Preloader Close

Tìm kiếm

Hiện nay, để nhận các quyền lợi về thuế ưu đãi, thuế xuất nhập khẩu, doanh nghiệp cần phải làm CO xuất xứ hàng hóa theo đúng mẫu form theo quy định. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp CO của doanh nghiệp bị bác bỏ, không được chấp nhận. Trong nội dung bài viết này, Lacco sẽ hướng dẫn các doanh nghiệp chi tiết về các loại CO, các trường hợp bác bỏ c/o, các trường hợp bác bỏ c/o form e,... để giảm thiểu tối đa những nhầm lẫn, sai sót của doanh nghiệp khi làm CO. 1. Quy định về CO xuất xứ hàng hóa Căn cứ theo Thông tư số 05/2018/TT-BCT quy định về xuất xứ hàng hóa, C/O là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa”. Thông qua CO, chúng ta sẽ biết được nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa sẽ giúp chủ hàng nhập khẩu xác định xem hàng có được hưởng ưu đãi đặc biệt hay không. Đối với hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan và phi thuế quan, quy tắc xuất xứ ưu đãi được thực hiện theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn Điều ước quốc tế đó. Đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác, quy tắc xuất xứ ưu đãi được thực hiện theo quy định của nước nhập khẩu dành cho các ưu đãi này và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn quy tắc xuất xứ đó. Đối với hàng hóa không ưu đãi, Thương nhân đề nghị cấp C/O kê khai, cam kết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi. Trường hợp thương nhân đề nghị cấp C/O không phải là nhà sản xuất, thương nhân đề nghị cấp C/O có trách nhiệm yêu cầu nhà sản xuất kê khai, cam kết xuất xứ hàng hóa và cung cấp các chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa. Trường hợp nguyên liệu hoặc hàng hóa có xuất xứ được sản xuất trong nước và sử dụng trong công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác, thương nhân đề nghị cấp C/O có trách nhiệm yêu cầu nhà sản xuất hay nhà cung cấp nguyên liệu hoặc hàng hóa đó kê khai, cam kết xuất xứ hàng hóa. 2. Các loại C/O phổ biến hiện nay C/O được chia ra 02 loại: C/O ưu đãi và C/O không ưu đãi. Ứng với mỗi thị trường và trường hợp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp sẽ sử dụng loại C/O phù hợp. 2.1. C/O ưu đãi C/O ưu đãi thường được sử dụng dựa trên các hiệp định thương mại mà các nước hoặc các nhóm nước ký kết với nhau. Hiện nay, Việt Nam đã có đến 15 Hiệp định thương mại đã ký kết và 2 Hiệp định khác đang được đàm phán. Các form C/O được hưởng ưu đãi gồm: - C/O form E: Là C/O được ký kết giữa Trung Quốc và ASEAN. Bởi lẽ Trung Quốc là thị trường to lớn và là nguồn cung hàng hóa khổng lồ, nên quan hệ giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc là thường xuyên. Đây là C/O quan trọng trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. - C/O form D: Là C/O được ký kết giữa các nước ASEAN theo hiệp định thương mại CEPT. ASEAN là một trong những thị trường xuất khẩu đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Phần lớn các loại hàng hóa khi nhập khẩu vào các nước ASEAN đều được hưởng thuế suất 0%. - C/O form AK: Dựa trên hiệp định thương mại giữa các nước ASEAN và Hàn Quốc, C/O form AK có thể giúp Việt Nam hưởng các ưu đãi đặc biệt khi thực hiện các hoạt động kinh doanh với nước này. - C/O form AJ: Hiệp Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Nhật Bản. - C/O form AANZ: Là mẫu form cho các nước ASEAN, Australia, New Zealand. - C/O form AHK: Thuộc hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN, Trung Quốc và Hồng Kong. - C/O form AI: Thuộc hiệp định thương mại giữa ASEAN và Ấn độ. - C/O form A: C/O này được hưởng ưu đãi phổ cập đối với các nước sau: 28 nước thành viên của EU, Nhật Bản, Norway, Canada, Nga, Belarus và New Zealand. Hàng hóa của Việt Nam khi xuất vào các nước này phải đảm bảo đủ điều kiện và sẽ hưởng ưu đãi thấp hơn so với các loại C/O khác. - C/O form CPTPP: Thuộc Hiệp định của các nước Châu Á - Thái Bình Dương. - C/O form EAV: C/O được hình thành dựa trên ký kết giữa Việt Nam với Liên minh kinh tế Á- u. - C/O form S: Thuộc hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Lào. Tuy nhiên, do Hiệp định giữa các nước ASEAN toàn diện hơn, nên hiện tại C/O này đã ít được sử dụng. - C/O form VC: Là kết quả cho việc ký kết giữa Việt Nam và Chi lê. - C/O form VJ: Được ký kết giữa Việt Nam và Nhật Bản. - C/O form VK: Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc. - C/O form X: Hiệp định giữa Việt Nam và Campuchia. - C/O form EUR.1: Hiệp định giữa Việt Nam và các nước EU. - C/O form VNCU: Hiệp định giữa Việt Nam và Cuba. 2.2. C/O không ưu đãi - C/O không ưu đãi sẽ được tính theo các mức thuế thông thường. Đây là một bất lợi lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa. Các loại C/O không ưu đãi gồm: - C/O form B: Là C/O dành cho tất cả các nước.Khi áp dụng C/O này sẽ không được hưởng các ưu đãi về mặt thuế quan. - C/O cà phê: Dành riêng cho mặt hàng cà phê xuất khẩu đi các nước. - C/O dệt may( C/O form T): Sử dụng cho mặt hàng dệt may xuất khẩu đi các nước EU. - Các loại C/O khác. 3. Những trường hợp C/O bị bác bỏ, từ chối Các trường hợp bị từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được quy định tại Điều 22 Thông tư số 03/VBHN-BTC ngày 10/01/2020 của Bộ Tài Chính Quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cụ thể như sau: Ngoài các trường hợp từ chối chứng từ xuất xứ hàng hóa quy định tại Điều 19, Điều 20 và Điều 21 Thông tư này, cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp sau: - Đối với hàng hóa nhập khẩu phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư số 03, trường hợp cơ quan hải quan đủ cơ sở xác định chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa không hợp lệ thì từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa; hàng hóa nhập khẩu áp dụng mức thuế suất MFN hoặc thuế suất thông thường; - Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa không hợp lệ theo quy định của thông tư sẽ bị hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và xử lý; đối với hàng hóa quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này thì từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hàng hóa không được thông quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật. - Đối với hàng hóa nhập khẩu phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhưng chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa không hợp lệ thì hàng hóa nhập khẩu này sẽ bị áp mức thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp hoặc thuế tự vệ hoặc thuế suất ngoài hạn ngạch thuế quan. Sau đó hàng hóa vận sẽ được thông quan bình thường. - C/O được làm theo đúng thời gian quy định, trong thời điểm làm thủ tục nhập khẩu nhưng người khai hải quan không khai số tham chiếu, ngày cấp hoặc trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu nhưng người khai hải quan không khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên tờ khai hải quan nhập khẩu cơ quan hải quan vẫn sẽ từ chối CO theo quy định. - Nếu doanh nghiệp khai hải quan khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 03, nhưng khai bổ sung và nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa quá thời hạn thì vẫn sẽ rời vào các trường hợp bác bỏ CO Các thông tin, lý do và các trường hợp bác bỏ ℅ đều được hải quan thông báo chi tiết trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc bằng văn bản cho người khai hải quan về việc từ chối nhận CO và gửi trả lại người khai hải quan. Lúc này, khi doanh nghiệp nhận được thông tin, sẽ liên hệ trực tiếp với với cơ quan, tổ chức hoặc người sản xuất, người xuất khẩu phát hành chứng từ CO ngay sau thời điểm cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa. 4. Trường hợp C/O form E bị bác bỏ CO form E là 1 loại chứng từ với xuất xứ mẫu E, được phát hành theo Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), được dùng trong việc xác nhận hàng hóa từ các nước thành viên trong hiệp định này. Các trường hợp bác bỏ c/o form e được quy định chi tiết tại Điều 22 của Thông tư số 3/VBHN-BTC ngày 10/01/2020 của Bộ tài chính. Cụ thể các trường hợp có thể nếu ra như sau: - Khi không ghi rõ những thông tin minh bạch trong các giấy tờ hải quan. - Có sự mâu thuẫn giữa các giá trị chứng từ ở cục hải quan. - Không thỏa mãn những điều kiện khi sử dụng phương pháp sử dụng định giá ở hải quan. - Áp dụng không đúng các trình tự hải quan. - Những thông tin mà người bán đã cung cấp sai sự thật và khác thực tế, không có giấy tờ hợp pháp. - Quá trình giải trình với bên hải quan có sự mâu thuẫn nhưng không đưa ra được những lập luận chặt chẽ. 5. Đơn vị cung cấp dịch vụ làm CO uy tín Để đảm bảo việc làm CO chính xác, giảm thiểu tối đa các trường hợp CO bị bác bỏ khi làm thủ tục, các bạn có thể thuê các đơn vị làm dịch vụ CO uy tín để hỗ trợ, xử lý. Công ty CP giao nhận vận tải quốc tế Lacco là đơn vị cung cấp các dịch vụ logistics: Thủ tục hải quan, xin giấy phép chuyên ngành, CO và các dịch vụ hậu cần khác. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, kinh nghiệm xử lý thủ tục CO đến từ nhiều khu vực kinh tế, thị trường xuất nhập khẩu quốc tế và các giấy phép chuyên ngành dành cho nhiều mặt hàng khác nhau. Lacco luôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ và tư vấn đầy đủ nhất các thông tin cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp thuận lợi xử lý thủ tục và hỗ trợ xuất nhập khẩu an toàn, nhanh chóng. Mọi thông tin chi tiết liên hệ: - Email: info@lacco.com.vn - Hotline: 0906 23 55 99 - Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Khai báo hải quan là hoạt động vô cùng quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Nếu các bạn đang quan tâm đến dịch vụ khai báo hải quan và các dịch vụ khai thuê hải quan uy tín, hãy cùng Lacco theo dõi ngay bài viết dưới đây. 1. Các loại hình khai báo hải quan Các loại hình khai báo hải quan Khai báo hải quan là hình thức thông báo cho các cơ quan hải quan biết về thông tin hàng hóa, giá trị, và thông tin liên quan để đảm bảo tuân thủ các quy định về hàng hóa và thuế hải quan. Dưới đây là một số loại hình khai báo hải quan thường gặp: - Khai báo xuất khẩu (Export Declaration): Đây là quá trình khai báo thông tin về hàng hóa được xuất khẩu ra khỏi một quốc gia. Khai báo này cung cấp thông tin về xuất xứ, giá trị, và mô tả chi tiết của hàng hóa. - Khai báo nhập khẩu (Import Declaration): Đây là quá trình khai báo thông tin về hàng hóa được nhập khẩu vào một quốc gia. Nó bao gồm thông tin về nguồn gốc, giá trị, và các yếu tố khác của hàng hóa. - Khai báo hải quan tự do (Customs Declaration for Duty-Free Items): Đối với các hàng hóa được miễn thuế hải quan hoặc có thuế hải quan thấp hơn, cần phải làm khai báo hải quan để đảm bảo rằng các yêu cầu và điều kiện của việc miễn thuế được tuân theo. - Khai báo hải quan cho hàng hóa đặc biệt (Customs Declaration for Specialized Goods): Đối với hàng hóa đặc biệt như hàng nguy hiểm, hàng hóa thúc đẩy sức khỏe, hay hàng hóa có quy định riêng biệt, cần phải có khai báo hải quan đặc biệt. - Khai báo hải quan cho hàng hóa tái chế (Customs Declaration for Recyclable Goods): Trong trường hợp hàng hóa tái chế hoặc tái sử dụng, khai báo hải quan cung cấp thông tin về quy trình tái chế và các yêu cầu liên quan. - Khai báo hải quan cho hàng hóa tạm nhập tái xuất (Customs Declaration for Temporary Admission): Đây là những loại hàng hóa được nhập khẩu vào một quốc gia với mục đích sử dụng tạm thời và sau đó sẽ được xuất khẩu trở lại mà không phải trả thuế hải quan. Thông thường thì những mặt hàng này sẽ là hàng mẫu, hàng tham dự hội chợ triển lãm,... Mỗi loại khai báo hải quan này đòi hỏi sự chính xác và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của quốc gia đang nhập khẩu, và việc không tuân thủ có thể dẫn đến xử lý phạt hoặc sự cố trong quá trình nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa. 2. Quy trình dịch vụ khai báo hải quan tại Lacco Hiện nay, để đảm bảo việc tiếp nhận hồ sơ và thông quan hàng hóa diễn ra nhanh chóng, hải quan đã tiến hành cho phép doanh nghiệp khai báo điện tử và truyền tờ khai trên phần mềm Ecus5. Quy trình cơ bản thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa cơ bản sẽ được thực hiện theo 4 bước: Bước 1: chuẩn bị chứng từ khai tờ khai hải quan gồm - Booking note - Invoice - Packing list - Giấy phép xuất khẩu (nếu hàng xuất cần giấy phép) Bước 2: Truyền tờ khai trên phần mềm Ecus5 và xem phân luồng tờ khai, sau khi truyền tờ khai xong bạn cần đính kèm INVOICE lên phần mềm Ecus5 ở phần “quản lý tờ khai” Lưu ý: Đối với những loại hàng hóa yêu cầu phải trình giấy phép, DN cần xin trước giấy phép và kê khai đầy đủ các thông tin giấy phép trên tờ khai. Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ, chứng từ đi mở tờ khai hải quan. Tờ khai sẽ được phân làm 3 loại là: luồng xanh, vàng và luồng đỏ. Tùy từng loại phân luồng hàng hóa và DN sẽ chuẩn bị mở hồ sơ cho phù hợp. Nếu có giấy phép bạn phải trình giấy phép, nếu hàng xuất bình thường thì bạn chuẩn bị chứng từ như sau: Lưu ý khi in chứng từ: - Luồng xanh - in mã vạch và tờ khai không cần chữ ký và con dấu doanh nghiệp - Luồng vàng và đỏ - tờ khai cần in bản có ký chữ ký số, nhưng không cần dấu DN, invoice, packing list. Bước 4: ra cảng /ICD / sân bay hoàn thành thủ tục hải quan - Luồng xanh: chỉ cần trình mã vạch và tờ khai thông quan cho bộ phận kho hàng xuất (hàng kho), bộ phần vào sổ tàu (hàng container) hoặc hải quan giám sát (hàng sân bay) để đối chiếu tờ khai. - Luồng vàng: Trình tờ khai và invoice cho hải quan đăng ký tại quầy đăng ký tờ khai Hải quan quyết định thông quan tờ khai. Khi đó, hàng hóa sẽ in được tờ mã vạch.