Preloader Close

Tìm kiếm

Sau thời gian dài đàm phán, ngày hôm nay Việt Nam đã chính thức xuất khẩu chính ngạch lô Khoai lang đầu tiền sang Trung Quốc. Tuy nhiên, để đến được thị trường tỷ dân, các doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng yêu cầu bên Trung Quốc yêu cầu. Lô khoai lang đầu tiên xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc Sáng 19/4, lô khoai lang đầu tiên của Việt Nam được chính thức xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Lễ công bố xuất khẩu chính ngạch lô khoai lang đầu tiên của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc diễn ra tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Buổi lễ do UBND tỉnh Vĩnh Long phối hợp cùng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức. Lô hàng đầu tiên gồm 28 tấn khoai lang xuất khẩu sang Trung Quốc được tuyển chọn nghiêm ngặt từ vùng nguyên liệu thuộc huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Những lưu ý khi xuất khẩu khoai lang sang Trung Quốc Đối với hàng Khoai lang xuất khẩu chính ngạch, cơ quan quản lý của Trung Quốc đưa ra rất nhiều yêu cầu. Đặc biệt nhấn mạnh về các vấn đề về kiểm dịch thực vật và quy trình đóng gói hàng hóa. Cụ thể: - Sản phẩm được xuất khẩu sẽ phải truy xuất được nguồn gốc, từ quản lý giám sát vùng trồng với các sản phẩm đầu vào, đầu ra; quản lý cơ sở đóng gói, biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật cho đến kiểm dịch tại cửa khẩu nhập. Bạn có thể tham khảo:Quy trình làm thủ tục kiểm dịch nông sản xuất khẩu tại đây để nắm rõ chi tiết. - Vùng trồng khoai lang xuất khẩu sang Trung Quốc phải áp dụng Thực hành nông nghiệp tốt (GAP); thực hiện điều tra giám sát các đối tượng kiểm dịch thực vật mà Tổng cục Hải quan Trung Quốc quan tâm. Danh sách các loài sinh vật gây hại (đối tượng kiểm dịch thực vật) mà Trung Quốc quan tâm gồm: Streptomyces ipomoeae, Pratylenchus brachyurus, Pythium splendens, Longidorus sản phẩm, Meloidogyne incognita, Meloidogyne arenaria, Meloidogyne javanica. - Cơ sở đóng gói khoai lang xuất khẩu sang Trung Quốc cũng phải đáp ứng các yêu cầu về khu vực đóng gói phải sạch sẽ, vệ sinh và nền phải cứng; ngay sau khi đóng gói phải bảo quản ở khu vực riêng biệt. Khoai phải rửa bằng nước 2 lần nhằm loại bỏ tạp chất và thực hiện các biện pháp đảm bảo rằng khoai lang không có các loại côn trùng sống, đất, tàn dư thực vật như thân rễ, lá… - Các lô hàng khoai lang xuất khẩu sang Trung Quốc, cũng phải được cơ quan chức năng Việt Nam kiểm tra ngẫu nhiên với tỷ lệ 2%. - Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cấp cho các lô hàng đáp ứng yêu cầu và ghi thông tin vùng trồng, cơ sở đóng gói, số container và số seal. Những trường hợp vi phạm như khoai lang không có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật hợp lệ; sản xuất từ vùng trồng và cơ sở đóng gói chưa đăng ký; phát hiện dính đất; phát hiện thấy đối tượng kiểm dịch thực vật, khoai lang sẽ bị trả lại hoặc tiêu hủy. Doanh nghiệp muốn tư vấn và làm các dịch vụ kiểm dịch thực vật, mã vùng trồng và giấy phép chuyên ngành, hồ sơ hải quan và vận chuyển xuất khẩu khoai lang và hàng nông sản sang Trung Quốc. Liên hệ ngay công ty Lacco để được tư vấn, cung cấp dịch vụ chi tiết. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Trong nhiều năm gần đây, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam bị rơi vào tầm ngắm của các cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp tại thị trường Mỹ và nhiều thị trường quốc tế khác. Vậy bán phá giá là gì? Nó để lại những hậu quả gì mà nó khiến hàng hóa Việt nam đứng trước những nguy cơ bị kiện? 1. Khái niệm bán phá giá Bán phá giá là gì? Bán phá giá là một khái niệm cơ bản của thương mại quốc tế. Các sản phẩm đưa ra thị trường với giá thành thấp hơn giá sản xuất thì sẽ được xem là bán phá giá. Với những trường hợp này có thể sẽ phải chịu các cuộc điều tra và bị trừng phạt. Bán phá giá là tổng hợp những biện pháp bán hạ giá một số mặt hàng xuất khẩu nào đó để cạnh tranh nhưng có hiệu quả với những bạn hàng khác trên thị trường thế giới. Đối với thị trường trong nước, Bán phá giá (hay còn gọi là giảm giá đột xuất) được xem là một chiến lược kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Trong đó một sản phẩm hoặc dịch vụ được bán với giá thấp hơn so với giá trị thị trường hoặc giá bình thường để thu hút khách hàng nhằm tăng doanh số. Mục tiêu là đánh bại đối thủ, chiếm lĩnh thị trường ngoài nước hoặc kiếm ngoại tệ khẩn cấp, có khi cả mục tiêu chính trị. Thông thường, các doanh nghiệp chỉ áp dụng chiến lược này để tiếp cận khách hàng hoặc cần thu hồi vốn. Chiến lược này có thể sử dụng để giải quyết để tạo đà cho chiến dịch quảng cáo mới. Tuy nhiên, việc bán phá giá cần được cân nhắc kỹ lưỡng để tránh tình trạng giảm giá quá nhiều hoặc phá giá quá sâu sẽ gây ra nhiều hậu quả ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp. Các hình thức bán phá giá Bán phá giá không thường xuyên Hình thức này giúp đơn vị bán hàng giải quyết nhanh vấn đề về nguồn vốn để tránh những rủi ro trên thị trường quốc tế. Bán phá giá chớp nhoáng Chiến lược này giúp đơn vị bán hàng đẩy nhanh nhận diện thương hiệu đối với khách hàng. Tăng nhanh mức độ cạnh tranh với đối thủ. Bán phá giá bền vững Tức là nhà bán hàng sẽ hạ giá bán sản phẩm xuống thấp hơn mặt bằng chung của thị trường trong một thời gian dài để lôi kéo người tiêu dùng, mang lại nguồn thu lớn, triệt hạ các đối thủ khác. 2. Ví dụ về bán phá giá Ví dụ điển hình về chiến lược bán phá giá trong kinh doanh thời gian gần đây chính là công ty dược phẩm Hoa Linh. Nhằm mục đích tiếp cận thương hiệu đến người tiêu dùng, công ty đã thuê "chiến thần" Hà Linh livestream bán hàng xả kho với mức giá thấp hơn thị trường. Kết quả, sau chương trình rất nhiều người đã biết đến thương hiệu này chỉ trong thời gian ngắn. Kho hàng của Hoa Linh cũng sạch trơn hàng trong ngày hôm đó. Đây là ví dụ bán phá giá điển hình cho hình thức phá giá chớp nhoáng. Vì sau sự kiện này, giá của các sản phẩm từ công ty này đã ngay lập tức trở lại như lúc ban đầu. Một ví dụ khác về bán phá giá mà chúng ta thường xuyên bắt gặp đó là việc các hãng hàng không giá giá vé máy bay vào thời điểm ít khách. Điều này giúp kích thích nhu cầu đi du lịch của người tiêu dùng. Đồng thời cũng tạo môi trường cạnh tranh giữa các hàng hàng không. Đây là hình thức bán phá giá không thường xuyên được áp dụng rất phổ biến ở nhiều nhãn hàng. Hình thức bán phá giá bền vững có thể nêu tên điển hình ở các sàn thương mại điện tử, công ty công nghệ. Điện hình như Grab, đơn vị này đã chạy chương trình giảm giá thường xuyên trong thời gian dài. Cách thức này để giúp người tiêu dùng làm quen với thương hiệu và sản phẩm. Sau đó tăng giá dần lên theo giá thị trường chung. 3. Hậu quả của bán phá giá Bán phá giá để lại hậu quả gì? Việc bán phá giá đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích nhất định về mặt phát triển thương hiệu, tiếp cận khách hàng. Nhưng đồng thời cũng để lại một số hậu quả mà doanh nghiệp phải có phương án khắc phục thích hợp. Theo WTO, thiệt hại do bán phá giá gây ra có thể là: thiệt hại vật chất đối với sản xuất công nghiệp trong nước; nguy cơ gây ra tổn thất vật chất hoặc gây cản trở đến hoạt động của ngành công nghiệp tương tự trong nước. Đây là một tiêu thức khó định lượng một cách rõ ràng, chính xác. Do đó, để đảm bảo tính ổn định về hàng hóa trong nước, các nước nhập khẩu đã áp dụng công cụ bảo hộ sản xuất trong nước bằng áp thuế chống bán phá giá để tránh gây thiệt hại cho sản xuất trong nước. Các biện pháp chống bán phá giá Các biện pháp chống bán phá giá đang được áp dụng hiện nay có thể kể đến như: – Áp dụng các chính sách chống bán phá giá Các nhà cầm quyền sẽ xem xét thực trạng giá cả hàng hóa tại thị trường trong nước, sau đó xây dựng các chính sách chống bán phá giá phù hợp. – Áp dụng thuế chống bán phá giá: Là khoản thuế bổ sung bên cạnh thuế nhập khẩu thông thường, đánh vào sản phẩm nước ngoài bị bán phá giá vào nước nhập khẩu. Thực tế, rất nhiều loại hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đang bị đánh thuế bán phá giá rất cao. Các quy định về bán phá giá cá basa, thuế chống bán phá giá thép không gỉ, chống bán phá giá thép,... cũng được đưa ra. Thập chí Mỹ đã khởi kiện Việt Nam bán phá giá đối với nhiều mặt hàng. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh cũng như các sản phẩm xuất khẩu của Việt nam đến các thị trường Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc,... Để nhận tư vấn về thủ tục xuất khẩu, các loại thuế xuất khẩu đối với từng mặt hàng nhất định, các bạn hãy liên hệ với công ty Lacco - Đơn vị forwarder với 15 năm hoạt động trong lĩnh vực Logistics. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ các bạn từ A - Z các kiến thức và cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói. Chi tiết liên hệ:Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Trung Quốc hiện đang là thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều đơn vị bị đối tác từ chối hoặc gặp khó khăn khi xuất khẩu nông sản đến thị trường này. Nguyên nhân đến từ những lỗi rất phổ biến mà rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam thường xuyên mắc phải. Cụ thể: 1. Không đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật và chất lượng Để đưa các sản phẩm nông sản vào thị trường Trung Quốc, hàng hóa phải đạt được các yêu cầu về chất lượng về kỹ thuật nuôi trồng và chất lượng an toàn thực phẩm. Trong khi đó, các sản phẩm nông nghiệp phải đáp ứng được các yêu cầu này để được nhập khẩu vào Trung Quốc. Rất nhiều hàng hóa Việt Nam lại không đáp ứng được những yếu tố này nên buộc phải trả về, thậm chí còn bị từ chối và cấm xuất khẩu vào Trung Quốc. Do Trung Quốc có nhiều quy định về an toàn thực phẩm, vì vậy bạn cần đảm bảo rằng sản phẩm của bạn đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và được vận chuyển và lưu trữ đúng cách. Bạn nên biết:Xuất khẩu hàng hóa nông sản, trái cây quốc tế cần kiến thức gì? 2. Không nghiên cứu kỹ thị trường Không chỉ thị trường Trung Quốc mà doanh nghiệp muốn kinh doanh hiệu quả thì việc nghiên cứu thị trường rất quan trọng. Bạn cần nghiên cứu kỹ thị trường Trung Quốc để tìm hiểu các yêu cầu về sản phẩm, cách tiếp cận thị trường và các tiêu chuẩn định mức kỹ thuật cho phép. Từ đó đưa ra được chiến lược kinh doanh phù hợp và cũng thấy được tiềm năng của thị trường đó, xác định xem hàng hóa của mình có thích hợp với thị trường này hay không. 3. Không đối mặt được với các rủi ro của thị trường Thị trường Trung Quốc được xem là miếng Phomat thơm ngon và vô cùng béo bở đối với rất nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, thị trường này cũng phải đối mặt với rất nhiều biến động cùng với những rủi ro trong kinh doanh. Để đối mặt với vấn đề này, doanh nghiệp buộc phải có sẵn kế hoạch đối phó và tìm kiếm những đối tác đáng tin cậy, đảm bảo các điều khoản trong hợp đồng được diễn ra theo đúng cam kết. Để giải quyết những vấn đề này, nhà nước cũng đã đưa ra các phương án hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam giải quyết khó khăn này thông qua hình thức xuất khẩu chính ngạch. Chi tiết:Chỉ có xuất khẩu chính ngạch thì mới tránh được chuyện “giải cứu” nông sản 4. Không cạnh tranh được về giá Giá cả cạnh tranh là một yếu tố quan trọng trong việc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc. Bạn cần phải tìm hiểu thị trường và các đối thủ cạnh tranh để đưa ra một mức giá hợp lý và cạnh tranh. Trung Quốc có một thị trường nông sản rất cạnh tranh, do đó giá cả cũng rất quan trọng. Nếu giá cả của sản phẩm xuất khẩu không cạnh tranh được với các sản phẩm địa phương, sản phẩm sẽ khó có thể được tiêu thụ trên thị trường Trung Quốc. 5. Khó cạnh tranh với các sản phẩm địa phương Việc nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp vào Trung Quốc cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các sản phẩm nông nghiệp địa phương. Do đó, các sản phẩm xuất khẩu phải có đủ lợi thế cạnh tranh để có thể tiêu thụ trên thị trường Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc có lượng tiêu dùng rất lớn nhưng đây cũng là quốc gia có diện tích đất trồng rất rộng nên nếu hàng hóa không đảm bảo được chất lượng thì rất khó cạnh tranh được với thị trường trong nước. Đây cũng là vấn đề rất nan giải của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản hiện nay. 6. Chưa nắm rõ các quy định về pháp lý và các quy định hải quan Việc nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp vào Trung Quốc đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định pháp lý và thủ tục hải quan của Trung Quốc. Nếu không tuân thủ các quy định này, các sản phẩm sẽ bị từ chối nhập khẩu hoặc bị trả về. Do đó, trước khi thực hiện xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc, bạn cần nắm rõ các quy định pháp lý và hải quan của Trung Quốc để tránh bị phạt hoặc chậm trễ trong việc vận chuyển hàng hóa. Để nắm rõ các quy định về chất lượng hàng hóa xuất khẩu và thủ tục hải quan, các bạn có thể liên hệ các đơn vị làm thủ tục hải quan để được hỗ trợ tư vấn. Hoặc liên hệ với công ty Lacco - Đơn vị forwarder uy tín, với 15 năm hoạt động trong ngành logistics để được đối ngũ chuyên môn hỗ trợ chi tiết: Hotline - 0906 23 5599. 7. Quản lý quy trình đóng gói và vận chuyển theo tiêu chuẩn Đóng gói và vận chuyển là yếu tố quan trọng trong việc xuất khẩu hàng nông sản sang Trung Quốc. Nếu không đóng gói và vận chuyển đúng cách, sản phẩm có thể bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển hoặc không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, trường hợp này ít xảy ra hơn đối với hình thức vận chuyển hàng chính ngạch. Để xuất khẩu chính ngạch hàng nông sản đến các thị trường quốc tế, việc đóng gói và vận chuyển đều phải thực hiện theo quy trình đóng gói quốc tế nghiêm ngặt. Do đó, có thể hạn chế được những rủi ro trong quá trình đóng gói, đảm bảo hàng hóa vận chuyển đến đối tác được tươi nguyên theo yêu cầu. Để được tư vấn và cung cấp các dịch vụ hải quan, xin các loại giấy phép chuyên ngành để xuất khẩu hàng sang Trung quốc, dịch vụ đóng gói và vận chuyển hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc, các bạn hãy liên hệ ngay với công ty Lacco để được tư vấn hỗ trợ. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Trung quốc là thị trường rất tiềm năng với rất nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều cá nhân và tổ chức gặp khó khăn khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này. Nguyên nhân chính là do đâu? 1. Không nghiên cứu kỹ về sản phẩm và thị trường Khi bắt đầu kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa sang Trung Quốc, bạn cần nghiên cứu kỹ về sản phẩm và thị trường đích. Từ đó nắm bắt được những tiêu chuẩn về kỹ thuật, quy định pháp luật, văn hóa kinh doanh. Đặc biệt là quy trình thủ tục hải quan và các yếu tố khác liên quan đến mặt hàng bạn muốn xuất nhập khẩu. Bạn nên biết:Trung Quốc vượt mặt Mỹ bất ngờ "soán ngôi" nhập nông sản Việt Nam 2. Không kiểm tra chất lượng sản phẩm Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, bạn nên kiểm tra sản phẩm trước khi nhập khẩu hoặc sau khi nhận hàng. Nếu có sản phẩm bị lỗi, bạn nên trả lại hoặc yêu cầu đổi trả. Không chọn được nhà cung cấp đáng tin cậy: Bạn cần tìm kiếm nhà cung cấp đáng tin cậy và có kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng. 3. Không tìm hiểu và nắm rõ các loại giấy tờ cần thiết Đối với từng loại hàng hóa, hải quan sẽ yêu cầu các loại thủ tục, giấy từ như hóa đơn, giấy chứng nhận xuất khẩu, giấy phép xuất khẩu, vận đơn, chứng từ thanh toán... nên khi xuất nhập khẩu hàng sang Trung Quốc, các bạn cần tìm hiểu cụ thể về thủ tục để quy trình xuất nhập khẩu được diễn ra suôn sẻ. Để biết hàng hóa của bạn cần những thủ tục gì, quy định về chất lượng và quy trình thực hiện như nào, hãy liên hệ đến hotline: 0906 23 5599 để được đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp tư vấn hỗ trợ. 4. Thiếu các thông tin về phí và thuế Theo các hiệp định thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc, có rất nhiều mặt hàng cho phép xuất nhập khẩu với mức thuế 0%. Nhưng cũng còn nhiều mặt hàng mà doanh nghiệp phải xuất nhập với mức thuế khá cao. Bên cạnh đó, các loại chi phí xuất nhập khẩu cũng là vấn đề mà nhiều đơn vị vẫn chưa nắm rõ. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình vận chuyển và làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa. Các bạn có thể tham khảo chi tiết về thuế GTGT đối với các loại hàng hóa xuất nhập khẩu sang Trung Quốc và các thị trường quốc tế khác tại đây:Quy định về giá tính thuế GTGT năm 2023 5. Không kiểm tra đóng gói và vận chuyển Đối với hàng hóa vận chuyển quốc tế, quy trình đóng gói được quy định nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng khi trao trả hàng. Do đó, trước khi đóng hàng xuất đi Trung Quốc, bạn nên kiểm tra kỹ đóng gói và vận chuyển của hàng hóa để đảm bảo chất lượng sản phẩm không bị ảnh hưởng trong quá trình vận chuyển. Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu chính ngạch sẽ có yêu cầu chi tiết về quy trình đóng gói hàng hóa. Nên có thể giảm thiểu được tối đa những rủi ro về hàng hóa trong quá trình vận chuyển, đảm bảo được uy tín và chất lượng thương hiệu. Tham khảo:Quy trình khai thác vận chuyển hàng nguy hiểm 6. Không giữ liên lạc với nhà cung cấp Bạn nên giữ liên lạc với nhà cung cấp để đảm bảo thông tin và thời gian giao hàng đúng như cam kết. Nếu có bất kỳ thay đổi nào, bạn cần thông báo cho nhà cung cấp để có các giải pháp kịp thời. 7. Không đưa ra kế hoạch kinh doanh hợp lý Để đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra đều đặn, quy trình vận chuyển xử lý thủ tục thuận lợi,... bạn cần có kế hoạch kinh doanh rõ ràng, chi tiết. Sẵn sàng những phương án kinh doanh phù hợp cho từng giai đoạn hay phương án dự phòng khi gặp rủi ro. Đây là yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp Trung Quốc nói riêng và đối tác nước ngoài nói chung đều đặc biệt chú ý để lựa chọn đối tác kinh doanh. Tham khảo:Tại sao doanh nghiệp nên làm việc với forwarder? Để đảm bảo việc xuất nhập khẩu hàng hóa sang Trung Quốc thuận lợi, các bạn hãy liên hệ với công ty Lacco, với kinh nghiệm 15 năm hoạt động trong lĩnh vực Logistics, sở hữu đội ngũ chuyên viên và chuyên gia xuất nhập khẩu uy tín lâu năm trên thị trường. Doanh nghiệp sẽ được tư vấn chi tiết về quy trình, thủ tục từ A-Z, đảm bảo việc xuất nhập khẩu hàng hóa diễn ra thuận lợi. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, từ doanh nghiệp nhỏ, SMEs đến các doanh nghiệp lớn đều thuê dịch vụ của các forwarder uy tín. Có rất nhiều lý do để các doanh nghiệp này lựa chọn dịch vụ giao nhận vận tải của forwarder và trở thành đối tác lâu dài. 1. Tối ưu chi phí cho doanh nghiệp Để đưa ra được mức giá tốt nhất cho khách hàng, các forwarder sẽ tận dụng hết khả năng và mối quan hệ để tìm được địa chỉ cung cấp giá tốt nhất. Bên cạnh đó, do nhận và xử lý cho nhiều đơn vị cùng lúc nên mức giá cũng sẽ được tối ưu so với doanh nghiệp tự làm. Bên cạnh đó, các forwarder có thêm dịch vụ gom hàng nên với những hàng nhỏ lẻ, chưa đủ đầy container. Nên hàng sẽ được vận chuyển đi trong thời gian sớm hơn với chi phí thấp nhất. Tham khảo:Logistics và Freight Forwarder? Sự khác biệt và cách vận dụng 2. Tối ưu nguồn nhân lực Các đơn vị dịch vụ vận tải forwarder cung cấp đầy đủ các dịch vụ logistics: chứng từ, hải quan, thuế, bộ phận giao tiếp và làm việc với hải quan, vận chuyển,.... Các bộ phận này đòi hỏi nguồn nhân lực khá lớn và phải có chuyên môn nghiệp vụ vững chắc. Để tổ chức được đội ngũ này, doanh nghiệp phải có nguồn lực về tài chính và nhân sự đào tạo cho chuyên môn cao. Trong khi trong công ty forwarder đã có đầy đủ bộ phận này, với kinh nghiệm dày dặn, chuyên môn vững để hỗ trợ các dịch vụ, hỗ trợ khó khăn khi doanh nghiệp cần. 3. Đẩy nhanh năng xuất, hiệu quả công việc Trên thực tế, nhân viên đi làm công ăn lương hầu hết bằng trách nhiệm để nhận lương. Nhưng đối với các công ty forwarder, bên cạnh việc hoàn thành công việc thì việc chăm sóc khách hàng cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. Do đó, khi thực hiện công việc luôn cố gắng để đạt được hiệu suất tốt nhất phục vụ khách hàng. 4. Tối thiểu hóa các rủi ro Rủi ro trong quá trình vận chuyển và xử lý thủ tục hải quan là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, với kinh nghiệm xử lý nhiều lô hàng, gặp nhiều trường hợp nên khả năng ứng biến của forwarder sẽ nhanh nhạy hơn. Nhờ vậy mà giảm thiểu được tối đa những rủi ro cho doanh nghiệp. Bạn nên biết:Danh sách các đơn vị vận chuyển tốt nhất tại Việt Nam 5. Tiết kiệm thời gian Tìm đến các forwarder còn giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiết kiệm thời gian cũng như công sức vào việc giao nhận vận tải hàng hóa. Doanh nghiệp sẽ không phải quá lo lắng về các thủ tục rắc rối, phức tạp cũng như những rủi ro xảy ra trong quá trình làm hàng. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp quyết định chọn forwarder thì cũng nên chọn những forwarder chuyên tuyến và có uy tín trong ngành để đảm bảo lô hàng của mình sẽ đến tay khách suôn sẻ và không phát sinh bất cứ phụ phí nào. Để đạt được tất cả những ưu điểm trên, điều quan trọng nhất là bạn phải chọn được đơn vị forwarder logistics uy tín, đáng tin cậy. Bạn cũng có thể đến với công ty Lacco - Đơn vị forwarder chuyên cung cấp các dịch vụ logistics thủ tục hải quan, xin giấy phép chuyên ngành, vận chuyển nội địa và vận tải quốc tế. Với kinh nghiệm 15 năm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ logistics, Lacco được đánh giá là đối tác đáng tin cậy của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và sản xuất trong và ngoài nước. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Đèn led là mặt hàng đặc biệt, chịu sự quản lý của nhiều bộ ban ngành. Trong quá trình nhập khẩu, doanh nghiệp phải chú ý đến các thủ tục hồ sơ quan trọng: chứng nhận hợp quy (QCVN 19:2019/BKHCN), Kiểm tra hiệu suất và dán nhãn năng lượng bắt buộc (TCVN 11844:2017). 1. Quy định pháp luật về nhập khẩu đèn LED Theo quy định hiện hành, đèn LED thuộc loại hàng hóa được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Để nhập khẩu, doanh nghiệp cần thực quy trình nhập khẩu và chuẩn bị thủ tục theo đúng quy định: Kể từ ngày ngày 01 tháng 6 năm 2020, các sản phẩm đèn LED (bóng LED có ballast lắp liền, LED tube hai đầu, bộ đèn LED luminaire) sản xuất trong nước và nhập khẩu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo QCVN 19:2019/BKHCN phải đáp ứng yêu cầu về an toàn và giới hạn nhiễu điện từ (EMI) quy định tại Mục 2.1.1; 2.1.2; 2.1.3 và 2.2.1 của QCVN 19:2019/BKHCN trước khi lưu thông trên thị trường. Kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2021, các sản phẩm quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo QCVN 19:2019/BKHCN phải đáp ứng tất cả các yêu cầu quy định tại Mục 2 của QCVN 19:2019/BKHCN trước khi lưu thông trên thị trường (bao gồm cả yêu cầu về an toàn, nhiễu điện từ EMI và miễn nhiễm điện từ EMS). Khuyến khích các đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED áp dụng các quy định của QCVN 19:2019/BKHCN kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. 2. Mã HS và thuế suất nhập khẩu đèn LED Tùy từng loại đèn sẽ có mã HS khác nhau, dựa theo tính chất và công dụng, thông số kỹ thuật của sản phẩm – Nhóm 85.39 bao gồm đèn LED ở dạng bóng đèn có phần đuôi (ví dụ, đuôi xoáy, đuôi ngạnh hay bi-pin) để gắn vào đui đèn – Nhóm 94.05 bao gồm đèn, bộ đèn LED hoàn chỉnh, có dây điện kết nối với nguồn điện, không ở dạng bóng đèn có đuôi như mô tả nêu trên tại nhóm 85.39. – Thuế Nhập khẩu có CO từ 0- 15% tùy theo quy định về thuế nhập khẩu của từng quốc gia, khu vực kinh tế quy định. – Thuế GTGT VAT: 10% 3. Thủ tục nhập khẩu đèn led theo quy định mới Hồ sơ hải quan: Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại) – Bản sao của doanh nghiệp, với một số chi cục, cần nộp bản gốc khi lô hàng áp dụng thuế ưu đãi đặc biệt với một số form C/O (vd: Form E) - Bản sao Bill of lading (Vận đơn) - Bản chính giấy giới thiệu - Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ). Trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thì cần xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ bản điện tử hoặc bản gốc. - Một số trường hợp, thêm: Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa) – Bản sao của doanh nghiệp - Với một số chi cục: doanh nghiệp phải bổ sung thêm Bản Thỏa thuận Phát triển Quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp. - Nếu được yêu cầu kiểm tra năng lượng trước thông quan thì sẽ phải kèm thêm kết quả kiểm tra chất lượng - Các chứng từ khác (nếu có) Các bước thực hiện Bước 1 – Đăng ký KTCL và kiểm HSNL Bước 2 – Mở tờ khai hải quan Bước 3 – Thử nghiệm và làm Chứng nhận hợp quy cùng với đăng ký dán nhãn năng lượng Bước 4 – Công bố hợp quy Bước 5 – Dán tem hợp quy và nhãn năng lượng trước khi hàng lưu thông ra thị trường. 4. Lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu đèn Led Khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu đối với mặt hàng đèn led, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề quan trọng sau: Lưu ý 1: Kiểm tra chất lượng nhà nước để làm chứng nhận hợp quy (QCVN 19:2019/BKHCN) bắt đầu áp dụng từ đầu năm 2021. Đầu tiên kiểm xem đèn led mà bạn nhập khẩu có bị dính QCVN 19:2019/BKHCN hay không, các bạn đọc qua thì sẽ thấy hơi rối một chút vì không có quy định cụ thể cho từng dòng hàng, nhưng đừng lo mình có tóm tắt lại một chút cho các bạn dễ hiểu hơn. 1/ Mã HS code 85395000: Các đèn Led có cấu tạo như bóng đèn, VD như đèn Led có balat lắp liền (Bulb) công suất đến 60 W; Đèn Led 2 đầu đuôi G5 và G13, ( đầu G5 và G13 ai ko hiểu thì gọi mình ).Công suất danh định đến 125W. 2/ Mã HS 94051091: Đèn rọi (Spotlight), là loại đèn chiếu điểm, có thể điều chỉnh hướng chiếu, theo phân loại của nhà sản xuất là đèn spotlight. 3/ Mã HS 94052090: Đèn bàn, đèn giường hoặc đèn cây sử dụng Led. ==> Nếu bạn nhập khẩu đèn led về có các hs code trên bị dính thì mình chắc chắn là đi kiểm tra chất lượng nhà nước để làm hợp quy rồi đó. Giấy chứng nhận hợp quy có giá trị trong 3 năm, sau thời gian đó, doanh nghiệp sẽ phải làm hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận mà không phải thử nghiệm lại nếu sản phẩm không thay đổi về kết cấu, linh kiện. Lưu ý 2: Kiểm tra hiệu suất và dán nhãn năng lượng bắt buộc (TCVN 11844:2017) Các sản phẩm bị dính dán nhãn năng lượng bắt buộc gồm: - Về Công Suất : nhỏ hơn 60W và có điện áp định danh không quá 250V và dùng cho mục đích thông dụng ( ví dụ chiếu sáng trong văn phòng, trong nhà ở thì sẽ phải đo hiệu suất năng lượng và dán nhãn, còn nếu như mục đích là dùng chiếu sáng công cộng, đèn đường thì không cần ) chỗ này lưu ý nhé. - Bóng đèn LED có balát lắp liền có đầu đèn E27 và B22 (self-ballasted LED lamp). - Bóng đèn LED hai đầu được thiết kế để thay thế bóng đèn huỳnh quang dạng ống có đầu đèn G5 và G13. Đó chỉ vậy thôi, bạn xem thử đèn bạn nhập về dính 2 tiêu chuẩn trên không, nếu dính cái nào thì làm cái đó, còn không dính thì nhập bình thường. Do đó, trước khi nhập đèn Led thì bạn hãy kiểm tra sản phẩm có dính vào 2 tiêu chuẩn trên không. Tùy vào trường hợp để có biện pháp xử lý thích hợp còn nếu không bị dính nhãn năng lượng bắt buộc thì vẫn làm hồ sơ như bình thường. Trong quá trình thực hiện, nếu các bạn gặp phải vấn đề hoặc cần hỗ trợ về thủ tục dán nhãn, hồ sơ hải quan, vận chuyển hàng xuất nhập khẩu,... hãy liên hệ ngay đến công ty Lacco đến được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm