Preloader Close

Tìm kiếm

Tuần đầu tiên của năm 2025 đã khởi đầu với hàng loạt sự kiện đáng chú ý trên toàn cầu, đánh dấu một năm mới đầy kỳ vọng. Cùng Lacco điểm qua tin tức Logistics nổi bật trong tuần qua để nắm bắt những chuyển động quan trọng đầu năm. TIN TỨC LOGISTICS TRONG NƯỚC Biểu thuế xuất nhập khẩu 2025 và những điểm nổi bật về thuế suất 2025 Ngày 01/11/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 144/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2023/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan năm 2025. Từ ngày 01/01/2025, mức thuế xuất khẩu tăng từ 15% lên 20% (tăng thêm 5%) áp dụng cho 13 mã hàng thuộc Chương 68. Các sản phẩm này bao gồm các loại đá tự nhiên, đá marble, đá granit, đá vôi, đá phiến và các sản phẩm liên quan, sẽ chính thức chịu mức thuế suất mới kể từ đầu năm 2025. Đặc biệt, trong biểu thuế 2025 cũng có một số điều đáng chú ý: Tăng thuế nhập khẩu thiết bị điện tử dùng cho thuốc lá điện tử, Thống nhất mức thuế, thuận lợi cho quản lý, giảm chi phí cho doanh nghiệp. Đồng thời, Tạo cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất trong nước phát triển. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam được thu “trái ngọt” hậu sáp nhập bộ máy Việc tái cơ cấu và sáp nhập các đơn vị thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam mang lại nhiều thay đổi tích cực. Xí nghiệp Đầu máy Yên Viên sáp nhập vào Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội từ tháng 1/2023, các tổ tàu phải đảm nhiệm cả tuyến dài nhưng thu nhập cải thiện đáng kể, giúp ổn định tư tưởng người lao động. Tương tự, Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội và Sài Gòn hợp nhất thành Công ty CP Vận tải đường sắt từ tháng 11/2024, giảm đáng kể các đầu mối, lao động và chi phí, nâng cao hiệu quả huy động phương tiện. Nhìn chung, quá trình sáp nhập đã tinh giản bộ máy, giảm chi phí, tăng doanh thu (dự kiến tăng 18% so với 2023), và khẳng định bước đầu thành công. Các ban quản lý dự án, chi nhánh đầu máy, và công ty vận tải sau tái cơ cấu đã đi vào hoạt động hiệu quả, tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Vận tải đường sắt từ 2022 cũng dần có lãi sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Lắp trạm cân ngăn xe quá tải vào cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết Ban điều hành cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết đang rà soát hồ sơ và lập dự toán gói thầu lắp đặt hệ thống quản lý giao thông thông minh (ITS), trạm thu phí và kiểm soát tải trọng xe. Dự án bao gồm lắp camera giám sát giao thông trên toàn tuyến qua tỉnh Bình Thuận và thiết bị kiểm soát tải trọng tại các nút giao như Vĩnh Hảo, Chợ Lầu, Đại Ninh, Ma Lâm, Ba Bàu. Hệ thống trạm cân sẽ tự động phát hiện xe quá tải, cung cấp dữ liệu kiểm soát tải trọng. Theo kế hoạch, các hạng mục này sẽ hoàn thành trong năm 2025. Dự án tuân theo Quyết định 1074/QĐ-BGTVT (tháng 8/2024) của Bộ GTVT, với kinh phí nằm trong tổng mức đầu tư đã được phê duyệt. Ban QLDA 7 chịu trách nhiệm triển khai và giám sát thực hiện. TIN TỨC LOGISTICS QUỐC TẾ Nga lật đổ kế hoạch “quấy nhiễu kinh tế” của Ukraine như thế nào? Thỏa thuận trung chuyển khí đốt giữa Nga và Ukraine hết hạn đầu năm 2025 mà không có thỏa thuận mới. Ukraine coi đây là bước đi lịch sử, gây tổn thất tài chính cho Nga và phù hợp với chiến lược giảm phụ thuộc khí đốt Nga của châu Âu. Nga dự kiến thay thế nguồn thu bằng xuất khẩu LNG, phân bón nitơ, và mở rộng thị trường sang Trung Quốc qua các dự án như "Sức mạnh Siberia". Quan hệ năng lượng Á-Âu thay đổi đáng kể: Nga mất thị trường khí đốt lớn tại châu Âu, trong khi EU tăng nhập khẩu LNG từ Mỹ với chi phí cao hơn. Sự thay đổi này đặt ra những thách thức kinh tế cho cả hai bên, với Nga tìm cách đa dạng hóa nguồn thu và EU đối mặt áp lực chi phí năng lượng. Trung quốc cấm xuất khẩu các mặt hàng lưỡng dụng cho 28 thực thể Mỹ Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 2/1 cấm xuất khẩu các mặt hàng lưỡng dụng cho 28 thực thể Mỹ, bao gồm các tập đoàn quốc phòng lớn như Lockheed Martin và Boeing Defense, đồng thời đưa 10 thực thể khác vào danh sách không đáng tin cậy vì bán vũ khí cho Đài Loan. Động thái này nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia và thực hiện các nghĩa vụ quốc tế. Trung Quốc thể hiện lập trường cứng rắn với Mỹ, đặc biệt trước khả năng ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng. Bắc Kinh nhấn mạnh các thực thể tuân thủ luật pháp sẽ không bị ảnh hưởng, trong khi chính quyền Biden đã cấm xuất khẩu hàng lưỡng dụng với 140 công ty Trung Quốc. Chính quyền Mỹ loại bỏ Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng thiết bị bay không người lái (drone)? Bộ Thương mại Mỹ thông báo sẽ thu thập ý kiến công chúng đến ngày 4/3 về quy định nhằm hạn chế nguy cơ từ thiết bị và công nghệ thông tin trong chuỗi cung ứng hệ thống máy bay không người lái (drone). Quy định này nhắm đến các mối đe dọa từ Trung Quốc và Nga, những quốc gia có thể lợi dụng các thiết bị để truy cập từ xa và làm lộ dữ liệu nhạy cảm, đe dọa an ninh quốc gia Mỹ. Thông báo này được đưa ra sau khi Trung Quốc cấm xuất khẩu hàng hóa cho 28 nhà thầu quốc phòng Mỹ, trong đó có các tập đoàn lớn như Raytheon và Boeing. Việc xem xét quy định là một phần trong chiến lược của Mỹ nhằm giảm sự phụ thuộc vào công nghệ từ Trung Quốc và bảo vệ an toàn cho dữ liệu nhạy cảm trong các thiết bị drone, đồng thời tăng cường an ninh quốc gia giữa các căng thẳng giữa hai quốc gia. Tuần đầu tiên của năm 2025 khép lại với nhiều dấu ấn nổi bật, từ các sự kiện logistics trong nước và quốc tế quan trọng. Những diễn biến này không chỉ mở ra các cơ hội mới mà còn đặt ra thách thức cần giải quyết trong năm mới. Hãy tiếp tục đồng hành cùng Tin tức Logistics hằng tuần của Lacco Forwarder để cập nhật những tin tức nóng hổi, để không bỏ lỡ bất kỳ chuyển động nào trên hành trình của năm 2025. Mọi thông tin cần hỗ trợ về dịch vụ logistics: Xin giấy phép chuyên ngành, thủ tục hải quan, báo cáo quyết toán hải quan, vận chuyển quốc tế và nội địa,.... hãy liên hệ ngay công ty Lacco để được tư vấn chi tiết. Thông tin chi tiết liên hệ:Hotline: +84906 23 55 99Email: info@lacco.com.vnWebsite: https://lacco.com.vn/
Xem thêm
Xin chào các bạn, rất vui được đồng hành và gặp lại quý vị trong bản tin Logistics mỗi tuần cùng Lacco Việt Nam. Bản tin logistics tuần 49/2024 sẽ cập nhật những tin tức kinh tế, chính trị trong nước và quốc tế bất ngờ tạo những ảnh hưởng quan trọng cho hoạt động vận chuyển và xuất nhập khẩu thời gian tới. Mời các bạn theo dõi nội dung chi tiết. Bản tin logistics trong nước tuần 49/2024 Chạy đua khởi công hai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng Chiều 12/12, tại họp giao ban triển khai nhiệm vụ tháng 12, báo cáo Bộ trưởng về công tác chuẩn bị đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, ông Lưu Quang Thìn, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư cho biết, để khởi công trong năm 2027, Ban QLDA Đường sắt cần sớm triển khai dự thảo nghị quyết để triển khai Nghị quyết của Quốc hội. Với dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có tổng mức đầu tư hơn 8 tỷ USD, ông Thìn cho biết, thời gian khởi công được Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện trong năm 2025. Theo ông Thìn, đây là áp lực rất lớn. Thông thường, thời gian chuẩn bị đầu tư dự án khoảng 3-4 năm. Để đáp ứng tiến độ này, có 7 hạng mục công việc cần hoàn thành: Lập và phê duyệt đề xuất dự án; lập, thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư; trình Thủ tướng phê duyệt báo cáo khả thi; đàm phán và ký hiệp định vay; phê duyệt thiết kế kỹ thuật; giải phóng mặt bằng... Về lộ trình triển khai thủ tục chuẩn bị đầu tư, Ban QLDA Đường sắt cần hoàn thành, trình Bộ GTVT đề xuất dự án trước ngày 18/12/2024. Thúc đẩy hợp tác liên vận đường sắt Việt Nam – Trung Quốc Ngày 12/12, Tại Thủ đô Hà Nội, ông Trần Thiện Cảnh, Cục trưởng Cục ĐSVN và ông Dương Bân, Chủ tịch HĐQT Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục Nam Ninh Đường sắt Trung Quốc đã ký Nghị định thư Hội nghị đường sắt biên giới Việt - Trung lần thứ 44. Ông Trần Thiện Cảnh, Cục trưởng Cục ĐSVN cho biết, Hội nghị đường sắt biên giới Việt - Trung được tổ chức luân phiên giữa đường sắt hai nước nhằm đàm phán, tháo gỡ và đi đến thống nhất những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung vào Nghị định thư đường sắt Việt - Trung hàng năm. Việc thống nhất nhiều nội dung trong Nghị định thư liên quan đến công tác liên vận đường sắt giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc sẽ kịp thời giải quyết những phát sinh vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi để thúc đẩy hàng hóa, hành khách liên vận quốc tế và khách du lịch giữa hai nước. Đồng thời, thống nhất về công tác tổ chức vận tải, vận tải hành khách, hàng hóa, thiết bị thông tin, các vấn đề kĩ thuật khác… mang lại lợi ích về đường sắt của hai bên, góp phần quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thắt chặt mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Ngân hàng cơ cấu thời hạn trả nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3. Thông tư nhằm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024. Đồng thời căn cứ Quyết định số 1510/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/12/2024 cho phép các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ nguyên nhóm nợ như đã được phân loại theo quy định của pháp luật trước thời điểm xảy ra thiên tai đối với khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ của các khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của bão số 3. Bản tin logistics quốc tế tuần 49/2024 Nga tiếp tục nhận lệnh trừng phạt mới từ phương Tây Ngày 11/12, các nhà ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về gói trừng phạt thứ 15 nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine, trong đó đặc biệt nhằm vào những tàu chở dầu bị cáo buộc được Nga sử dụng để né tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây. Gói trừng phạt lần này nhằm vào các các tàu chở dầu đến từ các nước thứ ba được cho đã và đang hỗ trợ Nga liên quan tới cuộc xung đột tại Ukraine đồng thời bổ sung thêm nhiều thực thể và cá nhân vào danh sách trừng phạt. Quy mô của gói trừng phạt có thể lên tới gần 30 thực thể, hơn 50 cá nhân và 45 tàu chở dầu. Theo kế hoạch, gói trừng phạt này sẽ chính thức được thông qua tại cuộc họp Ngoại trưởng EU, dự kiến diễn ra vào ngày 16/12 tới. Cho đến nay, danh sách trừng phạt của EU liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine đã lên tới khoảng 2.200 cá nhân và thực thể cùng hơn 45 tàu chở dầu. Hàn Quốc đối mặt với nhiều thách thức chưa từng có khi Tổng thống ban bố thiết quân luật Sau khi Quốc hội bỏ phiếu luận tội Tổng thống thất bại, ông Han Dong Hoon, lãnh đạo đảng Quyền lực Quốc dân cầm quyền cho biết sẽ thúc đẩy việc từ chức của ông Yoon Suk Yeol. Trong khi đó, đảng Dân chủ đối lập chính đã kêu gọi Tổng thống Yoon từ chức ngay lập tức. Bất ổn chính trị đồng nghĩa các vấn đề kinh tế quan trọng đang chờ được xử lý đã bị gạt sang một bên, trong đó có cuộc đàm phán về kế hoạch ngân sách, trị giá 677.000 tỷ won (475,4 tỷ USD) năm 2025 và thông báo sắp tới của Chính phủ về định hướng chính sách kinh tế - vốn được coi là kim chỉ nam cho các ngành công nghiệp Hàn Quốc về cách vượt qua môi trường kinh tế toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng. Giới phân tích dự báo thị trường chứng khoán của Hàn Quốc sẽ đi xuống trong những ngày cuối năm nay, do bất ổn chính trị đang gia tăng áp lực đối với thị trường - vốn chịu nhiều căng thẳng do sức cạnh tranh yếu kém của các ngành xuất khẩu chủ lực như chất bán dẫn và pin thứ cấp, cũng như chính sách thuế quan cứng rắn của Tổng thống Mỹ. Ông Trump ủng hộ công nhân bến tàu trong cuộc chiến tự động hóa cảng Ngày 7/12/2024, Tổng thống Mỹ gặp gỡ Chủ tịch ILA và Phó Chủ tịch điều hành Dennis Daggett tại Mar-A-Lago để thảo luận về tranh chấp hợp đồng lao động giữa ILA và USMX. Cuộc thảo luận kéo dài 2 giờ tập trung vào vấn đề tự động hóa cảng – tâm điểm của tranh cãi. Trump tuyên bố phản đối việc tự động hóa vì gây tổn hại cho người lao động Mỹ và ủng hộ việc các công ty nước ngoài thuê lao động Mỹ thay vì đầu tư vào máy móc. Ông cũng cảnh báo USMX rằng ưu tiên của chính quyền sắp tới sẽ là bảo vệ công nhân Mỹ. ILA hoan nghênh sự ủng hộ của Trump, trong khi USMX giữ quan điểm rằng tự động hóa là cần thiết để tăng năng suất và năng lực cảng, dù vẫn cam kết bảo vệ việc làm tốt cho người lao động. Tháng 10/2024, chính quyền Biden từng can thiệp để ngăn đình công, đạt thỏa thuận tạm thời tăng lương 62% trong 6 năm, nhưng vấn đề tự động hóa vẫn chưa được giải quyết. ILA đã rời bàn đàm phán vào tháng 11/2024 và nguy cơ đình công từ 15/1/2025 đang gia tăng. Mọi thông tin cần hỗ trợ về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, vận chuyển hàng hoá trong nước và quốc tế, các bạn hãy liên hệ trực tiếp đến công ty Lacco để được hỗ trợ. Thông tin chi tiết liên hệ:Hotline: +84906 23 55 99Email: info@lacco.com.vnWebsite: https://lacco.com.vn/
Xem thêm
Mới đây, Thủ tướng Chính Phủ đã có quyết định thông báo về ngày nghỉ lễ năm 2025. Theo đó, người lao động sẽ được nghỉ vào các ngày lễ tết dương lịch, tết nguyên đán, Giỗ tổ hùng vương (10/3), Giải phóng miền nam (30/4), quốc tế lao động (1/5), quốc khánh (2/9). Vậy những ngày lễ này, người lao động sẽ được nghỉ bao nhiêu ngày, cụ thể là ngày nào? Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 và lịch năm Ất Tỵ, ngày nghỉ lễ tết 2025 như sau: Lịch nghỉ tết năm 2025 là bao nhiêu ngày? Tết dương lịch: Ngày tết dương lịch 01/01/2025 rơi vào ngày thứ 4, do ngày nghỉ rơi vào giữa tuần, không có ngày nghỉ bù cuối tuần nên người lao động sẽ chỉ được nghỉ 1 ngày duy nhất và căn cứ theo lịch cụ thể của từng doanh nghiệp. Lịch nghỉ tết nguyên đán 2025 Tết Âm lịch hay tết nguyên đán 2025, theo quy định của luật Lao động 2019, người lao động sẽ được nghỉ hưởng nguyên lương là 05 ngày. Tuy nhiên, vừa qua Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa gửi lấy ý kiến các bộ, ngành về phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ (Tết Âm lịch 2025), để trình Thủ tướng Chính phủ. Theo đề xuất cán bộ, công chức viên chức có thể được nghỉ 9 ngày liên tục, gồm 5 ngày nghỉ Tết và 4 ngày nghỉ hằng tuần. Do năm 2025, cả 5 ngày nghỉ Tết Nguyên đán rơi vào các ngày làm việc trong tuần nên người lao động được nghỉ thêm 2 ngày nghỉ cuối tuần trước và 2 ngày nghỉ sau nghỉ Tết. Do vậy, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Thủ tướng chính phủ đã quyết định cho phép công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp sẽ được nghỉ từ 25/1 - 2/2/2025 (26 tháng Chạp đến hết mùng 5 tháng Giêng). Các ngày nghỉ lễ trong năm 2025 được nghỉ bao nhiêu ngày? Hy vọng thông báo này sẽ giúp các bạn nắm được thời gian nghỉ lễ để có những kế hoạch công việc và cuộc sống phù hợp để có thời gian nghỉ ngơi, nạp năng lượng tốt nhất. Kính chúc Quý vị cùng gia đình một năm mới: An khang – Thịnh vượng, Tài lộc – May mắn, Vạn sự như ý. Xin chân thành cảm ơn sự tin tưởng, ủng hộ và đồng hành của Quý vị với Công ty CP Giao nhận vận tải quốc tế Lacco trong suốt thời gian qua. Sự tín nhiệm của Quý khách chính là động lực to lớn giúp chúng tôi không ngừng hoàn thiện và phát triển. Chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục được đồng hành cùng Quý vị trong năm mới, cùng nhau phát triển mạnh mẽ và bền vững. Trân trọng,
Xem thêm
Xin chào quý các bạn! Chúng tôi xin gửi đến bạn bản tin tổng hợp về những diễn biến mới nhất trong ngành logistics tuần 44. Thông qua những tin tức này, các bạn có thể nắm bắt những thông tin quan trọng, từ những thay đổi trong chính sách, xu hướng công nghệ mới, đến các vấn đề nóng hổi tác động trực tiếp đến hoạt động vận chuyển và chuỗi cung ứng toàn cầu. Hãy cùng Lacco theo dõi để không bỏ lỡ những thông tin thú vị và hữu ích cho công việc của bạn! TIN TỨC LOGISTICS TRONG NƯỚC Cà Mau thu hồi hơn 100ha đất mở Cảng hàng không Ngày 7/11, UBND tỉnh Cà Mau đã có tờ trình gửi Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Nghị quyết quyết định chủ trương đầu tư Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để mở rộng, nâng cấp Cảng hàng không Cà Mau. Dự án mở rộng và nâng cấp Cảng hàng không Cà Mau cần thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khoảng 105,53ha đất. Trong đó, diện tích cho phần mở rộng cảng là 101,41ha, còn lại là các khu vực liên quan như Đài chỉ huy, Đài DVOR/DME và các hạ tầng liên kết khác. Dự án thuộc nhóm A, với tổng mức đầu tư khoảng 863 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh giai đoạn 2021-2025, dự kiến hoàn tất giải phóng mặt bằng và bàn giao vào năm 2025. Theo Quy hoạch từ Bộ Giao thông vận tải, Cảng hàng không Cà Mau sẽ đạt cấp sân bay 4C, phục vụ loại máy bay A320/A321 và công suất dự kiến 1 triệu hành khách/năm giai đoạn 2021-2030, và nâng lên 3 triệu hành khách/năm vào năm 2050. Ngày 15/10/2024, Thủ tướng đã phê duyệt chủ trương đầu tư, giao ACV thực hiện dự án với tổng vốn khoảng 2.400 tỷ đồng. Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang thị trường UAE Các sản phẩm cá ngừ nhập khẩu vào Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) đang bị áp mức thuế 5%. Do đó, các doanh nghiệp kỳ vọng thị trường này sẽ mở rộng hơn khi FTA giữa Việt Nam và UAE có hiệu lực và đưa thuế nhập khẩu thủy sản vào quốc gia này về 0%. Trong chuyến thăm chính thức UAE, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chứng kiến lễ ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (CEPA) giữa Việt Nam và UAE, tạo cơ hội lớn cho xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là cá ngừ Việt Nam. Theo VASEP, CEPA có thể giúp tăng khả năng cạnh tranh nhờ ưu đãi thuế quan, dự kiến giảm thuế nhập khẩu thủy sản xuống 0%. Hiện Việt Nam là một trong ba nguồn cung cá ngừ lớn nhất cho UAE, với xuất khẩu cá ngừ tăng từ 1,6 triệu USD năm 2019 lên gần 4 triệu USD năm 2023. Tuy nhiên, năm 2024, xuất khẩu có biến động, chỉ tương đương so với năm 2023 tính đến tháng hết tháng 9/2024 Dù có tiềm năng lớn, doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp thách thức với các yêu cầu Halal nghiêm ngặt của UAE. Với nhu cầu thủy sản cao, nhập khẩu chiếm đến 90% thị phần, UAE là thị trường quan trọng và tiềm năng lớn để ngành cá ngừ Việt Nam mở rộng xuất khẩu và gia tăng thị phần. Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam Theo thông tin từ Bộ Công Thương, ngày 28/10/2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam. Ngày 28/10/2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc, mã HS: 4823.61.0020, 4823.61.0040, 4823.69.0020, 4823.69.0040, 4823.90.1000. Sản phẩm của Việt Nam có biên độ phá giá cáo buộc từ 231,73% đến 260,56%. Để xác định biên độ phá giá, DOC sẽ sử dụng giá trị thay thế từ Indonesia do Việt Nam được coi là nền kinh tế phi thị trường. Các doanh nghiệp có 30 ngày để bình luận về giá trị và nước thay thế. DOC đang điều tra 26 chương trình trợ cấp từ Việt Nam, bao gồm các ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai, và giá tiện ích ưu đãi. Các doanh nghiệp cần đăng ký tài khoản IA ACCESS để theo dõi và trả lời các bản câu hỏi về Lượng và Giá trị. DOC sẽ lựa chọn hai doanh nghiệp bị đơn bắt buộc dựa trên phản hồi từ bản câu hỏi và dữ liệu của Hải quan Hoa Kỳ. Những doanh nghiệp không được chọn làm bị đơn bắt buộc có thể xin hưởng thuế suất riêng rẽ, với điều kiện chứng minh tính độc lập. TIN TỨC LOGISTICS QUỐC TẾ Thế giới sẽ thay đổi như thế nào khi ông Trump trở lại nhà trắng? Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 có thể tác động mạnh đến hàng loạt vấn đề nóng trên thế giới như Ukraine, Israel, NATO và căng thẳng Mỹ - Trung Quốc. Vào ngày 6/11/2024, ông Trump đã giành được 277 phiếu đại cử tri, chiến thắng trước bà Harris trong cuộc đua Tổng thống Mỹ. Sự trở lại Nhà Trắng của ông Trump gợi lên nhiều vấn đề quốc tế mới. Về Trung Đông, ông Trump tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ Israel trong xung đột với các lực lượng như Hamas và Hezbollah, không ưu tiên ngừng bắn tại Gaza. Đối với NATO, ông duy trì quan điểm giảm gánh nặng chi phí của Mỹ và có khả năng rút khỏi hiệp ước này. Về Ukraine, ông Trump tỏ ra hoài nghi về viện trợ Mỹ và có thể gây áp lực buộc Ukraine nhượng bộ. Trong khi đó, ông Trump có ý định tăng cường chiến tranh thương mại với Trung Quốc, dự kiến áp thuế cao và có thể rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Chính sách nhập cư của ông cũng được thắt chặt hơn với kế hoạch trục xuất người nhập cư quy mô lớn nhất trong lịch sử Mỹ, sử dụng cả Vệ binh Quốc gia nếu cần thiết. Iraq mở tuyến vận tải hàng hóa mới từ châu Á tới châu Âu Cảng Grand Faw trên Bán đảo Al-Faw dự kiến sẽ mở ra một tuyến vận chuyển hàng hóa mới giữa châu Á và châu Âu với cơ sở hạ tầng đường sắt và đường bộ nâng cấp chạy qua Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ. Thủ tướng Iraq đã khánh thành 5 bến tàu tại cảng Grand Faw trên bán đảo Al-Faw bên bờ Vịnh Ba Tư vào ngày 7/10. Cảng Grand Faw, với tổng chi phí khoảng 17 tỷ USD, dự kiến sẽ tạo ra một tuyến vận chuyển hàng hóa chiến lược giữa châu Á và châu Âu, nhằm giảm phụ thuộc vào hệ thống cảng của các quốc gia láng giềng trong vùng Vịnh. Tuyến vận chuyển này sẽ được hỗ trợ bởi mạng lưới cơ sở hạ tầng đường sắt và đường bộ hiện đại chạy qua Iraq và kết nối với Thổ Nhĩ Kỳ. Thủ tướng Sudani nhấn mạnh rằng cảng mới sẽ đưa Iraq trở thành một phần quan trọng trong tuyến đường thương mại toàn cầu qua Trung Đông. Giai đoạn đầu tiên của dự án sẽ hoàn thành vào năm tới, với công ty Daewoo Engineering của Hàn Quốc đảm nhiệm việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, trong đó bao gồm đê chắn sóng dài gần 16 km – đã đạt kỷ lục Guinness là đê chắn sóng dài nhất thế giới – để bảo vệ cảng trước điều kiện thời tiết khắc nghiệt của vùng Vịnh. Doanh nghiệp tại Mỹ gấp rút nhập hàng vì lo ông Trump áp thuế nhập khẩu Trước kế hoạch tăng thuế nhập khẩu của Donald Trump, doanh nghiệp Mỹ đang gấp rút tăng tốc nhập hàng, đẩy nhu cầu container và chi phí vận chuyển tăng cao. Donald Trump tuyên bố áp thuế nhập khẩu 10-20% với hàng hóa vào Mỹ và tới 60-100% với hàng từ Trung Quốc, gây lo ngại cho các doanh nghiệp Mỹ. Để ứng phó, các công ty bán lẻ và sản xuất tại Mỹ đang yêu cầu đối tác vận chuyển lấy hàng sớm nhằm tránh tác động của thuế quan mới. Động thái này làm tăng nhu cầu container và tàu hàng, kéo theo cước vận chuyển, thuê xe tải, và chi phí kho bãi có khả năng leo thang. Năm 2018, khi Trump áp thuế với Trung Quốc, cước vận tải container đã tăng hơn 70%, và tình hình hiện tại có thể tương tự. Tuy nhiên, cổ phiếu của các hãng vận tải biển, như Maersk, lại giảm do lo ngại về tác động lâu dài của thuế nhập khẩu. Chuyên gia nhận định trong ngắn hạn, các hãng vận tải có thể hưởng lợi từ nhu cầu tăng cao, nhưng triển vọng dài hạn của thương mại vẫn không chắc chắn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bản tin logistics tuần 44 cùng Lacco Việt Nam! Hy vọng những thông tin vừa qua sẽ giúp bạn cập nhật được những xu hướng, thách thức và cơ hội trong ngành, từ đó đưa ra những quyết định phù hợp cho công việc của mình. Chúng tôi sẽ tiếp tục mang đến cho bạn những tin tức mới nhất trong các tuần tiếp theo. Đừng quên theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin quan trọng nào. Chúc các bạn một tuần làm việc hiệu quả! Mọi thông tin cần hỗ trợ về các hoạt động logistics: vận chuyển nội địa - quốc tế, thủ tục hải quan,... và các hoạt động xuất nhập khẩu khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp. Thông tin chi tiết liên hệ: Hotline: +84906 23 55 99 Email: info@lacco.com.vn Website: https://lacco.com.vn/
Xem thêm
Tuần 43 đã đánh dấu nhiều diễn biến quan trọng trong ngành logistics quốc tế, đặc biệt về sự biến động về các chính sách, hoạt động kinh tế trong nước và quốc tế. Thị trường vận tải biển giữa Châu Á và Bắc Mỹ, Châu Âu ghi nhận những biến chuyển đáng chú ý, phản ánh tình hình cung cầu và các chiến lược điều chỉnh công suất từ các hãng tàu lớn. Trong khi đó, giá cước vận tải hàng không có xu hướng ổn định, tuy có một số dao động nhỏ. Bản tin này sẽ tổng hợp các số liệu và nhận định nổi bật về tình hình logistics, giúp các doanh nghiệp và nhà đầu tư có cái nhìn rõ hơn về xu hướng và các tác động tiềm năng trong ngắn hạn. Mời các bạn theo dỗi chi tiết bản tin logistics tuần 43. TIN TỨC LOGISTICS TRONG NƯỚC Maersk mở kho ngoại quan đầu tiên tại Việt Nam A.P. Moller - Maersk vừa khai trương kho ngoại quan đầu tiên tại Việt Nam, đặt tại SLP Park trong khu công nghiệp Nam Đình Vũ, Hải Phòng, nhằm mở rộng mạng lưới tại khu vực phía Bắc. Với vị trí chiến lược gần cảng biển Hải Phòng và nằm trên trục logistics quan trọng của Bắc bộ, kho này có tiềm năng trở thành trung tâm logistics khu vực. Được trang bị công nghệ hiện đại, kho cung cấp dịch vụ lưu trữ, chuẩn bị hàng hóa, thủ tục hải quan và vận chuyển đường bộ. Amazon Việt Nam là khách hàng đầu tiên, và Maersk Contract Logistics đảm nhận vận hành kho. Kết quả bầu cử Mỹ ảnh hưởng như nào đến nền kinh tế Việt Nam? Theo một số chuyên gia quốc tế, việc áp đặt thuế 10-20% đối với hàng nhập khẩu từ các quốc gia khác ngoài Trung Quốc sẽ không làm giảm tính cạnh tranh của Việt Nam. Ngoài ra, nếu Mỹ áp thuế 60% đối với Trung Quốc thì Việt Nam và Mexico sẽ một lần nữa hưởng lợi về xuất khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu toàn cầu, đặc biệt từ Việt Nam, lo lắng về chính sách thương mại của tân tổng thống Mỹ sau bầu cử tháng 11/2024, dù là ông Donald Trump (Cộng hòa) hay bà Kamala Harris (Dân chủ). Cả hai ứng viên đều tuyên bố tăng thuế nhập khẩu, tuy khác về cách tiếp cận. Trump đề xuất thuế 10-20% trên mọi hàng hóa nhập khẩu, trong khi Harris ủng hộ thuế gián tiếp và trợ cấp nội địa cho các ngành trọng điểm như năng lượng sạch và chip. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với hơn 89 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm, chiếm tỷ trọng xuất siêu lớn. Tiêu dùng nội địa mạnh mẽ của Mỹ vẫn hỗ trợ xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế Việt Nam, dù Fed đã tăng lãi suất. Về trung hạn, tiêu dùng Mỹ với hàng “Made in Vietnam” có thể chững lại vào đầu 2025, nhưng việc đưa sản xuất trở lại Mỹ vẫn gặp khó khăn do chi phí cao và thiếu lao động kỹ năng. Đồng đô la yếu có thể hỗ trợ xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ áp thuế cao đối với Trung Quốc, tạo lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam và Mexico. Cảnh giác lừa đảo từ Cục Đăng Kiểm về mẫu tem kiểm định mới Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa phát đi cảnh báo về một thủ đoạn lừa đảo mới nhắm vào chủ xe ô tô. Theo Cục, nhiều tài khoản cá nhân đã chuyển các khoản tiền nhỏ từ 10.000 - 23.000 đồng vào tài khoản của Cục, kèm theo thông tin biển số xe. Sau khi liên hệ, Cục phát hiện các chủ xe nhận được cuộc gọi từ nhóm đối tượng giả danh nhân viên đăng kiểm, thông báo rằng từ ngày 1/10/2024, Cục sẽ thay đổi mẫu tem kiểm định và yêu cầu các chủ xe thanh toán 10.000 đồng cho tem mới và 23.000 đồng phí vận chuyển. Nhóm này còn hướng dẫn chủ xe truy cập đường link giả mạo Cục Đăng kiểm Việt Nam để khai báo thông tin cá nhân. Khi truy cập vào các link giả này, chủ xe có thể bị chiếm đoạt tài sản và thông tin cá nhân.Cục Đăng kiểm Việt Nam khẳng định không có yêu cầu đổi tem kiểm định hay yêu cầu chuyển tiền từ các cuộc gọi, tin nhắn lạ. Chủ xe được khuyến cáo tuyệt đối không chuyển tiền hoặc truy cập vào các đường link không rõ nguồn gốc để tránh bị lừa đảo. TIN LOGISTICS QUỐC TẾ Sự nổi giận của mẹ thiên nhiên tác động kinh khủng như nào đến nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương? Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 31.10 đánh giá tác động của biến đổi khí hậu có thể khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở khu vực kinh tế châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển giảm tới 17% vào năm 2070. Theo Reuters ( Râu tờ) dẫn báo cáo của ADB, nếu cuộc khủng hoảng khí hậu tiếp tục tăng tốc, khoảng 300 triệu người trong khu vực có thể bị đe dọa bởi tình trạng ngập lụt ven biển và hàng nghìn tỉ USD tài sản có thể bị tổn thất vào năm 2070. ADB chỉ ra các chính sách khí hậu hiện tại sẽ khiến nhiệt độ toàn cầu nóng lên khoảng 3 độ C trong thế kỷ này, đồng thời nhấn mạnh năng lượng là ngành phát thải lớn nhất trong khu vực. Theo báo cáo, để giảm thiểu tác động, các quốc gia cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang phát thải ròng bằng 0 và tăng cường đầu tư vào công nghệ xanh tiên tiến. Chủ tịch ADB kêu gọi các quốc gia hành động khẩn cấp và phối hợp tốt để giải quyết những tác động biến đổi khí hậu trước khi quá muộn. Hàn Quốc áp đặt lệnh “CẤM VẬN” với Triều Tiên Mỹ siết đầu tư vào con Chip và để ngăn chặn Triều Tiên phát triển tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn, Hàn Quốc mới đây đã công bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với 15 loại vật liệu quan trọng. Vào ngày 31/10, Hàn Quốc công bố siết chặt kiểm soát xuất khẩu đối với 15 loại vật liệu nhạy cảm, đặc biệt là các nguyên liệu có thể dùng để sản xuất tên lửa nhiên liệu rắn, nhằm ngăn Triều Tiên phát triển tên lửa đạn đạo. Theo Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, các vật liệu bị kiểm soát bao gồm thân tên lửa và ống đốt – thành phần quan trọng trong tên lửa nhiên liệu rắn, vốn khó tự sản xuất đối với Triều Tiên. Các biện pháp mới này là một phần trong nỗ lực quốc tế nhằm chặn đứng nguồn cung cấp vật liệu giúp Triều Tiên phát triển vũ khí hiện đại. Hàn Quốc kỳ vọng việc tăng cường hợp tác với đồng minh và kiểm soát vật liệu nhạy cảm sẽ góp phần ngăn chặn khả năng phát triển vũ khí của Triều Tiên. Con Chip và công nghệ AI Trung Quốc tiếp tục bị Hoa Kỳ đưa vào tầm ngắm Chính phủ Mỹ vừa công bố bộ quy định cuối cùng về việc kiểm soát hoạt động đầu tư của Mỹ vào các công nghệ tiên tiến của Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 2/1/2025... Chính quyền Tổng thống Joe Biden vừa ban hành quy định kiểm soát đầu tư của Mỹ trong ba lĩnh vực: bán dẫn và vi điện tử, công nghệ lượng tử, và AI. Mục tiêu của quy định này là ngăn chặn dòng vốn Mỹ hỗ trợ Trung Quốc phát triển các công nghệ có thể mang lại lợi thế quân sự. Quy định, có hiệu lực từ ngày 2/1/2025, cấm đầu tư vào các công ty Trung Quốc sản xuất chip tiên tiến và yêu cầu báo cáo đối với các khoản đầu tư vào chip đời cũ. Quy định cũng cấm cá nhân và doanh nghiệp Mỹ mua cổ phần tại các công ty AI Trung Quốc có ứng dụng quân sự. Kết thúc tuần 43, tình hình kinh tế trong nước và quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp nhưng với một số tín hiệu khả quan. Hãy cùng chờ đón những diễn biến tiếp theo của nền kinh tế trong nước và quốc tế trong tuần tới nhé. Mọi thông tin cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu, các bạn hãy liên hệ ngay với Lacco để được hỗ trợ. Chi tiết liên hệ:Hotline: +84906 23 55 99Email: info@lacco.com.vnWebsite: https://lacco.com.vn/
Xem thêm
Chào mừng quý vị đến với bản tin logistics tuần này! Trong bối cảnh thị trường toàn cầu đang trải qua nhiều biến động, logistics trở thành một trong những ngành trụ cột hỗ trợ lưu thông hàng hóa và phát triển kinh tế. Trong bản tin hôm nay, chúng ta sẽ cùng cập nhật những thông tin nổi bật về tình hình giá cước vận chuyển, xu hướng công nghệ mới, cũng như những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường, đây là lúc các doanh nghiệp logistics cần nhanh chóng thích ứng và tận dụng cơ hội để bứt phá trong giai đoạn cuối năm. Hãy cùng bắt đầu với những tin tức đáng chú ý nhất. TIN TỨC LOGISTICS TRONG NƯỚC Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước được phép tiếp nhận tàu khách trọng tải 3.640 DWT Bộ GTVT vừa có văn bản chấp thuận chủ trương cho phép Bến cảng Sài Gòn - Hiệp Phước tiếp nhận tàu khách quốc tế Viking Orion, trọng tải 3.640 DWT. Đây là một bước ngoặt quan trọng, mở ra tiềm năng lớn cho việc phát triển cảng biển TP.HCM, đặc biệt trong lĩnh vực vận tải hành khách bằng tàu biển. Chủ đầu tư, Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước, có trách nhiệm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hành khách và hàng hóa, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng để xây dựng phương án khai thác hiệu quả và an toàn. Việc tiếp nhận tàu Viking Orion không chỉ giúp tối ưu hóa công suất khai thác của cảng mà còn thúc đẩy phát triển hệ thống cảng biển trong tương lai, đóng góp vào sự tăng trưởng của ngành logistics và du lịch biển tại TP.HCM. Xuất khẩu gạo Việt Nam có bị ảnh hưởng khi Ấn Độ gỡ bỏ lệnh cấm? Theo lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc Ấn Độ gỡ lệnh cấm xuất khẩu gạo sẽ có ảnh hưởng đến xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam nhưng sẽ không quá lớn. Vào tháng 7-2023, Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo, nhưng đến ngày 28-9, nước này đã đề xuất dỡ bỏ lệnh cấm. Ông Trần Thanh Hải, phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho biết Ấn Độ có vai trò lớn trên thị trường gạo thế giới và Bộ Công Thương cùng Hiệp hội Lương thực Việt Nam đang theo dõi sát diễn biến này. Trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 6,9 triệu tấn gạo, thu về 4,3 tỷ USD, tăng 23% so với năm trước. Ông Hải nhấn mạnh việc chuyển sang sản xuất gạo chất lượng cao sẽ giúp Việt Nam đa dạng hóa sản phẩm và giảm khả năng bị ảnh hưởng từ động thái của Ấn Độ. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết Chính phủ đang triển khai đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, với mục tiêu nâng cao chất lượng gạo và xây dựng thương hiệu riêng cho gạo Việt Nam. Ông Tân cũng cho rằng việc Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm sẽ có tác động nhưng không đáng lo ngại, đồng thời khẳng định nguyên tắc đảm bảo an ninh lương thực trong nước trước khi đẩy mạnh xuất khẩu. Bình Dương Chính thức chấm dứt hoạt động trạm thu phí BOT Bình Thắng trên tuyến ĐT 743A Chính thức chấm dứt hoạt động trạm thu phí BOT Bình Thắng trên tuyến ĐT 743A đã tạo động lực mới cho các doanh nghiệp vận tải, đặc biệt trong lĩnh vực logistics, khi gánh nặng chi phí được giảm thiểu đáng kể. Từ ngày 22/10/2024, trạm thu phí BOT Bình Thắng (ĐT 743A, Dĩ An, Bình Dương) chính thức dừng hoạt động, giúp giảm chi phí cho các doanh nghiệp vận tải và logistics. Động thái này là một phần trong chiến lược của Bình Dương nhằm giảm số lượng trạm thu phí BOT, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và kích thích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tỉnh vẫn còn 9 trạm BOT khác, gây khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt trên Quốc lộ 13, tuyến giao thông trọng điểm. Việc mua lại các trạm này gặp nhiều trở ngại về pháp lý và ngân sách, khiến các trạm BOT có thể kéo dài hoạt động trong nhiều năm tới. Mặc dù còn khó khăn, Bình Dương đã có bước tiến trong việc giảm dần số lượng trạm thu phí, giúp giảm bớt gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp. TIN TỨC LOGISTICS QUỐC TẾ Trung Quốc công bố loạt biện pháp nhằm kích thích nền kinh tế Trước tình hình có thêm nhiều diễn biến tiêu cực, Trung Quốc đang phải tung ra gói hỗ trợ khủng để kích thích nền kinh tế.. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã công bố loạt biện pháp nhằm kích thích nền kinh tế đang trì trệ, bao gồm giảm lãi suất cho vay trung hạn (MLF) xuống 3,1% và lãi suất cho vay tham chiếu 5 năm (LPR) xuống 3,6%. Trung Quốc cũng cắt giảm lãi suất thế chấp và tỷ lệ dự trữ bắt buộc, với kỳ vọng hỗ trợ 150 triệu người dân và giảm chi phí vay mượn. Ngoài ra, các gói vay ưu đãi cho bất động sản sẽ tăng gấp đôi lên 4.000 tỷ nhân dân tệ. Dù vậy, nền kinh tế vẫn gặp khó khăn do nhu cầu nội địa yếu, thị trường bất động sản suy yếu, và rủi ro tăng giá dầu từ tình hình Trung Đông. Moody's và S&P đều nhận định rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục đối mặt với những thách thức lớn đến năm 2025. Nga vượt mặt Nhật Bản đứng vững BIG 4 thế giới bất chấp cấm vận Phóng viên tại Moskva dẫn báo cáo cho biết xét về tỷ trọng trong GDP toàn cầu tính theo sức mua tương đương, Nga vượt Nhật Bản 3,38%. Theo báo cáo của IMF, tăng trưởng GDP của Nga năm nay được dự báo ở mức 3,6%, tăng 0,4 điểm phần trăm so với ước tính tháng 7 vừa qua. Đối với năm 2025, IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Nga xuống còn 1,3%, thấp hơn so với mức dự kiến 1,5% được đưa ra hồi tháng 7. Cũng theo dự báo mới nhất của IMF, đến năm 2029, kinh tế Nga sẽ vẫn duy trì vị trí thứ 4 với khoảng cách 0,2% so với Nhật Bản.Ngày 17/10 vừa qua, Ngân hàng Thế giới (WB) đã lần thứ ba trong năm nay nâng dự báo tăng trưởng GDP của Nga, tăng gần 2 điểm phần trăm so với đầu năm lên 3,2%. Song vào năm 2025 sẽ chỉ còn 1,6% và mức tăng trưởng của năm 2026 là 1,1%. Đầu tháng 4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ thị đảm bảo Nga gia nhập 4 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030. Ngày 5/6 vừa qua, tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, ông tuyên bố Nga đã đạt mục tiêu này. Temu bùng nổ sàn thương mại điện tử quốc tế, thế giới đón nhận như nào? Trước cơn lốc hàng giá rẻ của Temu, Indonesia ra lệnh cấm, Thái Lan tăng thuế còn Âu - Mỹ định siết các quy định hoạt động và nhập khẩu. Để đối phó với sự bùng nổ hàng giá rẻ từ Temu, Indonesia đã yêu cầu chặn ứng dụng này, cho rằng mô hình kinh doanh của nó là "cạnh tranh không lành mạnh." Temu, thuộc tập đoàn PDD Holdings (Trung Quốc), đã đạt giá trị giao dịch 20 tỷ USD trong nửa đầu năm 2024. Thái Lan áp thuế VAT 7% đối với gói hàng nhập khẩu dưới 1.500 baht, trong khi châu Âu và Mỹ đang siết chặt quy định với Temu. Đức kêu gọi kiểm soát hải quan mạnh mẽ hơn, và Ủy ban châu Âu yêu cầu Temu cung cấp thông tin về việc ngăn chặn sản phẩm bất hợp pháp. Temu khẳng định mô hình của họ không phụ thuộc vào miễn thuế, mà tập trung kết nối trực tiếp người tiêu dùng với các nhà máy Trung Quốc để cung cấp sản phẩm chất lượng với giá thấp. Trên đây là những thông tin nổi bật của ngành logistics trong tuần này. Với những cơ hội và thách thức đang song hành, các doanh nghiệp trong ngành đang không ngừng đổi mới, tận dụng công nghệ và nâng cao năng lực để đáp ứng nhu cầu thị trường. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật các xu hướng và chính sách mới nhất để đồng hành cùng sự phát triển của ngành. Cảm ơn quý vị đã theo dõi bản tin, hẹn gặp lại quý vị vào tuần tới với những thông tin hấp dẫn tiếp theo! Mọi thông tin cần hỗ trợ về các dịch vụ logistics cần hỗ trợ, các bạn hãy liên hệ ngay đến công ty Lacco để được hỗ trợ. Chi tiết liên hệ: Hotline: +84906 23 55 99 Email: info@lacco.com.vn Website: https://lacco.com.vn/
Xem thêm