Preloader Close
Để đảm bảo quyền lợi pháp lý trong các giao dịch vận chuyển quốc tế, PO là được xem là công cụ rất an toàn để bảo vệ quyền lợi của bên mua và bên bán. PO là gì? PO có vai trò và ý nghĩa như thế nào trong hoạt động thương mại? 1. Po là gì? Po hoặc P/O là thuật ngữ quen thuộc trong các hoạt động kinh doanh, thương mại. PO là từ viết tắt tiếng anh của từ "Purchase Order" tức là đơn đặt hàng. Khi tiến hành trao đổi, mua bán hàng hóa hay sử dụng dịch vụ nào đó thì PO sẽ được hiểu là văn bản, tài liệu thương mại ghi rõ những thỏa thuận giữa bên mua và bên bán. Trong nội dụng của PO sẽ ghi đầy đủ các thông tin hàng hóa: chủng loại hàng hóa, giá cả, mẫu mã, số lượng, kiểu dáng và những thỏa thuận khác được 2 bên đặt ra. Như vậy chúng ta có thể hiểu đơn giản, PO chính là một bản hợp đồng ràng buộc trách nhiệm giữa bên mua và bên bán. PO chính thức có hiệu lực kể từ khi bên bán xác nhận giao hàng cho bên mua. Tham khảo thêm:BL là gì? Chức năng của vận đơn đường biển 2. Những nội dung chính của Po PO phải đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch, các thông tin mua hàng phải đầy đủ các nội dung: - Số P/o - Ngày lập P/o - Tên và các thông tin liên hệ của hai bên, bên bán và bên mua. - PIC - Mô tả chi tiết thông tin về sản phẩm - Số lượng, thông số kỹ thuật, đơn giá của hàng hóa - Tổng giá trị hợp đồng đã bao gồm thuế VAT ( Nếu có) - Các điều khoản thanh toán, điều kiện giao hàng, hay các điều khoản ràng buộc đặc biệt khác. - Chữ ký của bên mua và bên bán 3. Ý nghĩa của PO trong hoạt động thương mại PO có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đóng vai trò thiết yếu trong hoạt động mua bán giữa 2 bên. Đây được xem là tài liệu dùng để kiểm tra, đánh giá mọi vấn đề liên quan tới đơn hàng. Giúp đưa các thông tin, tài liệu về việc giao hàng cũng như tình trạng giao hàng khi đơn hàng được tạo. Nhằm tạo mối quan hệ ràng buộc về pháp lý giữa các bên nếu không có hợp đồng chính thức nếu được nhà cung cấp chấp thuận. Tham khảo thêm:Quy trình chung về hoạt động giao nhận hàng hóa FCL nhập khẩu 4. Tác dụng của PO là gì? PO có rất nhiều tác dụng đối với cả bên mua và bên bán. Có thể liệt kê một số tác dụng như sau: Trung tâm cung cấp yêu cầu của bên mua đến bên bán: - Truyền đạt đến hai bên về thông tin của hàng hóa như kích thước, mẫu mã, số lượng. - Quản lý đơn hàng chặt chẽ thông qua những vấn đề liên quan đến hàng để quản lý sát sao vấn đề. Cung cấp thông tin cho Thuế, kiểm toán khi cần: - Trong PO có đầy đủ các thông tin về hàng hóa và chi phí mua bán. Như vậy, khi cơ quan thuế cần kiểm tra, kiểm toán thì có thể căn cứ vào PO để xác thực chi phí quản lý, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Bảo vệ quyền lợi pháp lý của bên mua và bên bán - Đảm bảo quy trình mua bán được thực hiện đúng mực và chuyên nghiệp từ việc mua hàng đến trao đổi hàng hóa. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, doanh nghiệp/ cá nhân có thể nắm thêm được ý nghĩa của thuật ngữ logistics chuyên ngành. Từ đó thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh và mua bán hàng hóa. Quý khách cần hỗ trợ về các dịch vụ logistics quốc tế và nội địa như: thủ tục hải quan, xin cấp giấy phép chuyên ngành, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu - vận chuyển Bắc Nam, thuế xuất nhập khẩu,... liên hệ ngay đến Công ty Lacco để được hỗ trợ miễn phí. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
Đơn vị/cá nhân muốn đi xin cấp mã số vùng trồng thì phải đến đâu? thủ tục và quy trình xin cấp mà vùng trồng có phức tạp không? Bài viết dưới đây, Công ty Lacco sẽ giúp bạn nắm bắt những thông tin quan trọng khi xin mã vùng trồng trong bài viết dưới đây, Ai có thẩm quyền cấp mã số vùng trồng? Để nắm được thông tin ai có thẩm quyền cấp mã số vùng trồng, các bạn theo dõi tại khoản 3, khoản 4 Điều 64 Luật Trồng trọt 2018 có quy định về các cấp quản lý và cấp mã vùng trồng như sau: 1. Mã số vùng trồng là mã số định danh cho một vùng trồng trọt nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát chất lượng sản phẩm; truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng. 2. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện và có chính sách ưu tiên hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân đăng ký cấp mã số vùng trồng. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng lộ trình và hướng dẫn cấp mã số vùng trồng trên phạm vi toàn quốc. 4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai cấp mã số vùng trồng trên địa bàn theo lộ trình và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng lộ trình và hướng dẫn cấp mã số vùng trồng trên phạm vi toàn quốc. - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai cấp mã số vùng trồng trên địa bàn theo lộ trình và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tham khảo:6 yêu cầu khi thiết lập vùng trồng? Thủ tục cấp mã vùng trồng Quy trình cấp mã số vùng trồng Theo Mục 5 Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 774:2020/BVTV ban hành kèm theo Quyết định 2481/QĐ-BVTV-KH quy định thủ tục đăng ký cấp mã số vùng trồng được thực hiện như sau: Bước 1: Đăng ký thông tin kỹ thuật của vùng trồng Tổ chức/cá nhân gửi tờ khai kỹ thuật đề nghị cấp mã số vùng trồng và các thông tin cần thiết về Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh theo mẫu tại phụ lục A của tiêu chuẩn cơ sở này. Bước 2: Kiểm tra thực địa - Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh (sau đây gọi là đơn vị kiểm tra) có trách nhiệm đi kiểm tra thực địa để xác định mức độ đáp ứng các yêu cầu ở mục 4 của tiêu chuẩn này, làm căn cứ cấp mã số vùng trồng cho tổ chức/cá nhân đề nghị. - Việc kiểm tra đánh giá thực địa sẽ bao gồm các công tác: khảo sát thực địa và lấy mẫu kiểm tra thành phần sinh vật gây hại (trong trường hợp chưa xác định được sinh vật gây hại cụ thể tại thời điểm kiểm tra). - Các nội dung kiểm tra chi tiết tại Phụ lục B của tiêu chuẩn cơ sở này. Bước 3: Kết quả kiểm tra thực địa - Đơn vị kiểm tra tiến hành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực địa tại vùng trồng; hoàn thành Biên bản kiểm tra thực địa theo phụ lục B của Tiêu chuẩn này. - Trong trường hợp kết quả kiểm tra cho thấy vùng trồng cần khắc phục, đơn vị kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra lại theo đề nghị của vùng trồng. - Đơn vị kiểm tra gửi Cục Bảo vệ thực vật Báo cáo kiểm tra vùng trồng đề nghị cấp mã số theo Phụ lục C của tiêu chuẩn này, kèm theo bản sao Biên bản kiểm tra thực địa, tờ khai kỹ thuật. Bước 4: Phê duyệt mã số vùng trồng - Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp mã số từ đơn vị kiểm tra, Cục Bảo vệ thực vật sẽ tiến hành thẩm định và cấp mã số cho vùng trồng đạt yêu cầu; và gửi thông tin chi tiết mã số đã cấp cho nước nhập khẩu. - Sau khi được nước nhập khẩu phê duyệt, Cục Bảo vệ thực vật sẽ thông báo và gửi mã số cho Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh để chủ động quản lý và giám sát vùng trồng đã được cấp mã số. - Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh gửi thông báo bằng văn bản cho tổ chức/cá nhân đề nghị cấp mã số về mã số đã được cấp. Các bạn cần tìm hiểu thêm các thông tin chi tiết về các loại giấy phép chuyên ngành đối với hàng xuất khẩu, thủ tục hải quan, vận chuyển hàng hóa... chính ngạch, hãy liên hệ ngay với công ty Lacco để được tư vấn chi tiết. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
Mã vùng trồng là một trong những tiêu chí quan trọng để nông sản đủ tiêu chuẩn xuất khẩu đi nước ngoài. Thông qua mã vùng trồng, thị trường nhập khẩu có thể nắm được thông tin, kiểm soát tình hình sản xuất, sinh vật gây hại cho vùng trồng và cũng để truy xuất nguồn gốc của sản phẩm. 1. Mã số vùng trồng là gì? Khái niệm mã vùng trồng là gì? Có thể hiểu đơn giản, mã số vùng trồng là mã số "định danh" cho một vùng trồng. Thông qua mã số này có thể kiểm soát được tình hình sản xuất và kiểm soát chất lượng cây trồng để đảm bảo mức độ ăn toàn của nông sản cũng như quy cách đóng gói của khu vực đó. Với mã vùng trồng này tức là mỗi vùng sẽ sản xuất chủ yếu 1 loại cây trồng hoặc một số loại theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Mỗi mã vùng trồng sẽ gồm 1 hay nhiều điểm sản xuất, hoặc tùy theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Căn cứ pháp lý, quy định về cấp mã số vùng trồng Điều 64 Trong văn bản Luật trồng trọt 31/2018/QH14 – Luật trồng trọt 2018 về Quản lý và cấp mã số vùng trồng: - Mã số vùng trồng là mã số định danh cho một vùng trồng trọt nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát chất lượng sản phẩm; truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng. - Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện và có chính sách ưu tiên hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân đăng ký cấp mã số vùng trồng. - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng lộ trình và hướng dẫn cấp mã số vùng trồng trên phạm vi toàn quốc. - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai cấp mã số vùng trồng trên địa bàn theo lộ trình và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2. 6 yêu cầu khi thiết lập vùng trồng Để thiết lập được vùng trồng thì cơ sở phải đáp ứng được 6 điều kiện sau: #1. Yêu cầu chung: Phải đồng nhất quy trình quản lý sinh vật gây hại tại vùng trồng. Quy trình kiểm soát được sinh vật gây hại phải đảm bảo luôn mức độ thấp. Thuốc bảo vệ thực vật phải sử dụng theo đúng quy định nước nhập khẩu cho phép. Vùng trồng phải được kiểm tra và cấp mã số trước thời điểm thu hoạch theo yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Trước mỗi vụ thu hoạch, cơ sở trồng phải thực hiện đăng ký cấp mã số vùng trồng 1 lần vì nếu không sẽ bị thu hồi lại mã số. #2. Diện tích vùng trồng: - Cây ăn quả: tối thiểu 10 ha - Rau gia vị: Diện tích sẽ tùy thuộc theo từng nông trại và yêu cầu của nước xuất khẩu - Các loại cây trồng khác: theo yêu cầu của nước xuất khẩu. #3. Sinh vật gây hại và biện pháp quản lý: Quy trình quản lý sinh vật gây hại cũng phải thực hiện theo yêu cầu của nước xuất khẩu. Vùng trồng của bạn phải có biện pháp quản lý cụ thể cho từng nhóm sinh vật gây hại theo hàng hóa và phải thực hiện theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên ngành BV&KD thực vật. #4. Sử dụng thuốc BVTV: Vùng trồng chỉ được sử dụng các loại thuốc BVTV có trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam và đảm bảo không sử dụng các hoạt chất cấm theo yêu cầu, quy định của thị trường nhập khẩu. #5. Yêu cầu về ghi chép thông tin: Cơ sở trồng nông sản phải có nhật ký ghi chép chi tiết các giai đoạn nuôi trồng và phát triển của cây: Giai đoạn phát triển của cây trồng Sinh vật gây hại phát hiện trong quá trình điều tra Nhật ký bón phân: ngày bón, loại phân bón, phương pháp bón,… Nhật ký sử dụng thuốc BVTV: ngày sử dụng, tên thuốc, liều lượng sử dụng, lý do sử dụng,… Nhật ký thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm: sản phẩm dự kiến, bảo quản, tiêu thụ,… #6. Điều kiện canh tác: Các loại cây trồng phải được Canh tác theo quy trình, tiêu chuẩn cần tuân theo VietGAP, GlobalGAP,… (Có thể không có chứng nhận nhưng vẫn phải tuân theo các quy trình tương đương). Nhật ký canh tác có thể lập chung cho cả vùng trồng. Và các yêu cầu khác của nước nhập khẩu. 3. Thủ tục cấp mã số vùng trồng Để được cấp mã vùng trồng, tổ chức/cá nhân cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp mã vùng trồng đệ trình lên Cục Bảo vệ thực vật. Gồm có: - Tờ khai kỹ thuật đề nghị cấp mã số vùng trồng theo mẫu tại phụ lục A tiêu chuẩn cơ sở 774:2020/BVTV (Kèm theo danh sách các hộ nông dân vùng trồng kèm theo diện tích). - Giấy chứng nhận VietGAP cho vùng trồng xin cấp mã số (nếu có). - Nhật ký sản xuất - Cam kết thực hiện đúng tiêu chuẩn cơ sở. Sau khi Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh nhận được hồ sơ yêu cầu cấp mã số vùng trồng sẽ xuống kiểm tra thực địa. Sau khi có kết quả kiểm tra thì Cục Bảo vệ thực vật sẽ tiến hành thẩm định và cấp mã số cho vùng trồng đạt yêu cầu; và gửi thông tin chi tiết mã số đã cấp cho nước nhập khẩu. Mọi thông tin chi tiết cần tư vấn đề về quy định cấp mã vùng trồng và xin cấp mã vùng trồng, các bạn có thể liên hệ đến công ty Lacco để được tư vấn chi tiết. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
Tháng 8/2022, một công ty Việt Nam đã xuất khẩu sang Algeria 5 container hạt điều qua trung gian là một doanh nghiệp đặt tại Nam Phi và đặt cọc trước 10% giá trị tiền hàng. Tuy nhiên, khi đến cảng cảng Mostaganem (Algeria) thì khách hàng lại không làm được thủ tục hải quan. Đến nay khả năng cao là lô hàng này sẽ bị mất trắng. Thông tin mới nhất của vụ 5 container điều xuất khẩu sang Algeria Liên quan đến vụ việc này, ông Trần Hữu Hậu, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cho biết, hiện 5 container hạt điều của doanh nghiệp Việt Nam đã bị hải quan cảng Mostaganem, Algeria bán đấu giá và không thể kéo hàng về. Như vậy, Doanh nghiệp có khả năng mất trắng lô hàng với tổng giá trị là 466.900 USD (khoảng 11 tỷ đồng). Tới thời điểm hiện tại, trong số 5 container này có 2 container là người trúng đấu giá đã lấy hàng ra và bán; 3 container còn lại nhờ Vinacas và Thương vụ Việt Nam tại Algeria tác động kịp thời nên tạm thời hải quan Algeria đang niêm phong tại kho. Để khắc phục hậu quả, phía bên doanh nghiệp cũng đang cố gắng làm việc với các cơ quan chức năng Việt Nam và Algeria để yêu cầu giải quyết. Tuy nhiên, khả năng thu hồi được là rất thấp. Tham khảo:Tin vui cho doanh nghiệp trong vụ 100 container hạt điều xuất khẩu sang Italy Cảnh báo lừa đảo khi xuất khẩu nông sản sang thị trường Algeria Chiều 18/4, Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) và Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) đồng loạt gửi thông tin cảnh báo đến các doanh nghiệp hội viên sau khi Thương vụ Việt Nam tại Algeria có công điện cảnh báo lừa đảo khi xuất khẩu sang Algeria. Trong