Preloader Close

Tìm kiếm

Ngày 12/5/2022, Tổng cục hải quan đã ra công văn Công văn 1683/TCHQ-GSQL, chính thức quy định thời gian chuyển đổi thực hiện CO mẫu D. Nội dung Công văn 1683/TCHQ-GSQL Theo đó, đối với những CO được cấp trong giai đoạn chuyển tiếp từ ngày 1/5/2022 đến hết ngày 31/10/2022, cơ quan hải quan vẫn sẽ chấp nhận CO mẫu D cũ (quy định tại thông tư 19/2020 TT-BTC) và CO mẫu D mới. Đối với với những CO mẫu D được cấp kể từ ngày 1/11/2022, cơ quan hải quan sẽ chỉ chấp nhận các mẫu CO mẫu D mẫu mới. Chi tiết: Công văn 1683/TCHQ-GSQL Quy định về xin cấp CO form D: bản giấy và bản điện tử Hiện nay có 2 hình thức xin CO form D: bản giấy và bản điện tử. Nội dung cơ bản của CO form D bản giấy và điện tử là giống nhau. Tuy nhiên, có một số khác biệt về cách xin và hồ sơ chuẩn bị. 1. Xin cấp CO form D bản giấy Quy trình các bước xin CO form D bản giấy Bước 1:Khai báo hệ thống trên website của Bộ Công thương: http://ecosys.gov.vn . Trong trường hợp doanh nghiệp chưa có đăng kí thương nhân, cần chuẩn bị hồ sơ thương nhận và xin cấp tải khoản trên hệ thống Ecosys. Bước 2:Lấy số thứ tự và chờ được gọi tại quầy thích hợp Bước 3:Nộp hồ sơ cho cán bộ tiếp nhận. Hồ sơ xin cấp CO sẽ được cán bộ kiểm tra và tư vấn cụ thể Bước 4:Cấp số C/O, nhận dữ liệu CO từ Website Bước 5:Cán bộ ký duyệt CO Bước 6:CO được đóng dấu. Cơ quan quản lý lưu một bản, một bản trả CO hợp lệ cho doanh nghiệp xin cấp. Thời gian có được CO form D bản giấy là từ 1-2 ngày làm việc, kể từ khi nhận đầy đủ bộ hồ sơ.. Hồ sơ xin CO form D bản giấy cần những gì ? Doanh nghiệp xuất khẩu phải nộp đầy đủ bộ hồ sơ như sau tạiPhòng quản lý Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương: – Đơn đề nghị cấp C/O: Xuất từ hệ thống Ecosy – Ecosys/Comis: Xuất từ hệ thống Ecosy – Tờ khai xuất: Kí và đóng dấu mộc tròn – Mã vạch: Kí và đóng dấu mộc tròn – Invoice: Kí và đóng dấu mộc tròn – Packing List: Kí và đóng dấu mộc tròn – Bill Of Lading: Kí và đóng dấu mộc tròn – Bảng kê Nguyên phụ liệu: Kí và đóng dấu mộc tròn – Định mức tiêu hao nguyên phụ liệu: Kí và đóng dấu mộc tròn – Quy trình sản xuất: Kí và đóng dấu mộc tròn – Tờ khai nhập khẩu và hóa đơn đầu vào: Kí và đóng dấu mộc tròn 2. Xin cấp CO form D bản điện tử – Importing country: nước nhập khẩu –Export DeclarationNumbervàExport Declaration Attached: Nhập số hiệu tờ khai hải quan và đính kèm – Good consigned from:thông tin doanh nghiệp xuất khẩu về tên, địa chỉ – Good consigned to: thông tin doanh nghiệp nhập khẩu về tên và địa chỉ – Transport Type:phương thức vận chuyển – Port of Loading: chọn cảng có sẵn trên hệ thống. Trường hợp không có sẵn, có thể bổ sung sau – Port of Discharge: chọn cảng dỡ hàng có sẵn trên hệ thống – Vessel’s Name/Aircraft etcvàTransportation document attached:Tên tàu và Vận đơn (nếu có) – Departure date:Ngày tàu chạy – Goods (Hàng hóa):ChọnAdd itemvà điền các thông tin theo hướng dẫn trên màn hình. Sau khi nhập đầy đủ các thông tin cần thiết như yêu cầu của hệ thống, doanh nghiệp kí phê duyệt để gửi tới Phòng quản lý xuất nhập khẩu. Sau khi hồ sơ được duyệt và CO điện tử cấp thành công, Hệ thống eCoSys tự động gửi dữ liệu C/O đã cấp sang các Nước thành viên ASEAN qua Cơ chế một cửa quốc gia. Chủ hàng (nhà xuất khẩu và nhập khẩu) có thể kiểm tra tính hiệu lực bằng cách truy cập vào hệ thống một cửa của Asean. Trên đây là chia sẻ chi tiết về Công văn 1683/TCHQ-GSQL ban hành ngày 12/5/2022. Trong quá trình khai báo hải quan hoặc gặp các vấn đề về CO fomr D, các bạn có thể liên hệ đến bộ phận khai báo hải quan của Công ty Lacco theo địa chỉ Hotline: 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hỗ trợ.
