Preloader Close

Tìm kiếm

Với xu hướng và nhu cầu sử dụng các loại hàng nguy hiểm (Dangerous Goods) trên thế giới ngày càng lớn. Do đó việc vận chuyển hàng nguy hiểm cho doanh nghiệp và nhà máy sản xuất là vấn đề đang rất được quan tâm. Để giúp các đơn vị xuất nhập khẩu hàng nguy hiểm năm rõ được quy trình tiếp nhận và khai thác 1 lô hàng nguy hiểm như thế nào, Lacco sẽ chia sẻ những kiến thức cơ bản về các lô hàng này ngay trong bài viết dưới đây. Bước 1: Kiểm tra MSDS Kiểm tra MSDS (Material Safety Data Sheet) là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quy trình khai thác hàng nguy hiểm. Để vận chuyển và giải quyết các thủ tục xuất - nhập hàng, cần phải căn cứ vào các thông tin trên MSDS để biết được mặt hàng đó thuộc loại hàng nguy hiểm (class) gì? Trên thực tế thì có rất nhiều đơn vị cho rằng mình đang vận chuyển hàng nguy hiểm nhưng sau khi kiểm tra mại MSDS thì hàng nguy hiểm mà chỉ cần đáp ứng vận chuyển hàng thường là đã có thể xuất bến. Các thông tin được MSDS cung cấp về lô hàng bao gồm: - Phân loại sản phẩm (Product Identification), - Thành phần (Composition), - Biện pháp cấp cứu ban đầu trong trường hợp bị rò rỉ hoặc bị dính vào mắt…(First Aid Measures)… Phần quan trọng nhất là mục 14 của MSDS nói về thông tin vận chuyển (Transport Information) vì dựa trên thông tin này để xác định được có đúng lô hàng là hàng nguy hiểm hay không? Trên MSDS ghi rất rõ ràng loại nguy hiểm (class), số UN (UN number) và nhóm đóng gói (Packing Group). Bước 2: Xác định số lượng hàng nguy cần vận chuyển, lựa chọn loại bao bì, cách đóng gói: Dựa trên thông tin số lượng (trọng lượng) của mặt hàng nguy hiểm, hãng tàu sẽ các định số lượng loại mặt hàng cần đóng gói để bảo đảm an toàn, đáp ứng quy định của các tổ chức quốc tế như IATA, FIATA... Ví dụ, Vận chuyển 50 thùng sơn bằng nhựa. Sau khi kiểm tra thuộc nhóm hàng class 3, PG II, UN1263. Căn cứ theo quy định của IATA (vận chuyển hàng không), nếu vận chuyển lô hàng theo đường hàng không chở khách (passeger flight) thì mỗi thùng tối đa là 5 lít và phải đóng gói kết hợp (có thêm bao bì bên ngoài) theo tiêu chuẩn UN và đúng Packing Group (ở đây là nhóm II). Nếu vượt quá 5 lít thì phải chuyển sang chuyến bay chở hàng (cargo aircraft or freighter). Thùng chuẩn UN (chuẩn theo quy định của UN) cũng đắt tiền nên lựa chọn loại thùng phù hợp cũng quan trọng, vì tùy theo packing group (I hay II hay III) mà chọn loại thùng nào để tiết kiệm chi phí nhất. Bước 3: Dán nhãn Khi dán nhãn hàng hóa đối với hàng nguy hiểm sẽ có 2 loại: nhãn nguy hiểm (Hazard label) và nhãn khai thác (Handling label). Theo quy định về nhãn hàng, hàng nguy hiểm sẽ có hình thoi và nhãn khai thác là hình chữ nhật hoặc hình vuông. Nhãn nguy hiểm thường được dán 2 mặt đối diện của thùng hàng. Bước 4: Khai tờ khai hàng nguy hiểm (Dangerous Goods Declaration – DGD) Tờ khai hàng nguy hiểm phải đầy đủ tất cả các thông tin về lô hàng như: UN number, tên mặt hàng nguy hiểm, hướng dẫn đóng gói, phân loại nhóm… và 1 thông tin rất cần thiết là thông tin liên lạc của người chịu trách nhiệm trong trường hợp có rò rỉ hoặc sự cố về hàng nguy hiểm (24 hours contact). Thông qua những thông tin này, các hãng vận chuyển sẽ có căn chữ chính xác để vận chuyển hàng hóa đến tay người nhận đúng địa điểm, số lượng và loại hàng cần giao. Thông thường, các đơn vị cung cấp dịch vụ khai báo hải quan sẽ chủ động hỗ trợ khách hàng điền đầy đủ, nhanh chóng và chính xác các thông tin tờ khai. Giúp hàng hóa thuận lợi được thông quan và vận chuyển nhanh chóng đến tay người nhận. Để nắm thêm các thông tin chi tiết về dịch vụ vận chuyển hàng hàng hóa nguy hiểm, hàng dự án,... quốc tế, các bạn có thể liên hệ với các đơn vị giao nhận vận tải quốc tế để được hỗ trợ chi tiết. Hoặc các bạn có thể liên hệ nhanh đến công ty Lacco theo địa chỉ hotline: 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được nhân viên chuyên tuyến của chúng tôi sẽ hỗ trợ chi tiết đối với từng mã hàng nguy hiểm cụ thể.
