Chiến tranh Nga - Ukraine tác động thế nào đến các ngành hàng của Việt Nam?
Chiến tranh Nga – Ukraine đang diễn ra rất căng thẳng. Trước tình hình đó, các quốc gia phương tây và Mỹ đã liên tục có những động thái trừng phạt với Nga. Đồng thời, tổng thống Nga - Vladimir Vladimirovich Putin cũng nhanh chóng đưa ra những phản ứng mạnh mẽ dành cho các nước Mỹ và EU. Những xác lệnh này gây ảnh hưởng tới những ngành hàng hóa nào của Việt Nam?
Để làm rõ vấn đề này, Lacco đã tổng hợp thông tin từ nhiều bên và đưa ra được một số những ngành hàng bị ảnh hưởng mạnh sau:
Theo Báo cáo Chiến lược thị trường - Đánh giá tác động của xung đột địa chính trị đối với các ngành kinh tế vào đầu tháng 3 đã nhận định về tác động của các biện pháp trừng phạt lên Nga đã ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành kinh tế Việt Nam.
Thị trường ngũ cốc và lúa mì
Căng thẳng giữa Nga - Ukraine đã khiến giá lúa mì tăng 17,8% so với mức giá trước xung đột. Ngoài ra, Ukraine còn là nước xuất khẩu ngô lớn thứ 4, chiếm 22% kim ngạch thương mại thế giới, khiến giá thành phẩm từ ngô tăng 8,4% so với trước khi xảy ra xung đột. Lúa mì và ngô là một trong những nguyên liệu chính để sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Khí đốt và dầu thô
Nga cung cấp khoảng 35% nhu cầu khí tự nhiên cho Tây Âu, phần lớn nhờ các đường ống xuyên qua lãnh thổ Ba Lan và Belarus theo dự án đường ống dẫn Nord Stream 1 đến Đức, và lãnh thổ Ukraine đến các nước khác.
Theo ngân hàng đầu tư Mỹ JPMorgan, cuộc xung đột Nga-Ukraine có thể làm giá dầu tăng dựng đứng. Nếu giá dầu vọt lên mức 150 đô la Mỹ một thùng, tổng sản phẩm quốc nội (GPD) toàn cầu sẽ giảm 0,9% vào quý 1 năm nay so với cùng kỳ, trong khi lạm phát toàn cầu sẽ tăng hơn gấp đôi lên mức 7,2%.
Vận tải đường hàng không và các ngành vận tải
Giá xăng dầu leo thang gây ảnh hưởng trực tiếp đến biên lợi nhuận của hoạt động kinh doanh hàng hóa. Các hãng hàng không cũng có thể chịu ảnh hưởng kép, khi chi phí giá dầu tăng cao và các đường bay bị gián đoạn. Đặc biệt khi Nga ký quyết định cấm bay vào không phận của quốc gia này.
Đối với vận tải hàng không, giá dầu tăng mạnh ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của các hãng hàng không. Việc tạm dừng các chuyến bay thương mại đến, đi Nga và Ukraine ảnh hưởng nhẹ đến sự phục hồi lượng khách quốc tế (hành khách Nga chiếm khoảng 5% tổng lượng khách quốc tế trước đại dịch), tuy nhiên VNDIRECT cho rằng tác động này chỉ mang yếu tố ngắn hạn.
Thị trường than
Năm 2021, Nga là thị trường xuất khẩu than lớn thứ ba sang Việt Nam (khoảng 527 triệu USD), chủ yếu là than nhiệt. Trong khi đó, Nga cũng là nước xuất khẩu than lớn thứ ba thế giới vào năm 2020. Do đó, VNDIRECT cho rằng, các nhà máy nhiệt điện than tại Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ thiếu nguồn cung khi khó chuyển đổi nhà cung cấp trong ngắn hạn.
Xuất khẩu Thép
Nga và Ukraine lần lượt là các nhà xuất khẩu thép lớn thứ 2 - 4 sang EU trong 11 tháng đầu năm 2021, với khoảng 21% tổng lượng nhập khẩu. EU cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam vào năm 2021, chủ yếu với mặt hàng tôn mạ. Do đó, Việt Nam có cơ hội tăng sản lượng tiêu thụ tại EU trong thời gian tới.
Tham khảo: Quy trình giao nhận nhập khẩu hàng thép FCL tại cảng Hải Phòng
Phân bón
Nga chiếm 13% tổng kim ngạch thương mại phân bón chính trên toàn cầu và gần 16% thương mại toàn cầu đối với các loại phân bón thành phẩm quan trọng. Do đó, các biện pháp trừng phạt do châu Âu và Mỹ áp đặt lên Nga sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung toàn cầu, dẫn đến tăng giá phân bón.
Tham khảo: TOP 10 cảng biển lớn nhất thế giới năm 2021
Ngành cá Tra
Các biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga có thể gây khó khăn cho xuất khẩu hàng hóa của Nga nói chung, trong đó có việc xuất khẩu cá minh thái, một trong những mặt hàng thay thế chính cho cá tra Việt Nam ở thị trường EU. EU nhập khẩu 160.000 tấn cá Minh Thái từ Nga mỗi năm, chiếm 19% tổng nhập khẩu cá minh thái của EU. Trong khi đó, thị trường EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của ngành cá tra Việt Nam vào năm 2021. Ngành cá tra Việt Nam có thể tận dụng tình hình này để mở rộng thị phần và tăng kim ngạch xuất khẩu sang EU.
Ngoài những sản phẩm trên, chắc chắn sẽ có rất nhiều vấn đề kéo theo do giá xăng dầu và nhiệt điện gia tăng. Điều này gây áp lực rất lớn đến nền kinh tế cũng như hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Chính vì vậy, để đảm bảo hàng hóa của mình trong quá trình xuất nhập khẩu, tốt nhất các đơn vị nên lựa chọn các gói bảo hiểm hàng hóa hoặc các dịch vụ vận chuyển an toàn. Mọi thông tin chi tiết cần tư vấn về vận chuyển hàng quốc về và khai báo hải quan, các bạn hãy liên hệ trực tiếp với Công ty Lacco theo địa chỉ hotline: 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được tư vấn cụ thể.