Xem thêm
Theo Bộ NN&PTNT, trong 4 tháng đầu năm 2022 kim ngạch xuất khẩu nông sản ước đạt hơn 4,8 tỷ USD, tăng 11,2% so với cùng kỳ 2021, xuất khẩu tăng khoảng 15,6%. Giá trị kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản trong 4 tháng đầu năm 2022 Theo Bộ NN&PTNT, tháng 4/2022, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt hơn 4,8 tỷ USD, tăng 11,2% so với tháng 4/2021. Trong đó, giá trị xuất khẩu nhóm nông sản chính (cà phê, gạo, nhóm rau quả, tôm, sản phẩm gỗ) khoảng 1,9 tỷ USD; lâm sản chính ước gần 1,6 tỷ USD; thủy sản đạt gần 1,1 tỷ USD và chăn nuôi đạt 29,7 triệu USD. Ngành nông lâm thủy sản Tính chung, trong 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu ngành nông lâm thủy sản ước đạt gần 17,9 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: - Xuất khẩu nông sản chính đạt trên 7,4 tỷ USD, tăng 10,5%; - Lâm sản chính đạt gần 5,9 tỷ USD, tăng 4,9%; - Thủy sản ước đạt gần 3,6 tỷ USD, tăng 43,7%; - Chăn nuôi ước đạt 105,4 triệu USD, giảm 19,0%; Xuất khẩu đầu vào sản xuất khoảng 883 triệu USD, tăng 70,7% (nhất là phân bón giá trị xuất khẩu khoảng 439 triệu USD, tăng 2,9 lần so với cùng kỳ năm ngoái). Sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD 5 sản phẩm/nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, gồm: Cà phê, gạo, nhóm rau quả, tôm, sản phẩm gỗ. Một số mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn so với cùng kỳ, như: Cà phê, cao su, hồ tiêu, sắn và các sản phẩm từ sắn, cá tra, tôm, gỗ và các sản phẩm gỗ. Cụ thể, - Giá trị xuất khẩu cà phê đạt gần 1,7 tỷ USD (tăng 59,4%); - Cao su đạt khoảng 869 triệu USD (tăng 10,9%); - Hồ tiêu khoảng 367 triệu USD (tăng 29,6%); - Sắn và sản phẩm sắn đạt 574 triệu USD (tăng 29,5%), - Cá tra đạt 894 triệu USD (tăng 89,6%), tôm đạt trên 1,3 tỷ USD (tăng 38,6%), - Gỗ và sản phẩm gỗ đạt gần 5,5 tỷ USD (tăng 4,5%); - Mây, tre, cói thảm đạt 339 triệu USD (tăng 22,7%). Tham khảo: Thủ tục kiểm dịch thực vật hàng gỗ nhập khẩu tại Hải Phòng Về thị trường xuất khẩu, các thị trường thuộc khu vực châu Á chiếm 41,0% thị phần, châu Mỹ 29,7%, châu Âu 12,8%, châu Phi 1,8%, châu Đại Dương 1,7%. Thị trường tiềm năng nhất của nông sản Việt Tại thị trường Mỹ, Việt Nam đã thu về gần 4,9 tỷ USD nhờ xuất khẩu nông, lâm, thủy sản và thị trường này chiếm 27,3% thị phần xuất khẩu của nông sản Việt Nam. Trong đó kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ chiếm tới 68,2% tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ. Vị trí thứ 2 là thị trường Trung Quốc trên 3,2 tỷ USD (chiếm 18,1% thị phần) với kim ngạch xuất khẩu nhóm cao su chiếm 22,4% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm thủy sản; Thứ ba là thị trường Nhật Bản với giá trị xuất khẩu đạt gần 1,3 tỷ USD (chiếm 7,1%) và XK nhóm sản phẩm gỗ lớn nhất (chiếm 44,0% giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản); Hàn Quốc cũng là thị trường tiềm năng lớn của hàng nông sản Việt Nam với giá trị xuất khẩu đạt khoảng 822 triệu USD (chiếm 4,6%) và xuất khẩu nhóm sản phẩm gỗ lớn nhất (chiếm 43,9% giá trị xuất khẩu nông lâm, thủy sản). Bạn nên biết: Các bước xuất khẩu rau củ quả vào thị trường Nhật Bản Để nắm hiểu hơn về các thủ tục xuất khẩu hàng nông sản đến các thị trường quốc tế, các doanh nghiệp hãy liên hệ trực tiếp với đơn vị giao nhận vận tải uy tín Lacco - Công ty có 14 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực Logistics, chuyên cung cấp các dịch vụ khai báo hải quan, vận chuyển hàng hóa quốc tế, hàng quá cảnh,... với đa dạng phương thức vận chuyển đáp ứng nhu cầu mọi loại hàng hóa của khách hàng. Hotline: 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn. Nguồn: Báo chính phủ
