Thủ tục tiêu hủy hàng hóa nhập khẩu không đạt chất lượng mới nhất
Đối với những hàng hóa nhập khẩu bị hư hỏng hoặc không đạt yêu cầu chất lượng sẽ bị hủy theo quy định. Nhưng trước khi hàng hóa được tiêu hủy, doanh nghiệp phải xuất trình đầy đủ các thủ tục tiêu hủy hàng hóa nhập khẩu, thủ tục gồm những gì? thực hiện như nào?
1. Căn cứ pháp lý, quy định về việc tiêu hủy hàng hóa
Luật Hải quan ngày 23/6/2014.
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 06/4/2016.
Luật Quản lý ngoại thương ngày 12/6/2017
Luật bảo vệ môi trường ngày 17/11/2020.
Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 sửa đổi tại Nghị định 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Nghị định số 69/2018/NĐ- CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương: Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2018 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2016 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Và một số quy định khác quy định về các mặt hàng và trường hợp hàng hóa phải tiêu hủy theo quy định đối với từng loại hình hàng hóa cụ thể.
2. Thủ tục tiêu hủy hàng hóa nhập khẩu
Thủ tục tiêu hủy hàng hóa nhập khẩu sẽ phụ thuộc vào từng loại hình hàng hóa, lý do tiêu hủy: loại hình gia công, loại hình nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu (SXXK), hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp ưu tiên.
a) Đối với loại hình Gia công:
Theo quy định tại Điều 44 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT; Điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 42 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC, hồ sơ đề nghị tiêu hủy đối với hàng hóa thuộc loại hình Gia công gồm:
– Văn bản của tổ chức, cá nhân gửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị phương án sơ hủy, tiêu hủy: 01 bản chính.
Văn bản nêu rõ các nội dung: Hàng hóa tiêu hủy thuộc Hợp đồng gia công Tên hàng; Mã nguyên liệu/sản phẩm…(nếu có); Số lượng; Đơn vị tính (theo tờ khai nhập khẩu đối với trường hợp tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, thiết bị, máy móc; theo thỏa thuận HĐGC đối với tiêu hủy phế liệu, sản phẩm hỏng, lỗi); Phương án sơ hủy, tiêu hủy; Hình thức, thời gian dự kiến và địa điểm tiêu hủy.
– Hợp đồng gia công hoặc Chỉ định thông báo tiêu hủy của đối tác thuê gia công (nộp 1 lần khi nộp hồ sơ lần đầu): 01 bản sao;
– Văn bản cho phép của Sở Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tiêu hủy phế liệu, phế phẩm: 01 bản sao;
– Hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý phế liệu, phế phẩm (nộp 1 lần khi nộp hồ sơ lần đầu): 01 bản sao; – Giấy phép môi trường của đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý phế liệu, phế phẩm theo quy định (nộp 1 lần khi nộp hồ sơ lần đầu): 01 bản sao.
b) Đối với loại hình nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất.
Theo quy định Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT; Điều 72 Thông tư số 38/2015/TT-BTC; Điều 75, 79 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 51, 55 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC, hồ sơ đề nghị tiêu hủy gồm:
– Văn bản của tổ chức, cá nhân gửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phương án sơ hủy, tiêu hủy: 01 bản chính.
- Văn bản thông báo tiêu hủy phải thể hiện các nội dung:
+ Đối với tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị: tên hàng, số lượng, đơn vị tính, mã nguyên liệu vật tư theo tờ khai nhập khẩu;
+ Đối với phế liệu/phế phẩm: tên hàng, số lượng, đơn vị tính, mã sản phẩm;
+ Phương án tiêu hủy, hình thức, thời gian dự kiến và địa điểm tiêu hủy.
– Hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý phế liệu, phế phẩm (nộp 1 lần khi nộp hồ sơ lần đầu): 01 bản sao;
– Giấy phép môi trường của đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý phế liệu, phế phẩm theo quy định (nộp 1 lần khi nộp hồ sơ lần đầu): 01 bản sao.
c) Đối với doanh nghiệp ưu tiên (DNUT).
Hồ sơ tiêu hủy theo hướng dẫn từng loại hình hoạt động xuất nhập khẩu tại khoản a, b mục 1 phần II công văn này.
3. Thủ tục, trình tự miễn, giảm, không thu thuế nhập khẩu, thuế GTGT
Đối tượng và điều kiện được miễn, giảm, không thu thuế nhập khẩu, thuế GTGT
Những hàng hóa gồm Nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu theo hợp đồng gia công, sản xuất xuất khẩu bị thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ sẽ được hưởng chính sách miễn, giảm, không thu thuế nhập khẩu, thuế GTGT khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Hàng hóa đã thông quan và được cơ quan chức năng xác định rõ việc thiệt hại có nguyên nhân do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ và tỷ lệ thiệt hại;
- Được cơ quan hải quan và cơ quan thuế kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán và các giấy tờ liên quan, xác định nguyên liệu, máy móc, thiết bị đã nhập khẩu nhưng thực tế thiệt hại do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ gây ra không tiêu thụ tại thị trường Việt Nam hoặc xuất khẩu ra nước ngoài.
Trường hợp nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ gây ra có thực hiện bảo hiểm và đã được cơ quan bảo hiểm bồi thường thiệt hại bao gồm cả tiền thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng thì không được xử lý miễn, giảm, không thu thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng.
4. Thủ tục, trình tự miễn, giảm, không thu thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 237/2009/TT-BTC có quy định chi tiết về Thủ tục và trình tự miễn, giảm, không thu thuế nhập khẩu, thuế GTGT như sau:
Nộp và tiếp nhận hồ sơ:
- Người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được xét miễn, giảm, không thu thuế đối với các trường hợp thuộc đối tượng xét miễn, giảm, không thu thuế do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ; Nộp hồ sơ cho Cục hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu.
a) Trường hợp hồ sơ xét miễn, giảm, không thu thuế được nộp trực tiếp tại cơ quan hải quan, công chức hải quan tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ.
b) Trường hợp hồ sơ gửi bằng đường bưu chính, công chức hải quan đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan hải quan.
- Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Sau khi chi Cục hải quan tỉnh, thành phố nhận được hồ sơ của người nộp thuế nhập khẩu sẽ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
a) Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì thông báo cho người nộp thuế trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ để bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ;
b) Trường hợp không đúng đối tượng thì yêu cầu thực hiện nộp đủ thuế theo quy định;
c) Nếu hồ sơ đầy đủ thì phối hợp với cơ quan thuế địa phương kiểm tra sổ sách kế toán, chứng từ nhập kho, xuất kho liên quan đến lô hàng bị thiệt hại; đối chiếu các giao dịch kinh doanh của Doanh nghiệp theo hướng dẫn về kiểm tra trước hoàn thuế sau tại khoản 5 Điều 127 Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 để xác định thực tế và mức độ thiệt hại của nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu, nguyên nhân thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ; nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu không tiêu thụ tại thị trường nội địa và không xuất khẩu;
Thời gian hoàn thành việc kiểm tra là sáu mươi ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp.
d) Nếu kết quả kiểm tra đủ điều kiện được hưởng chính sách miễn, giảm, không thu thuế theo quy định thì Cục Hải quan địa phương lập hồ sơ gửi Tổng cục Hải quan. Hồ sơ bao gồm:
+ Hồ sơ do Doanh nghiệp lập (theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này);
+ Biên bản kiểm tra tại doanh nghiệp như nêu tại điểm c khoản 2 Điều này;
+ Văn bản báo cáo về đề nghị miễn, giảm, không thu thuế của người nộp thuế trong đó nêu rõ: Nguyên nhân dẫn đến việc nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu bị thiệt hại, tổn thất; Số tiền thuế được miễn, giảm nêu cụ thể số thuế nhập khẩu, số thuế GTGT; Số tiền thuế còn phải nộp;
- Trên cơ sở hồ sơ và báo cáo do Cục Hải quan tỉnh, thành phố gửi, Tổng cục Hải quan kiểm tra, trình Bộ Tài chính quyết định việc miễn, giảm, không thu thuế theo quy định.
Trên đây là những thông tin về quy định về việc tiêu hủy hàng hóa, các thủ tục tiêu hủy hàng hóa nhập khẩu cần thiết và thủ tục miễn, giảm nêu cụ thể số thuế nhập khẩu, số thuế GTGT.
Trong quá trình nhập khẩu khẩu hàng hóa, doanh nghiệp gặp các vấn đề về tiêu hủy hàng nhập khẩu, xuất khẩu tại chỗ, thủ tục hải quan hoặc các vấn đề về thuế,... hãy liên hệ ngay với công ty Lacco để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết hơn theo các quy định đối với các loại hình hàng hóa cụ thể.
Chi tiết liên hệ:
- Email: info@lacco.com.vn
- Hotline: 0906 23 55 99
- Website: https://lacco.com.vn