Xem thêm
Đến nay có rất nhiều người nhầm lẫn giữa các khái niệm về Freight Forwarder và NVOCC. Sự nhầm lẫn này khiến cho công tác triển khai nghiệp vụ giao nhận hàng hóa gặp rất nhiều khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, Công ty Lacco sẽ giúp các bạn phân tích và phân biệt giữa Freight Forwarder và NVOCC trong bài viết dưới đây. Từ đó giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong các công tác vận chuyển hàng quốc tế. Khái niệm Freight Forwarder và NVOCC Freight Forwarder là gì? Forwarder (FWD) được hiểu là đơn vị cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3 (Third-party logistics-3PL). Các sản phẩm kinh doanh của Forwarder thường rất rộng, từ dịch vụ vận tải nội địa, vận tải quốc tế bằng đa dạng các phương thức vận chuyển như đường biển, đường hàng không, đường bộ và đường sắt. Đến các dịch vụ khai báo hải quan, dịch vụ làm chứng từ xuất nhập khẩu. Ngoài ra, một số đơn vị còn cung cấp dịch vụ thuê kho bãi, đóng gói... Đối với những đơn vị chỉ cung cấp dịch vụ mua bán cước vận tải (thường là vận tải quốc tế có thể kết hợp vận tải nội địa) thì được gọi là đơn vị freight forwarder. Khái niệm NVOCC là gì? NVOCC là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Non -Vessel Operating Common Carrier. NVOCC được hiểu là công ty kinh doanh trong lĩnh vực cước vận tải biển. Các công ty này thường tập trung vào kinh doanh trong lĩnh vực cước vận tải biển. Do đó họ thường được coi là nhà vận tải (Carrier) đường biển nhưng họ khác với hãng tàu (Shipping Line) và không sở hữu một con tàu nào. Tuy nhiên, các công ty này vẫn có thể phát hành các vận đơn thứ cấp (House B/L) bảng giá (Tariff Rates) cho khách hàng và trực tiếp ký các hợp đồng dịch vụ (Service Contact) với các hãng tàu. Nếu muốn trở thành công ty NVOCC thì trước tiên cần phải là một Freight Forwarder. Qua khái niệm về Freight Forwarder và NVOCC có thể thấy, các đơn vị FWD thường có lĩnh vực kinh doanh rộng với nhiều mảng dịch vụ và phương thức vận chuyển khác nhau. Trong khi đó, NVOCC chỉ kinh doanh cước vận tải biển. Hay nói cách khác, FWD kinh doanh nhiều mảng trong logistics, còn NVOCC thường chỉ chuyên kinh doanh vận tải biển. Khác biệt về đặc điểm của Freight Forwarder và NVOCC NVOCC chỉ đề cập đến việc cung cấp dịch vụ vận tải đường biển trong khi các dịch vụ của Freight Forwarder rộng hơn. Các đơn vị này có thể cung cấp dịch vụ cho đường biển, đường hàng không, đường bộ và xử lý khai báo hải quan. Freight Forwarder có thể đặt chỗ với hãng tàu (Shipping Line) cho nhu cầu khách hàng của mình nhưng không thể đặt chỗ cho nhu cầu đi Bắc Mỹ (North America Trade) mà phải thông qua một NVOCC có FMC Licensing và khi đó Freight Forwarder là một đại lý hay đối tác của NVOCC. NVOCC có thể đi thuê hoặc sở hữu container trong hoạt động của mình trong khi Freight Forwarder thì không. NVOCC được xem như một hãng tàu ảo “Virtual Carrier” vì họ không sở hữu tàu nhưng chịu trách nhiệm như một hãng tàu. Tuy nhiên, tại Việt Nam thì các đơn vị NVOCC khá ít mà các dịch vụ logistics đều cho các công ty Freight Forwarder thực hiện. Ngoài ra, các FWD này cũng có quyền phát hành vận đơn thứ cấp (House B/L) đến khách hàng. Tuy nhiên, nếu muốn cung cấp cước biển đi Bắc Mỹ (North America Trade) thì bắt buộc đơn vị này phải là NVOCC như quy định của FMC. NVOCC sẽ có đủ khả năng thiết lập hợp đồng dịch vụ (Service Contact) với các hãng tàu (Shipping Lines) để cung cấp dịch vụ cho khách hàng trực tiếp hoặc là cho chính các Freight Forwarder này - khi mà khách hàng của các công ty này có nhu cầu. Để hiểu rõ hơn về các dịch vụ, các bạn hãy liên hệ trực tiếp với các công ty Freight Forwarder để được hỗ trợ chi tiết về các dịch vụ công ty đó phục vụ khách hàng'' Công ty Lacco - Đơn vị Freight Forwarder uy tín tại Việt Nam Công ty Cổ phần Giao nhận vận tải quốc tế Lacco là đơn vị hàng đầu về dịch vụ Freight Forwarder. Với kinh nghiệm 14 năm hoạt động trong lĩnh vực Logistics và phục vụ hàng hàng các dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế, nội địa đa phương thức, chuyển phát hành và các dịch vụ khai báo hải quan,... Quý khách cần hỗ trợ về các dịch vụ xuất khẩu hàng hóa quốc tế và nội địa chính ngạch, hãy liên hệ ngay đến Lacco để được tư vấn miễn phí. Địa chỉ hotline: 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn Bộ phận hỗ trợ khách hàng của công ty sẽ nhanh chóng giải đáp thắc mắc về các vấn đề xuất - nhập khẩu quốc tế cho anh/chị.
Xem thêm
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa và dịch vụ Logistics có rất nhiều đặc điểm giống nhau. Nhiều người còn gộp chung 2 dịch vụ này lại thành một. Tuy nhiên, trong hoạt động chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ vận chuyển hàng hóa và dịch vụ Logistics lại có những trách nhiệm và nghĩa vụ khác biệt. Bài viết dưới đây, Công ty giao nhận vận tải quốc tế Lacco sẽ giúp các bạn so sánh để hiểu rõ hơn về 2 dịch vụ quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa này. Điểm giống nhau của dịch vụ vận chuyển hàng hóa và dịch vụ Logistics Về cơ bản dịch vụ vận chuyển hàng hóa và Logistics có rất nhiều điểm giống nhau. Từ Bản chất, mục đích và hình thức hoạt động. Cụ thể + Bản chất Bản chất của dịch vụ vận chuyển hàng hóa và Logistics đều là những dịch vụ phục vụ hoạt động vận chuyển hàng hóa. Di chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ theo nhu cầu của khách hàng. + Mục đích Mục đích của dịch vụ vận chuyển hàng hóa và Logistics nhằm vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến địa điểm khác. Mục đích cũng như vai trò chính phục vụ vào chuỗi cung ứng hàng hóa. + Hình thức Hình thức vận chuyển và logistics đều rất đa dạng với nhiều loại phương tiện vận chuyển khác nhau. Hình thức vận chuyển sẽ đi theo đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không… theo nhu cầu của khách hàng hoặc từng loại hàng hóa, địa điểm vận chuyển.... Điểm khác nhau của dịch vụ vận chuyển hàng hóa và dịch vụ Logistics Xét về bản chất thì dịch vụ vận chuyển hàng hóa và Logistics khá giống nhau. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những đặc điểm khác nhau mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần phải lưu ý để lựa chọn dịch vụ phù hợp. Khác nhau về khái niệm + Dịch vụ vận chuyển hàng hóa Dịch vụ vận chuyển hàng hóa là dịch vụ vận chuyển bằng đường biển một lô hàng cụ thể nào đó từ cảng xếp hàng tới cảng dỡ hàng. Đó có thể là một hợp đồng vận chuyển hàng rời khối lượng lớn (từ cảng tới cảng) nhưng cũng có thể là vận chuyển hàng bằng container (từ CY tới CY), hoặc là hợp đồng vận chuyển đa phương thức (từ địa điểm tiếp nhận hàng tới địa điểm trả hàng). Nếu là vận chuyển đa phương thức thì ngoài chặng đường biển còn có thể có cả những chặng đường bộ, đường thủy nội địa hoặc đường hàng không. Dịch vụ vận chuyển cần đáp ứng những quy định về hợp đồng vận chuyển hàng hóa cũng như các quy định khác về dịch vận chuyển. Một số những điều khoản cần đáp ứng như sau: về hình thức giao hàng, địa điểm nhận/ giao hàng, thời hạn giao hàng, trách nhiệm/ nghĩa vụ của bên giao bên nhận hàng, giải quyết vấn đề liên quan nếu như hàng hóa nhận không giống với hợp đồng…. + Dịch vụ logistics Hiện nay, có rất nhiều cách hiểu và định nghĩa về dịch vụ Logistics – Theo tài liệu của Liên Hợp quốc: Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng. – Theo Hội đồng Quản lý dịch vụ Logistics (The Council of Logistics Management) thì: “Logistics là một phần của quá trình cung cấp dây chuyền bao gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát hiệu quả, lưu thông hiệu quả và lưu giữ các loại hàng hóa, dịch vụ và có