(Trường hợp hàng xuất khẩu bị đánh thuế thì cần phải nộp thuế trước khi thông quan). Đối với hàng Air, quy trình khai báo hải quan sẽ có một số khác biệt. Cụ thể, các bạn có thể tham khảo tại: https://lacco.com.vn/news/74-Khai-bao-hai-quan-la-gi-quy-trinh-chi-phi-khai-bao-hai-quan 3. Vì sao nên chọn dịch vụ khai báo hải quan tại Lacco Công ty CP Giao nhận vận tải Lacco được cấp giấy chứng nhận là đại lý Hải quan theo quyết định số 965/QĐ-TCHQ ngày 03 tháng 04 năm 2015. Với đội ngũ chuyên viên khai báo hải quan chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ tư vấn nhanh chóng và chính xác nhằm khai đúng, khai đủ và tận dụng được các chính sách ưu đãi của nhà nước theo các quy định của từng mã loại hình xuất nhập khẩu. Lacco đã xây dựng và phát triển những giải pháp khai báo hải quan chuyên nghiệp cho khách hàng, với các dịch vụ làm tờ khai hải quan đa dạng: - Tư vấn luật và quy định về Hải quan - Tư vấn về thủ tục miễn thuế Giải quyết vấn đề - Thông quan hàng hóa đối với các loại hình xuất – nhập khẩu - Dịch vụ xử lý tục hoàn thuế - Dịch vụ hỗ trợ nhân sự thường xuyên kiểm tra, làm tờ khai và làm thủ tục hải quan, đóng thuế... giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa được nhân sự và chi phí. - Đơn vị trung gian hỗ trợ kết nối giữa chủ hàng và hải quan để các bên thảo luận và làm việc trực tiếp để làm rõ các vấn đề về hàng hóa khi có nhu cầu. >> Xem thêm: https://lacco.com.vn/dich-vu/thu-tuc-hai-quan Bên cạnh đó, Lacco hiện đang cung cấp dịch vụ tờ khai hải quan tại hầu hết các cửa khẩu, cảng biển, sân bay và các khu công nghiệp Bắc - Trung - Nam. Nên chúng tôi có thể linh hoạt hỗ trợ các doanh nghiệp xử lý các vấn đề về thủ tục hải quan, hàng hóa,... nhanh chóng, kịp thời nhất. Bảng báo giá dịch vụ khai thuê hải quan cũng rất hợp lý với mức giá cả cạnh tranh trên thị trường. Để nắm rõ hơn các thông tin về dịch vụ khai thuê hải quan theo các loại hình hàng hóa bạn muốn xuất nhập khẩu, hãy liên hệ ngay với đại lý Hải quan Lacco để được tư vấn trực tiếp. Chi tiết liên hệ: - Email: info@lacco.com.vn - Hotline: 0906 23 55 99 - Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Trang thiết bị y tế là một trong những thiết bị vô cùng quan trọng trong đời sống, giúp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người. Các quy định về phân loại, thủ tục nhập khẩu thiết bị y tế được quy định rất nghiêm ngặt. Trong bài viết này, Lacco sẽ hướng dẫn chi tiết về các quy định và thủ tục nhập khẩu trang thiết bị y tế, quy trình nhập khẩu trang thiết bị y tế để giúp hiểu sâu hơn về nhập khẩu nhóm mặt hàng đặc biệt này. 1. Quy định về phân loại trang thiết bị y tế Khi nhập khẩu các mặt hàng trang thiết bị y tế, các bạn phải tìm hiểu chi tiết Điều 4 Nghị định 36/2016, và Thông tư 39/2016/TT-BYT. Từ đó phân biệt loại mặt hàng bạn muốn nhập khẩu thuộc loại A, B, C, hay D? Từ đó xác định các loại thủ tục nhập khẩu trang thiết bị y tế cần phải làm gồm những giấy tờ, thủ tục nào. Theo đó, kể từ ngày 1/1/2018 khi doanh nghiệp muốn nhập khẩu thiết bị y tế bắt buộc phải làm Thủ tục công bố tiêu chuẩn áp dụng với trang thiết bị y tế loại A; và Thủ tục đăng ký lưu hành với trang thiết bị y tế loại B, C, D. - Loại A: Phải xin được Bản phân loại trang thiết bị y tế theo mẫu - Loại B, C, D: Bên cạnh đó, đơn vị nhập khẩu còn phải xuất trình Giấy phép nhập khẩu, đối với những mặt hàng nằm trong danh mục phải xin giấy phép trong Thông tư 30/2015. Dưới đây là phần liên quan đến Danh mục phải xin giấy phép và các thủ tục cho hàng thuộc loại B, C, D. Quy trình làm thủ tục nhập khẩu thiết bị y tế phân loại như sau: Bước 1: Lập hồ sơ, gồm các giấy tờ: - Văn bản đề nghị cấp bản phân loại trang thiết bị y tế - Tài liệu kỹ thuật (catalogue) mô tả chức năng, thông số kỹ thuật của trang thiết bị y tế - Tài liệu hướng dẫn sử dụng của trang thiết bị y tế - Bản tiêu chuẩn mà hãng sản xuất trang thiết bị y tế công bố áp dụng - Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng còn hiệu lực - Chứng nhận phân loại và lưu hành tự do; Chứng nhận hợp chuẩn (nếu có) Bước 2: Gửi hồ sơ về Viện trang thiết bị và công trình y tế. Bước 3: Đợi phản hồi, bổ sung chỉnh sửa nếu cần Bước 4: Nhận kết quả phân loại Các mặt hàng nhập khẩu phải đăng ký lưu hành. Đối với những mặt hàng phân loại B, C, D, thì doanh nghiệp nhập khẩu cần bổ sung thêm giấy phép nhập khẩu nếu thuộc danh mục phải xin giấy phép. Sau khi làm thủ tục phân loại trang thiết bị y tế loại B,C,D xong thì doanh nghiệp cần phải làm đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế. 2. Điều kiện nhập khẩu và thuế nhập khẩu trang thiết bị y tế Các mặt hàng thiết bị y tế nhập khẩu cần phải đảm bảo được các yếu tố sau: Các trang thiết bị y tế nhập khẩu phải là hàng mới 100%. Đối với những Thiết bị y tế đã qua sử dụng phải nằm trong Phụ lục I “Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu” kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ. Điều kiện theo giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế Loại B: Công bố Tiêu chuẩn áp dụng – Tại Sở Y Tế Đối với TTBYT loại B đã có “Giấy Phép Nhập Khẩu”. GPNK có hiệu lực đến ngày 31/12/2022. (Hàng thuộc danh mục cấp phép nhưng chưa có giấy phép =>> Xin công bố) Loại C, D: Đăng ký lưu hành – Tại Bộ Y Tế Có sẵn GPNK: sử dụng nk đến hết 2022 Thuộc TT30, “Giấy Phép Nhập Khẩu”: Xin lưu hành ở vụ trang thiết bị y tế trước khi nhập khẩu Điều kiện theo phân loại trang thiết bị y tế: Thủ tục nhập khẩu đối với thiết bị y tế loại A Đối với thiết bị y tế nhóm này khi nhập khẩu ngoài bản phân loại thiết bị y tế loại A hoặc B ra thì doanh nghiệp cần có phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng của trang thiết bị y tế thuộc loại A, B do Sở Y tế cấp Thủ tục nhập khẩu đối với thiết bị y tế loại C, D Bản phân loại trang thiết bị y tế Số giấy chứng nhận đăng ký lưu hành đối với trang thiết bị y tế thuộc loại C, D 3. Mã HS code thiết bị y tế nhập khẩu Trang thiết bị y tế thuộc nhóm sản phẩm, hàng hóa do Bộ y tế quản lý. Mã HS code của sản phẩm nằm trong danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Kèm theo thông tư 14/2018/TT-BYT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Theo biểu thuế xuất nhập khẩu 2023, hàng hóa thiết bị y tế nằm tại CHƯƠNG 30 – DƯỢC PHẨM. Một số ví dụ mã HS code hàng thiết bị y tế nhập khẩu thường được nhắc đến như: 30021100 - Bộ thử chuẩn đoán bệnh sốt rét 30049099 - Các sản phẩm đã hoặc chưa pha trộn dùng cho phòng bệnh hoặc chữa bệnh. 30065000 - Hộp và bộ dụng cụ cấp cứu 33079050 - Dung dịch ngâm, rửa, làm sạch, bảo quản kính áp tròng Các bạn có thể tìm hiểu chi tiết thêm về các mã HS code trang thiết bị y tế nhập khẩu tại biểu thuế xuất nhập khẩu 