Khu chế xuất là gì? Khu chế xuất có khu vực hải quan riêng không?
Các doanh nghiệp hoạt động trong khu chế xuất được hưởng rất nhiều quyền lợi. Do đó, Khu chế xuất là gì? Khu chế xuất có khu vực hải quan riêng không? là những vấn đề rất được các doanh nghiệp quan tâm. Bài viết này, Lacco sẽ giúp các bạn hiểu hơn về khu chế xuất và các Thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất.
Khu chế xuất là gì?
Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP, Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất và các hoạt động hàng xuất khẩu; được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Có thể hiểu, Khu chế xuất được hiểu là khu công nghiệp chuyên phục vụ các hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu. Khu chế xuất được ngăn cách với các khu vực sản xuất khác ở bên ngoài theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Khu chế xuất có khu vực hải quan riêng không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 và điểm a khoản 4 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định rất chi tiết về khu thuế quan riêng và Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa doanh nghiệp chế xuất với các khu vực khác tại Việt Nam.
Theo đó, khu chế xuất được coi là khu vực hải quan riêng và được áp dụng quy định đối với khu vực hải quan riêng ngoại trừ trường hợp doanh nghiệp chế xuất bán, thanh lý tài sản đã qua sử dụng và các hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Như vậy, hàng hóa tại khu chế xuất được áp dụng quy định đối với khu vực hải quan riêng trừ các trường hợp hàng hóa nằm trong quy định tại điểm c khoản 4 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP: Doanh nghiệp chế xuất được bán, thanh lý vào thị trường nội địa tài sản đã qua sử dụng và các hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tại thời điểm bán, thanh lý vào thị trường nội địa không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản.
Tham khảo: Dịch vụ logistics ở khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao
Thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất
Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng với mục đích sản xuất. Được phân làm 3 trường hợp như sau:
Loại hàng hóa nào trong doanh nghiệp chế xuất nào cần phải làm thủ tục hải quan?
Doanh nghiệp chế xuất mua từ nội địa các loại hàng hóa có thuế suất thuế xuất khẩu thì phải làm thủ tục hải quan (trừ trường hợp hàng hóa này được sử dụng làm nguyên liệu, vật tư tiêu hao trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp chế xuất)
Các loại hàng hoá khác với các trường hợp (điểm b và c): hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất (máy móc, thiết bị tạo tscđ; nguyên liệu, vật tư phục vụ sản xuất sản phẩm xuất khẩu nhưng không thuộc các trường hợp đã nêu ở trên).
Tim hiểu thêm: Quy trình thủ tục hải quan thông thường đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu
5 trường hợp Doanh nghiệp chế xuất được lựa chọn làm hoặc không làm thủ tục hải quan
- Hàng hóa mua, bán, thuê, mượn giữa các doanh nghiệp chế xuất với nhau, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị của hợp đồng gia công giữa các doanh nghiệp chế xuất;
- Hàng hóa là vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng mua từ nội địa để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp chế xuất;
- Hàng hóa luân chuyển trong nội bộ của một doanh nghiệp chế xuất, luân chuyển giữa các doanh nghiệp chế xuất trong cùng một khu chế xuất;
- Hàng hóa của các doanh nghiệp chế xuất thuộc một tập đoàn hay hệ thống công ty tại việt nam, có hạch toán phụ thuộc;
- Hàng hóa đưa vào, đưa ra doanh nghiệp chế xuất để bảo hành, sửa chữa hoặc thực hiện một số công đoạn trong hoạt động sản xuất như: kiểm tra, phân loại, đóng gói, đóng gói lại.
(khoản 1, điều 74, tt 38/2015/tt-btc được sửa đổi, bổ sung tại khoản 50, điều 1, tt 39/2018/tt-btc)
4 trường hợp Doanh nghiệp chế xuất không phải làm thủ tục hải quan
- Hàng hóa doanh nghiệp chế xuất nhập khẩu từ nước ngoài (đã nộp đầy đủ các loại thuế và đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu theo quy định) mua bán hàng hóa này với doanh nghiệp nội địa.
- Hàng hóa doanh nghiệp chế xuất mua từ nội địa (đã nộp đầy đủ các loại thuế theo quy định như doanh nghiệp nội địa và hàng hoá này có thuế suất thuế xuất khẩu nhưng được sử dụng làm nguyên liệu, vật tư tiêu hao trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp chế xuất (ví dụ: than đá sử dụng trong quá trình đốt lò phục vụ sản xuất của doanh nghiệp chế xuất)).
- Doanh nghiệp chế xuất đưa hàng hóa vào nội địa để gia công và nhận lại sản phẩm gia công từ nội địa. Trường hợp đưa hàng hóa từ doanh nghiệp chế xuất vào thị trường nội địa để gia công, bảo hành, sửa chữa nhưng không nhận lại hàng hóa thì bên nhận gia công (doanh nghiệp nội địa) phải đăng ký tờ khai mới để thay đổi mục đích sử dụng.
- Doanh nghiệp chế xuất nhận hàng hóa từ nội địa để gia công và trả lại sản phẩm gia công vào nội địa
(khoản 2, điều 74, tt 38/2015/tt-btc được sửa đổi, bổ sung tại khoản 50, điều 1, tt 39/2018/tt-btc và điểm b, khoản 1, điểm b, khoản 2, điều 76, tt 38/2015/tt-btc được sửa đổi, bổ sung tại khoản 52, điều 1, tt 39/2018/tt-btc)
* lưu ý: nếu không làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp chế xuất lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi hàng hóa đưa vào, đưa ra theo quy định của bộ tài chính, chế độ kế toán, kiểm toán và xác định rõ mục đích, nguồn hàng hóa, hồ sơ sổ sách giao nhận hàng hoá gia công.
Doanh nghiệp chế xuất lựa chọn làm thủ tục hải quan đối với các trường hợp được lựa chọn làm thủ tục hải quan thì thực hiện thủ tục hq như các doanh nghiệp nội địa theo quy định tại thông tư số 38/2015/tt-btc và 39/2018/tt-btc.
- Đối với hàng hoá là máy móc thiết bị tạo tài sản cố định: doanh nghiệp đăng ký danh mục miễn thuế tạo tài sản cố định tại cơ quan hải quan, sau đó tiến hành thủ tục hải quan nhập khẩu miễn thuế.
- Đối với trường hợp gia công: thực hiện thủ tục hải quan về hàng hoá gia công như các doanh nghiệp nội địa
- Đối với trường hợp khác: thực hiện thủ tục hải quan như hàng hoá thông thường.
Mọi thông tin chi tiết về thủ tục, hồ sơ thủ tục mua bán hàng xuất nhập khẩu trong khu chế xuất, các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Công ty Lacco - Đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển và thủ tục hải quan khu công nghiệp, khu chế xuất,...
Chi tiết liên hệ:
Hotline: +84906 23 55 99
Email: info@lacco.com.vn
Website: https://lacco.com.vn/