liên quan đến thông tin từ điểm cung cấp cơ bản đến các điểm tiêu thụ để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng”. – Luật Thương mại Việt Nam 2005 (Điều 233) quy định: “Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. – Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm dịch vụ Logistics nhưng các khái niệm này có thể chia làm hai nhóm: nhóm thứ nhất là định nghĩa hẹp mà tiêu biểu là Luật thương mại Việt Nam, theo định nghĩa của nhóm này dịch vụ Logistics là việc tập hợp các yếu tố liên quan và hỗ trợ cho quá trình chu chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng cuối cùng. Nhóm thứ hai là nhóm định nghĩa có phạm vi rộng miêu tả sự tác động của nhiều yếu tố vật chất và yếu tố vô hình (thông tin) từ khâu tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy trong dịch vụ Logistics có dịch vụ vận tải và các dịch vụ khác đi liền để hỗ trợ hàng hóa tới đích cuối cùng. Người kinh doanh dịch vụ Logistics sẽ đảm nhận toàn bộ tất cả các khâu trong quá trình hình thành và vận chuyển hàng hóa tới địa chỉ cuối cùng, người kinh doanh dịch vụ này đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn sâu, am hiểu nhiều lĩnh vực liên quan một cách vững vàng để cung cấp một dịch vụ trọn gói chứ không phải chỉ có đơn thuần vận tải và giao nhận hàng hóa… Khác nhau về điều kiện kinh doanh - Dịch vụ Logistics Các điều kiện kinh doanh trong hoạt động dịch vụ logistics cần đáp ứng các quy định sau của pháp luật: 1. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật. 2. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics.” Điều kiện kinh doanh loại hình logistic được quy định tại Điều 234 của Luật Thương mại Việt Nam 2005 - Dịch vụ vận chuyển hàng hóa Trong điều kiện kinh doanh, đơn vị nhận dịch vụ vận chuyển hàng hóa chỉ cần thực hiện theo đúng quy định, thỏa thuận được viết trên hợp đồng. Các hoạt động trong dịch vụ vận chuyển cũng sẽ không bị hạn chế bởi các điều khoản pháp luật như dịch vụ logistics. Khác nhau trong quyền cầm giữ và định đoạt hàng hóa - Dịch vụ logistics Trong dịch vụ logistics đã có quy định cụ thể về quyền cầm giữ và định hoạt hàng hóa trong quá trình vận chuyển như sau: 1. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền cầm giữ một số lượng hàng hoá nhất định và các chứng từ liên quan đến số lượng hàng hoá đó để đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng. 2. Sau thời hạn bốn mươi lăm ngày kể từ ngày thông báo cầm giữ hàng hoá hoặc chứng từ liên quan đến hàng hoá, nếu khách hàng không trả tiền nợ thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá hoặc chứng từ đó theo quy định của pháp luật; trong trường hợp hàng hoá có dấu hiệu bị hư hỏng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá ngay khi có bất kỳ khoản nợ đến hạn nào của khách hàng. 3. Trước khi định đoạt hàng hoá, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải thông báo ngay cho khách hàng biết về việc định đoạt hàng hoá đó. 4. Mọi chi phí cầm giữ, định đoạt hàng hoá do khách hàng chịu. 5. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được sử dụng số tiền thu được từ việc định đoạt hàng hoá để thanh toán các khoản mà khách hàng nợ mình và các chi phí có liên quan; nếu số tiền thu được từ việc định đoạt vượt quá giá trị các khoản nợ thì số tiền vượt quá phải được trả lại cho khách hàng. Kể từ thời điểm đó, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá hoặc chứng từ đã được định đoạt. - Dịch vụ Vận chuyển hàng hóa Trong dịch vụ vận chuyển, hàng hóa sẽ được phân thành những quy định riêng đối với quyền cầm giữ và định đoạt hàng hóa, trách nhiệm đối với hàng hóa được phân thành quy định tại Điều 49 quy định về nghĩa vụ bảo hành hàng hóa như sau: Trường hợp hàng hoá mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hoá đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận. Bên bán phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành trong thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép. Bên bán phải chịu các chi phí về việc bảo hành, trừ trường hợp có thoả thuận khác.” Như vậy, trong quá trình vận chuyển hàng hóa, khi đang trong thời gian đợi giao hàng hoặc trong thời gian giữ hàng, một trong các bên cần thực hiện việc bảo quản, gìn giữ hàng hóa để đáp ứng được yêu cần về chất lượng cũng như số lượng trong quá trình vận chuyển hàng. Khác nhau về Quy định về hàng hóa trong quá trình vận chuyển không phù hợp với hợp đồng - Dịch vụ vận chuyển hàng hóa Theo Luật Thương mại Việt Nam 2005, khi thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa, nhưng nếu hàng hóa trong quá trình vận chuyển gặp trục trặc như hàng hóa nhận được không đúng với hợp đồng đã thỏa thuận trước đó. Thì việc giải quyết vấn đề đó trong luật thương mại được quy định cụ thể tại Điều 39 như sau: Trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì hàng hoá được coi là không phù hợp với hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại; b) Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng; c) Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao cho bên mua; d) Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hóa trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường. Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hoá không phù hợp với hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này. - Dịch vụ Logistics Dịch vụ logistics không có quy định về hàng hóa khi giao dịch, nếu trong dịch vụ vận chuyển hàng hóa gặp vấn đề về hình thức hay chất lượng không được như hợp đồng đã thỏa thuận thì sẽ có những chế tài cụ thể để giải quyết như tại Điều 40 trách nhiệm đối với hàng hoá không phù hợp với hợp đồng. Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó; Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn khiếu nại theo quy định của Luật này, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro; Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng.’ Như vậy trong quy định về dịch vụ vận chuyển việc xử lý về trách nhiệm của các bên khi giao hàng không nhận được hàng hóa như đúng thỏa thuận đã quy định. Sau khi nắm được chi tiết về bản chất của dịch vụ Logistics và dịch vụ vận chuyển hàng hóa, các bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn dịch vụ vận chuyển hay logistics phù hợp nhất với nhu cầu của đơn vị. Với kinh nghiệm 14 năm hoạt động và phục vụ dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế, nội địa, Công ty giao nhận vận tải quốc tế Lacco luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong hoạt động vận chuyển các loại hàng hóa và xử lý thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật. Mọi thông tin chi tiết cần tư vấn, quy khác vui lòng liên hệ đến hotline: 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được đội ngũ nhân viên chăm sóc, hỗ trợ khách hàng của Lacco tư vấn cụ thể.
Xem thêm
Trong quá trình điều tra vụ việc, Bộ Công Thương đã phối hợp với cácbộ, ngành nhiều lần bày tỏ quan điểm với phía Hoa Kỳ, đề nghị Hoa Kỳ đánh giá khách quan, công bằng, tuân thủ đúng các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới. Theo đó, thuế chốngbán phá giádành cho các doanh nghiệp Việt Nam đã giảm rất mạnh, từ mức 410,93% - 413,99% trong kết luận sơ bộ xuống còn 58,74% - 61,27%. Hoa Kỳ giảm gần 7 lần thuế chống bán phá giá với mật ong của Việt Nam Bộ Công Thương cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa ban hành kết luận cuối cùng về mức thuế trong vụ việc điều tra chống bán phá giá mật ong nhập khẩu từ Argentina, Brazil, Ấn Độ và Việt Nam. Theo đó, thuế chốngbán phá giádành cho các doanh nghiệp Việt Nam đã giảm rất mạnh, từ mức 410,93% - 413,99% trong kết luận sơ bộ xuống còn 58,74% - 61,27%. Như vậy, so với kết luận sơ bộ, biên độ phá giá cho các doanh nghiệp Việt Nam ở kết luận cuối cùng giảm gần 7 lần, giúp ngành mật ong có thể nỗ lực tiếp tục xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Kết quả của vụ việc đã cho thấy vai trò quan trọng của ngành sản xuất, xuất khẩu mật ong trong việc hợp tác với Cơ quan điều tra. Trong quá trình điều tra vụ việc, Bộ Công Thương đã phối hợp với cácbộ, ngành nhiều lần bày tỏ quan điểm với phía Hoa Kỳ, đề nghị Hoa Kỳ đánh giá khách quan, công bằng, tuân thủ đúng các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới. Cùngvới đó,Bộ Công Thương hoan nghênh việc DOC lắng nghe ý kiến các bên và đã điều chỉnh một phần phương pháp tính toán. Tuy nhiên, Bộ Công Thương cho rằng kết quả này vẫn chưa phản ánh đúng thực tế tình hình sản xuất, xuất khẩu mật ong của Việt Nam. Tại Hoa Kỳ, có hai cơ quan tham gia vào một vụ việc điều tra chống bán phá giá là DOC (xác định mức thuế chống bán phá giá) và Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ - ITC (xác định thiệt hại của ngành sản xuất trong nước). Biện pháp chống bán phá giá sẽ chính thức có hiệu lực trên cơ sở kết luận cuối cùng về bán phá giá và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước. Hiện nay, ITC đang điều tra về thiệt hại và dự kiến ban hành kết luận cuối cùng vào ngày 23/5/2022. Theo số liệu thống kê của ITC, sản lượng mật ong Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2021 đạt 56.133 tấn với kim ngạch khoảng 82,1 triệu USD. Tham khảo: TOP 10 Cảng biển hoạt động mạnh nhất tại mỹ (USA) Lưu ý khi xuất khẩu mật ong sang Hoa Kỳ Mã HS khi xuất khẩu mật ong Mật ong khi xuất khẩu được chia làm 2 loại tương ứng với các mã HS cụ thể: - 0409 – Mật ong tự nhiên - 1702- Mật ong nhân tạo đã hoặc chưa pha trộn với mật ong tự nhiên. Tiêu chuẩn, quy định về mật ong khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ và các nước Châu Âu, Nhật Bản Theo Điều 6 Mục 2 Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT doanh nghiệp khi xuất khẩu mật ong cần phải đăng ký kiểm dịch sản phẩm tại Chi cục Thú y vùng, Chi cục kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục thú ý hoặc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được Cục Thú y ủy quyền. Thông qua cơ quan kiểm dịch để lấy giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm là một trong những thủ tục hải quan trước khi thông quan hàng hóa. Mật ong khi xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản… phải cung cấp đầy đủ chứng nhận kiểm dịch trong đó phải xác nhận hàm lượng Chloramphenicol theo quy định. Hồ sơ thủ tục xuất khẩu mật ong Để xuất khẩu mật ong sang các thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản doanh nghiệp cần thực hiện những bước sau Bước 1: Hồ sơ hải quan để xuất khẩu mật ong - Tải mẫu tờ khai hải quan tại mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC. - Chứng từ hoặc hóa đơn thương mại có giá trị tương đương - Giấy xác nhận kiểm dịch khi xuất khẩu mật ong có quy định về hàm lượng Chloramphenicol - Xác nhận tổ chức doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn cũng như điều kiện để xuất khẩu mật ong - Hợp đồng ủy thác chứng minh tổ chức doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu mật ong theo quy định của pháp luật. Bước 2: Khai báo thông tin Bước 3: Cơ quan hải quan kiểm tra tờ khai hải quan Bước 4: Phân luồng tờ khai Bước 5: Thông quan xuất khẩu mật ong. Mọi thông tin chi tiết về thủ tục hải quan, vận chuyển xuất khẩu mật ong sang Mỹ và các thị trường khác. Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp cho công ty Lacco - Đơn vị cung cấp các dịch vụ khai báo hải quan và vận chuyển hàng hóa quốc tế uy tín để được hỗ trợ chi tiết. Hotline: 0906 23 5599 - Email: info@lacco.
Xem thêm
“Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng 10/3”. Nhân dịp giỗ tổ Hùng Vương 2022, Lacco ghé sẽ cùng các bạn ghé thăm về đất tổ - Phú Thọ và tìm hiểu về tình hình phát triển của kinh tế của tỉnh trong thời gian vừa qua và tiềm năng xuất khẩu trong thời gian tới nhé. Giới thiệu vị trí kinh tế của tỉnh Phú Thọ Tỉnh Phú Thọ nằm ở vị trí "ngã ba sông" - điểm giao nhau của sông Hồng, sông Ðà và sông Lô. Sở hữu vị trí là cửa ngõ phía tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ là được xem là đầu mối trung chuyển quan trọng, giao lưu kinh tế giữa các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam Trung Quốc Có thể nói, Phú Thọ nằm ở vị trí đặc địa cho hoạt động xuất – nhập khẩu hàng hóa sang biên giới (Trung Quốc) và giao lưu hàng hóa với các tỉnh thành phía bắc. 6 tháng đầu năm 2021, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Song với sự nỗ lực của các cấp, ngành chức năng, sự năng động tìm hướng vượt khó của các doanh nghiệp đã đưa tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm 2020 - với sự đóng góp lớn của các ngành hàng xuất khẩu đầy tiềm năng dưới đây: Các chỉ số sản xuất công nghiệp tại Phú Thọ Với diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh với số ca nhiễm ở mức cao đã ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất công nghiệp, so với tháng trước IIP giảm tới 22,66% (Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 năm 2022 giảm mạnh so với tháng trước, trong đó: Ngành công nghiệp khai khoáng giảm 38,28%; Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 22,79%; Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 10,14%; Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 17,18%. So với cùng kỳ năm trước, IIP tháng 02/2022 tăng 8,65%. Chủ yếu đến từ nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng 9,30%). Hoạt động xuất khẩu chủ lực của Phú Thọ Tính đến cuối năm 2021, Phú Thọ đang đứng ở vị trí thứ 12/63 tỉnh, thành phố về kim ngạch xuất khẩu với 7,8 tỷ USD, tăng 70% so với năm 2020. Trong đó mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: Thiết bị linh kiện điện tử, hàng may mặc, vải bạt, bao bì PP, PE, chè,…; Thị trường chủ yếu của các sản phẩm xuất khẩu Phú Thọ là Hàn Quốc, Mỹ, Hong Kong, Nhật Bản, Trung Quốc và thị trường EU (chủ yếu là thị trường Đức, Canada, Italy và Anh). Tham khảo: Các bước xuất khẩu rau củ quả vào thị trường Nhật Bản 1.Hàng dệt may Tận dụng cơ hội lớn do các FTA, đặc biệt là EVFTA, ngành hàng may tại Phú Thọ mặc hứa hẹn sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Hiện nay, tỉnh đã có hơn 150 doanh nghiệp sản xuất may mặc với doanh thu ước đạt 344,3 triệu USD. Năm 2022, Ngành dệt may Phú Thọ kỳ vọng vào một năm sản xuất thắng lợi, hoàn thành mục tiêu xuất khẩu đạt hơn 43 tỷ USD... 2.Linh kiện điện tử Xuất khẩu linh kiện điện tử là một trong những mặt hàng chủ lực của Việt Nam nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng. Đây là mặt hàng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu, ước đạt chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. 3.Chè Phú Thọ hiện có khoảng 16 nghìn ha trồng chè với sản lượng 184,5 nghìn tấn/năm. Cây chè được trồng tập trung chủ yếu tại các huyện Thanh Sơn, Cẩm Khê, Tân Sơn, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Yên Lập, Phù Ninh... Trong đó có 3,98 nghìn ha chè được chứng nhận sản xuất theo quy trình an toàn; 59 cơ sở chế biến chè có công suất trên 1 tấn búp tươi/ngày; 1.281 cơ sở chế biến chè thủ công, nhỏ lẻ; 15 làng nghề và 8 hợp tác xã sản xuất, chế biến chè. Sản phẩm chè của Phú Thọ đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu vào năm 2020. Sản phẩm chè của Phú Thọ đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như: Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Đức, Mỹ, Hà Lan… Và đáp ứng nhu cầu của một số thị trường khó tính như: Đức, Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản… Lacco – Đơn vị vận chuyển hàng hóa uy tín tại Phú Thọ Công ty giao nhận vận tải Quốc tế Lacco là đơn vị vận tải uy tín với 15 năm hoạt động trong lĩnh vực Logistics. Công ty cung cấp các dịch vụ Vận chuyển hàng hóa quốc tế và nội địa với các phương thức vận chuyển: vận tải đường biển, đường bộ, đường sắt, đường hàng không hoặc phối hợp các phương thức vận chuyển để tối ưu nhất cho từng loại hàng hóa. Ngoài ra, Lacco còn cung cấp các dịch vụ khai báo hải quan, chuẩn bị thủ tục, hồ sơ xuất – nhập khẩu hàng hóa. Với hệ thống chi nhánh mở rộng tại các điểm cửa khẩu quan trọng, bến cảng lớn,… như Hà Nội, Nội Bài, Hải Phòng, Hồ Chính Minh, Bắc Giang, Lạng Sơn. Đặc biệt, nhận thấy nhu cầu xuất – nhập khẩu hàng hóa tại các khu công nghiệp đang ngày càng tăng cao. Công ty Lacco đặc biệt tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển tại Khu công nghiệp cũng như vận chuyển hàng chè (Vận chuyển bằng container lạnh). Do đó, đã phát triển đội ngũ chuyên viên được đào tạo bài bản về xuất nhập khẩu hàng hóa trong khu công nghiệp và vận chuyển hàng Container lạnh để sẵn sàng phục vụ khách hàng. Để hiểu thêm thông tin chi tiết về vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu và thủ tục, khai báo hải quan. Các bạn liên hệ chi tiết về địa chỉ hotline: 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được hỗ trợ.
