Quy trình khai thác vận chuyển hàng nguy hiểm
Với xu hướng và nhu cầu sử dụng các loại hàng nguy hiểm (Dangerous Goods) trên thế giới ngày càng lớn. Do đó việc vận chuyển hàng nguy hiểm cho doanh nghiệp và nhà máy sản xuất là vấn đề đang rất được quan tâm. Để giúp các đơn vị xuất nhập khẩu hàng nguy hiểm năm rõ được quy trình tiếp nhận và khai thác 1 lô hàng nguy hiểm như thế nào, Lacco sẽ chia sẻ những kiến thức cơ bản về các lô hàng này ngay trong bài viết dưới đây.
Bước 1: Kiểm tra MSDS
Kiểm tra MSDS (Material Safety Data Sheet) là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quy trình khai thác hàng nguy hiểm. Để vận chuyển và giải quyết các thủ tục xuất - nhập hàng, cần phải căn cứ vào các thông tin trên MSDS để biết được mặt hàng đó thuộc loại hàng nguy hiểm (class) gì? Trên thực tế thì có rất nhiều đơn vị cho rằng mình đang vận chuyển hàng nguy hiểm nhưng sau khi kiểm tra mại MSDS thì hàng nguy hiểm mà chỉ cần đáp ứng vận chuyển hàng thường là đã có thể xuất bến.
Các thông tin được MSDS cung cấp về lô hàng bao gồm:
- Phân loại sản phẩm (Product Identification),
- Thành phần (Composition),
- Biện pháp cấp cứu ban đầu trong trường hợp bị rò rỉ hoặc bị dính vào mắt…(First Aid Measures)…
Phần quan trọng nhất là mục 14 của MSDS nói về thông tin vận chuyển (Transport Information) vì dựa trên thông tin này để xác định được có đúng lô hàng là hàng nguy hiểm hay không? Trên MSDS ghi rất rõ ràng loại nguy hiểm (class), số UN (UN number) và nhóm đóng gói (Packing Group).
Bước 2: Xác định số lượng hàng nguy cần vận chuyển, lựa chọn loại bao bì, cách đóng gói:
Dựa trên thông tin số lượng (trọng lượng) của mặt hàng nguy hiểm, hãng tàu sẽ các định số lượng loại mặt hàng cần đóng gói để bảo đảm an toàn, đáp ứng quy định của các tổ chức quốc tế như IATA, FIATA...
Ví dụ, Vận chuyển 50 thùng sơn bằng nhựa. Sau khi kiểm tra thuộc nhóm hàng class 3, PG II, UN1263. Căn cứ theo quy định của IATA (vận chuyển hàng không), nếu vận chuyển lô hàng theo đường hàng không chở khách (passeger flight) thì mỗi thùng tối đa là 5 lít và phải đóng gói kết hợp (có thêm bao bì bên ngoài) theo tiêu chuẩn UN và đúng Packing Group (ở đây là nhóm II). Nếu vượt quá 5 lít thì phải chuyển sang chuyến bay chở hàng (cargo aircraft or freighter).
Thùng chuẩn UN (chuẩn theo quy định của UN) cũng đắt tiền nên lựa chọn loại thùng phù hợp cũng quan trọng, vì tùy theo packing group (I hay II hay III) mà chọn loại thùng nào để tiết kiệm chi phí nhất.
Bước 3: Dán nhãn
Khi dán nhãn hàng hóa đối với hàng nguy hiểm sẽ có 2 loại: nhãn nguy hiểm (Hazard label) và nhãn khai thác (Handling label). Theo quy định về nhãn hàng, hàng nguy hiểm sẽ có hình thoi và nhãn khai thác là hình chữ nhật hoặc hình vuông. Nhãn nguy hiểm thường được dán 2 mặt đối diện của thùng hàng.
Bước 4: Khai tờ khai hàng nguy hiểm (Dangerous Goods Declaration – DGD)
Tờ khai hàng nguy hiểm phải đầy đủ tất cả các thông tin về lô hàng như: UN number, tên mặt hàng nguy hiểm, hướng dẫn đóng gói, phân loại nhóm… và 1 thông tin rất cần thiết là thông tin liên lạc của người chịu trách nhiệm trong trường hợp có rò rỉ hoặc sự cố về hàng nguy hiểm (24 hours contact).
Thông qua những thông tin này, các hãng vận chuyển sẽ có căn chữ chính xác để vận chuyển hàng hóa đến tay người nhận đúng địa điểm, số lượng và loại hàng cần giao. Thông thường, các đơn vị cung cấp dịch vụ khai báo hải quan sẽ chủ động hỗ trợ khách hàng điền đầy đủ, nhanh chóng và chính xác các thông tin tờ khai. Giúp hàng hóa thuận lợi được thông quan và vận chuyển nhanh chóng đến tay người nhận.
Để nắm thêm các thông tin chi tiết về dịch vụ vận chuyển hàng hàng hóa nguy hiểm, hàng dự án,... quốc tế, các bạn có thể liên hệ với các đơn vị giao nhận vận tải quốc tế để được hỗ trợ chi tiết. Hoặc các bạn có thể liên hệ nhanh đến công ty Lacco theo địa chỉ hotline: 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được nhân viên chuyên tuyến của chúng tôi sẽ hỗ trợ chi tiết đối với từng mã hàng nguy hiểm cụ thể.