công điện gửi các hiệp hội, Thương vụ Việt Nam tại Algeria thông tin chi tiết về vụ việc 5 container điều xuất khẩu sang Algeria bị lừa đảo vào có nguy cơ mất trắng. Mặc dù chủ hàng đã cố gắng dùng các biện pháp khắc phục giải quyết rủi ro những vấn không được phía hải quan nước này chấp nhận. Và cho rằng công ty ATS Food (khách hàng mua hạt điều) đã mất năng lực pháp lý để thực hiện các thủ tục như nhập khẩu, đổi doanh nghiệp nhận hàng thay thế hay tái xuất hàng. Như vậy lô hàng sẽ bị tháo dỡ và đem đi đấu giá để xung quỹ. Để tránh các rủi ro xuất khẩu, Thương vụ Việt Nam tại Algeria khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam không giao dịch với công ty Eurl ATS Food; đồng thời cần tìm hiểu kỹ khách hàng trước khi giao dịch như đề nghị cung cấp bản sao giấy phép kinh doanh, mã số thuế, hộ chiếu trắng có ảnh của người đại diện hợp pháp công ty và nhờ các cơ quan chức năng thẩm tra; không nên quá tin tưởng vào công ty môi giới dù làm việc lâu năm và cần kiểm tra thông tin đối tác nhập khẩu. Nếu tiến tới giao kết hợp đồng thương mại, cần chọn phương thức thanh toán thư tín dụng (L/C) không hủy ngang có xác nhận hoặc nhờ thu qua ngân hàng (DP, CAD at sight) yêu cầu khách đặt cọc từ 20% trở lên. Tham khảo:Thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu-Phương thức LC Hy vọng với những thông tin được công ty Lacco cập nhật và cảnh báo trên đây sẽ giúp cho các doanh nghiệp tỉnh táo hơn khi xuất nhập khẩu. Đồng thời cũng cần có những đánh giá cẩn thận, chi tiết để giảm thiểu tối đa rủi ro cho hàng hóa.
Chia sẻ bài viết
ETD/ETA là hai thuật ngữ vô cùng phổ biến trong logistics và cũng dễ dàng gây hiểu nhầm trong quá trình xuất nhập khẩu. Trong bài viết này, Lacco sẽ giải thích chi tiết để các bạn hiểu được khái niệm và sự khác nhau của ETD và ETA. Khái niệm ETD/ETA là gì? ETA là gì? ETA là từ viết tắt của từ Estimated time of arrival, nghĩa là ngày giờ dự kiến mà lô hàng sẽ về đến cảng đích. Đích đến này phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện giao hàng nhưng thông thường sẽ được sử dụng để nêu tên một cảng biển hoặc cảng hàng không. Và chỉ bất kỳ phương thức vận chuyển nào: Vận chuyển đường hàng không, đường sắt, đường bộ hay đường biển. ETD là gì? Thuật ngữ ETD là từ viết tắt của từ “Estimated Time of Departure”. Chúng ta có thể hiểu đơn giản, đây là sau khi hàng hóa rời khỏi kho lưu trữ thì nó là khoảng thời gian xác định theo ngày và giờ dự kiến để khởi hành lô hàng. ETD được xác định là thời gian ước tính giao hàng khi sản phẩm đã về điểm cuối trong chuỗi cung ứng hậu cần. Lúc này có thể giao hàng cho người nhận. Như vậy, ETD và ETA không cố định và hoàn toàn có thể thay đổi khi có sự biến động về một số yếu tố như: phương tiện vận chuyển, trọng lượng hàng hóa hay sự tác động của thời tiết. Phân biệt sự khác nhau của ETD và ETA trong xuất nhập khẩu Qua khái niệm ETD và ETA là gì ở phần 1, chúng ta có thể dễ dàng phân biệt sự khác nhau của ETD và ETA trong trong xuất nhập khẩu như sau: - ETD: thời gian khởi hành ước tính hay thời gian giao hàng ước tính. - ETA: việc hàng hóa đã về đến điểm cuối của quá trình vận chuyển. Mặt khác, sự khác biệt của ETD và ETA cũng được hiểu là thời gian được xác định về việc khởi hành hay đến điểm cuối, nó là dự kiến và cũng có thể sẽ thay đổi. Qua đây, có thể nhận định ETD và ETA chính là căn cứ để xác định mức độ chính xác nhất định trong xuất nhập khẩu. Với sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật hiện đại thì mức độ chính xác của ETD và ETA đã trở nên dễ dàng, hiệu quả và mang tính chính xác hơn rất nhiều. Hy vọng qua bài viết này, Lacco có thể giúp các bạn hiểu được phần nào về xuất nhập khẩu. Điều này giúp việc trao đổi thông tin giữa các đơn vị vận chuyển, các bên giao nhận hàng cũng trở nên dễ dàng hơn. Để được tư vấn các thông tin về xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa, các bạn vui lòng liên hệ đến công ty Lacco để được tư vấn chi tiết. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
Các khu công nghiệp khu nghiệp miền Nam luôn thu hút được nguồn đầu tư rất lớn từ nước ngoài. Các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa, thiết bị, linh kiện, phụ tùng phụ tùng sản xuất cũng diễn ra rất nhộn nhịp. Cùng với đó là nhu cầu vận chuyển hàng hóa, xử lý thủ tục hải quan và chuẩn bị giấy phép chuyên ngành là vấn đề vô cùng quan trọng để thúc đẩy hoạt động kinh doanh và sản xuất. Dịch vụ vận chuyển khu công nghiệp miền Nam Phần lớn hàng hóa trong khu công nghiệp sẽ được vận chuyển container theo phương thức vận chuyển đường biển, đường sắt và đường bộ. Tùy thuộc vào số lượng hàng cần xuất nhập khẩu mà các đơn vị sẽ lựa chọn hình thức FCL hoặc LCL để đảm bảo tối giản chi phí vận chuyển. Sau khi nắm được thông tin chi tiết về lô hàng, các đơn vị vận chuyển uy tín sẽ tư vấn giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp. Các loại hàng hóa được vận chuyển trong khu công nghiệp bao gồm các loại máy móc linh kiện và phụ tùng sản xuất, sản phẩm do doanh nghiệp trong khu công nghiệp sản xuất,... được vận chuyển theo các hình thức: + Hàng quá khổ, quá tải + Vận chuyển hàng cồng kềnh + Các loại hàng lẻ, hàng nguyên container,... + Hàng phục vụ hội chợ, triển lãm + Hàng dự án Và các dịch vụ kho bãi theo yêu cầu của khách hàng. Dịch vụ thủ tục hải quan khu công nghiệp miền Nam Tùy thuộc vào hình thức và loại hàng hóa cần vận chuyển, xuất nhập khẩu mà thủ tục hải quan, giấy phép,... cũng sẽ có sự khác biệt. Thủ tục hải quan hàng hóa của các doanh nghiệp nằm trong các khu sản xuất cũng sẽ có những sự khác nhau. Thủ tục hải quan hàng hóa đối với doanh nghiệp ưu tiên Thủ tục hải quan nhập khẩu tại chỗ đối với doanh nghiệp bán hàng trong khu chế xuất Thủ tục hải quan đối với hàng hoá ra vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu Thủ tục hải quan cho bên doanh nghiệp chế xuất Bên cạnh đó, việc xác định các loại thủ tục hải quan, giấy tờ chuyên ngành cần thiết cũng phụ thuộc vào mã HS, thị trường xuất nhập khẩu,... Do việc làm thủ tục khá phức tạp, mất thời gian nên phần lớn các doanh nghiệp tại khu công nghiệp sẽ lựa chọn thuê trọn gói các dịch vụ logistics hoặc dịch vụ hải quan để giải quyết nhanh các vấn đề về thủ tục. Điều này sẽ đảm bảo hoạt động kinh doanh sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Các thông tin chi tiết về dịch vụ vận chuyển và thủ tục hải quan khu công nghiệp, các bạn vui lòng liên hệ với công ty Lacco - đơn vị forwarder uy tín, chuyên nghiệp với 15 năm hoạt động trong lĩnh vực này. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, Ngõ 73 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng.

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội.

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Lạng Sơn

Phòng số 3, Cổng B5, Bến Xe Tải, Cửa Khẩu Quốc Tế Hữu Nghị, Khu Kéo Kham, TT Đồng Đăng, Huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn.

Thư viện ảnh