Xem thêm
Trong thời gian vừa qua, vụ 100 container hạt điều xuất khẩu sang Italy có dấu hiệu lừa đào đang làm xôn xao dự luận. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu và đơn vị vận chuyển hàng hóa quốc tế. Đến nay, dưới sự trợ giúp tích cực của chính phủ và đại xứ quán các nước, các doanh nghiệp trên đã thu hồi lại được 12 container và bán lại được 18 container. Vụ 100 container hạt điều: Đã thu hồi 12, bán lại 18 container Văn phòng Luật sư Davide Gallasso và Cộng sự cho biết các doanh nghiệp Việt Nam đã giành lại được quyền sở hữu 9 container hàng bị mất chứng từ gốc bằng hình thức đàm phán, xác nhận với phía người mua rằng họ không liên quan đến lô hàng. Các luật sư đã hết sức nỗ lực làm việc với 1 công ty Italy và được công ty này xác nhận rằng họ không liên quan đến 9 container nói trên và cũng chưa bao giờ mua hàng của Việt Nam. Dựa vào xác nhận đó, các doanh nghiệp Việt Nam đã lấy ra được 9 container. Những container này có thể đổi vận đơn để bán cho khách hàng mới trong thời gian rất ngắn, giảm được tổn thất lớn. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã trả tiền bảo lãnh cho công ty vận chuyển để đưa 3 container về Việt Nam. Cũng liên quan đến vụ việc 100 container hạt điều xuất khẩu sang Italy, một tin vui nữa là đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã bán lại được 18 container sang Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ. Phía luật sư cùng với Thương vụ Việt Nam tại Italy kết nối với các doanh nghiệp Việt kiều có uy tín tại các nước như Italy, Đức, CH Czech, Áo, Bỉ, Hungary hỗ trợ tìm kiếm các nhà phân phối uy tín ở châu Âu để tìm những khách hàng mới. Hiện một số đối tác bày tỏ quan tâm, xem xét mua số hạt điều này. Qua vụ việc trên, luật sư Davide Gallasso khuyến cáo rằng các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hoá, cần lựa chọn phương thức thanh toán an toàn, tìm hiểu kỹ đối tác nhập khẩu; đồng thời, nên chủ động trong việc thuê tàu vận chuyển, nghĩa là xuất khẩu theo hình thức điều kiện CNF hoặc CIF. Bởi việc doanh nghiệp chủ động thuê tàu là đã có quyền kiểm soát chứng từ gốc và hàng hoá tốt hơn. Vụ siêu lừa đào 100 container hạt điều và bài học cho doanh nghiệp Việt Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đã đưa ra rất nhiều ý kiến. Đồng thời cũng nêu rõ quan điểm về bài học cho các doanh nghiệp của Việt Nam về tầm quan trọng của việc xác minh khách hàng, xác thực khách hàng. Kể cả trong trường hợp có thể khách hàng đã có một vài lần ký hợp đồng và thực hiện rồi thì vẫn phải tiếp tục duy trì quá trình xác minh. Việc xác minh đó có thể thông qua nhiều kênh khác nhau, trong đó có thể thông qua kênh các Cơ quan Thương vụ của Việt Nam tại các nước cũng như thông qua các dịch vụ tư vấn - tùy từng các thị trường. Tiếp đến, các doanh nghiệp cũng nên giành quyền chủ động trong việc soạn thảo hợp đồng. Như vậy các doanh nghiệp sẽ nắm vững và hiểu rõ được các quy định, trách nhiệm, nghĩa vụ trong hợp đồng đó cũng như các điều khoản liên quan đến viễn trách, liên quan đến bồi thường… Sau này nếu có xảy ra những vấn đề về tranh chấp pháp lý thì việc xử lý chúng ta sẽ có thể nắm vững được quy trình hơn. Dù chúng ta chưa có kết luận về vụ việc hiện nay nhưng nguy cơ - tức là nếu Bộ chứng từ bị chiếm đoạt trước khi đến tay ngân hàng thì đây cũng là một nguy cơ gây ra những rủi ro cho doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cũng không nên gửi số hiệu, các bưu phẩm chuyển phát chứng từ cho người mua nếu như các doanh nghiệp của chúng ta chưa nhận được thanh toán.
Xem thêm