Bổ sung nội dung ghi chú tại mụcIphầnAnhư sau: “Mẫu để xét nghiệm đối với từng tác nhân gây bệnh của lô hàng là mẫu gộp theo nguyên tắc 05 mẫu gộp thành 01 mẫu để xét nghiệm.” c) Sửa đổi, bổ sung PhầnBnhư sau: “B. Sản phẩm động vật thủy sản I. Chỉ tiêu xét nghiệm TT Tên bệnh (tên tiếng Anh) Tác nhân gây bệnh Loại sản phẩm được lấy từ các họ/loài động vật thủy sản(tươi sống, ướp lạnh, đông lạnh) 1. Hoại tử gan tụy cấp(Acute hepatopancreatic necrosis disease - AHPND) Vibrio parahaemolyticus có mang gen độc lực Họ tôm he(Litopenaeus spp., Penaeusspp.) 2. Bệnh hoại tử gan tụy(Necrotising hepatopancreatitis-NHP) Vi khuẩn Proteobacteria 3. Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô(Infectious Hypodermal and Hematopoitic Necrosis Disease) Infectious Hypodermal and Hematopoitic Necrosis Virus (IHHNV) 4. Bệnh hoại tử cơ/Bệnh đục cơ(Infectious Myonecrosis Disease) Infectious Myonecrosis Virus (IMNV) 5. Đốm trắng(White Spot Disease) White spot syndrome virus (WSSV) 6. Đầu vàng(Yellow Head Disease) Yellow head virus genotype 1(YHV1) 7. Hội chứng Taura(Taura syndrome) Taura syndrome virus (TSV) 8. Bệnh sữa trên tôm hùm(Lobster Milky Disease - LMD) Rickettsia-like Tôm hùm (Panulirusspp.) 9. Bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép(Spring viraemia of carp) Spring viraemia of carp virus (SVCV) Họ cá chép(Cyprinidae) 10. Koi herpesvirus(Koi Herpesvirus Disease) Koi Herpesvirus (KHV) 11. Bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép(Spring viraemia of carp) Spring viraemia of carp virus (SVCV) Cá trắm cỏ(Ctenopharyngodon idella) 12. Bệnh do virus Tilapia Lake Tilapia Lake virus (TiLV) Cá rô phi, diêu hồng(Oreochromis mosambicus, Oreochromis niloticus) 13. Hội chứng lở loét(Epizootic Ulcerative Syndrome - EUS) Alphanomyces invadans Các loài cá nước ngọt khác 14. Bệnh hoại huyết cá hồi(Infectious salmon anaemia - ISA) Infectious salmon anaemia virus Các loài cá hồi(Salmo spp., Onchorynchus spp., Salvelinus spp.) 15. Bệnh tuyến tụy do salmonid alphavirus(Infection with salmonid alphavirus) Alphavirus 16. Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu do IHNV(Infectious haematopoietic necrosis disease - IHN) Infectious haematopoietic necrosis virus (IHNV) 17. Bệnh hoại tử thần kinh(Viral Nervous Necrosis/Viral Encephalopathy and Retinopathy) Betanodavirus Cá song/cá mú (Epinephelusspp.), Cá vược/cá chẽm (Lates calcarifer), Cá giò/cá bớp (Rachycentron canadum) 18. Bệnh do Red sea bream iridovisus Red sea bream iridovisus (RSIV) 19. Bệnh do vi rút herpes ở bào ngư(Infection with abalone herpesvirus - AbHV) Herpesvirus Các loài bào ngư đa sắc(Haliotisspp.) 20. Bệnh do Perkinsus P. olseni, P. marinus Hầu, nghêu, ngao 21. Bệnh do Batrachochytrium dendrobatidis(Infection with Batrachochytrium dendrobatidis) Batrachochytrium dendrobatidis Các loài ếch 22. Đốm trắng(White Spot Disease) White spot syndrome virus (WSSV) Các loài cua II. Tần suất lấy mẫu, số lượng mẫu 1.Tần suất lấy mẫu: Lấy mẫu của 03 (ba) lô hàng liên tiếp để xét nghiệm và áp dụng như sau: a) Nếu kết quả xét nghiệm của 03 (ba) lô hàng liên tiếp đạt yêu cầu, cứ 05 (năm) lô hàng tiếp theo chỉ lấy mẫu ngẫu nhiên của 01 (một) lô hàng để xét nghiệm; trường hợp lô hàng được lựa chọn kiểm tra có kết quả xét nghiệm không đạt yêu cầu, lấy mẫu của 03 (ba) lô hàng liên tiếp để xét nghiệm; b) Nếu kết quả xét nghiệm của 01 (một) lô hàng không đạt yêu cầu, tiếp tục lấy mẫu của 03 (ba) lô hàng liên tiếp để xét nghiệm. 