Quy trình thủ tục nhập khẩu cây giống mới nhất năm 2024
Bạn đang muốn tìm hiểu về quy trình thủ tục nhập khẩu cây giống? Bài viết này Lacco xin gửi tới bạn những thông tin cần thiét về nhập khẩu cây giống. Cùng tìm hiểu nhé!
Thủ tục nhập khẩu cây giống được chuẩn bị căn cứ theo Luật Trồng trọt năm 2018; Nghị định 69/2018/NĐ-CP và Thông tư 43/2018/TT-BNNPTNT. Tờ khai và thủ tục chuẩn bị cho các trường hợp, mục đích sử dụng khi xuất khẩu cũng khác nhau nên khá phức tạp. Nên khi là thủ tục nhập khẩu giống cây trồng quý khách cần đặc biệt lưu ý chuẩn bị đầy đủ thủ tục và giấy phép theo yêu cầu.
1. Tìm hiểu về quyền đối với giống cây trồng
Quyền đối với giống cây trồng đã được quy định chi tiết tại khoản 5 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau: Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
Tại Điều 9 Luật Trồng trọt 2018 đã có quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trồng trọt bao gồm:
- Sản xuất, buôn bán, nhập khẩu giống cây trồng chưa được quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
- Sản xuất, buôn bán, nhập khẩu giống cây trồng, phân bón, vật tư nông nghiệp khác và sản phẩm cây trồng giả, hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc.
2. Những trường hợp nào cần xin cấp phép nhập khẩu giống cây trồng?
Những trường hợp thương nhân cần xin cấp phép nhập khẩu giống cây trồng được quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 43/2018/TT-BNNPTNT. Theo đó, các trường hợp này bao gồm:
Giống cây trồng nhập khẩu, giống cây trồng nông nghiệp chưa có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh để nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất thử, hợp tác quốc tế, làm mẫu tham gia triển lãm, làm quà tặng hoặc để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư (trừ trường hợp giống cây trồng chưa có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh nhưng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống cây trồng nông nghiệp mới);
Giống cây trồng lâm nghiệp chưa có trong Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh để nghiên cứu, khảo nghiệm, trồng sản xuất thử nghiệm, làm cây cảnh, cây bóng mát, hợp tác quốc tế, làm mẫu tham gia triển lãm, làm quà tặng hoặc để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư (trừ trường hợp giống cây trồng chưa có trong Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh nhưng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống cây trồng lâm nghiệp mới);
Nếu giống cây trồng đã có trong Danh mục giống câu trông hoặc giống cây trồng lâm nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam không phải xin phép.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm:
Thông Số: 22/2021/TT-BNNPTNT, Quy định danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống cây trồng lâm nghiệp
Thông tư 30/2018/TT-BNNPTNT quy định danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính.
Thông tư Số: 01/2019/TT-BNNPTNT quy định về Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam
Hoặc liên hệ đến Công ty Lacco để được tư vấn cụ thể về các thủ tục nhập khẩu đối với các trường hợp hoặc loại giống cây trồng cụ thể.
3. Hồ sơ cần chuẩn bị khi xin giấy phép nhập khẩu giống cây trồng
Để nhập khẩu giống cây trồng về Việt Nam, các cá nhân, tổ chức muốn nhập giống cây cần phải chuẩn bị các thủ tục, giấy phép được quy định:
– Văn bản đề nghị nhập khẩu theo Mẫu số 01.NK Phụ lục IX ban hành kèm theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 94/2019/NĐ-CP
– Tờ khai kỹ thuật (mỗi giống cây trồng chỉ nộp một lần khi nhập khẩu lần đầu) theo Mẫu số 02.NK Phụ lục IX ban hành kèm theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 94/2019/NĐ-CP
– Bản sao thỏa thuận hợp tác giữa các bên đối với trường hợp nhập khẩu phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, hợp tác quốc tế.
– Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm của đơn vị tổ chức đối với trường hợp nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm.
Cá nhân, doanh nghiệp cần hỗ trợ hoặc tư vấn xin giấy phép nhập khẩu giống cây trồng, các bạn hãy gọi đến Hotline: 0906 23 5599 để tham khảo thông tin chính xác.
4. Quy trình, thủ tục xin cấp phép nhập khẩu giống cây trồng
Theo quy định của Hải quan Việt Nam, Trình tự, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu giống cây trồng được thực hiện theo 3 bước như sau:
Bước 1:
Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ; thông báo cho tổ chức, cá nhân trong trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung. Thời gian thực hiện trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Trường hợp tổ chức, cá nhân không hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Trồng trọt, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp lại hồ sơ theo quy định.
Bước 2:
Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định, cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây theo Mẫu số 03.XK Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này; đăng tải thông tin trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Trồng trọt.
Trong thời hạn thực hiện trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 3:
Trường hợp không cấp giấy phép nhập khẩu giống cây trồng, Cục Trồng trọt phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ.
Hình thức nộp hồ sơ
Các tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu giống cây trồng bằng hình thức nộp trực tiếp hoặc online:
Nộp trực tiếp: Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu giống cây trồng tại Bộ phận một cửa – Văn phòng Cục trồng trọt, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Nộp hồ sơ online: Đăng ký tài khoản tại Cổng thông tin một cửa của quốc gia (vnsw.gov.vn) và nộp hồ sơ trực tuyến tại đây.
Cơ quan có thẩm quyền
Đối với giống cây trồng nông nghiệp: Cục Trồng trọt
Nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Bộ phận “một cửa” – Văn phòng Cục Trồng trọt
Đối với giống cây trồng lâm nghiệp: Tổng cục Lâm nghiệp
Nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Văn phòng Tổng cục Lâm nghiệp
5. Thời gian xử lý hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu giống cây trồng
Thời gian xử lý và giải quyết hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu giống cây trồng như sẽ trong 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định. Chi tiết, về quy trình và thời gian của từng giai đoạn, các bạn xem lại mục 4. Quy trình, thủ tục xin cấp phép nhập khẩu giống cây trồng.
6. Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng có hiệu lực bao lâu?
Thời hạn hiệu lực của giấy phép nhập khẩu giống cây trồng không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp.
7. Đơn vị dịch vụ xin cấp phép và thủ tục nhập khẩu cây giống nhanh chóng, uy tín
Các bạn có thể tìm hiểu và tự làm hồ sơ xin cấp phép, làm thủ tục nhập khẩu giống cây trồng theo hướng dẫn của Lacco ở trên. Hoặc liên hệ đến các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ xin giấy phép chuyên ngành và khai báo hải quan uy tín để hỗ trợ. Đây là giải pháp giúp giảm thiểu nhân lực và thời gian và giải quyết các trường hợp phát sinh nhanh chóng, đơn giản.
Công ty CP giao nhận vận tải quốc tế Lacco là đơn vị vận tải quốc tế, chuyên cung cấp các dịch vụ logistics và hậu cần như:
- Dịch vụ khai báo hải quan, thủ tục hải quan, xử lý hồ sơ xuất - nhập khẩu hàng hóa;
- Dịch vụ xin giấy phép chuyên ngành (C/O, hun trùng, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng, khai báo hóa chất…)
- Các dịch vụ Vận chuyển quốc tế: Các tuyến đường vận chuyển chính: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thailand, Singapore, Malaysia, Lào, Campuchia, Mỹ, Châu âu,..
- Phục vụ các hình thức vận chuyển tham gia hội chợ triển lãm, hàng dự án, hàng siêu trường - siêu trọng,...
Với 15 năm hoạt động trong lĩnh vực logistics, Công ty Lacco đã xây dựng được uy tín và hệ thống mạng lưới đối tác rộng rãi. Các chuyên viên vận chuyển và xử lý hồ sơ chuyên nghiệp nên có thể sẵn sàng hỗ trợ thông tin thủ tục và làm việc nhanh chóng, chính xác, phục vụ khách hàng 24/7.
Chi tiết liên hệ:
- Email: info@lacco.com.vn
- Hotline: 0906 23 55 99
- Website: https://lacco.com.vn