Preloader Close

Tìm kiếm

Các sản phẩm gỗ xuất khẩu được xếp vào danh mục gỗ tự nhiên bao gồm: gỗ nguyên liệu, gỗ tròn, gỗ xẻ,... Trong quá trình nhập khẩu, nhiều doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ và chưa biết những loại gỗ như nào thì được phép nhập khẩu về Việt Nam…? Trong bài viết này, Công ty Lacco sẽ giúp các bạn tìm hiểu chi tiết về quy trình và thủ tục nhập khẩu khẩu gỗ tự nhiên. Các loại gỗ tự nhiên được phép nhập khẩu Do nhu cầu sử dụng các sản phẩm tự nhiên ngày càng gia tăng, nhu cầu nhập khẩu gỗ trong vài năm trở lại đây cũng có những dấu hiệu gia tăng đáng kể. Các sản phẩm này bao gồm cả gỗ tròn và gỗ xẻ. Một số loại gỗ nhập khẩu phổ biến có thể kể đến như gỗ lim, gỗ hương, gỗ gõ, gỗ cẩm, gỗ gụ… (từ các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông và châu Phi); hay gỗ sồi, gỗ thông, gỗ dương, gỗ óc chó... (từ Mỹ và các nước châu Âu). Các sản phẩm gỗ xuất khẩu này có đặc điểm chúng là giá thành cao, tính chất vật lý chịu lực và chịu nhiệt tốt. Đặc biệt, chất liệu của các loại gỗ nào phù hợp với việc chống mọt và độ bền kèo dài nhiều năm. Tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng nội thất làm từ gỗ tốt: bàn, ghế, tủ... ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, còn các nhu cầu nhập khẩu gỗ tự nhiên về làm nguyên liệu sản xuất đồ gỗ xuất khẩu cũng rất lớn. Căn cứ làm thủ tục nhập khẩu gỗ nguyên liệu Để nắm được các quy định về làm thủ tục nhập khẩu gỗ nguyên liệu, tự nhiên được nhập khẩu vào Việt Nam. Các bạn có thể tham khảo tại danh mục CITES được ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Theo quy định này, có 3 trường hợp xảy ra: TH1: Nếu loại gỗ mà bạn định nhập không nằm trong danh mục CITES, thì có thể làm hồ sơ nhập khẩu bình thường như những mặt hàng khác. TH2: Nếu hàng nằm trong nhóm I thì không được phép nhập khẩu. TH3: Nếu nằm trong nhóm II và III, bạn sẽ phải xin ý kiến của cơ quan CITES Việt Nam thì mới được phép nhập. Theo đó, để nhập khẩu gỗ tự nhiên về Việt Nam, doanh nghiệp nhập khẩu cần gửi 1 bộ hồ sơ tới Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam. Trong thời hạn 8 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có trách nhiệm cấp giấy phép. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam sẽ thông báo cho doanh nghiệp biết. Nếu cần tham vấn Cơ quan khoa học CITES Việt Nam hoặc cơ quan có liên quan của nước xuất khẩu thì Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam sẽ tổ chức thực hiện, nhưng thời hạn không quá 30 ngày. Mã HS code và thủ tục nhập khẩu gỗ tự nhiên Căn cứ theo biểu thuế xuất nhập khẩu 2022, cập nhật theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP về chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Từ ngày 01/02/2022 sẽ áp dụng giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ. Quy định mã HS code của một số loại gỗ tự, nhiên gỗ nguyên liệu như sau: 4401: Gỗ nhiên liệu, dạng khúc, thanh nhỏ, cành, bó hoặc các dạng tương tự; vỏ bào hoặc dăm gỗ; mùn cưa và phế liệu gỗ, đã hoặc chưa đóng thành khối, bánh (briquettes), viên hoặc các dạng tương tự. 4403: Gỗ cây dạng thô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc dác gỗ hoặc đẽo vuông thô. 4404: Gỗ đai thùng; cọc chẻ; sào, cột và cọc bằng gỗ, vót nhọn nhưng không xẻ dọc; gậy gỗ, đã cắt thô nhưng chưa tiện, uốn cong hoặc gia công cách khác, phù hợp cho sản xuất ba toong, cán ô, chuôi, tay