2. Số lượng mẫu và mẫu xét nghiệm: a) Lô hàng có một mặt hàng: lấy 05 (năm) mẫu và gộp thành 01 (một) mẫu để xét nghiệm các chỉ tiêu tác nhân gây bệnh theo quy định tại khoản 1 phần này (phần B); b) Lô hàng có nhiều mặt hàng: lựa chọn mặt hàng có số lượng lớn hơn để lấy mẫu theo điểm a khoản này, lấy mẫu tối đa của 03 mặt hàng; trường hợp các mặt hàng của lô hàng có số lượng bằng nhau, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu lựa chọn ngẫu nhiên mặt hàng để lấy mẫu. 3. Đối với sản phẩm được lấy từ các họ/loài thủy sản không thuộc mục I phần này (phần B), thực hiện như sau: a) Cơ quan kiểm dịch cửa khẩu kiểm tra hồ sơ kiểm dịch, thực trạng hàng hóa của 03 (ba) lô hàng liên tiếp và áp dụng như quy định tại điểm a và b khoản 1 mục này; b) Trường hợp phát hiện lô hàng không đạt yêu cầu về ngoại quan, lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu lý hóa, vi sinh vật gây hại, tác nhân gây bệnh theo các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn tương ứng của Việt Nam, quy định quốc tế. 4. Đối với lô hàng không phải lấy mẫu xét nghiệm hoặc không phải kiểm tra thực trạng hàng hóa, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu chỉ kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu (chủ hàng phải tự chịu trách nhiệm đối với hàng hóa nhập khẩu). 5. Khi phát hiện lô hàng không đạt yêu cầu, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu xử lý theo quy định và báo cáo về Cục Thú y. 6. Việc lấy mẫu, kiểm tra theo tần suất áp dụng trên tổng số lô hàng nhập khẩu tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 trong cùng 01 (một) năm.” d) Bổ sung phầnCvào sau phầnBnhư sau: “C. Căn cứ vào tình hình dịch bệnh của nước xuất khẩu, Cục Thú y hướng dẫn chỉ tiêu bệnh cần xét nghiệm được quy định tại phầnA, phầnBPhụ lục này. Trường hợp phát hiện bệnh mới chưa được quy định tại phầnA, phầnBPhụ lục này, Cục Thú y báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định chỉ tiêu kiểm dịch.” 3. Thay thế Mẫu 03 TS Phụ lục V (Đơn khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu) bằng Mẫu 03 TS (Đơn khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu) tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. 4. Bổ sung khoản 26, khoản 27 vào sau khoản 25 mục I Phụ lục V như sau: “26. Quyết định xử lý vệ sinh thú y đối với động vật/sản phẩm động vật thủy sản không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y - Mẫu 26 TS; 27. Biên bản xử lý vệ sinh thú y hàng động vật, sản phẩm động vật thủy sản - Mẫu 27 TS.” 5. Bổ sung Mẫu 26 TS - Quyết định xử lý vệ sinh thú y đối với động vật/sản phẩm động vật thủy sản không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y và Mẫu 27 TS - Biên bản xử lý vệ sinh thú y hàng động vật, sản phẩm động vật thủy sản vào sau Mẫu 25 TS của Phụ lục V (tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này). 6. Bổ sung Phụ lục VII: Quy trình kiểm tra, lấy mẫu kiểm dịch lô hàng sản phẩm động vật thủy sản vào sau Phụ lục VI tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 3. Điều khoản thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 9 năm 2022. 2. Hồ sơ đăng ký, khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản đã nộp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm nộp hồ sơ. 3. Thông tư này bãi bỏ: a) Thông tư số11/2019/TT-BNNPTNTngày 22/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số36/2018/TT-BNNPTNTngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số26/2016/TT-BNNPTNTngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản; b)Khoản 4 Điều 9, điểm b khoản 2 Điều 12 Thông tư số 21/2018/TT- BNNPTNTcủa Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định ghi, nộp báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản; công bố cảng cá chỉ định xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác; danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp; xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác. 4. Cục trưởng Cục Thú y và Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, quyết định./.
