Các trường hợp bác bỏ C/O & Đơn vị làm dịch vụ CO uy tín
Hiện nay, để nhận các quyền lợi về thuế ưu đãi, thuế xuất nhập khẩu, doanh nghiệp cần phải làm CO xuất xứ hàng hóa theo đúng mẫu form theo quy định. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp CO của doanh nghiệp bị bác bỏ, không được chấp nhận. Trong nội dung bài viết này, Lacco sẽ hướng dẫn các doanh nghiệp chi tiết về các loại CO, các trường hợp bác bỏ c/o, các trường hợp bác bỏ c/o form e,... để giảm thiểu tối đa những nhầm lẫn, sai sót của doanh nghiệp khi làm CO.
1. Quy định về CO xuất xứ hàng hóa
Căn cứ theo Thông tư số 05/2018/TT-BCT quy định về xuất xứ hàng hóa, C/O là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa”. Thông qua CO, chúng ta sẽ biết được nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa sẽ giúp chủ hàng nhập khẩu xác định xem hàng có được hưởng ưu đãi đặc biệt hay không.
Đối với hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan và phi thuế quan, quy tắc xuất xứ ưu đãi được thực hiện theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn Điều ước quốc tế đó.
Đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác, quy tắc xuất xứ ưu đãi được thực hiện theo quy định của nước nhập khẩu dành cho các ưu đãi này và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn quy tắc xuất xứ đó.
Đối với hàng hóa không ưu đãi, Thương nhân đề nghị cấp C/O kê khai, cam kết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi.
Trường hợp thương nhân đề nghị cấp C/O không phải là nhà sản xuất, thương nhân đề nghị cấp C/O có trách nhiệm yêu cầu nhà sản xuất kê khai, cam kết xuất xứ hàng hóa và cung cấp các chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp nguyên liệu hoặc hàng hóa có xuất xứ được sản xuất trong nước và sử dụng trong công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác, thương nhân đề nghị cấp C/O có trách nhiệm yêu cầu nhà sản xuất hay nhà cung cấp nguyên liệu hoặc hàng hóa đó kê khai, cam kết xuất xứ hàng hóa.
2. Các loại C/O phổ biến hiện nay
C/O được chia ra 02 loại: C/O ưu đãi và C/O không ưu đãi. Ứng với mỗi thị trường và trường hợp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp sẽ sử dụng loại C/O phù hợp.
2.1. C/O ưu đãi
C/O ưu đãi thường được sử dụng dựa trên các hiệp định thương mại mà các nước hoặc các nhóm nước ký kết với nhau. Hiện nay, Việt Nam đã có đến 15 Hiệp định thương mại đã ký kết và 2 Hiệp định khác đang được đàm phán. Các form C/O được hưởng ưu đãi gồm:
- C/O form E: Là C/O được ký kết giữa Trung Quốc và ASEAN. Bởi lẽ Trung Quốc là thị trường to lớn và là nguồn cung hàng hóa khổng lồ, nên quan hệ giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc là thường xuyên. Đây là C/O quan trọng trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.
- C/O form D: Là C/O được ký kết giữa các nước ASEAN theo hiệp định thương mại CEPT. ASEAN là một trong những thị trường xuất khẩu đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Phần lớn các loại hàng hóa khi nhập khẩu vào các nước ASEAN đều được hưởng thuế suất 0%.
- C/O form AK: Dựa trên hiệp định thương mại giữa các nước ASEAN và Hàn Quốc, C/O form AK có thể giúp Việt Nam hưởng các ưu đãi đặc biệt khi thực hiện các hoạt động kinh doanh với nước này.
- C/O form AJ: Hiệp Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Nhật Bản.
- C/O form AANZ: Là mẫu form cho các nước ASEAN, Australia, New Zealand.
- C/O form AHK: Thuộc hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN, Trung Quốc và Hồng Kong.
- C/O form AI: Thuộc hiệp định thương mại giữa ASEAN và Ấn độ.
- C/O form A: C/O này được hưởng ưu đãi phổ cập đối với các nước sau: 28 nước thành viên của EU, Nhật Bản, Norway, Canada, Nga, Belarus và New Zealand. Hàng hóa của Việt Nam khi xuất vào các nước này phải đảm bảo đủ điều kiện và sẽ hưởng ưu đãi thấp hơn so với các loại C/O khác.
- C/O form CPTPP: Thuộc Hiệp định của các nước Châu Á - Thái Bình Dương.
- C/O form EAV: C/O được hình thành dựa trên ký kết giữa Việt Nam với Liên minh kinh tế Á- u.
- C/O form S: Thuộc hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Lào. Tuy nhiên, do Hiệp định giữa các nước ASEAN toàn diện hơn, nên hiện tại C/O này đã ít được sử dụng.
- C/O form VC: Là kết quả cho việc ký kết giữa Việt Nam và Chi lê.
- C/O form VJ: Được ký kết giữa Việt Nam và Nhật Bản.
- C/O form VK: Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
- C/O form X: Hiệp định giữa Việt Nam và Campuchia.
- C/O form EUR.1: Hiệp định giữa Việt Nam và các nước EU.
- C/O form VNCU: Hiệp định giữa Việt Nam và Cuba.
2.2. C/O không ưu đãi
- C/O không ưu đãi sẽ được tính theo các mức thuế thông thường. Đây là một bất lợi lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa. Các loại C/O không ưu đãi gồm:
- C/O form B: Là C/O dành cho tất cả các nước.Khi áp dụng C/O này sẽ không được hưởng các ưu đãi về mặt thuế quan.
- C/O cà phê: Dành riêng cho mặt hàng cà phê xuất khẩu đi các nước.
- C/O dệt may( C/O form T): Sử dụng cho mặt hàng dệt may xuất khẩu đi các nước EU.
- Các loại C/O khác.
3. Những trường hợp C/O bị bác bỏ, từ chối
Các trường hợp bị từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được quy định tại Điều 22 Thông tư số 03/VBHN-BTC ngày 10/01/2020 của Bộ Tài Chính Quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cụ thể như sau:
Ngoài các trường hợp từ chối chứng từ xuất xứ hàng hóa quy định tại Điều 19, Điều 20 và Điều 21 Thông tư này, cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp sau:
- Đối với hàng hóa nhập khẩu phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư số 03, trường hợp cơ quan hải quan đủ cơ sở xác định chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa không hợp lệ thì từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa; hàng hóa nhập khẩu áp dụng mức thuế suất MFN hoặc thuế suất thông thường;
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa không hợp lệ theo quy định của thông tư sẽ bị hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và xử lý; đối với hàng hóa quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này thì từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hàng hóa không được thông quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhưng chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa không hợp lệ thì hàng hóa nhập khẩu này sẽ bị áp mức thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp hoặc thuế tự vệ hoặc thuế suất ngoài hạn ngạch thuế quan. Sau đó hàng hóa vận sẽ được thông quan bình thường.
- C/O được làm theo đúng thời gian quy định, trong thời điểm làm thủ tục nhập khẩu nhưng người khai hải quan không khai số tham chiếu, ngày cấp hoặc trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu nhưng người khai hải quan không khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên tờ khai hải quan nhập khẩu cơ quan hải quan vẫn sẽ từ chối CO theo quy định.
- Nếu doanh nghiệp khai hải quan khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 03, nhưng khai bổ sung và nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa quá thời hạn thì vẫn sẽ rời vào các trường hợp bác bỏ CO
Các thông tin, lý do và các trường hợp bác bỏ ℅ đều được hải quan thông báo chi tiết trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc bằng văn bản cho người khai hải quan về việc từ chối nhận CO và gửi trả lại người khai hải quan.
Lúc này, khi doanh nghiệp nhận được thông tin, sẽ liên hệ trực tiếp với với cơ quan, tổ chức hoặc người sản xuất, người xuất khẩu phát hành chứng từ CO ngay sau thời điểm cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
4. Trường hợp C/O form E bị bác bỏ
CO form E là 1 loại chứng từ với xuất xứ mẫu E, được phát hành theo Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), được dùng trong việc xác nhận hàng hóa từ các nước thành viên trong hiệp định này.
Các trường hợp bác bỏ c/o form e được quy định chi tiết tại Điều 22 của Thông tư số 3/VBHN-BTC ngày 10/01/2020 của Bộ tài chính. Cụ thể các trường hợp có thể nếu ra như sau:
- Khi không ghi rõ những thông tin minh bạch trong các giấy tờ hải quan.
- Có sự mâu thuẫn giữa các giá trị chứng từ ở cục hải quan.
- Không thỏa mãn những điều kiện khi sử dụng phương pháp sử dụng định giá ở hải quan.
- Áp dụng không đúng các trình tự hải quan.
- Những thông tin mà người bán đã cung cấp sai sự thật và khác thực tế, không có giấy tờ hợp pháp.
- Quá trình giải trình với bên hải quan có sự mâu thuẫn nhưng không đưa ra được những lập luận chặt chẽ.