cầm dụng cụ hoặc tương tự; nan gỗ (chipwood) và các dạng tương tự. Thủ tục cơ bản để nhập khẩu gỗ xẻ, gỗ tròn Quy trình nhập khẩu gỗ xẻ, gỗ tròn, các loại gỗ tự nhiên được thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ trước khi nhập khẩu: - Kiểm tra xem sản phẩm gỗ xẻ bạn dự kiến nhập khẩu có thuộc danh mục CITES hay không? + Nếu không thì bạn chỉ cần chuẩn bị hồ sơ: Hợp đồng, Invoice, Packing list, Bill, Phytosanitary – Giấy kiểm dịch thực vật, C/O – Giấy chứng nhận xuất xứ ( nếu có ). + Nếu thuộc danh mục CITES thì phải có giấy phép CITES cửa nước xuất khẩu cấp, cùng với bộ hồ sơ như trường không thuộc danh mục CITES. Bước 2: Đăng ký kiểm dịch thực vật Xem thêm: Quy định về kiểm dịch thực vật nhập khẩu vào Việt Nam Xem thêm: Thủ tục kiểm dịch thực vật hàng gỗ nhập khẩu tại Hải Phòng Bước 3: Mở tờ khai hải quan Khi mở tờ khai hải quan nhập khẩu cho lô hàng cần ghi số tiếp nhận đăng ký kiểm dịch thực vật vào tờ khai. Bước 4: Thực hiện thủ tục nhập khẩu gỗ tại cơ quan hải quan Tùy theo phân luồng tờ khai, bạn nộp hồ sơ với cán bộ hải quan. Sau đó kiểm hóa sản phẩm gỗ tại cảng và lấy mẫu để kiểm dịch thực vật. Bước 5: Nhận kết quả kiểm dịch thực vật và thông quan hàng hóa Nhận được kết quả kiểm dịch đạt yêu cầu và liên hệ cán bộ hải quan giải quyết hồ sơ để được cấp phép thông quan hàng hóa. Để thực hiện khai báo hải quan, giải quyết các thủ tục giấy tờ hải quan được nhanh chóng bảo bảo đúng quy định của pháp luật. Đồng bảo đảm bảo quyền lợi lớn nhất cho lô hàng gỗ nhập khẩu vào Việt Nam. Các doanh nghiệp có thể thuê dịch vụ khai báo hải quan chuyên nghiệp của Công ty Lacco. Với kinh nghiệm 7 năm hoạt động trong lĩnh vực khai báo hải quan, 14 năm trong lĩnh vực vận tải quốc tế, công ty Lacco luôn đảm bảo phục vụ quý khách hàng tận tình, chu đáo với thái độ làm việc chuyên nghiệp nhất. Mọi thông tin chi tiết, các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến địa chỉ Hotline: 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được tư vấn 24/7.
Xem thêm
Chiến tranh Nga – Ukraine đang diễn ra rất căng thẳng. Trước tình hình đó, các quốc gia phương tây và Mỹ đã liên tục có những động thái trừng phạt với Nga. Đồng thời, tổng thống Nga - Vladimir Vladimirovich Putin cũng nhanh chóng đưa ra những phản ứng mạnh mẽ dành cho các nước Mỹ và EU. Những xác lệnh này gây ảnh hưởng tới những ngành hàng hóa nào của Việt Nam? Để làm rõ vấn đề này, Lacco đã tổng hợp thông tin từ nhiều bên và đưa ra được một số những ngành hàng bị ảnh hưởng mạnh sau: Theo Báo cáo Chiến lược thị trường - Đánh giá tác động của xung đột địa chính trị đối với các ngành kinh tế vào đầu tháng 3 đã nhận định về tác động của các biện pháp trừng phạt lên Nga đã ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành kinh tế Việt Nam. Thị trường ngũ cốc và lúa mì Căng thẳng giữa Nga - Ukraine đã khiến giá lúa mì tăng 17,8% so với mức giá trước xung đột. Ngoài ra, Ukraine còn là nước xuất khẩu ngô lớn thứ 4, chiếm 22% kim ngạch thương mại thế giới, khiến giá thành phẩm từ ngô tăng 8,4% so với trước khi xảy ra xung đột. Lúa mì và ngô là một trong những nguyên liệu chính để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Khí đốt và dầu thô Nga cung cấp khoảng 35% nhu cầu khí tự nhiên cho Tây Âu, phần lớn nhờ các đường ống xuyên qua lãnh thổ Ba Lan và Belarus theo dự án đường ống dẫn Nord Stream 1 đến Đức, và lãnh thổ Ukraine đến các nước