Chia sẻ bài viết
Sau vụ chặn các lô hàng mì ăn liền nhập khẩu từ Indonesia, Philippines và nhiều quốc gia khác thì mới đây Đài Loan lại tiếp tục cho tiêu hủy 1.440kg mì ăn liền Omachi của Việt Nam do phát hiện chất cấm ethylene oxide. Mì ăn liền Omachi xuất xứ Việt Nam bị tiêu hủy do có chất cấm Ngày hôm qua theo giờ địa phương, Hãng tin CNA (Đài Loan) đưa tin Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm thuộc Cơ quan Y tế và phúc lợi Đài Loan phát hiện mì ăn liền Omachi có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam có chứa chất bảo vệ thực vật ethylene oxide chưa được cấp phép sử dụng tại vùng lãnh thổ này. Theo danh sách vi phạm kiểm tra biên giới mới nhất do Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Đài Loan đã quyết định trả lại hoặc hủy 19 loại thực phẩm khác nhau. Lô hàng tiêu hủy là lô mì ăn liền hương vị tôm chua cay thuộc Công ty TNHH Qianyu (Thiên Du) xuất xuất do có chứa 0,195 mg/kg chất ethylene oxide chưa cấp phép trong gói gia vị. Theo đó, số hàng bị tiêu hủy và bị trả về lên đến 1.440kg tương đương 600 thùng mì 30 gói. Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Đài Loan cho biết thêm, hiện có nhiều loại nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc đại lục, Nhật Bản, Canada, Chile và các nước khác bị phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Tất cả số hàng này đều bị trả về để tiêu hủy. Trong tháng 5 vừa qua, 1 lô mì ăn liền nặng 1.400kg nhập khẩu từ Hàn Quốc cũng bị chặn lại, sau khi bị phát hiện có chứa chất ethylene oxide. Một số lô mì ăn liền nhập khẩu từ Indonesia, Philippines và Nhật Bản cũng bị chặn lại vì chứa các chất không an toàn. Bạn nên biết:Cảnh bảo chỉ số chỉ tiêu athylene oxide trong mì ăn liền xuất khẩu vào EU Chất cấm ethylene oxide là gì? Tại sao bị nhiều quốc gia cấm? PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Trường đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết ethylene oxide (EO) là chất không dùng trong thực phẩm bởi đây không phải là chất phụ gia. Các nhà sản xuất thường sử dụng chất EO trong khử trùng sản phẩm. EO có tác dụng khử trùng rất tốt, thường để diệt các loại vi khuẩn gây ẩm mốc và khử trùng triệt để các dụng cụ y tế. Tuy nhiên, trong quá trình khử trùng sẽ có thể còn tồn dư lại một lượng EO. EO là chất độc gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nếu để tích lũy dần trong cơ thể con người, tùy theo từng thể trạng (người già, người trẻ, phụ nữ...) sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là gan, thận.. Theo CNA, ethylene oxide hiện bị cấm sử dụng trong thực phẩm ở Đài Loan và nhiều nền kinh tế khác, vì chất này được phân loại là chất gây ung thư cấp một. Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Đài Loan nói rằng việc phơi nhiễm lâu dài với chất này có thể làm tăng nguy cơ ung thư và gây ra bệnh thần kinh trung ương hoặc thần kinh ngoại biên.