Xem thêm
DHL Express, Nasco Express, TNT, UPS... là những đơn vị chuyển phát nhanh uy tín, được đánh giá rất cao trong thời gian gần đây. Để giúp các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu vận chuyển nhanh dễ dạng lựa chọn đơn vị vận chuyển phù hợp, Công ty Lacco đã đưa ra một số đánh giá chi tiết về những ưu nhược điểm trong bài viết dưới đây. Các đơn vị vận chuyển nhanh quốc tế uy tín tại Việt Nam UPS (United Parcel Service) UPS được thành lập năm 1907, có trụ sở chính tại Mỹ, chuyên quản lý chuỗi cung ứng và vận chuyển gói hàng đa quốc gia. Một trong những công ty chuyển phát nhanh lớn nhất và lâu đời nhất trong lĩnh vực vận chuyển quốc tế. Công ty được vận hành bởi hơn 495.000 nhân viên, liên kết với 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với đa dạng các phương thức vận chuyển như: đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển. Với mục tiêu hoạt động đảm bảo quy trình xuất nhập khẩu hiệu quả để tăng lại lợi thế logistics và lợi thế cạnh tranh cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Đến nay, doanh nghiệp đã cung cấp rất nhiều dịch vụ vận chuyển tiết kiệm chi phí và đáng tin cậy nhất, đảm bảo giao hàng đúng hạn đến hơn 220 quốc gia và khu vực toàn cầu. DHL Express Công ty chuyển phát nhanh DHL được thành lập vào năm 1969, chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển bưu kiện quốc tế và thực hiện hợp đồng tổ chức vận trù. Công ty có trụ sở toàn cầu được đặt tại Bonn (Đức) và Luân Đôn (Anh). Tại châu Mỹ (bao gồm Hoa Kỳ), DHL đặt trụ sở nằm tại Plantation (Florida) và trụ sở châu Á-Thái Bình Dương tại Singapore. Hiện nay, DHL được xem là công ty logistics hàng đầu thế giới với đội ngũ 380.000 nhân viên tại hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ. DHL kết hợp với các công ty chuyển phát nhanh của rất nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam vận chuyển ra quốc tế hàng trăm nghìn tấn hàng hóa và tài liệu, góp phần lưu thông các dịch vụ chuyển phát giữa các nước trên thế giới với nhau, với 1,588,000 bưu phẩm được vận chuyển mỗi năm. DHL ngày càng đặc biệt khẳng định vị thế là dịch vụ chuyển phát bưu kiện qua đường hàng không uy tín nhất trên thế giới hiện nay. Được biết đến là đơn vị cung cấp dịch vụ rẻ nhất đồng thời còn đảm bảo thời gian vận chuyển nhanh chóng, an toàn nhất trong tất cả các dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế có mặt tại Việt Nam. Nasco Express Với sự đầu tư từ hãng hàng không Việt Nam (VN Airlines) do đó, Nasco có lợi thế rất lớn về vận chuyển đường hàng không. vì vậy điểm mạnh của Nasco Express là vận chuyển từ đường hàng không. Nếu bạn muốn vận chuyển hàng hóa ngay trong ngày từ Hà Nội đến TPHCM và ngược lại thì chỉ có đơn vị vận chuyển này mới có khả năng mà thôi. Ngoài ra, để gửi hàng hóa ra nước ngoài, Nasco Express hỗ trợ gửi đi từ Việt Nam cũng là đơn vị vận chuyển hàng hóa tốt nhất. Ưu Điểm: + Gửi hàng hóa bằng đường hàng không hỏa tốc trong ngày + Vận chuyển cả