Khái niệm bán phá giá? Ví dụ và hậu quả của bán phá giá
Trong nhiều năm gần đây, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam bị rơi vào tầm ngắm của các cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp tại thị trường Mỹ và nhiều thị trường quốc tế khác. Vậy bán phá giá là gì? Nó để lại những hậu quả gì mà nó khiến hàng hóa Việt nam đứng trước những nguy cơ bị kiện?
1. Khái niệm bán phá giá
Bán phá giá là gì?
Bán phá giá là một khái niệm cơ bản của thương mại quốc tế. Các sản phẩm đưa ra thị trường với giá thành thấp hơn giá sản xuất thì sẽ được xem là bán phá giá. Với những trường hợp này có thể sẽ phải chịu các cuộc điều tra và bị trừng phạt. Bán phá giá là tổng hợp những biện pháp bán hạ giá một số mặt hàng xuất khẩu nào đó để cạnh tranh nhưng có hiệu quả với những bạn hàng khác trên thị trường thế giới.
Đối với thị trường trong nước, Bán phá giá (hay còn gọi là giảm giá đột xuất) được xem là một chiến lược kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Trong đó một sản phẩm hoặc dịch vụ được bán với giá thấp hơn so với giá trị thị trường hoặc giá bình thường để thu hút khách hàng nhằm tăng doanh số. Mục tiêu là đánh bại đối thủ, chiếm lĩnh thị trường ngoài nước hoặc kiếm ngoại tệ khẩn cấp, có khi cả mục tiêu chính trị.
Thông thường, các doanh nghiệp chỉ áp dụng chiến lược này để tiếp cận khách hàng hoặc cần thu hồi vốn. Chiến lược này có thể sử dụng để giải quyết để tạo đà cho chiến dịch quảng cáo mới. Tuy nhiên, việc bán phá giá cần được cân nhắc kỹ lưỡng để tránh tình trạng giảm giá quá nhiều hoặc phá giá quá sâu sẽ gây ra nhiều hậu quả ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp.
Các hình thức bán phá giá
Bán phá giá không thường xuyên
Hình thức này giúp đơn vị bán hàng giải quyết nhanh vấn đề về nguồn vốn để tránh những rủi ro trên thị trường quốc tế.
Bán phá giá chớp nhoáng
Chiến lược này giúp đơn vị bán hàng đẩy nhanh nhận diện thương hiệu đối với khách hàng. Tăng nhanh mức độ cạnh tranh với đối thủ.
Bán phá giá bền vững
Tức là nhà bán hàng sẽ hạ giá bán sản phẩm xuống thấp hơn mặt bằng chung của thị trường trong một thời gian dài để lôi kéo người tiêu dùng, mang lại nguồn thu lớn, triệt hạ các đối thủ khác.
2. Ví dụ về bán phá giá
Ví dụ điển hình về chiến lược bán phá giá trong kinh doanh thời gian gần đây chính là công ty dược phẩm Hoa Linh. Nhằm mục đích tiếp cận thương hiệu đến người tiêu dùng, công ty đã thuê "chiến thần" Hà Linh livestream bán hàng xả kho với mức giá thấp hơn thị trường. Kết quả, sau chương trình rất nhiều người đã biết đến thương hiệu này chỉ trong thời gian ngắn. Kho hàng của Hoa Linh cũng sạch trơn hàng trong ngày hôm đó.
Đây là ví dụ bán phá giá điển hình cho hình thức phá giá chớp nhoáng. Vì sau sự kiện này, giá của các sản phẩm từ công ty này đã ngay lập tức trở lại như lúc ban đầu.
Một ví dụ khác về bán phá giá mà chúng ta thường xuyên bắt gặp đó là việc các hãng hàng không giá giá vé máy bay vào thời điểm ít khách. Điều này giúp kích thích nhu cầu đi du lịch của người tiêu dùng. Đồng thời cũng tạo môi trường cạnh tranh giữa các hàng hàng không. Đây là hình thức bán phá giá không thường xuyên được áp dụng rất phổ biến ở nhiều nhãn hàng.
Hình thức bán phá giá bền vững có thể nêu tên điển hình ở các sàn thương mại điện tử, công ty công nghệ. Điện hình như Grab, đơn vị này đã chạy chương trình giảm giá thường xuyên trong thời gian dài. Cách thức này để giúp người tiêu dùng làm quen với thương hiệu và sản phẩm. Sau đó tăng giá dần lên theo giá thị trường chung.
3. Hậu quả của bán phá giá
Bán phá giá để lại hậu quả gì?
Việc bán phá giá đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích nhất định về mặt phát triển thương hiệu, tiếp cận khách hàng. Nhưng đồng thời cũng để lại một số hậu quả mà doanh nghiệp phải có phương án khắc phục thích hợp.
Theo WTO, thiệt hại do bán phá giá gây ra có thể là: thiệt hại vật chất đối với sản xuất công nghiệp trong nước; nguy cơ gây ra tổn thất vật chất hoặc gây cản trở đến hoạt động của ngành công nghiệp tương tự trong nước.
Đây là một tiêu thức khó định lượng một cách rõ ràng, chính xác. Do đó, để đảm bảo tính ổn định về hàng hóa trong nước, các nước nhập khẩu đã áp dụng công cụ bảo hộ sản xuất trong nước bằng áp thuế chống bán phá giá để tránh gây thiệt hại cho sản xuất trong nước.
Các biện pháp chống bán phá giá
Các biện pháp chống bán phá giá đang được áp dụng hiện nay có thể kể đến như:
– Áp dụng các chính sách chống bán phá giá
Các nhà cầm quyền sẽ xem xét thực trạng giá cả hàng hóa tại thị trường trong nước, sau đó xây dựng các chính sách chống bán phá giá phù hợp.
– Áp dụng thuế chống bán phá giá:
Là khoản thuế bổ sung bên cạnh thuế nhập khẩu thông thường, đánh vào sản phẩm nước ngoài bị bán phá giá vào nước nhập khẩu.
Thực tế, rất nhiều loại hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đang bị đánh thuế bán phá giá rất cao. Các quy định về bán phá giá cá basa, thuế chống bán phá giá thép không gỉ, chống bán phá giá thép,... cũng được đưa ra. Thập chí Mỹ đã khởi kiện Việt Nam bán phá giá đối với nhiều mặt hàng. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh cũng như các sản phẩm xuất khẩu của Việt nam đến các thị trường Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc,...
Để nhận tư vấn về thủ tục xuất khẩu, các loại thuế xuất khẩu đối với từng mặt hàng nhất định, các bạn hãy liên hệ với công ty Lacco - Đơn vị forwarder với 15 năm hoạt động trong lĩnh vực Logistics. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ các bạn từ A - Z các kiến thức và cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói.
Chi tiết liên hệ:
Email: info@lacco.com.vn
Hotline: 0906 23 55 99
Website: https://lacco.com.vn