Chia sẻ bài viết
Trong thời gian gần đây, tình hình các ngành kinh tế, đặc biệt là hoạt động sản xuất phục vụ xuất khẩu có những chuyển biến rõ rệt. Điển hình như nhóm ngành sản phẩm điện tử khác và phụ tùng, chè, máy tính bảng, sắt thép - kim loại,... Cụ thể được thể hiện trong các con số được Lacco thống kê trong bài viết dưới đây. I. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá Do xuất khẩu mặt hàng điện thoại thông minh giảm mạnh so với cùng kỳ nên tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu trên địa bàn tháng 7/2022 ước đạt 2,51 tỷ USD, giảm 7,6% so với cùng kỳ nhưng tăng 1,1% so với tháng trước. Trong đó khu vực kinh tế trong nước xuất khẩu 62,3 triệu USD, giảm 4% so với cùng kỳ và tăng 0,6% so với tháng trước; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2,45 tỷ USD (bằng 97,5% tổng giá trị xuất khẩu), giảm 7,7% so với cùng kỳ nhưng tăng 1,2% so với tháng trước. 1. Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu tháng 7/2022 nhóm các mặt hàng có giá trị xuất khẩu ước tính tăng cao so với cùng kỳ là: kim loại màu và tinh quặng kim loại màu đạt 20,5 triệu USD, tăng 40%; sản phẩm điện tử khác và phụ tùng đạt 1,86 tỷ USD, tăng 29,8%; phụ tùng vận tải đạt 0,5 triệu USD, tăng 22,8%; chè các loại đạt 0,2 triệu USD, tăng 21,1%; máy tính bảng đạt 201,2 triệu USD, tăng 11,2%... Nhóm các mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ như: + Giấy và các sản phẩm từ giấy đạt 0,3 triệu USD, tăng 5,1%; + Sản phẩm từ sắt thép đạt 2,9 triệu USD, tăng 2,4%; + Sản phẩm may đạt 41 triệu USD, giảm 13%; + Điện thoại thông minh đạt 334 triệu USD, bằng 35,4%... Tính chung 7 tháng năm 2022, tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 19,3 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước ước đạt 399 triệu USD, tăng 32,9%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 18,9 tỷ USD, tăng 22,8%. 2. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trên địa bàn tính chung 7 tháng năm 2022 Ngoại trừ nhóm hàng điện thoại thông minh giá trị xuất khẩu ước đạt 2,95 tỷ USD, giảm 37,2% so với cùng kỳ thì các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trên địa bàn tính chung 7 tháng năm 2022 đều có giá trị xuất khẩu ước đạt cao hơn so với cùng kỳ như: + Sản phẩm điện tử khác và phụ tùng ước đạt 13,86 tỷ USD, tăng 56%; + Kim loại màu và tinh quặng kim loại màu ước đạt 176,9 triệu USD, tăng 41,5%; + Máy tính bảng ước đạt 1,69 tỷ USD, tăng 34,2%; + Sản phẩm từ sắt thép ước đạt 23,7 triệu USD, tăng 29,9%; + Phụ tùng vận tải ước đạt 3,5 triệu USD, tăng 10,1%; + Giấy và các sản phẩm từ giấy ước đạt 2,4 triệu USD, tăng 9,8%; + Sản phẩm may ước đạt 262,5 triệu USD, tăng 5,4%; + Chè các loại ước đạt 1,3 triệu USD, tăng 2,2%... II. Hoạt động nhập khẩu hàng hoá Giá trị hàng hoá nhập khẩu trên địa bàn tháng 7/2022 ước đạt 1,38 tỷ USD, tăng 0,6% so với cùng kỳ và tăng 2,1% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước ước đạt 35,4 triệu USD, giảm 9,4% so với tháng trước nhưng tăng 10,7% so với cùng kỳ; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 1,35 tỷ USD (bằng 97,4% tổng giá trị nhập khẩu), tăng 0,4% so với cùng kỳ. 1. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu tháng 7/2022 Ước tăng cao so với cùng kỳ như: + Giấy các loại ước đạt 0,7 triệu USD, gấp 3,6 lần cùng kỳ; sản phẩm từ sắt thép ước đạt 4,1 triệu USD, tăng 71,6%; + Vải các loại ước đạt 13,2 triệu USD, tăng 31,3%; + Nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc ước đạt 6,3 triệu USD, tăng 14,8%; + Nguyên, phụ liệu dệt may ước đạt 5,3 triệu USD, tăng 8%; + Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng ước đạt 13,5 triệu USD, tăng 3,7%... 2. Nhóm các mặt hàng nhập khẩu Giá trị giảm so với cùng kỳ: + Chất dẻo (plastic) nguyên liệu đạt 9,9 triệu USD, giảm 10,4%; + Nguyên liệu và linh kiện điện tử đạt 1,3 tỷ USD, giảm 1%... Tính chung 7 tháng năm 2022, giá trị nhập khẩu trên địa bàn đạt 11,75 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ. Chia theo khu vực kinh tế, khu vực kinh tế trong nước đạt 253,3 triệu USD, tăng 42,8%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 11,5 tỷ USD (chiếm 97,8% tổng giá trị nhập khẩu), tăng 23,8% cùng kỳ. Tham khảo:Doanh nghiệp tận dụng CPTPP để xuất khẩu sang các nước khu vực châu Mỹ 3. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu trong 7 tháng năm 2022 + Nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc ước đạt 33,4 triệu USD, tăng 68,6%; + Giấy các loại ước đạt 4,8 triệu USD, tăng 40,9%; + Sản phẩm từ sắt thép ước đạt 26,1 triệu USD, tăng 36,8%; + Nguyên liệu và linh kiện điện tử ước đạt 11,1 tỷ USD, tăng 23,1%; + Máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng ước đạt 82,9 triệu USD, tăng 12,2%; + Vải và nguyên phụ liệu dệt may ước đạt 132,1 triệu USD, tăng 11,4%; + Nhóm chất dẻo (plastic) nguyên liệu ước đạt 54,2 triệu USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ... III. Vận tải, kho bãi trong tháng 7/2022 Mặc dù đã dần phục hồi sau thời gian dài chịu tác động của dịch Covid-19 nhưng ngành vận tải vẫn gặp khó khăn do giá xăng dầu liên tục tăng cao trong 6 tháng đầu năm 2022. Việc điều chỉnh giá xăng dầu trong nước ngày 11/7 và ngày 21/7 vừa qua, cộng với việc giá dầu thế giới trong những ngày này liên tục có xu hướng giảm sẽ là yếu tố tích cực thúc đầy ngành vận tải hồi phục và tăng trưởng trong thời gian tới, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng cũng như nhu cầu đi lại của người dân. 1. Dịch vụ vận tải kho bãi Doanh thu vận tải kho bãi trên địa bàn tháng 7/2022 ước đạt 535,8 tỷ đồng, tăng 3,34% so với tháng trước và tăng 35,2% so với cùng kỳ (do cùng thời điểm năm trước dịch Covid-19 bùng phát, nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ, hoạt động vận tải, nhất là hoạt động vận tải hành khách gần như đóng băng). Tính chung 7 tháng năm 2022, doanh thu vận tải kho bãi trên địa bàn ước đạt 3.295,3 tỷ đồng, tăng 10,25% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu vận tải hành khách ước đạt 521,3 tỷ đồng, tăng 11%; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 2.458,7 tỷ đồng, tăng 9,4%; doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 315,4 tỷ đồng, tăng 16,2% so cùng kỳ. 2. Vận tải hàng hóa khối lượng vận chuyển hàng hóa tháng 7/2022 ước đạt 4,2 triệu tấn, tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 17,5% so với cùng kỳ; khối lượng luân chuyển hàng hóa ước đạt 170,4 triệu tấn.km, tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 21% so với cùng kỳ. Tính chung 7 tháng năm 2022 khối lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt 27,8 triệu tấn, tăng 6% so với cùng kỳ; khối lượng luân chuyển hàng hóa ước đạt 1.136 triệu tấn.km, tăng 6,4% so với cùng kỳ. Lacco là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ giao nhận vận tải, hỗ trợ thủ tục hải quan phục vụ cho các khu công nghiệp (KCN) lớn nhất tại miền Bắc có thể kể đến như: KCN Bắc Thăng Long, KCN Yên Phong – Bắc Ninh, KCN Tiên Sơn – Bắc Ninh, KCN Phố Nối – Hưng Yên, KCN Hòa Lạc, KCN Sông Công, KCN Điềm Thụy – Thái Nguyên, KCN Quang Minh – Hà Nội, KCN Vsip – Hải Phòng, KCN Khai Quang – Vĩnh Phúc … Do đó, nếu các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhu cầu về hoạt động xuất nhập khẩu quốc tế, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ: Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, Ngõ 73 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng.

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội.

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Lạng Sơn

Phòng số 3, Cổng B5, Bến Xe Tải, Cửa Khẩu Quốc Tế Hữu Nghị, Khu Kéo Kham, TT Đồng Đăng, Huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn.

Thư viện ảnh