ngoài nước, hỗ trợ hàng hóa rất tốt + Hỗ trợ đa dạng các loại hàng hóa và phân loại, quản lí theo kí hiệu Nhược Điểm: + Phí vận chuyển có phần cao hơn so với những đơn vị vận chuyển khác Dịch vụ chuyển phát nhanh của FedEx Công ty chuyển phát nhanh FedEx được thành lập tháng 01 năm 1998, chuyên cung cấp dịch vụ kho vận Hoa Kỳ. Với sự phát triển không ngừng, hiện tại FedEx được xem là một trong những 3 đơn vị giao hàng, vận chuyển hàng hóa hàng đầu thế giới bên cạnh DHL và UPS, cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh trên hơn 220 quốc gia và khu vực lãnh thổ. Bằng việc sử dụng mạng lưới hàng không và đường bộ toàn cầu, FedEx giúp việc gửi hàng đến người nhận trên thế giới một cách nhanh chóng, kịp thời và đảm bảo chất lượng dịch vụ. Thời gian giao hàng luôn được đảm bảo và thường chỉ trong một đến hai ngày làm việc. Ưu điểm của FedEx là có thời gian vận chuyển hàng hóa nhanh chóng, giúp cho những ai có nhu cầu gửi hàng gấp có thể chuyển đến tay người nhận kịp thời. Bên cạnh đó, sự uy tín của đơn vị cũng được xây dựng qua nhiều năm và cũng là một trong những dịch vụ chuyển phát hàng hóa chất lượng và cạnh tranh cùng những đơn vị lớn khác như UPS, DHL, TNT,…Do đó, khách hàng cũng có thể yên tâm khi lựa chọn FedEx để gửi hàng. TNT Express TNT là công ty chuyển phát nhanh được thành lập từ năm 1946, có trụ sở chính đặt tại Hoofddorp, Hà Lan. Sau hơn 70 năm phát triển, đến nay chuyển phát nhanh TNT Express đã trở thành một thương hiệu vận chuyển hàng hóa uy tín trên toàn thế giới, được các khách hàng cá nhân lẫn doanh nghiệp đón nhận bởi tính hiệu quả – tiết kiệm thời gian – chi phí và an toàn cho hàng hoá. Đây là công ty liên doanh chuyển phát nhanh đầu tiên tại thị trường Việt Nam trong lĩnh vực chuyển phát nhanh và kho vận hậu cần. Với đội ngũ hơn 450 nhân viên chuyên nghiệp, TNT hiện đang hoạt động tại 3 sân bay cửa ngõ quốc tế (Sài Gòn, Hà Nội & Đà Nẵng) và 23 văn phòng, chi nhánh trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Lợi thế của TNT là phủ sóng trên 200 quốc gia trên thế giới, luôn nhanh chóng đáp ứng yêu cầu về thời gian vận chuyển của khách hàng, kiểm soát chi phí vận chuyển luôn ở mức thích hợp nhất. Lacco - Đối tác tin cậy của các đơn vị chuyển phát nhanh uy tín quốc tế Với mục tiêu: Kết nối mọi miền tổ quốc với 5 châu. Công ty Lacco luôn mong muốn đem lại chất lượng dịch vụ tốt nhất với đa dạng các giải pháp hỗ trợ khách hàng vận chuyển hàng hóa đến với quốc tế. Lacco đã kết hợp với các đơn vị chuyển phát nhanh hàng đầu thế giới như FedEx và DHL Express để phục vụ quý khách. Với kinh nghiệm 14 năm hoạt động trong lĩnh vực Logistics, Lacco luôn thấu hiểu mong muốn và nhu cầu của khách hàng. Chúng tôi luôn cố gắng cung cấp các dịch vụ tốt nhất với đa dạng phương thức và hình thức vận chuyển khác nhau. Với mức giá cạnh tranh luôn đảm bảo về uy tín, chất lượng dịch vụ khai báo hải quan nhanh chóng, vận chuyển hàng hóa theo tiến độ với đa dạng phương thức vận chuyển. Lacco luôn tự liên là sự lựa chọn hàng đầu dành cho quý khách hàng. Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về các lô hàng hóa và dịch vụ cụ thể (Khai báo hải quan, vận chuyển quốc tế, chuyển phát nhanh...) Quý khách vui lòng liên hệ đến Hotline: 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được Lacco tư vấn miễn phí.
