Preloader Close
Kiến Thức

Các quy định xuất khẩu thủy sản sang EU

Khi hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực, Việt Nam đã có thể dễ dàng tiếp cận các thị trường mới có các dòng sản phẩm xuất khẩu mới bao gồm thủy sản. Tuy nhiên, để đạt được điều kiện xuất khẩu thủy sản sang EU, các doanh nghiệp cần bản đảm bảo tuân thủ nguyên tắc TBT trong quá trình chế biến, đóng gói sản phẩm và bảo vệ môi trường.

1.Cam kết EVFTA về thuế quan

Hiệp định EVFTA cho phép giảm mức thuế quan tương ứng với từng mã HS Code theo quy định từ 5-30%. Thậm chí đối với một số sản phẩm đặc biệt như hàu, điệp, mực, bạch tuộc, nghêu, sò, bào ngư chế biến, tôm sú đông lạnh… mức thuế quan sẽ được giảm xuống mức 0%. Cụ thể:

Các quy định xuất khẩu thủy sản sang EU

Đối với mặt hàng tôm:

Một số mặt hàng tôm Việt Nam sang EU sẽ về 0%: - Tôm mã HS 03061100 (tôm hùm xanh ướp đá; tôm sú HOSO, DP đông lạnh;

Tôm sắt PD tươi đông lạnh; tôm mũ ni vỏ, nguyên con, xẻ đông lạnh…) từ mức hiện tại 12,5%.

- Tôm mã HS 03061710 (tôm sú PD đông lạnh, tôm sú nguyên con HOSO đông lạnh, tôm sú tươi đông lạnh, tôm sú thịt đông lạnh, tôm sú HLSO tươi đông lạnh, tôm sú đông IQF, tôm thẻ thịt đông lạnh…) từ mức hiện tại 20%.

- Tôm mã HS 03061791, 03061792, 03061793, 03061799 từ mức 12% hiện tại.

- Sau 5 năm: tôm mã HS 03061794 sẽ giảm về 0% từ 18%.

- Sau 7 năm: tôm mã HS 16052110 (tôm dạng bột nhão) và tôm mã HS 16052190 (tôm khác) sẽ được điều chỉnh từ mức 20% về 0%.

Đối với mặt hàng cá ngừ:

EU sẽ xóa bỏ thuế quan cho các sản phẩm cá ngừ tươi sống và đông lạnh (trừ thăn/ philê cá ngừ đông lạnh mã HS0304).

+ Thăn/philê cá ngừ đông lạnh mã HS030487: Xóa bỏ thuế quan theo lộ trình 3 năm, từ mức thuế cơ bản 18%.

+ Với các sản phẩm thăn/philê cá ngừ hấp (nguyên liệu để sản xuất cá ngừ đóng hộp), xóa bỏ thuế quan theo lộ trình 7 năm, từ mức thuế cơ bản 24%.

+ Cá ngừ chế biến đóng hộp (như cá ngừ ngâm dầu đóng hộp, đóng túi, các sản phẩm cá thuộc họ cá ngừ đóng hộp…), mức thuế sẽ được miễn trong hạn ngạch 11.500 tấn/năm.

Các quy định xuất khẩu thủy sản sang EU

2. Cam kết về phi thuế quan về nguồn gốc xuất xứ:

Để được hưởng mức thuế quan ưu đãi nhất theo cam kết của hiệp định EVFTA, các sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào chứng minh được rõ nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Các nguyên liệu chế biến được đảm bảo xuất xứ thuần túy, không sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ nước thứ 3 ngoài hiệp định. Tuy nhiên, đối với một số sản phẩm sẽ được sử dụng mực và bạch tuộc nguyên liệu từ một số nước trong khu vực ASEAN năm trong hiệp định thương mại với EU để chế biến (Áp dụng theo quy tắc cộng gộp) nếu đảm bảo được các điều kiện:

- Nguyên liệu này thuộc mã HS 030741 hoặc 030751 (Phụ lục III – Nghị định thư 1) sử dụng để sản xuất các sản phẩm có mã HS 160554 và 160555 (Phụ lục IV – Nghị định thư 1).

- Nguyên liệu có xuất xứ từ các nước ASEAN có FTA với EU cam kết tuân thủ các quy định tại Nghị định thư 1 và có hợp tác hành chính cần thiết với EU để bảo đảm việc thực thi đầy đủ Nghị định thư 1 này với EU và giữa họ với nhau. Cam kết về TBT, SPS: EVFTA chủ yếu bao gồm các cam kết chung hợp tác, minh bạch hóa trong lĩnh vực hàng rào kỹ thuật (TBT), để có thể xuất khẩu vào EU, hàng hóa phải tuân thủ các nguyên tắc TBT trong quá trình chế biến, đóng gói sản phẩm và bảo vệ môi trường.

Căn cứ vào các điều kiện và quy tắc của hiệp định EVFTA, các doanh nghiệp cần áp dụng linh hoạt, trung thực các nguyên tắc, tiêu chuẩn, quy định nhập khẩu thủy sản của EU… để thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản sang EU.

3. Các quy định phi thuế quan cần chú ý khi xuất khẩu cá tra tới EU Để xuất khẩu cá tra sang EU:

- Các sản phẩm cá tra phải tuân theo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nghiêm ngặt của EU.

- Không cho phép xử lý cá tra với carbon dioxide cho thị trường EU và phải kiểm soát hàm lượng chlorate trong sản phẩm.

- Minh bạch về lượng nước thêm vào sản phẩm là một yêu cầu bắt buộc quan trọng khác khi xuất khẩu cá tra sang EU.

Các quy định phi thuế quan cần chú ý khi xuất khẩu cá tra tới EU Để xuất khẩu cá tra sang EU:

Các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm:

Các sản phẩm xuất khẩu sang EU đều được kiểm tra rất nghiêm ngặt về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm (Trên thực tế, có rất nhiều sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang EU đã bị cảnh báo và trả về do vượt quá giới hạn tiêu chuẩn an toàn cho phép).  Do đó, để nhập khẩu vào EU, bắt buộc phải cung cấp được giấy chứng thư vệ sinh kèm theo sản phẩm. Thủy sản dành cho thị trường EU thường được kiểm tra trước khi vận chuyển, có thể trong phòng thí nghiệm của chính người mua, hoặc trong các phòng thí nghiệm được công nhận (độc lập).

Các quy tắc của Liên minh EU về vệ sinh thực phẩm bao trùm tất cả các công đoạn sản xuất, chế biến, phân phối và đưa ra thị trường đối với tất cả thực phẩm dùng cho người.

Lưu ý: Khi xuất khẩu sang EU, người mua thường muốn có bằng chứng về tính bền vững, đặc biệt nếu nhà xuất khẩu chọn lĩnh vực bán lẻ Bắc Âu là thị trường cuối cùng. Các khu vực khác của châu Âu và các thị trường cuối cùng đang ngày càng đòi hỏi cá tra được chứng nhận bền vững.

Tham khảo thêm: Nhiều cơ hội cho trái cây nhiệt đới Việt Nam tại thị trường EU

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần chú ý về các quy định theo yêu cầu:

- Theo Quy định của EU 1169/2011, các nhà xuất khẩu phải đề cập rõ ràng trọng lượng tịnh của sản phẩm cá tra trên bao bì dưới dạng thông tin thực phẩm “xác định mua hàng”.

- Các chương trình chứng nhận an toàn thực phẩm được yêu cầu phổ biến nhất cho các sản phẩm thủy sản là IFS (Tiêu chuẩn Đặc trưng Quốc tế) hoặc BRC (Hiệp hội Bán lẻ Anh). 

- Chứng nhận của Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC) là chứng nhận bền vững được sử dụng rộng rãi nhất trên thị trường này.

Các yêu cầu đối với thị trường ngách:

Đối với các sản phẩm hữu cơ ở thị trường EU cần phải được chứng nhận rõ ràng. Chứng nhận hữu cơ có thể thúc đẩy cơ hội kinh doanh ở thị trường EU và cho phép doanh nghiệp tính giá cao hơn cho cá tra của mình. Bên cạnh đó, một số người mua có thể yêu cầu các chứng chỉ bổ sung như Naturland từ Đức hoặc Agricultural Biologique từ Pháp.

Để tìm hiểu chi tiết về danh mục thuế của các mã HS Code và thủ tục hải quan và dịch vụ vận chuyển hàng hóa xuất khẩu thủy sản sang EU, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hotline: 0906.23.5599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm của Công ty Lacco hỗ trợ nhanh chóng và chi tiết hơn.

 

Chia sẻ

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, Ngõ 73 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng.

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội.

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Lạng Sơn

Phòng số 3, Cổng B5, Bến Xe Tải, Cửa Khẩu Quốc Tế Hữu Nghị, Khu Kéo Kham, TT Đồng Đăng, Huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn.

Thư viện ảnh