2023 4. Mức thuế xuất khẩu thủ tục nhập khẩu thiết bị y tế bao nhiêu? Khi nhập khẩu thiết bị y tế, người nhập khẩu cần nộp các loại thuế gồm: Thuế nhập khẩu thông thường, Thuế nhập khẩu ưu đãi và thuế giá trị gia tăng (VAT) Thuế VAT trang thiết bị y tế: 5% hoặc 10% Thuế nhập khẩu ưu đãi: tùy theo HS, từ 0% đến 25% Cụ thể về các mức thuế còn phụ thuộc vào thị trường nhập khẩu trang thiết bị y tế. Do đó, để biết chính xác, các bạn có thể liên hệ trực tiếp với công ty hỗ trợ dịch vụ thủ tục hải quan nhập khẩu thiết bị y tế hoặc liên hệ hotline: 0906 23 5599 để được nhân viên chuyên môn hỗ tư vấn hỗ trợ thông tin về thuế và khai báo hải quan chính xác, các form mẫu CO phù hợp. 5. Hồ sơ, thủ tục hải quan xuất khẩu thủ tục nhập khẩu thiết bị y tế Để đảm bảo quá trình làm thủ tục nhập khẩu trang thiết bị y tế diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, trước khi làm hồ sơ, đơn vị nhập khẩu cần phải chuẩn bị một số giấy tờ và xin cấp phép như sau: - Hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế - Hồ sơ xin cấp mới giấy phép nhập khẩu gồm những loại giấy tờ chính như sau: - Giấy đề nghị cấp mới giấy phép nhập khẩu (theo mẫu) - Giấy chứng nhận lưu hành tự do còn hiệu lực - Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO còn hiệu lực của nhà sản xuất. - Giấy ủy quyền còn hiệu lực của chủ sở hữu trang thiết bị y tế cho người nhập khẩu (theo Mẫu). - Tài liệu kỹ thuật mô tả chủng loại trang thiết bị y tế nhập khẩu bằng tiếng Việt (theo Mẫu) - Catalogue miêu tả các chức năng, thông số kỹ thuật của chủng loại trang thiết bị. - Tài liệu đánh giá lâm sàng và tài liệu hướng dẫn sử dụng của chủ sở hữu hoặc nhà sản xuất đối với trang thiết bị y tế - Báo cáo kết quả nhập khẩu trang thiết bị y tế (theo mẫu) đối với trường hợp giấy phép nhập khẩu đã hết hạn mà không thực hiện việc gia hạn. Để nắm thêm các thông tin về hồ sơ xin cấp mới giấy phép nhập khẩu hoặc gia hạn, điều chỉnh hay cấp lại giấy phép nhập khẩu thì các bạn có thể tìm hiểu thêm tại 7, 8, 9 Thông tư 30. Thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế Thủ tục cấp phép mới gồm các bước chính như sau: - Nộp hồ sơ xin cấp phép tại Bộ Y tế (Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế) - Chờ phản hồi của Vụ - Bổ sung chỉnh sửa hồ sơ nếu cần - Được cấp giấy phép, nếu hồ sơ đầy đủ hợp lệ; hoặc bị từ chối bằng văn bản, có nêu rõ lý do. - Các bước thực hiện chi tiết trong Điều 41 Nghị định 36/2016/NĐ-CP, và Điều 12 Thông tư 30. Lưu ý: Công văn 5464/BYT-TB-CT và 3593/BYT-TB-CT về quản lý trang thiết bị y tế kể từ ngày 1/7/2017 khi thực hiện nhập khẩu phải có kết quả phân loại trang thiết bị y tế do cơ quan có thẩm quyền cấp. Từ ngày 1/1/2018 giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế sẽ được thay thế bằng Thủ tục công bố tiêu chuẩn áp dụng với trang thiết bị y tế loại A; và Thủ tục đăng ký lưu hành với trang thiết bị y tế loại B, C, D Tra cứu giấy phép nhập khẩu bộ y tế trên Cổng thông tin một cửa quốc gia 6. Quy trình nhập khẩu thiết bị y tế Bước 1: Dự toán công việc, chi phí và thời gian nhập khẩu Danh mục các công việc/chi phí liên quan nhập khẩu hàng từ nước ngoài cho đến khi sẵn sàng ra lưu thông trên thị trường gồm: - Nội dung chi phí Cụ thể - Đăng ký đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế Phân loại trang thiết bị y tế – Loại A, B – Loại C, D Giấy phép nhập khẩu – Với các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 48 tại ND98 Thủ tục sau khi có kết quả phân loại trang thiết bị y tế – Loại A, B: Công bố tiêu chuẩn áp dụng – Loại C, D: Đăng ký lưu hành TBYT loại C, D Tiền hàng và thanh toán tiền hàng Thuế khi nhập khẩu thiết bị y tế – Thuế nhập khẩu – nếu có và thuế VAT Vận chuyển – Cước vận chuyển quốc tế – Local charge – Hay gọi là các phụ phí cần trả liên quan vận chuyển quốc tế – Thông quan hải quan, các chi phí liên quan giao dịch, hồ sơ chứng từ lô hàng – Các chi phí liên quan nâng hạ, lưu kho tại cảng – Vận chuyển hàng từ cảng về kho – Trucking Bước 2: Xin các loại giấy phép chuyên ngành: Phân loại nhóm thiết bị/ Công bố/Xin giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế Chuẩn bị các thủ tục cần thiết, sau đó thực hiện quy trình nhập khẩu trang thiết bị y tế: phân loại thiết bị y tế; công bố tiêu chuẩn áp dụng thiết bị y tế loại A, B hoặc đăng ký lưu hành thiết bị y tế loại C, D; xin giấy phép (nếu cần). Bước 3: thủ tục nhập khẩu trang thiết bị y tế Hợp đồng, invoice, packing list, dự thảo C/O… Kiểm tra và thống nhất về điều khoản, chứng từ: – Hợp đồng – Contract – Hóa đơn thương mại – Invoice – Phiếu chi tiết hàng hóa – Packing list – Chứng nhận xuất xứ – C/O Bước 4: Chọn đơn vị vận chuyển, dịch vụ hải quan Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ thủ tục, giấy phép các bạn hãy liên hệ với đơn vị vận chuyển hàng thiết bị y tế uy tín, và các dịch vụ thủ tục hải quan nhập khẩu thiết bị y tế chất lượng để làm việc, vận chuyển hàng về kho và và đưa sản phẩm ra thị trường theo đúng kế hoạch. Xin báo giá và chốt hợp đồng. Bước 5: Chốt chứng từ vận chuyển và thông quan hàng hóa Sau khi lựa chọn được đơn vị cung cấp dịch vụ thủ tục hải quan nhập khẩu thiết bị y tế và vận chuyển uy tín, các bên sẽ làm việc để chốt các loại chứng từ cần thiết, hợp lệ. Các chứng từ sau khi được hải quan phê duyệt đầy đủ, hàng hóa đạt đúng tiêu chuẩn chất lượng nhập khẩu vào Việt Nam, sẽ được thông quan. Lúc này, chủ hàng chỉ cần lên tờ khai hải quan theo đúng thời khi khi hàng về đến cảng/sân bay chỉ định: – Khai báo hải quan – Nộp thuế Bước 6: Nhận hàng tại kho Sau khi hàng về cập cảng và nhận được lệnh thông quan, chủ hàng có thể đến kho hàng để vận chuyển về kho hàng của mình. Bước 7: Sau khi thông quan – Dán nhãn phụ, lưu giữ chứng từ và các công việc khác để thiết bị y tế đủ điều kiện lưu hành ra thị trường 7. Đơn vị dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu thiết bị y tế uy tín Bạn cần tìm đơn vị làm thủ tục nhập khẩu thiết bị y tế uy tín, chuyên nghiệp? Có thể nắm được đầy đủ các quy trình, thủ tục nhập khẩu trang thiết bị y tế, cung cấp các dịch vụ thủ tục, xin giấy phép chuyên ngành cho thiết bị y tế từ A-Z. Công ty CP Giao nhận vận tải quốc tế Lacco là đơn vị cung cấp các dịch vụ logistics uy tín gồm: Dịch vụ đại lý hải quan, khai báo hải quan, xin cấp giấy phép chuyên ngành, vận chuyển quốc tế,... Với đội ngũ nhân viên tư vấn thủ tục hải quan, logistics chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, am hiểu quy trình giúp doanh nghiệp hoàn tất các loại giấy tờ, chứng từ cần thiết để thông quan nhanh chóng và chất lượng. Lacco đã nhận được sự tin tưởng của rất nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong và ngoài nước, đồng thành cũng sự thành công của các doanh nghiệp trong nhiều năm liền. Trong