Xem thêm
Ngày 10/6/2016, Tổng cục Hải quan có công văn số 5451/TCHQ-TXNK hướng dẫn phân loại mặt hàng Camera và ngày 11/11/2020, Tổng cục Hải quan có công văn số 7203/TCHQ-TXNK yêu cầu các Cục Hải quan các tỉnh, thành phố hướng dẫn doanh nghiệp khai báo đầy đủ mô tả hàng hóa để tránh thiếu thông tin dẫn tới phân loại sai, không chính xác. Tuy nhiên, qua công tác rà soát trên hệ thống nghiệp vụ hải quan; kiểm tra, giám sát, trực ban trực tuyến vừa qua, Tổng cục Hải quan đã phát hiện một số trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng camera khai báo thiếu hoặc không chính xác thông tin hàng hóa để có cơ sở phân loại mã số, áp dụng mức thuế như không khai báo rõ camera ghi hình ảnh hay camera truyền hình, camera ghi hình ảnh dùng trong lĩnh vực phát thanh hay không... hoặc khai báo camera không có chức năng ghi hình nhưng áp mã số 8525.80.39 thuộc loại camera ghi hình ảnh. Ví dụ: - Tờ khai số 103767811451/A12/03PL ngày 06/01/2021 do Công ty TNHH Linea Aqua Việt Nam làm thủ tục tại Chi cục Hải quan Hưng Yên, với tên hàng khai báo Camera quan sát DS-2DE4225IW-DE, Nhãn hiệu: Hikvision. Hàng mới 100%, mã số khai báo: 8525.80.39 - Tờ khai số 103784643061/A12/02DS ngày 14/01/2021 do Công Ty TNHH Viễn Thông Công Nghệ á Đông tại Chi cục Hải quan chuyển phát nhanh Hồ Chí Minh, với tên hàng khai báo Camera quan sát không có chức năng ghi hình (không có khe cắm thẻ nhớ, độ phân giải 2MP, ống kính 3.6mm) hiệu Milesight, model: MS-C5375-PB, mới 100%, mã số khai báo 8525.80.39 - Tờ khai số 104050307910/A12/47D3 ngày 28/5/2021 do Công ty TNHH Sản Xuất Toàn Cầu LIXIL Việt Nam làm thủ tục tại Chi cục Hải quan Long Thành, với tên hàng khai báo Camera quan sát trong nhà [HIKVISION DS-2CD2T21G1-I). Hàng mới 100%, mã số khai báo 8525.80.59. Căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; Thông tư số 17/2021/TT-BTC ngày 26 tháng 02 năm 2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 14/2015/TT-BTC; Căn cứ Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/06/2017 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; Thông tư số 09/2019/TT-BTC ngày 15/02/2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại các phụ lục của Thông tư số 65/2017/TT-BTC; Tham khảo chú giải chi tiết Danh mục HS 2017, 1. Trường hợp mặt hàng Camera là loại chụp hình ảnh, chuyển đổi thành tín hiệu điện tử và được phát như hình ảnh video đến các thiết bị bên ngoài camera để lưu giữ, điều khiển, hiển thị hình ảnh và không có bất kỳ khả năng ghi hình ảnh trong nó, thuộc mã số 8525.80.40 - - Camera truyền hình. 2. Trường hợp mặt hàng Camera là loại chụp hình ảnh, chuyển đổi thành tín hiệu điện tử và được ghi trong camera như một hình ảnh tĩnh hoặc động. Hình