khác. Theo ngân hàng đầu tư Mỹ JPMorgan, cuộc xung đột Nga-Ukraine có thể làm giá dầu tăng dựng đứng. Nếu giá dầu vọt lên mức 150 đô la Mỹ một thùng, tổng sản phẩm quốc nội (GPD) toàn cầu sẽ giảm 0,9% vào quý 1 năm nay so với cùng kỳ, trong khi lạm phát toàn cầu sẽ tăng hơn gấp đôi lên mức 7,2%. Vận tải đường hàng không và các ngành vận tải Giá xăng dầu leo thang gây ảnh hưởng trực tiếp đến biên lợi nhuận của hoạt động kinh doanh hàng hóa. Các hãng hàng không cũng có thể chịu ảnh hưởng kép, khi chi phí giá dầu tăng cao và các đường bay bị gián đoạn. Đặc biệt khi Nga ký quyết định cấm bay vào không phận của quốc gia này. Đối với vận tải hàng không,giá dầu tăng mạnhảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của các hãng hàng không. Việc tạm dừng các chuyến bay thương mại đến, đi Nga và Ukraine ảnh hưởng nhẹ đến sự phục hồi lượng khách quốc tế (hành khách Nga chiếm khoảng 5% tổng lượng khách quốc tế trước đại dịch), tuy nhiên VNDIRECT cho rằng tác động này chỉ mang yếu tố ngắn hạn. Thị trường than Năm 2021, Nga là thị trường xuất khẩu than lớn thứ ba sang Việt Nam (khoảng 527 triệu USD), chủ yếu là than nhiệt. Trong khi đó, Nga cũng là nước xuất khẩu than lớn thứ ba thế giới vào năm 2020. Do đó, VNDIRECT cho rằng, các nhà máy nhiệt điện than tại Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ thiếu nguồn cung khi khó chuyển đổi nhà cung cấp trong ngắn hạn. Xuất khẩu Thép Nga và Ukraine lần lượt là các nhà xuất khẩu thép lớn thứ 2 - 4 sang EU trong 11 tháng đầu năm 2021, với khoảng 21% tổng lượng nhập khẩu. EU cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam vào năm 2021, chủ yếu với mặt hàng tôn mạ. Do đó, Việt Nam có cơ hội tăng sản lượng tiêu thụ tại EU trong thời gian tới. Tham khảo: Quy trình giao nhận nhập khẩu hàng thép FCL tại cảng Hải Phòng Phân bón Nga chiếm 13% tổng kim ngạch thương mại phân bón chính trên toàn cầu và gần 16% thương mại toàn cầu đối với các loại phân bón thành phẩm quan trọng. Do đó, các biện pháp trừng phạt do châu Âu và Mỹ áp đặt lên Nga sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung toàn cầu, dẫn đến tăng giá phân bón. Tham khảo: TOP 10 cảng biển lớn nhất thế giới năm 2021 Ngành cá Tra Các biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga có thể gây khó khăn cho xuất khẩu hàng hóa của Nga nói chung, trong đó có việc xuất khẩu cá minh thái, một trong những mặt hàng thay thế chính cho cá tra Việt Nam ở thị trường EU. EU nhập khẩu 160.000 tấn cá Minh Thái từ Nga mỗi năm, chiếm 19% tổng nhập khẩu cá minh thái của EU. Trong khi đó, thị trường EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của ngành cá tra Việt Nam vào năm 2021. Ngành cá tra Việt Nam có thể tận dụng tình hình này để mở rộng thị phần và tăng kim ngạch xuất khẩu sang EU. Ngoài những sản phẩm trên, chắc chắn sẽ có rất nhiều vấn đề kéo theo do giá xăng dầu và nhiệt điện gia tăng. Điều này gây áp lực rất lớn đến nền kinh tế cũng như hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Chính vì vậy, để đảm bảo hàng hóa của mình trong quá trình xuất nhập khẩu, tốt nhất các đơn vị nên lựa chọn các gói bảo hiểm hàng hóa hoặc các dịch vụ vận chuyển an toàn. Mọi thông tin chi tiết cần tư vấn về vận chuyển hàng quốc về và khai báo hải quan, các bạn hãy liên hệ trực tiếp với Công ty Lacco theo địa chỉ hotline: 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được tư vấn cụ thể.
Xem thêm
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 06/2022/TT-BCT (ngày 28/2/2022) về việc nhập khẩu mặt hàng gạo và lá thuốc lá khô có xuất từ Campuchia theo hạn ngạch thuế quan năm 2021 và 2022. Ưu đãi nhập khẩu đối với mặt hàng gạo và thuốc lá khô Về phạm vi điều chỉnh, Thông tư 06/2022/TT-BCT quy định hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng gạovà lá thuốc lá khô có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt khi nhập khẩu vào Việt Nam năm 2021 và 2022. Đối tượng áp dụng là cácthương nhân nhập khẩutheo hạn ngạch thuế quan mặt hàng gạo và lá thuốc lá khô có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Theo đó, tổng lượng hạn ngạch năm 2022 đối với mặt hàng gạo là 300.000 tấn, nếu là thóc thì tỷ lệ quy đổi là 2kg thóc = 1kg gạo; số lượng của năm 2021 cũng là 300.000 tấn. Đối với mặt hàng lá thuốc lá khô là 3.000 tấn mỗi năm. Điều kiện để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt là hàng hóa nhập khẩu phải có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu S (C/O form S) do Bộ Thương mại Campuchia hoặc cơ quan được ủy quyền cấp theo quy định của phía Campuchia và làm thủ tụchải quan nhập khẩu tại các cặp cửa khẩuquy định. Riêng đối với mặt hàng lá thuốc lá khô, thương nhân nhập khẩu phải có giấy phép nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo hạn ngạch thuế quan do Bộ Công Thương cấp theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP. Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng gạo và lá thuốc lá khô quy định tại Thông tư này được điều hành theo phương thức trừ lùi tự động tại cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 15/4/2022 đến hết 31/12/2022. Tham khảo thêm: Vận tải Việt Cam | Vận chuyển hàng đi Campuchia uy tín
Xem thêm
Ban quản lý cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn vừa thống nhất với chính quyền nhân dân thành phố Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây về phương thức giao nhận hàng hóa mới theo hình thức giao nhận hàng "không tiếp xúc" với Trung Quốc. Dự án này được thực hiện tại cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị. Giao nhận hàng hóa “không tiếp xúc” với Trung Quốc Từ tháng 3/2022, hai bên Việt Nam - Trung Quốc thống nhất thí điểm mỗi lượt xe xuất hàng của Việt Nam gồm cả đầu kéo và sơ mi rơ móc vào hai bãi chờ xuất khẩu trên tuyến đường chuyên dụng vận tải hàng hóa ở khu vực mốc 1119-1120. Bãi chờ xuất bên phải đường sẽ thực hiện cắt container hàng, bãi chờ nhập bên trái đường sẽ cẩu container đi. Tiếp theo, công nhân Việt Nam thực hiện cắt và cẩu container tại hai bãi chờ. Sau đó, tài xế lái đầu kéo và lực lượng chức năng sẽ rời khỏi bãi để lực lượng y tế Việt Nam khử khuẩn, làm sạch. Chỉ có công nhân vận hành cần cẩu mặc quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang được ở lại. Buồng lái cũng được niêm phong. Phía Trung Quốc đã bố trí lượt xe tương ứng vào hai bãi chờ xuất trên. Nhân viên Trung Quốc thực hiện quy trình nối, cẩu container lên xe. Sau khi hoàn thành, tài xế chuyên trách của Trung Quốc sẽ lái xe hàng về nước theo đường vận tải chuyên dụng. Giao hàng xong thì tài xế chuyên trách Trung Quốc đưa xe theo đường xuất nhập cảnh để trả container rỗng tại bãi xe phía sau cửa hàng miễn thuế. Trả xong container rỗng, tài xế này sẽ lái đầu kéo về hai bãi xe quy định ở khu vực mốc 1119-1120 để nhận container hàng hoặc quay về Trung Quốc theo đường cũ. Tham khảo: 9 loại trái cây xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc Thực hiện nghiêm túc chiến dịch Zero Covid Theo Sở Thông tin và truyền thông Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn đang tích cực trao đổi, hội đàm với phía Trung Quốc để tăng năng lực thông quan tại các cửa khẩu nhưng do phía Trung Quốc tiếp tục tăng cường xét nghiệm, phun khử khuẩn hàng hóa và phương tiện, phương thức giao nhận hạn chế tiếp xúc giữa hai bên. Đồng thời hàng nông sản của Việt Nam khi xuất khẩu phải thực hiện kiểm tra 100% nên hiệu suất thông quan rất thấp, khoảng 90 - 100 xe xuất/ngày. Do đó, Sở Công thương Lạng Sơn tạm thời dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả tươi lên cửa khẩu đường bộ xuất sang Trung Quốc đến hết ngày 5/3. "Dự báo trong thời gian tới năng lực thông quan qua tuyến biên giới phía Bắc trong đó có tỉnh Lạng Sơn sẽ tích cực hơn khi áp dụng phương thức giao nhận hàng hóa mới ổn định, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy các hiệp hội doanh nghiệp kinh doanh các ngành hàng cần chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và đặc biệt cân nhắc việc đưa hàng lên khu vực cửa khẩu trong thời gian tới”, Sở Thông tin và truyền thông Lạng Sơn đưa ra khuyến cáo. Hiện, tỉnh Lạng Sơn đưa ra giải pháp hỗ trợ giảm phí, giá dịch vụ ra vào bến bãi; điều trị miễn phí cho tài xế container mắc COVID-19; triển khai nền tảng cửa khẩu số để rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính… Nguồn: https://congluan.vn
Xem thêm
Vận chuyển đường hàng không rất được ưu chuộng trong giao nhận vận tải quốc tế bởi những ưu điểm: thời gian vận chuyển nhanh, an toàn, hiệu quả. Do đó, nhu cầu vận chuyển đường hàng không ngày càng gia tăng nhanh chóng. Để nắm được những đường bay và 10 sân bay chở hàng lớn nhất thế giới, các bạn hãy cùng công ty Lacco theo dõi bài viết dưới đây nhé. Danh sách sân bay lớn nhất thế giới Sân bay Hartsfield–Jackson Atlanta (ATL) Sân bay quốc tế Sân bay Hartsfield–Jackson Atlanta nằm tại thành phố Atlanta, tiểu bang Georgia của Hoa Kỳ (USA). Từ năm 2005, sân bay này trở thành sân bay nhộn nhịp nhất thế giới. Tính đến nay, mỗi năm Hartsfield–Jackson Atlanta nhận xử lý trung bình: – Tổng cộng 101,491,106 hành khách ( Khoảng 285.000 hành khách mỗi ngày) – Tổng cộng 882,497 máy bay hoạt động – Tổng 626,201 tấn hàng hóa mỗi năm Hàng hóa và hành khách có thể được vận chuyển từ sân bay Atlanta tới 150 thành phố của Mỹ và hơn 70 sân bay quốc tế khác trên thế giới. Sân bay Beijing Capital (PEK) Sân bay Beijing Capital (sân bay Bắc Kinh). Đây là sân bay lớn nhất Trung Quốc và lớn thứ 2 trên thế giới. Sở hữu vị trí chiến lược, Beijing Capital đóng vai trò quan trọng cả về kinh tế, chính trị của đất nước 7 tỷ dân. Mỗi năm, sân bay Beijing Capital xử lý hơn 100,983,290 lượt hành khách, với hơn 500,000 máy bay hoạt động. Beijing Capital cũng là trung tâm gom hàng của nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới như: Air China, China Eastern Airlines, China Southern Airlines, Hainan Airlines, … Sân bay Los Angeles (LAX) Sân bay quốc tế Los Angeles (LAX) nằm tại thành phố Los Angeles, bang California, Mỹ. Sân bay LAX là sân bay quốc tế lớn nhất ở bờ Tây nước Mỹ, được mệnh danh là cửa ngõ vào “xứ cờ hoa” từ Châu Á, Mỹ La Tinh, Châu Âu và Châu Đại Dương. Mỗi năm, số lượng hành khách phục vụ mỗi năm của sân bay LAX là 84,557,968 người, với hơn 700,000 lượt máy bay hoạt động. Sân bay Dubai (DXB) Sân bay quốc tế Dubai là sân bay chính của Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất. Mỗi năm, DXB tiếp nhận khoảng 88 triệu hành khách và 2.65 triệu tấn hàng hóa và 409,493 máy bay vận hành qua sân bay này. Nằm ở vị trí đắc địa, gần với cảng biển Port Rashid or Jebel Ali nên sân bay này có lợi thế rất lớn trong hoạt động vận chuyển hàng hóa và tối ưu hóa chuỗi cung ứng toàn cầu. Sân bay O’Hare (ORD) Sân bay quốc tế O’Hare hay sân bay Chicago tọa lạc tại Chicago, Illinois, cách trung tâm thành phố chỉ 27 km. Mỗi năm, sân bay này phục vụ khoảng 80 triệu lượt khách, và liên tục được bầu là sân bay phía Bắc của Mỹ có chất lượng dịch vụ tốt nhất trong nhiều năm liền. Sân bay London Heathrow (LHR) Sân bay quốc tế Heathrow là sân bay lớn nhất của Anh, thuộc khu vực Hillingdon của London. Mỗi năm, sân bay Heathrow phục vụ khoảng 70 triệu lượt khách, và đang có kế hoạch mở rộng đường bằng, tăng sản lượng về hành khách và hàng hóa vận chuyển qua đây. Sân bay Shanghai Pudong (PVG) Sân bay quốc tế Phố Đông Thượng Hải tại phía đông của quận Phố Đông, thành phố Thượng Hải, Trung Quốc. Đây là sân bay đóng vai trò vận chuyển quốc tế duy nhất tại Thượng Hải. Cách trung tâm thành phố Thượng Hải khoảng 30 km, mỗi năm sân bay Shanghai Pudong phục vụ khoảng 70 triệu lượt khách, giúp sân bay này trở thành sân bay bận rộn nhất Trung Quốc. Sân bay Charles de Gaulle (CDG) Sân bay Paris-Charles-de-Gaulle, còn gọi là Sân bay Roissy. Đây là sân bay lớn nhất nước Pháp và lớn thứ 2 Châu Âu. Roissy là trạm trung chuyển hàng hóa lớn hàng đầu thế giới, tiếp nhận xử lý hơn 62 triệu hành khách, hơn 497,763 chuyến bay, và 2,2 triệu tấn hàng hóa mõi năm. Sân bay Dallas/Fort Worth (DFW) Sân bay quốc tế Dallas/Forth Worth thuộc tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Đây là sân bay lớn nhất bảng Texas, và rộng thứ 2 của Mỹ. Dallas phục vụ khoảng 60 triệu lượt khách, là một trong những cửa ngõ từ Mỹ đi hơn 62 điểm đến quốc tế trung bình mỗi năm. Sân bay Guangzhou Baiyun (CAN) Sân bay Guangzhou Baiyun, hay sân bay Bạch Vân Quảng Châu là sân bay chính của Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Đây là sân bay nhộn nhịp thứ 3 Trung Quốc, với gần 69 triệu lượt khách, chủ yếu đến các sân bay quốc tế Bangkok, Singapore, Kuala Lumpur, Seoul, Tân Sơn Nhất, Phnom Penh, Manila, Dubai, Tokyo và Taipei. Tham khảo: TOP 10 cảng biển lớn nhất thế giới năm 202110 hãng tàu quốc tế uy tín phổ biến nhất hiện nay Danh sách 10 sân bay bận rộn nhất thế giới Mặc dù sở hữu sân bay không thuộc top lớn nhất thế giới nhưng công suất hoạt động vẫn thuộc hàng Top. Trong đó phải kể đến danh sách 10 sân bay đang hoạt động bận rộn nhất thế giới như: Xếp hạng Sân bay Code (IATA/ICAO) Địa chỉ Quốc gia 1 Sân bay Hartsfield–Jackson Atlanta ATL/KATL Atlanta, Georgia United States 2 Sân bay Beijing Capital PEK/ZBAA Chaoyang-Shunyi, Beijing China 3 Sân bay Los Angeles LAX/KLAX Los Angeles, California United States 4 Sân bay Dubai DXB/OMDB Garhoud, Dubai United Arab Emirates 5 Sân bay O’Hare ORD/KORD Chicago, Illinois United States 6 Sân bay London Heathrow LHR/EGLL Hillingdon, London United Kingdom 7 Sân bay Shanghai Pudong PVG/ZSPD Pudong, Shanghai China 8 Sân bay Charles de Gaulle CDG/LFPG Roissy-en-France, Île-de-France France 9 Sân bay Dallas/Fort Worth DFW/KDFW Dallas-Fort Worth, Texas United States 10 Sân bay Guangzhou Baiyun CAN/ZGGG Baiyun-Huadu, Guangzhou, Guangdong China Trên đây là những chia sẻ về danh sách 10 sân bay lớn nhất và hoạt động sôi động nhất hiện nay. Do tần suất hoạt động lớn, được đầu tư mạnh về các cơ sở vật chất hạ tầng. Để nắm được thêm các thông tin chi tiết về lịch trình, thời gian và chi phí vận chuyển đường hàng không đến các sân bay quốc tế. Các bạn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của Công ty Lacco hỗ trợ tư vấn cụ thể nhé.
Xem thêm
Thủ tục hải quan hàng xuất tại sân bay Tân Sơn Nhất được thực hiện theo quy trình khá đơn giản. Bài viết dưới đây, Lacco sẽ chia sẻ với các bạn thông tin chi tiết về Quy trình làm thủ tục hải quan hàng xuất tại sân bay Tân Sơn Nhất chi tiết. Các bước làm thủ tục hải quan hàng xuất tại sân bay Tân Sơn Nhất Bước 1: Nhận hàng từ shipper tại kho SCSC/TCS Bước 2: Điều xe nâng đi Cân hàng Bước 3: Đo kích thước hàng Bước 4: Dán talon lên từng kiện hàng Bước 5: Ghi tờ cân sau đó ký tờ cân (tổ kho ký) Bước 6: Đóng tiền thương vụ Bước 7: Nhận TK và mã vạch của shipper và đi Thanh lý Bước 8: Gửi hàng và làm hồ sơ đưa hàng đi sói. Sau đó đánh AWB. Diễn giải chi tiết quy trình làm thủ tục hải quan hàng xuất tại sân bay Tân Sơn Nhất Sau khi nhận hàng, điều xe nâng (hoặc xe nâng tay) kéo vào bàn cân để trọng lượng hàng (Gross Weight) là bao nhiêu?. Khi lên bàn cân, đọc số bill để kho nhập máy tiếp nhận cân hàng. Nhân viên FWD sẽ nhận lại 2 cái phiếu thông tin cân như số Mbl, Hbl, số kiện , số kgs… Sau khi cân hàng xong, nhìn booking xem hàng mình đi hãng bay nào thì kéo hàng về khu vực tập kết hàng của hãng bay đó. Tiến hành đo hàng (dài x rộng x cao) đơn vị cm. Dán Talon lên từng kiện hàng. Điền đầy đủ thông tin vào “tờ cân” (Tờ khai gửi hàng – Shipper’s Letter of Instruction). Ở kho SCSC là 4 liên, kho TCS là 3 liên. Các liên này cùng 1 nội dung nhưng có giá trị khác nhau. + Ký tờ cân. + Đóng tiền thương vụ, hồ sơ gồm: Tờ cân (liên màu hồng) có bấm phiếu thông tin hàng lúc cân hàng + Booking. + Thanh lý tờ khai xuất khẩu bằng đường Air, hồ sơ gồm: Tờ khai XK + mã vạch + tờ cân (liên màu xanh có bấm phiếu thông tin hàng lúc cân hàng). Sau khi thanh lý xong sẽ nhận lại: mã vạch có đóng dấu hải quan + tờ cân liên màu xanh. Đưa hàng qua máy soi. Đánh AWB: Cầm tờ cân liên 1 đưa cho đại lý hãng bay đánh bill là xong. Trên đây là những chia sẻ chi tiết về Quy trình làm thủ tục hải quan hàng xuất đường hàng không tại sân bay Tân Sơn Nhất. Cùng với Quy trình làm thủ tục hải quan hàng nhập tại sân bay Tân Sơn Nhất đã được Lacco chia sẻ ở bài viết trước, chắc hẳn các bạn đã phần nào nắm được những kiến thức cơ bản về quy trình khai hải quan tại sân bay khu vực miền nam. Trong quá trình làm tờ khai, có vấn để cần thắc hoặc hoặc cần hỗ trợ trực tiếp dịch vụ khai báo hải quan hàng hóa, các bạn có thể liên hệ cho chúng tôi theo địa chỉ hotline: 0906 235599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được đội ngũ nhân viên chứng từ chuyên nghiệp của Lacco hỗ trợ chi tiết.
Xem thêm