hành trình 15 năm phát triển và trưởng thành, Lacco luôn không ngừng mở rộng, phát triển hệ thống đối tác với với hãng tàu, hàng không tại nhiều thị trường quốc tế: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thailand, Singapore, Malaysia, Lào, Campuchia, Mỹ, Châu âu,... nên có thể cung cấp dịch vụ với mức giá hợp lý, cạnh tranh trên thị trường. Sử dụng các dịch vụ làm quý khách sẽ yên tâm được: - Tư vấn chi tiết về các thủ tục, hồ sơ đầy đủ cho từng mã HS cụ thể cùng các quy định pháp luật hiện hành được áp dụng. - Đội ngũ nhân viên khai hải quan, chạy CO, xin các loại giấy phép chuyên ngành cho các sản phẩm thiết bị, dụng cụ y tế xuất khẩu dày kinh nghiệm nên có thể xử lý các vấn đề phát sinh nhanh chóng, hạn chế tối đa rủi ro về hồ sơ, giấy tờ với khách hàng. - Quy trình làm việc chuyên nghiệp, báo giá công khai, minh bạch sau khi nắm được yêu cầu của khách hàng. - Chi phí, giá cả hấp dẫn, nhiều ưu đãi nhất thị trường ở thời điểm hiện tại. Đến với công ty Lacco forwarder, quý khách hàng sẽ được hỗ trợ tất cả các công việc liên quan làm thủ tục nhập khẩu thiết bị y tế, đảm bảo quá trình vận chuyển diễn ra thuận lợi, hạn chế tối đa các chi phí phát sinh. Quý vị cần hỗ trợ thêm các thông tin hoặc thuê dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu thiết bị y tế, thủ tục hải quan nhập khẩu thiết bị y tế,... và các dịch vụ vận chuyển uy tín, hãy liên hệ ngay với công ty Lacco để được hỗ trợ, tư vấn nhanh chóng, kịp thời. Chi tiết liên hệ: - Email: info@lacco.com.vn - Hotline: 0906 23 55 99 - Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Bạn đang cần phải làm thủ tục xuất khẩu thủy sản đông lạnh ra nước ngoài và cần tìm hiểu các quy định hàng hóa, thủ tục và các loại giấy phép cần thiết để xuất nhập khẩu thủy sản đông lạnh. Trong bài viết này, Lacco sẽ hướng dẫn chi tiết các thông tin về căn cứ pháp lý, thủ tục xuất khẩu thủy sản đông lạnh và thủ tục nhập khẩu thủy sản đông lạnh đối với mặt hàng đặc biệt này. 1. Quy định về chính sách xuất khẩu thủy sản đông lạnh Về thủ tục hải quan xuất nhập khẩu thủy sản đông lạnh, các bạn có thể tìm hiểu chi tiết được quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Quy trình thủ tục hải quan truyền thống thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1171/QĐ-TCHQ ngày 15 tháng 06 năm 2009 Về việc Ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Căn cứ theo của Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xuất khẩu không phải xin phép: Các loài thuỷ sản không có tên trong danh mục thủy sản cấm xuất khẩu được quy định rõ tại Phụ lục 1 của Thông tư 04, khi xuất khẩu, thương nhân thực hiện thủ tục tại hải quan. Đối với các loài thủy sản thuộc CITES quản lý, thực hiện thủ tục hải quan theo quy định của CITES Việt Nam. Các loài thủy sản có tên nằm trong danh mục các loài thuỷ sản xuất khẩu có điều kiện được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo thông tư 04 này nếu như đáp ứng đủ các điều kiện đi kèm, khi xuất khẩu, đơn vị thực hiện thủ tục tại hải quan. Đối với các loài thủy sản thuộc CITES quản lý, thực hiện theo quy định của CITES Việt Nam. Văn bản hợp nhất 06/VBHN-BNNPTNT 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hàng hóa có tên trong danh mục thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch. Chính vì vậy, thủy sản đông lạnh xuất khẩu phải được kiểm dịch trước khi thông quan theo quy định của pháp luật. Khi làm thủ tục xuất khẩu thủy sản đông lạnh, các bạn cần đọc và tìm hiểu tất cả những thông tư, nghị định và các văn bản pháp luật chúng tôi chia sẻ ở trên để tiến hành làm thủ tục xuất khẩu thủy sản đông lạnh cũng như thủ tục nhập khẩu thủy sản đông lạnh. 2. Mã HS code thủy sản đông lạnh xuất khẩu Để xác định mã HS thủy hải sản đông lạnh, căn cứ vào chủng loại, vùng nuôi,... các bạn có thể tra cứu biểu thuế xuất nhập khẩu tại chương 03 - Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thuỷ sinh không xương sống. Để xác định mã HS code của mặt hàng thủy sản đông lạnh. Cụ thể một số mã HS Code của một số loại thủy sản đông lạnh, các bạn có thể tham khảo: Nhóm 0303 - Cá, đông lạnh, trừ phi-lê cá (fillets) và các loại thịt cá khác thuộc nhóm 03.04. Nhóm 0304 - Phi-lê cá và các loại thịt cá khác (đã hoặc chưa xay, nghiền, băm), tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh. Nhóm 0306 - Động vật giáp xác, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, sống, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh,... Nhóm 0307 - Động vật thân mềm, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, sống, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh,... Nhóm 0308 - Động vật thủy sinh không xương sống trừ động vật giáp xác và động vật thân mềm, sống, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh,... 3. Mức thuế xuất khẩu hải sản đông lạnh là bao nhiêu? Đối với mặt hàng hải sản đông lạnh xuất nhập khẩu, các loại thuế cần nộp bao gồm: Thuế nhập khẩu thường, thuế nhập khẩu ưu đãi và thuế giá trị gia tăng (VAT). Thuế VAT của thủy sản đông lạnh là 5 hoặc 10% tùy theo mã HS code. Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của thủy sản đông lạnh hiện hành là 0-37.5%, tùy mã HS. Đối với những thị trường được phép nhập khẩu thủy sản đông lạnh được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt phải đáp ứng đủ các điều kiện được nêu trong hiệp định. 4. Hồ sơ, thủ tục hải quan thủ tục xuất nhập khẩu thủy sản đông lạnh Khi làm thủ tục xuất và nhập khẩu thủy sản đông lạnh, giấy tờ và thủ tục thực hiện sẽ có sự khác nhau, nên khi làm thủ tục, các bạn cần chú ý để đảm bảo việc chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và chính xác: Thủ tục xuất khẩu thủy sản đông lạnh - Đối với bộ hồ sơ làm thủ tục xuất khẩu thủy sản đông lạnh sẽ bao gồm những giấy tờ, chứng từ sau: - Tờ khai hải quan - Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua) - Bill of Lading – Vận đơn hàng hóa - Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List) - Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) - Hợp đồng thương mại (Sales Contract) (nếu có) Ngoài ra, bạn cũng nên yêu cầu làm thêm chứng từ: - Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) (C/O) - Các chứng từ liên quan khác,... Cụ thể, các bạn có thể trao đổi thêm với các đơn vị cung cấp dịch vụ hải quan để xuất trình nếu hải quan yêu cầu. Thủ tục nhập khẩu thủy sản đông lạnh Khi làm thủ tục nhập khẩu thủy sản đông lạnh, doanh nghiệp cần chuẩn bị: Giấy phép nhập khẩu do cục thú y cấp, đăng ký kiểm dịch và thủ tục hải quan nhập khẩu hàng thủy sản đông lạnh tại cảng/sân bay. Cụ thể quy trình xin giấy phép như sau: - Xin giấy phép nhập khẩu thủy sản Sau khi đã xác định đối tác nhập khẩu thủy sản có nằm trong Danh sách Doanh nghiệp nước ngoài được phải xuất khẩu thực phẩm thủy sản và Việt Nam không. Nếu có, thì doanh nghiệp sẽ chuẩn bị chứng từ gửi đến cục thú y gồm: - Giấy giới thiệu - Giấy đăng ký xin nhập khẩu - Giấy đăng ký kinh doanh - Hợp đồng thương mại - Health Certificate - Giấy phép của cơ quan CITES Việt Nam đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES (nếu cần) Nếu chứng từ đã đầy đủ với các thông tin chính xác, cục thú y sẽ gửi giấy chấp nhận kiểm dịch sản phẩm trong vòng 5 ngày. Trường hợp, đối tác nhập khẩu chưa có tên trong Danh sách Doanh nghiệp nước ngoài thì doanh nghiệp sẽ mất khoảng 3-4 tháng để đăng ký thông tin của đối tác vào trong danh sách. Nộp bộ hồ sơ để đăng ký kiểm dịch Trước khi đưa hàng về Việt Nam, doanh nghiệp cần phải nộp bộ hồ sơ để đăng ký kiểm dịch lô nhập khẩu hàng thủy sản đông lạnh. Bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch và thủ tục lấy mẫu bao gồm: Bill, Invoice, Packing list, Hợp đồng, Health Certificate, Giấy phép nhập khẩu hàng thủy sản đông lạnh, Giấy đăng ký kiểm dịch hàng thủy sản đông lạnh. Nếu hồ sơ đầy đủ thủ tục và thông tin thì cơ quan kiểm dịch sẽ xác nhận và đóng dấu. Doanh nghiệp chỉ cần chờ thời gian hàng về đến cảng và liên hệ bên kiểm dịch xuống lấy mẫu xét nghiệm và trả kết quả trong vòng 5 ngày. Nếu mẫu đạt thì ra chứng thư không thì phải tiến hành kiểm tra lại. Làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng thủy sản đông lạnh tại cảng/sân bay. Hồ sơ hải quan nhập khẩu thông thường bao gồm: - Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại) - Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa) - Bill of lading (Vận đơn) - Certificate of origin – trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt) - Các chứng từ khác (nếu có) Ngoài ra, do phải kiểm dịch động vật thủy sản và kiểm tra nhà nước về VSATTP nên khi làm thủ tục hải quan, bên cạnh những thủ tục đã chuẩn bị ở trên thì bên nhập khẩu cần xuất trình thêm: - Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật thủy sản nhập khẩu - Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm 4. Lưu ý khi làm thủ tục xuất khẩu thủy sản đông lạnh Chứng nhận xuất xứ (C/O) Nếu doanh nghiệp muốn hưởng mức thuế ưu đãi khi nhập khẩu thủy sản đông lạnh, cần phải xin được giấy chứng nhận xuất xứ (CO), mẫu fomr CO sẽ tùy vào thị trường nhập khẩu để sử dụng form phù hợp. Ví dụ: Thị trường các nước Asean là mẫu D (certificate of Origin Form D), thị trường Trung Quốc dùng form E, thị trường Mỹ dùng form B,... Các chứng từ cần chuẩn bị để xin giấy chứng nhận CO bao gồm: - Bill Of Lading, Invoice, Packing List, Tờ khai xuất thông quan - Định mức sản xuất, quy trình sản xuất - Đầu vào nguyên vật liệu (tờ khai nhập, hóa đơn mua nguyên vật liệu, bảng kê thu mua...) - Kiểm tra mặt hàng thủy sản xuất khẩu Trước khi tiến hành xuất khẩu, doanh nghiệp cần kiểm tra mặt hàng thủy sản của mình có nằm trong danh mục được cho phép xuất khẩu hay không dựa vào khoản 2 Điều 31 Thông tư 04/2015/TT-BTC ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Loại thủy sản không có tên trong danh mục thuỷ sản cấm xuất khẩu tại Phụ lục 1 của thông tư, khi xuất khẩu, doanh nghiệp làm thủ tục tại hải quan (với thủy sản do CITES quản lý sẽ thực hiện theo quy định của CITES Việt Nam). Loại thủy sản có tên trong danh mục thuỷ sản xuất khẩu có điều kiện tại Phụ lục 2 của thông tư, nếu đáp ứng được các điều kiện các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ làm thủ tục tại hải quan (với thủy sản do CITES quản lý sẽ thực hiện theo quy định của CITES Việt Nam). Đăng ký kiểm dịch động vật khi làm thủ tục xuất khẩu thủy sản đông lạnh Thủ tục, hồ sơ đăng ký kiểm dịch gồm: - Đơn đăng ký kiểm dịch. - Yêu cầu kiểm dịch của nước nhập khẩu (nếu có). - Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch từ cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu (nếu có). Địa chỉ nộp hồ sơ: Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch lên Cục Thú y. Các cán bộ sẽ tiến hành kiểm tra cẩn thận hàng hóa bằng cách kiểm tra số lượng, chủng loại, lấy mẫu sản phẩm xét nghiệm,… Trả kết quả: Các cán bộ của Cục Thú y sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu, cán bộ sẽ thông báo kết quả và gửi giấy hẹn lấy giấy chứng nhận kiểm dịch. Trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc có sai sót cán bộ chi cục sẽ thông báo để doanh nghiệp bổ sung thêm các giấy tờ được yêu cầu. 5. Đơn vị dịch vụ làm thủ tục xuất nhập khẩu thủy sản đông lạnh uy tín Bạn cần tìm đơn vị làm thủ tục xuất khẩu thủy sản đông lạnh uy tín, chuyên nghiệp? Có thể nắm được đầy đủ các quy trình, thủ tục xuất khẩu hải sản, cung cấp các dịch vụ thủ tục xuất khẩu hải sản từ A-Z. Công ty CP Giao nhận vận tải quốc tế Lacco là đơn vị cung cấp các dịch vụ logistics uy tín gồm: Dịch vụ đại lý hải quan, khai báo hải quan, kiểm dịch và xin cấp giấy phép chuyên ngành, ... Với đội ngũ nhân viên tư vấn thủ tục hải quan, logistics chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, am hiểu quy trình giúp doanh nghiệp hoàn tất các loại giấy tờ, chứng từ cần thiết để thông quan nhanh chóng và chất lượng. Sử dụng các dịch vụ làm quý khách sẽ yên tâm được: - Tư vấn chi tiết về các thủ tục, hồ sơ đầy đủ cho từng mã HS cụ thể cùng các quy định pháp luật hiện hành được áp dụng. - Đội ngũ nhân viên khai hải quan, chạy CO, xin giấy phép xuất khẩu các loại thủy sản đông lạnh dày kinh nghiệm nên có thể xử lý các vấn đề phát sinh nhanh chóng, hạn chế tối đa rủi ro về hồ sơ, thủ tục xuất khẩu thủy sản đông lạnh và thủ tục nhập khẩu thủy sản đông lạnh. - Quy trình làm việc chuyên nghiệp, báo giá công khai, minh bạch sau khi nắm được yêu cầu của khách hàng. - Chi phí, giá cả hấp dẫn, nhiều ưu đãi nhất thị trường ở thời điểm hiện tại. Trong hành trình 15 năm phát triển và trưởng thành, Lacco luôn không ngừng mở rộng, phát triển hệ thống đối tác với với hãng tàu, hàng không tại nhiều thị trường quốc tế: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thailand, Singapore, Malaysia, Lào, Campuchia, Mỹ, Châu âu,... nên có thể cung cấp dịch vụ với mức giá hợp lý, cạnh tranh trên thị trường. Đến với công ty Lacco forwarder, quý khách hàng sẽ được hỗ trợ tất cả các công việc liên quan làm thủ tục xuất khẩu thủy sản đông lạnh, đảm bảo quá trình vận chuyển diễn ra thuận lợi, hạn chế được các chi phí phát sinh. Quý vị cần hỗ trợ thêm các thông tin hoặc thuê dịch vụ làm thủ tục xuất khẩu thủy sản đông lạnh và thủ tục nhập khẩu thủy sản đông lạnh, hãy liên hệ ngay với công ty Lacco để được hỗ trợ, tư vấn nhanh chóng, kịp thời. Chi tiết liên hệ: - Email: info@lacco.com.vn - Hotline: 0906 23 55 99 - Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Để làm thủ tục xuất khẩu hải sản tươi sống, doanh nghiệp xuất khẩu cần thực hiện các thủ tục