ảnh được ghi lên một thiết bị lưu trữ bên trong hoặc lên các phương tiện lưu trữ khác (ví dụ, băng từ, phương tiện quang học, phương tiện bán dẫn hoặc phương tiện khác của nhóm 85.23). Chúng có thể bao gồm: (i) một bộ biến đổi tín hiệu tương tự/ kỹ thuật số (ADC) và một cổng đầu ra cung cấp phương tiện để gửi hình ảnh tới các đơn vị chức năng của máy xử lý dữ liệu tự động, máy in, ti vi, hoặc các máy quan sát khác hoặc (ii) các kết nối đầu vào để chúng có thể ghi các file hình ảnh kỹ thuật số hoặc tương tự từ các máy bên ngoài vào bên trong: - Thuộc mã số 8525.80.31, nếu là camera ghi hình ảnh sử dụng cho lĩnh vực phát thanh (used in broadcasting); - Thuộc mã số 8525.80.39, nếu là camera ghi hình ảnh khác - Thuộc mã số 8525.80.51, nếu là camera kỹ thuật số khác thuộc loại phản xạ ống kính đơn kỹ thuật số (DSLR) - Thuộc mã số 8525.80.59, nếu là camera kỹ thuật số khác. Tổng cục Hải quan yêu cầu các Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra, rà soát các tờ khai nhập khẩu các mặt hàng camera để phân loại theo đúng quy định. Trường hợp phát hiện việc khai báo tên hàng không đầy đủ, chính xác, phân loại không phù hợp thì xác định lại mã số, ấn định thuế và xử lý vi phạm (nếu có) theo đúng quy định, đồng thời chấn chỉnh, làm rõ trách nhiệm của công chức liên quan. Báo cáo kết quả thực hiện về Tổng cục Hải quan (qua Cục Thuế xuất nhập khẩu) trước ngày 31/5/2022. Chi tiết: Công văn 1582/TCHQ-TXNK 2022 về phân loại mặt hàng Camera
Xem thêm
Với xu hướng và nhu cầu sử dụng các loại hàng nguy hiểm (Dangerous Goods) trên thế giới ngày càng lớn. Do đó việc vận chuyển hàng nguy hiểm cho doanh nghiệp và nhà máy sản xuất là vấn đề đang rất được quan tâm. Để giúp các đơn vị xuất nhập khẩu hàng nguy hiểm năm rõ được quy trình tiếp nhận và khai thác 1 lô hàng nguy hiểm như thế nào, Lacco sẽ chia sẻ những kiến thức cơ bản về các lô hàng này ngay trong bài viết dưới đây. Bước 1: Kiểm tra MSDS Kiểm tra MSDS (Material Safety Data Sheet) là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quy trình khai thác hàng nguy hiểm. Để vận chuyển và giải quyết các thủ tục xuất - nhập hàng, cần phải căn cứ vào các thông tin trên MSDS để biết được mặt hàng đó thuộc loại hàng nguy hiểm (class) gì? Trên thực tế thì có rất nhiều đơn vị cho rằng mình đang vận chuyển hàng nguy hiểm nhưng sau khi kiểm tra mại MSDS thì hàng nguy hiểm mà chỉ cần đáp ứng vận chuyển hàng thường là đã có thể xuất bến. Các thông tin được MSDS cung cấp về lô hàng bao gồm: - Phân loại sản phẩm (Product Identification), - Thành phần (Composition), - Biện pháp cấp cứu ban đầu trong trường hợp bị rò rỉ hoặc bị dính vào mắt…(First Aid Measures)… Phần quan trọng nhất là mục 14 của MSDS nói về thông tin vận chuyển (Transport Information) vì dựa trên thông tin này để xác định được có đúng lô hàng là hàng nguy hiểm hay không? Trên MSDS ghi rất rõ ràng loại nguy hiểm (class), số UN (UN number) và nhóm đóng gói (Packing Group). Bước 2: Xác định số lượng hàng nguy cần vận chuyển, lựa chọn loại bao bì, cách đóng gói: Dựa trên thông tin số lượng (trọng lượng) của mặt hàng nguy hiểm, hãng tàu sẽ các định số lượng loại mặt hàng cần đóng gói để bảo đảm an toàn, đáp ứng quy định của các tổ chức quốc tế như IATA, FIATA... Ví dụ, Vận chuyển 50 thùng sơn bằng nhựa. Sau khi kiểm tra thuộc nhóm hàng class 3, PG II, UN1263. Căn cứ theo quy định của IATA (vận chuyển hàng không), nếu vận chuyển lô hàng theo đường hàng không chở khách (passeger flight) thì mỗi thùng tối đa là 5 lít và phải đóng gói kết hợp (có thêm bao bì bên ngoài) theo tiêu chuẩn UN và đúng Packing Group (ở đây là nhóm II). Nếu vượt quá 5 lít thì phải chuyển sang chuyến bay chở hàng (cargo aircraft or freighter). Thùng chuẩn UN (chuẩn theo quy định của UN) cũng đắt tiền nên lựa chọn loại thùng phù hợp cũng quan trọng, vì tùy theo packing group (I hay II hay III) mà chọn loại thùng nào để tiết kiệm chi phí nhất. Bước 3: Dán nhãn Khi dán nhãn hàng hóa đối với hàng nguy hiểm sẽ có 2 loại: nhãn nguy hiểm (Hazard label) và nhãn khai thác (Handling label). Theo quy định về nhãn hàng, hàng nguy hiểm sẽ có hình thoi và nhãn khai thác là hình chữ nhật hoặc hình vuông. Nhãn nguy hiểm thường được dán 2 mặt đối diện của thùng hàng. Bước 4: Khai tờ khai hàng nguy hiểm (Dangerous Goods Declaration – DGD) Tờ khai hàng nguy hiểm phải đầy đủ tất cả các thông tin về lô hàng như: UN number, tên mặt hàng nguy hiểm, hướng dẫn đóng gói, phân loại nhóm… và 1 thông tin rất cần thiết là thông tin liên lạc của người chịu trách nhiệm trong trường hợp có rò rỉ hoặc sự cố về hàng nguy hiểm (24 hours contact). Thông qua những thông tin này, các hãng vận chuyển sẽ có căn chữ chính xác để vận chuyển hàng hóa đến tay người nhận đúng địa điểm, số lượng và loại hàng cần giao. Thông thường, các đơn vị cung cấp dịch vụ khai báo hải quan sẽ chủ động hỗ trợ khách hàng điền đầy đủ, nhanh chóng và chính xác các thông tin tờ khai. Giúp hàng hóa thuận lợi được thông quan và vận chuyển nhanh chóng đến tay người nhận. Để nắm thêm các thông tin chi tiết về dịch vụ vận chuyển hàng hàng hóa nguy hiểm, hàng dự án,... quốc tế, các bạn có thể liên hệ với các đơn vị giao nhận vận tải quốc tế để được hỗ trợ chi tiết. Hoặc các bạn có thể liên hệ nhanh đến công ty Lacco theo địa chỉ hotline: 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được nhân viên chuyên tuyến của chúng tôi sẽ hỗ trợ chi tiết đối với từng mã hàng nguy hiểm cụ thể.
Xem thêm
Đến nay có rất nhiều người nhầm lẫn giữa các khái niệm về Freight Forwarder và NVOCC. Sự nhầm lẫn này khiến cho công tác triển khai nghiệp vụ giao nhận hàng hóa gặp rất nhiều khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, Công ty Lacco sẽ giúp các bạn phân tích và phân biệt giữa Freight Forwarder và NVOCC trong bài viết dưới đây. Từ đó giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong các công tác vận chuyển hàng quốc tế. Khái niệm Freight Forwarder và NVOCC Freight Forwarder là gì? Forwarder (FWD) được hiểu là đơn vị cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3 (Third-party logistics-3PL). Các sản phẩm kinh doanh của Forwarder thường rất rộng, từ dịch vụ vận tải nội địa, vận tải quốc tế bằng đa dạng các phương thức vận chuyển như đường biển, đường hàng không, đường bộ và đường sắt. Đến các dịch vụ khai báo hải quan, dịch vụ làm chứng từ xuất nhập khẩu. Ngoài ra, một số đơn vị còn cung cấp dịch vụ thuê kho bãi, đóng gói... Đối với những đơn vị chỉ cung cấp dịch vụ mua bán cước vận tải (thường là vận tải quốc tế có thể kết hợp vận tải nội địa) thì được gọi là đơn vị freight forwarder. Khái niệm NVOCC là gì? NVOCC là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Non -Vessel Operating Common Carrier. NVOCC được hiểu là công ty kinh doanh trong lĩnh vực cước vận tải biển. Các công ty này thường tập trung vào kinh doanh trong lĩnh vực cước vận tải biển. Do đó họ thường được coi là nhà vận tải (Carrier) đường biển nhưng họ khác với hãng tàu (Shipping Line) và không sở hữu một con tàu nào. Tuy nhiên, các công ty này vẫn có thể phát hành các vận đơn thứ cấp (House B/L) bảng giá (Tariff Rates) cho khách hàng và trực tiếp ký các hợp đồng dịch vụ (Service Contact) với các hãng tàu. Nếu muốn trở thành công ty NVOCC thì trước tiên cần phải là một Freight Forwarder. Qua khái niệm về Freight Forwarder và NVOCC có thể thấy, các đơn vị FWD thường có lĩnh vực kinh doanh rộng với nhiều mảng dịch vụ và phương thức vận chuyển khác nhau. Trong khi đó, NVOCC chỉ kinh doanh cước vận tải biển. Hay nói cách khác, FWD kinh doanh nhiều mảng trong logistics, còn NVOCC thường chỉ chuyên kinh doanh vận tải biển. Khác biệt về đặc điểm của Freight Forwarder và NVOCC NVOCC chỉ đề cập đến việc cung cấp dịch vụ vận tải đường biển trong khi các dịch vụ của Freight Forwarder rộng hơn. Các đơn vị này có thể cung cấp dịch vụ cho đường biển, đường hàng không, đường bộ và xử lý khai báo hải quan. Freight Forwarder có thể đặt chỗ với hãng tàu (Shipping Line) cho nhu cầu khách hàng của mình nhưng không thể đặt chỗ cho nhu cầu đi Bắc Mỹ (North America Trade) mà phải thông qua một NVOCC có FMC Licensing và khi đó Freight Forwarder là một đại lý hay đối tác của NVOCC. NVOCC có thể đi thuê hoặc sở hữu container trong hoạt động của mình trong khi Freight Forwarder thì không. NVOCC được xem như một hãng tàu ảo “Virtual Carrier” vì họ không sở hữu tàu nhưng chịu trách nhiệm như một hãng tàu. Tuy nhiên, tại Việt Nam thì các đơn vị NVOCC khá ít mà các dịch vụ logistics đều cho các công ty Freight Forwarder thực hiện. Ngoài ra, các FWD này cũng có quyền phát hành vận đơn thứ cấp (House B/L) đến khách hàng. Tuy nhiên, nếu muốn cung cấp cước biển đi Bắc Mỹ (North America Trade) thì bắt buộc đơn vị này phải là NVOCC như quy định của FMC. NVOCC sẽ có đủ khả năng thiết lập hợp đồng dịch vụ (Service Contact) với các hãng tàu (Shipping Lines) để cung cấp dịch vụ cho khách hàng trực tiếp hoặc là cho chính các Freight Forwarder này - khi mà khách hàng của các công ty này có nhu cầu. Để hiểu rõ hơn về các dịch vụ, các bạn hãy liên hệ trực tiếp với các công ty Freight Forwarder để được hỗ trợ chi tiết về các dịch vụ công ty đó phục vụ khách hàng'' Công ty Lacco - Đơn vị Freight Forwarder uy tín tại Việt Nam Công ty Cổ phần Giao nhận vận tải quốc tế Lacco là đơn vị hàng đầu về dịch vụ Freight Forwarder. Với kinh nghiệm 14 năm hoạt động trong lĩnh vực Logistics và phục vụ hàng hàng các dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế, nội địa đa phương thức, chuyển phát hành và các dịch vụ khai báo hải quan,... Quý khách cần hỗ trợ về các dịch vụ xuất khẩu hàng hóa quốc tế và nội địa chính ngạch, hãy liên hệ ngay đến Lacco để được tư vấn miễn phí. Địa chỉ hotline: 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn Bộ phận hỗ trợ khách hàng của công ty sẽ nhanh chóng giải đáp thắc mắc về các vấn đề xuất - nhập khẩu quốc tế cho anh/chị.
Xem thêm