hải quan theo đúng các quy định, chính sách xuất khẩu thủy sản tươi sống. Căn cứ theo mã HS code của từng loại hải sản và quốc gia xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ đóng thuế và thực hiện thủ tục xuất khẩu hải sản tươi sống theo đúng quy định. 1. Quy định về chính sách xuất khẩu thủy hải sản tươi sống Đối với mặt hàng thủy hải sản tươi sống, khi xuất khẩu, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu chi tiết về các quy định làm thủ tục hàng hóa. Hiện nay, các bạn có thể làm thủ tục xuất khẩu hải sản theo 2 phương pháp là truyền thống và làm trực tiếp trên hệ thống hải quan điện tử. Các quy định áp dụng như sau: Thủ tục hải quan xuất khẩu truyền thống Quy định tại Điều 12 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu. Quy định tại Quyết định số 1171/QĐ-TCHQ ngày 15/06/2009 về Ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu thương mại. Thủ tục hải quan điện tử Quy định tại Thông tư số 22/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014 của Bộ Tài chính. Quy định tại Quyết định số 988/QĐ-TCHQ ngày 28/03/2014 về Ban hành quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với 2. Mã HS code và mức thuế xuất nhập khẩu hải sản tươi sống Theo thông tin Tra cứu Biểu thuế xuất nhập khẩu 2023, mặt hàng hải sản tươi sống nằm tại Phần I, Chương 3: Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác. Ví dụ như mã HS của cá tra là 0302.89.19, cá ba sa 0302.72.90, tôm hùm đá 0306.31.10, cua biển 0306.24.10, ếch đồng 0106.90.00, cá mú vàng nước ngọt 0301.11.99,… Đối với mặt hàng này, doanh nghiệp sẽ phải đóng các loại thuế như: - Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10% - Thuế nhập khẩu thông thường: 5% - Thuế nhập khẩu ưu đãi (Mức thuế theo từng khu vực nhập khẩu hải sản tươi sống). Loại thuế này, đơn vị xuất nhập khẩu cần nắm rõ để tư vấn hoặc làm việc với bên đối tác để đảm bảo quyền lợi của các bên khi giao dịch thương mại và làm việc với hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu hải sản. 3. Hồ sơ, thủ tục hải quan xuất khẩu thủ tục xuất khẩu hải sản tươi sống Các loại thủ tục và quy trình xuất khẩu hải sản tươi sống được thực hiện theo 4 bước. Mỗi bước, doanh nghiệp đều phải đảm bảo chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, thủ tục để đảm bảo quá trình hải quan và các cơ quan chuyên trách xét duyệt nhanh chóng. Cụ thể quy trình thực hiện như sau: Bước 1: Kiểm tra mặt hàng thủy sản có được phép xuất khẩu không Trước khi xuất khẩu, doanh nghiệp cần tìm hiểu chi tiết quy định tại khoản 2 Điều 31 Thông tư 04/2015/TT-BTC ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Phụ lục 1 của thông tư để xác định những mặt hàng hải sản được phép xuất khẩu và hải sản cấm xuất khẩu đi nước ngoài. Với những hải sản được phép xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ phải làm CITES theo quy định của CITES Việt Nam. Bước 2: Xác định mã HS của thủy sản Tiếp theo, các bạn sẽ xác định mã HS cụ thể của mặt hàng hải sản xuất khẩu là số nào, thị trường xuất khẩu. Ví dụ như Cá tra - 03028919, cá ba sa 03027290, cua biển 03062410. Để nắm được mã HS chính xác, các bạn có thể tra cứu tại Chương 3 của biểu thuế xuất nhập khẩu 2023. Bước 3: Đăng ký kiểm dịch động vật Đối với tất cả các mặt hàng thủy sản (gồm đông lạnh và tươi sống) đều phải có chứng nhận kiểm dịch Health Certificate (HC) để xuất trình với hải quan. Quy trình và thủ tục làm kiểm dịch động vật với thủy sản tươi sống như sau: - Hồ sơ, thủ tục xuất khẩu hải sản gồm: - Đơn đăng ký kiểm dịch. - Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền quản lý về nuôi trồng thủy sản theo tên, danh mục loài hải sản xuất khẩu. - Giấy phép của cơ quan CITES Việt Nam đối với mặt hàng thủy sản theo quy định của Việt Nam hoặc tại Phụ lục của CITES. - Yêu cầu về các chỉ tiêu kiểm dịch của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu (nếu có). - Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch - Giấy chứng nhận vùng nuôi trông, chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh nơi nuôi thủy sản (nếu có),… - Đăng ký làm kiểm dịch động vật Để làm hồ sơ đăng ký kiểm dịch, bạn cần nộp lên cục thú ý. Sau đó, cán bộ chuyên môn sẽ tiến hành kiểm tra các chỉ số từ mẫu xét nghiệm, số lượng, chủng loại hải sản,... Nếu hồ sơ và các chỉ số xét nghiệm đều đạt chuẩn theo yêu cầu, Cục thú y sẽ thông báo người làm đăng ký kiểm dịch đến nhận chứng nhận kiểm dịch. Hoặc thông báo chi tiết về tình trạng của hồ sơ nếu không đạt để chủ lô hàng biết. Bước 4: Làm thủ tục hải quan xuất khẩu hải sản tươi sống tại cảng/sân bay Sau khi đã hoàn thành các thủ tục và kiểm dịch theo đúng quy trình, doanh nghiệp sẽ làm thủ tục hải quan để xuất khẩu thủy sản sang nước ngoài. Thủ tục hải quan xuất khẩu hải sản tươi sống gồm: - Hóa đơn (Invoice). - Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list). - Chứng nhận xuất xứ (CO). - Chứng nhận kiểm dịch (HC). - Tờ cân. - Tờ khai báo hải quan. Kết thúc đầy đủ 4 bước làm thủ tục xuất khẩu hải sản tươi sống ở trên, là các bạn có thể thực hiện các phương pháp bảo quản hàng tươi sống phù hợp bằng container chuyên dụng để vận chuyển an toàn đến đúng quốc gia nhập khẩu. 4. Đơn vị dịch vụ làm thủ tục xuất khẩu thủ tục xuất khẩu hải sản tươi sống uy tín Bạn cần tìm đơn vị làm thủ tục xuất khẩu hải sản tươi sống uy tín, chuyên nghiệp? Có thể nắm được đầy đủ các quy trình, thủ tục xuất khẩu hải sản, cung cấp các dịch vụ thủ tục xuất khẩu hải sản từ A-Z. Công ty CP Giao nhận vận tải quốc tế Lacco là đơn vị cung cấp các dịch vụ logistics uy tín gồm: Dịch vụ đại lý hải quan, khai báo hải quan, xin cấp giấy phép chuyên ngành, vận chuyển quốc tế,... Với đội ngũ nhân viên tư vấn thủ tục hải quan, logistics chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, am hiểu quy trình giúp doanh nghiệp hoàn tất các loại giấy tờ, chứng từ cần thiết để thông quan nhanh chóng và chất lượng. Lacco đã nhận được sự tin tưởng của rất nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong và ngoài nước, đồng thành cũng sự thành công của các doanh nghiệp trong nhiều năm liền. Trong hành trình 15 năm phát triển và trưởng thành, Lacco luôn không ngừng mở rộng, phát triển hệ thống đối tác với với hãng tàu, hàng không tại nhiều thị trường quốc tế: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thailand, Singapore, Malaysia, Lào, Campuchia, Mỹ, Châu âu,... nên có thể cung cấp dịch vụ với mức giá hợp lý, cạnh tranh trên thị trường. Sử dụng các dịch vụ làm quý khách sẽ yên tâm được: - Tư vấn chi tiết về các thủ tục, hồ sơ đầy đủ cho từng mã HS cụ thể cùng các quy định pháp luật hiện hành được áp dụng. - Đội ngũ nhân viên khai hải quan, chạy CO, xin giấy phép xuất khẩu các loại thủy hải sản tươi sống, hải sản đông lạnh dày kinh nghiệm nên có thể xử lý các vấn đề phát sinh nhanh chóng, hạn chế tối đa rủi ro về hồ sơ, giấy tờ với khách hàng. - Quy trình làm việc chuyên nghiệp, báo giá công khai, minh bạch sau khi nắm được yêu cầu của khách hàng. - Chi phí, giá cả hấp dẫn, nhiều ưu đãi nhất thị trường ở thời điểm hiện tại. - Đến với công ty Lacco forwarder, quý khách hàng sẽ được hỗ trợ tất cả các công việc liên quan làm thủ tục xuất khẩu thủy sản, đảm bảo quá trình vận chuyển diễn ra thuận lợi, hạn chế được các chi phí phát sinh không cần thiết như lưu cont, chạy điện. Quý vị cần hỗ trợ thêm các thông tin hoặc thuê dịch vụ làm thủ tục xuất khẩu hải sản tươi sống, hãy liên hệ ngay với công ty Lacco để được hỗ trợ, tư vấn nhanh chóng, kịp thời. Chi tiết liên hệ: - Email: info@lacco.com.vn - Hotline: 0906 23 55 99 - Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Doanh nghiệp muốn nhập khẩu găng tay cần đóng những loại thuế nào? thủ tục nhập khẩu găng tay có phức tạp và khó khăn gì không? Khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu găng tay cần lưu ý những vấn đề gì? Và đơn vị nào cung cấp dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu găng tay uy tín? 1. Mã HS code găng tay xuất nhập khẩu Căn cứ theo biểu thuế xuất nhập khẩu 2023, Găng tay nhập khẩu nằm trong Phần XI: Nguyên liệu dệt và các sản phẩm dệt, Chương 62: Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc. Ví dụ các mã HS code của mặt hàng găng tay được chia thành các mã sau: 39262060 - Hàng may mặc dùng để chống các chất hóa học, phóng xạ hoặc chống cháy 42032910 - Găng tay bảo hộ lao động 6216 - Găng tay, găng tay hở ngón và găng tay bao. 62160010 - Găng tay bảo hộ lao động, găng tay hở ngón và găng tay bao. Khi tìm hiểu mã HS của mặt hàng găng tay, các bạn cần tìm hiểu và phân loại rõ găng tay thường và găng tay y tế. Bởi chất liệu, tính năng, công dụng của các mặt hàng này khác nhau nên cũng được áp dụng mã HS khác nhau. 2. Mức thuế nhập khẩu găng tay bao nhiêu? Khi nhập khẩu găng tay về Việt Nam, doanh nghiệp sẽ phải có trách nhiệm đóng thuế. Các khoản thuế cần đóng gồm: Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10% Thuế nhập khẩu thông thường: 30% Thuế nhập khẩu ưu đãi. Trong đó thuế nhập khẩu ưu đãi phải đóng bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào từng quốc gia, vùng kinh tế mà doanh nghiệp nhập khẩu. Do đó, doanh nghiệp cần phải xuất trình C/O chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa theo các mẫu form E, D, AJ, VJ, AK, AI, AKNZ, AK, Form CPTPP,.... Các bạn có thể tham khảo mức thuế cụ thể tại biểu thuế xuất nhập khẩu 2023 3. Hồ sơ, thủ tục hải quan nhập khẩu găng tay Để làm thủ tục nhập khẩu găng tay, doanh nghiệp cần chuẩn bị các loại giấy tờ bao gồm: - Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại) – Gồm 1 Bản sao. Lưu ý: Tại một số chi cục có yêu cầu sẽ yêu cầu phải nộp bản gốc khi lô hàng áp dụng thuế ưu đãi đặc biệt với một số form C/O (vd: Form E) - Bill of lading (Vận đơn) – Bản sao - Giấy giới thiệu – Bản chính - Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) – Bản gốc. Trường hợp bên nhập khẩu muốn hưởng thuế ưu đãi đặc biệt thì cần nộp bản điện tử - Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa) – Bản sao (Nếu cần) - Các chứng từ khác (nếu có) Ngoài ra, ở một số chi cục sẽ yêu cầu xuất trình Thỏa thuận Phát triển Quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp nên doanh nghiệp nhập khẩu cũng cần lưu ý, chuẩn bị trước để xuất trình nếu chi cục yêu cầu. Nhãn mác Găng tay lao động khi nhập khẩu Bên cạnh những thủ tục trên, thì trên bao bì sản phẩm cũng phải có đầy đủ nhãn mác được in các nội dung bắt buộc gồm: a) Tên hàng hóa; b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; c) Xuất xứ hàng hóa; d) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ thủ tục hải quan nhập khẩu găng tay như Lacco đã chia sẻ ở trên, các bạn hãy tiến hành thực hiện theo đúng quy trình nhập khẩu găng tay. B1: Khai bao hải quan trên phần mềm khai báo hải quan B2: Khi hàng hóa được thông quan, doanh nghiệp cần đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm tại Cục An toàn lao động và làm hợp quy sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị thêm giấy chứng nhận xuất xứ nếu có, CFS nếu có và mô tả sản phẩm B3: Nộp hồ sơ tại Cục an toàn lao động, BLĐTBXH B4: Đăng ký làm hợp quy cho phép nhập khẩu mặt hàng găng tay B5: Làm thủ tục hải quan nhập khẩu găng tay tại cảng biển/sân bay. Sau khi hoàn thành quy trình nhập khẩu găng tay, các bạn có thể vận chuyển hàng hóa về kho và cung cấp ra thị trường. 4. Đơn vị dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu găng tay uy tín Bạn đang cần đơn vị hỗ trợ làm thủ tục xuất khẩu găng tay y tế và các mặt hàng y tế khác uy tín, chuyên nghiệp? Hãy đến với Công ty Lacco - Đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ khai báo hải quan, xin giấy phép chuyên ngành và các dịch vụ hải quan khác. Với 15 kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Logistics, Lacco luôn tạo uy tín với khách hàng, đảm bảo: Tư vấn chi tiết về các thủ tục, hồ sơ đầy đủ cho từng mã HS cùng các quy định pháp luật hiện hành được áp dụng đối với các sản phẩm cụ thể. - Đội ngũ nhân viên khai báo hải quan, chạy C/O, xin giấy phép xuất khẩu hàng y tế chuyên nghiệp, dày kinh nghiệm nên có thể xử lý các vấn đề phát sinh nhanh chóng, hạn chế tối đa rủi ro về hồ sơ, giấy tờ với khách hàng. - Quy trình làm việc chuyên nghiệp, báo giá công khai, minh bạch sau khi nắm được yêu cầu của khách hàng. - Chi phí, giá cả hấp dẫn, nhiều ưu đãi nhất thị trường ở thời điểm hiện tại. - Sử dụng các dịch vụ làm quý khách sẽ yên tâm được: - Tư vấn chi tiết về các thủ tục, hồ sơ đầy đủ cho từng mã HS cụ thể cùng các quy định pháp luật hiện hành được áp dụng. - Đội ngũ nhân viên khai hải quan, chạy CO, xin giấy phép xuất khẩu hàng hóa dày kinh nghiệm, có thể xử lý nhanh các vấn đề phát sinh nhanh chóng, hạn chế tối đa rủi ro về hồ sơ, giấy tờ với khách hàng. - Quy trình làm việc chuyên nghiệp, báo giá công khai, minh bạch sau khi nắm được yêu cầu của khách hàng. - Chi phí, giá cả hấp dẫn, nhiều ưu đãi nhất thị trường ở thời điểm hiện tại. Đến với công ty Lacco forwarder, quý khách hàng sẽ được hỗ trợ trọn gói dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu găng tay, đảm bảo quá trình vận chuyển diễn ra thuận lợi, hạn chế được các chi phí phát sinh không cần thiết. Quý vị cần hỗ trợ thêm các thông tin hoặc thuê dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu găng tay và các mặt hàng xuất nhập khẩu khác, hãy liên hệ ngay với công ty Lacco để được hỗ trợ, tư vấn nhanh chóng. Chi tiết liên hệ: - Email: info@lacco.com.vn - Hotline: 0906 23 55 99 - Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm