Preloader Close

Tìm kiếm

Ngày 13/6, Liên minh châu Âu (EU) đã đăng công báo Quy định (EU) 2022/913 ngày 30 tháng 5 năm 2022 sửa đổi Quy định mới về các biện pháp khẩn cấp kiểm soát thực phẩm xuất khẩu vào EU. Quy định có hiệu lực từ 3/7/2022. I. Bún, miến, phở dừng bổ sung dụng giấy Chứng nhận An toàn thực phẩm Theo Bộ Công thương ngày 13/6, EU đã chính thức đưa các loại bún, miến, phở ra khỏi danh mục quy định yêu cầu bổ sung dụng giấy Chứng nhận An toàn thực phẩm theo Phụ lục 2 Quy định số (EU) 2021/2246 sửa đổi bổ sung Quy định (EU) 2019/1793. Do vậy, từ ngày 3 tháng 7 năm 2022, các lô hàng bún miến phở xuất khẩu sang EU không cần bổ sung giấy Chứng nhận an toàn thực phẩm do Bộ Công Thương cấp và cũng không bị kiểm soát tại cửa khẩu của EU. Nhóm mỳ ăn liền chứa gia vị và nước sốt (HS 1902 30 10 30) vẫn cần giấy chứng nhận của Bộ Công Thương. Tuy nhiên, EU tiếp tục duy trì việc yêu cầu bổ sung Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm với các lô hàng mỳ ăn liền có nguồn gốc từ Việt Nam trong thành phần có chứa gia vị và một số nguyên liệu, phụ gia khác. Tham khảo: Thị trường nông sản ở Việt Nam sẽ chuyển biến thế nào khi hiệp định RCEP có hiệu lực? II. Các sản phẩm cầnbổ sung dụng giấy Chứng nhận An toàn thực phẩm EU cũng tiếp tục duy trì thanh long trong danh mục yêu cầu bổ sung dụng giấy Chứng nhận An toàn thực phẩm theo Phụ lục 2 Quy định số (EU) 2021/2246 sửa đổi bổ sung Quy định (EU) 2019/1793 với lý do thanh long vẫn còn nguy cơ cao an toàn thực phẩm và tần suất các lô hàng bị cảnh báo chưa có nhiều tiến bộ. Các nhóm rau gia vị vẫn bị duy trì tần suất kiểm tra tại biên giới EU là 50%. Các doanh nghiệp quan tâm có thể tham khảo tại đường link:https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/?uri=uriserv%3AOJ.L_.2022.158.01.0001.01.ENG&toc=OJ%3AL%3A2022%3A158%3ATOCacTham khảo: Nhiều cơ hội cho trái cây nhiệt đới Việt Nam tại thị trường EU Việc Bộ Công Thương kịp thời thành lập bộ phận cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm với nhóm bún miến phở và những chỉ đạo kịp thời cùng lập luận thực tế, sự phối hợp hiệu quả của Thương vụ Việt Nam tại khu vực châu Âu, EU đã ghi nhận sự kiểm soát an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương và Việt Nam và có những sửa đổi nhất định về quy định kiểm soát khẩn cấp thực phẩm. Để nắm thêm các thông tin chi tiết về thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa sang thị trường EU và các dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế, các bạn hãy liên hệ trực tiếp với công ty Lacco theo địa chỉ hotline: 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được hỗ trợ chi tiết Nguồn: TTXVN
Xem thêm
Năm 2014, Việt Nam chính thức triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và được ban hành chi tiết tại tại Khoản 3 Điều 4 Luật Hải quan. Đây là nền tảng quan trọng để triển khai Cơ chế một cửa ASEAN theo đúng cam kết, lộ trình thực hiện của các nước trong khu vực. Cụ thể cơ chế một cửa là gì và Quy trình thực hiện thủ tục hành chính thực hiện như nào? Hãy cùng Lacco tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. I. Cơ chế một cửa quốc gia là gì? Cơ chế một cửa quốc gia được quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật Hải quan 2014, theo đó, Cơ chế một cửa quốc gia được hiểu là việc cho phép người khai hải quan gửi thông tin, chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua một hệ thống thông tin tích hợp. Cơ quan quản lý nhà nước quyết định cho phép hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; cơ quan hải quan quyết định thông quan, giải phóng hàng hóa trên hệ thống thông tin tích hợp. II. Mô hình kết nối Cơ chế một cửa quốc gia Cổng thông tin một cửa quốc gia là nơi tiếp nhận và phản hồi các thông tin từ các Bộ, ngành và các bên có liên quan như sau: – Các Bộ, ngành tham gia vào quá trình cấp phép đối với các hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện xuất nhập cảnh, quá cảnh. – Cơ quan Hải quan. Cẩm nang về NSW & ASW 3 – Người vận tải, đại lý hãng tàu, đại lý giao nhận – Ngân hàng, bảo hiểm. – Doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đại lý hải quan. – Các bên liên quan khác. III. Những nội dung khi thực hiện cơ chế 1 cửa quốc gia Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP nội dung khi thực hiện cơ chế 1 cửa quốc gia bao gồm: a) Người khai hải quan khai thông tin, nộp chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua một hệ thống thông tin tích hợp (dưới đây gọi là Cổng thông tin một cửa quốc gia). Thời điểm khai thông tin, nộp chứng từ điện tử thực hiện theo quy định của các Luật quản lý chuyên ngành và các văn bản hướng dẫn thực hiện các Luật quản lý chuyên ngành. b) Các cơ quan nhà nước tiếp nhận và xử lý thông tin của người khai hải quan; phản hồi kết quả xử lý cho người khai hải quan; trao đổi thông tin khai thủ tục hành chính và kết quả xử lý thông tin khai thủ tục hành chính giữa các cơ quan nhà nước với nhau thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. c) Người khai hải quan tiếp nhận kết quả xử lý từ các cơ quan nhà nước thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. d) Cơ quan hải quan căn cứ kết quả xử lý của các cơ quan nhà nước để ra quyết định cuối cùng về thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phản hồi kết quả cho người khai hải quan thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. IV. Quy trình thực hiện thủ tục Cơ chế một cửa quốc gia Quy trình để thực hiện các thủ tục cấp phép và thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu có giấy phép trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, doanh nghiệp sẽ thực hiện theo 6 bước: – Bước 1: Gửi đơn xin cấp phép, hồ sơ cấp phép, tờ khai hải quan và hồ sơ hải quan dưới dạng điện tử đến cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia. – Bước 2: Cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia sẽ chuyển đơn xin cấp phép của doanh nghiệp đến hệ thống cấp phép của các Bộ, Ngành liên quan. – Bước 3: Các Bộ, Ngành xử lý hồ sơ xin cấp phép và chuyển giấy phép dưới dạng điện tử về Cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia. – Bước 4: Cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia chuyển giấy phép dưới dạng điện tử về cho doanh nghiệp đồng thời gửi tới hệ thống của hải quan. – Bước 5: Hải quan xử lý hồ sơ hải quan, đối chiếu thông tin giấy phép điện tử nhận được từ các Bộ, Ngành (nếu cần), quyết định kết quả thông quan và trả kết quả về Cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia. – Bước 6: Cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia trả kết quả thông quan về cho Doanh nghiệp và gửi kết quả đến hệ thống của các Bộ, Ngành để tham khảo. Trên đây là một số những thông tin chi tiết, quan trọng về cơ chế một cửa và Quy trình thực hiện thủ tục Cơ chế một cửa quốc gia. Để thực hiện quy trình xin cấp phép, hồ sơ cấp phép, tờ khai hải quan và hồ sơ hải quan dưới dạng điện tử đến cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia các bạn vui lòng liên hệ với Công ty Lacco theo địa chỉ hotline: 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được hỗ trợ chi tiết.
Xem thêm
Theo từng loại hàng hóa cần vận chuyển, container sẽ có nhiều loại khác nhau. Các đơn vị vận chuyển và công ty xuất - nhập khẩu sẽ dựa vào tính chất hàng hóa, kích thước, số lượng,... hàng cần vận chuyển để lựa chọn loại container thích hợp. Trong bài viết dưới đây, Công ty Lacco sẽ giúp các bạn cách phân loại container và quy trình gửi hàng FCL và LCL để nắm rõ hơn về quy trình vận chuyển và làm thủ tục tại các cảng biển nhé. I. Hướng dẫn phân loại container 1. Tổng hợp các loại container hiện nay – DC (Dry Container) là container hàng khô (chuyên chở những loại hàng bách hóa thông thường) – GP (General Purpose) là container thường (cách viết khác của container hàng khô) – ST (Standard) là container tiêu chuẩn (cách viết khác của container hàng khô) – HC (High Cube) là container cao – RE (Reefer) là container lạnh. – HR (High Reefer) là container lạnh, cao – OT (Open top) là container có thể mở nắp – FR (Flat rack) là container có thể mở nắp, mở cạnh Tham khảo thêm: Lịch sử ra đời của Container 2. Kích thước các loại container Theo quy định, mỗi loại container đều có kích thước cụ thể, áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 668:1995 để đảm bảo quá trình xếp dỡ và vận chuyển hóa an toàn đến điểm nhận hàng. Theo đó: – Các container ISO đều có chiều rộng là 2.438m (8ft) – Chiều dài sẽ lấy container 40’ làm chuẩn. Các container ngắn hơn sẽ tính toán chiều dài sao cho có thể xếp kết để đặt dưới container 40’ và vẫn đảm bảo có khe hở 3 inch ở giữa. Ví dụ như với 2 cont 20’ sẽ đặt khít dưới 1 container 40’ khoảng cách khe hở rộng 3 inch ở giữa 2 cont 20’. Do đó, container 20’ chỉ có chiều dài xấp xỉ 20 feet (chính xác là còn thiếu 1.5 inch). – Chiều cao được áp dụng theo 2 loại là cont thường và cao. Loại container thường cao 8 feet 6 inch (8’6’’) và cont cao sẽ có chiều cao 9 feet 6 inch (9’6’’). Các bạn theo dõi cụ thể Bảng thông số kỹ thuật container dưới đây: Tiêu chuẩn ISO 668:1995 20’GP 40’GP 40’HC Anh-Mỹ Hệ mét Anh-Mỹ Hệ mét Anh-Mỹ Hệ mét Số đo ngoài Dài 19’10,5’’ 6,058m 40’0’’ 12,192m 40’0’’ 12,192m Rộng 8’0” 2,438m 8’0” 2,438m 8’0” 2,438m Cao 8’6” 2,591m 8’6” 2,591m 9’6” 2,896m Số đo lòng Dài 19’3” 5,867m 39’545/64” 12,032m 39’4’’ 12,000m Rộng 7’819/32” 2,352m 7’819/32” 2,352m 7’7” 2,311m Cao 7’957/64” 2,385m 7’957/64” 2,385m 8’9” 2,650m Độ mở cửa Rộng 7’81/8” 2,343m 7’81/8” 2,343m 7’6’’ 2,280m Cao 7’53/4” 2,280m 7’53/4” 2,280m 8’5” 2,560m Dung tích 1,169ft3 33,1m3 2,385ft3 67,5m3 2,660ft3 75,3m3 Tải trọng tối đa 66.139 lb 30.400kg 66.139 lb 30.400kg 68.008 lb 30.848kg Trọng lượng bỏ 4.850 lb 2.200kg 8.380 lb 3.800kg 8.598 lb 3.900kg Tải trọng ròng 61.289 lb 28.200kg 57.759 lb 26.200kg 58.598 lb 26.580kg Việc phân loại container sẽ dựa vào kích thước và thể tích chứa hàng của mỗi cont. Tuy nhiên, khối lượng và số lượng hàng hóa tối đa có thể xếp vào bên trong thì tương đối như nhau. Tham khảo: Kích thước container tiêu chuẩn 10, 20, 40, 45, 50 feet Cụ thể về kích thước của các loại container, các bạn hãy theo dõi trong bảng dưới đây: Container 20 feet thường – 20GP Container 20 feet Flat Rack dùng để chở hàng quá khổ quá tải Container 20 feet thì cont 20 lạnh (RF) Container 20 feet open top (OT) Container 40 feet là loại tiêu chuẩn từ cont 20 Container 40 feet cao – 40HC Container 40 feet lạnh – 40RF Container 40 Cao lạnh giống như cont 40 lạnh nhưng chiều cao thì cao hơn Container 40 feet Flat Rack chuyên chở hàng quá khổ, quá tải và siêu trường, siêu trọng Container 40 feet Open top (OT) Container 45 feet (45 ft High Cube container) II. Gửi hàng nguyên (FCL) và gửi hàng lẻ (LCL) 1. Quy trình gửi hàng nguyên (FCL) Nhận nguyên, giao nguyên (FCL/FCL hay CY/CY) tức là người chuyên chở nhận nguyên container từ người gửi hàng. Quy trình nhận nguyên, giao nguyên diễn ra như sau: [1] Chủ hàng giao nguyên container đã đóng hàng và niêm phong kẹp chì cho người chuyên chở tại bãi container (CY – Container Yard) của cảng đi [2] Người chuyên chở bốc container lên tàu, phát hành B/L và thực hiện vận tải [3] Người chuyên chở dỡ container khỏi tàu và đưa về CY cảng đến [4] Người chuyên chở giao nguyên container trong tình trạng niêm phong cho người nhận tại CY của cảng đến trên cơ sở B/L đã được phát hành. Tham khảo:Quy trình giao nhận hàng FCL nhập khẩu của Công ty Lacco 2. Quy trình gửi hàng lẻ (LCL) Nhận lẻ, giao lẻ (LCL/LCL) tức là người chuyên chở nhận lẻ từ người gửi hàng và giao lẻ cho người nhận hàng. Trong vận tải container, việc gom các lô hàng lẻ (Consol) thành hàng nguyên thường do các công ty dịch vụ giao nhận (FWD/Logistics) thực hiện gọi là người gom hàng (Consolidator). Quy trình giao nhận hàng lẻ diễn ra như sau: [1] Người gom hàng nhận hàng lẻ từ các chủ hàng và cấp cho người gửi hàng một chứng từ gọi là vận đơn nhà (House Bill). [2] Người gom hàng đóng các hàng lẻ vào container và gửi nguyên container cho người chuyên chở. [3] Hãng tàu nhận container và sẽ cấp cho người gom hàng một vận đơn là vận đơn chủ (Master Bill) [4] Hãng tàu nhận giao container của cảng đến, dỡ khỏi tàu và giao nguyên container cho đại lý của người gom hàng tại cảng đến trên cơ sở Master Bill. [5] Đại lý của người gom hàng dỡ hàng ra khỏi container và giao hàng lẻ cho người nhận trên cơ sở HBL. Nội dung tham khảo: - Phân biệt vận chuyển LCL và Groupage (consolidation) - Quy trình thủ tục hải quan hàng nhập LCL tại Cảng Cát Lái (Chi tiết) III. Seal container – Kẹp chì container là gì? Seal container còn được gọi là kẹp chì container hay khóa niêm phong container. Do Seal container chỉ có thể mở ra một lần duy nhất và có mã từng seal nên có tác dụng đảm bảo tất cả hàng hóa xếp bên trong container đã được đóng và niêm phong đúng cách ở cảng đi và không bị mở trước khi đến tay người nhận. Người vận chuyển (hãng tàu) đảm bảo rằng khi hàng tới cảng đích seal còn nguyên và hãng tàu thu phí gọi là seal fee. Mỗi seal sẽ có một số seri gọi là số Seal (Seal no). Seal no là một dãy số gồm 6 chữ số, tùy thuộc vào số lượng sử dụng, mà các con số 0 sẽ được thêm vào phía trước cho đủ 6 chữ số. Sau khi người gửi hàng đóng hàng vào các container và kẹp chì thì số seal này sẽ được khai báo trên một số chứng từ như: – Phiếu đóng gói hàng hóa chi tiết (Packing List) – Vận đơn đường biển (Bill of Lading – B/L) – Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) Và một số chứng từ khác theo yêu cầu của từng loại hàng hóa và hải quan cảng đến. Trên đây là những hướng dẫn cụ thể về cách phân loại container và cách sử dụng Seal container (Kẹp chì container) để yên tâm hàng hóa đã được kiểm tra, niêm phong đúng khối lượng, số lượng trên giấy tờ hải quan và chuyển thẳng đến tay người nhận và quy trình vận chuyển hàng FCL và LCL. Để nắm được chi tiết quy trình vận chuyển hàng FCL và LCL của Lacco đến các cảng cụ thể và các thủ tục hải quan cho từng loại hàng hóa, các bạn hãy liên hệ trực tiếp với công ty Lacco theo địa chỉ hotline: 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được hỗ trợ tư vấn.
Xem thêm
Công văn số 5189/TCHQ-GSQL ngày 13/8/2019 của tổng cục Hải Quan quy định về kiểm tra, xác định xuất xứ, chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp. Theo công văn trên, khi doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa cần thực hiện quy trình nhập khẩu và thông quan như sau: Đối với lĩnh vực ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ – Hàng hóa khi nhập khẩu từ nước khác vào Việt Nam bắt buộc phải ghi rõ nguồn gốc xuất xứ VD: Hàng hóa nhập khẩu từ Hàn Quốc về Việt Nam thì trên nhãn mác hàng hóa phải thể hiện Made in Korea Có một số doanh nghiệp khi nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam đã ghi sẵn dòng chữ “Made in Vietnam”, “sản xuất tại Việt Nam”, “xuất xứ Việt Nam”… hoặc trên sản phẩm và/hoặc bao bì sản phẩm, phiếu bảo hành thể hiện bằng tiếng Việt các thông tin về nhãn hiệu, địa chỉ trụ sở doanh nghiệp, trang web, trung tâm bảo hành tại Việt Nam để tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu; Đối với trường hợp này đã thực hiện sai theo Công văn số 5189/TCHQ-GSQL, khi bị phát hiện, Hải Quan có quyền tạm ngừng thủ tục hải quan và tiến hành kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng. Đồng thời, doanh nghiệp phải chịu toàn bộ chi phí và nộp phạt đúng quy định. Tham khảo chi tiết: Nhãn hàng hóa là gì? Quy định về ghi nhãn hàng hóa? – Nhập khẩu hàng giả, hàng nhái, đã được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam Dưới cơ chế tự do thương mại các doanh nghiệp có quyền tự do nhập khẩu hàng hóa có thương hiệu. Tuy nhiên đối với các thương hiệu đã được đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu tại Việt Nam thì doanh nghiệp cần cung cấp cho cơ quan hải quan giấy ủy quyền của thương hiệu đó khi làm thủ tục hải quan. Đối với lĩnh vực xuất xứ hàng hóa Hàng hóa nhập khẩu về Việt Nam để được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo các hiệp định thương mại tự do thì doanh nghiệp nhập khẩu cần phải xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin) cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục. Tuy nhiên vì một số trường hợp mà C/O được cung cấp không hợp lệ có thể bị hải quan bác CO . Điều này dẫn tới doanh nghiệp không được hưởng thuế suất ưu đãi. VD: Hàng nhập khẩu từ Trung Quốc bắt buộc phải có CO form E để được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt Tham khảo: 6 Điều cần lưu ý về C/O Form E đối với hàng nhập khẩu tại Hải Phòng Cơ quan hải quan không đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu nếu người khai hải quan không khai thông tin xuất xứ hàng hóa tại ô mã nước xuất xứ trên tờ khai hải quan nhập khẩu. Trường hợp kiểm tra hồ sơ hải quan – Kiểm tra nội dung khai xuất xứ hàng hóa trên tờ khai hải quan nhập khẩu + Khai thông tin nước xuất xứ: Phải khai chính xác mã nước, vùng lãnh thổ nơi hàng hóa được chế tạo, sản xuất theo đúng bảng mã UN/LOCODE đã được Tổng cục Hải quan thông báo + Khai thông tin về hàng hóa: Phải khai đầy đủ, chính xác tên hàng, nhãn hiệu hàng hóa, quy cách phẩm chất, thông số kỹ thuật, thành phần cấu tạo, model, ký mã hiệu, đặc tính, công dụng của hàng hóa – Trường hợp người khai hải quan nộp C/O theo quy định tại Thông tư số 38/2018/TT-BTC Cần lưu ý các vấn đề sau: – Kiểm tra thông tin về người nhập khẩu: C/O phải thể hiện tên, địa chỉ người nhập khẩu phù hợp trên tờ khai hải quan – Kiểm tra nội dung khai thông tin về quy cách phẩm chất, thông số kỹ thuật, thành phần cấu tạo, model, ký/mã hiệu, đặc tính, công dụng của hàng hóa khai trên tờ khai nhập khẩu được quy định tại Phụ lục II của thông tư. Qua đó để xác định sự phù hợp hay không phù hợp của các thông tin với hồ sơ hải quan; – Kiểm tra nội dung về tên hàng, mô tả hàng hóa, số lượng, mã HS code, trị giá với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan để xác định nội dung khai của người khai hải quan hợp lệ, thống nhất và đủ cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa – Kiểm tra tiêu chí xuất xứ của hàng hóa trên C/O (theo tiêu chí hàm lượng giá trị gia tăng hoặc tiêu chí chuyển đổi mã số HS hàng hóa hoặc tiêu chí công đoạn gia công chế biến hàng hóa hoặc tiêu chí xuất xứ thuần túy,…) – Các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa + Tên hàng hóa; + Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; + Xuất xứ hàng hóa; + Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa – Xử lý kết quả kiểm tra Tham khảo chi tiết: Quy trình xin cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) Đối với trường hợp kiểm tra hồ sơ hải quan + Trường hợp qua kết quả kiểm tra hồ sơ hải quan chưa đủ cơ sở xác định xuất xứ hàng hóa, có nghi vấn dấu hiệu gian lận, giả mạo,…sẽ bị đề xuất lãnh đạo Chi cục Hải quan thực hiện chuyển luồng để kiểm tra thực tế + Trường hợp phát hiện có dấu hiệu nghi vấn sử dụng C/O giả, C/O không hợp lệ thì chuyển thông tin cho lực lượng kiểm soát chống buôn lậu của đơn vị để tiến hành điều tra, xác minh, làm rõ dấu hiệu vi phạm và xử lý theo quy định + Trường hợp CO cho lô hàng bị phát hiện khai sai tiêu chí xuất xứ hàng hóa để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt thì từ chối C/O Đối với trường hợp kiểm tra thực tế hàng hóa + Trường hợp qua kiểm tra mã số HS của hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu phát hiện hàng hóa nhập khẩu là sản phẩm hoàn chỉnh hoặc dạng tháo rời của một sản phẩm hoàn chỉnh nhưng khai mã số HS là nguyên liệu, cụm linh kiện thì yêu cầu doanh nghiệp khai đúng mã số HS theo quy định hoặc doanh nghiệp nhập khẩu nhiều lần, nhiều linh kiện, cụm linh kiện có dấu hiệu nghi vấn doanh nghiệp chỉ gia công, lắp ráp đơn giản, không đáp ứng quy tắc xuất xứ để xuất khẩu thì chuyển thông tin cho đơn vị kiểm tra sau thông quan để lập kế hoạch kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan + Trường hợp phát hiện hàng hóa quá cảnh có dấu hiệu là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, giả mạo xuất xứ Việt Nam thì chuyển thông tin cho lực lượng kiểm soát chống buôn lậu thuộc Cục để thực hiện xác minh, điều tra và xử lý theo quy định Tham khảo: Quy định, C/O hàng quá tải quá cảnh + Trường hợp phát hiện vi phạm liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ thì xử lý theo quy định tại Nghị định số 99/2013/NĐ-CP, Nghị định số 131/2013/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn có liên quan; + Trường hợp hàng hóa nhập khẩu không có nhãn hàng hóa thực hiện xử phạt theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 45/2016/NĐ-CP. Đồng thời chuyển thông tin cho Tổng cục quản lý thị trường để kiểm tra việc dán nhãn phụ trước khi lưu thông + Trường hợp trên nhãn hàng hóa nhập khẩu không ghi đầy đủ các thông tin bắt buộc theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP thì thực hiện xử phạt theo quy định, đồng thời chuyển thông tin cho Tổng cục quản lý thị trường để kiểm tra, giám sát việc dán nhãn phụ trước khi lưu thông + Trường hợp hàng hóa nhập khẩu (trừ hàng hóa đã xuất khẩu bị trả lại, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước, hàng hóa nhập khẩu là bao bì để đóng gói hàng hóa sản xuất tại Việt Nam) có nhãn hàng hóa nhưng trên nhãn ghi hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ Việt Nam như “Made in Vietnam” hoặc “Produced in/by Vietnam” hoặc “Origin Vietnam”…thì thực hiện xử lý đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại Điều 13 Nghị định số 185/2015/NĐ-CP; + Trường hợp phát hiện người khai hải quan cố ý không khai hoặc khai sai xuất xứ hàng hóa để trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức xử lý hình sự thì xử lý theo quy định. Để hiểu hơn về các quy định xuất xứ hàng hóa và các thủ tục hải quan nhập khẩu, các bạn hãy liên hệ đến công ty Lacco theo địa chỉ hotline: 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được tư vấn hỗ trợ trực tiếp từ đội ngũ chuyên viên khai báo hải quan dày dặn kinh nghiệm của công ty giao nhận vận tải quốc tế Lacco.
Xem thêm
Hàng hóa của doanh nghiệp đang cần phải xuất khẩu gấp nhưng không biết tình trạng thông quan như thế nào, quá trình nộp thuế và các quy trình hải quan đã thực hiện đến đâu? dự kiến thời gian hoàn thành,... Ngoài việc liên hệ trực tiếp với đơn vị cung cấp dịch vụ khai thuê hải quan thì doanh nghiệp có thể chủ động tra cứu diễn biến và nộp thuế tờ khai hải quan. Các tra cứu rất đơn giản, các bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây: I/ Cách tra cứu tình trạng nộp thuế của tờ khai hải quan Để biết được tờ khai hải quan lô hàng của doanh nghiệp bạn đã được nộp thuế, thông quan chưa, các bạn thực hiện các bước tra cứu như sau: B1: Doanh nghiệp truy cập tại đây B2: Nhập thông tin mã doanh nghiệp, số tờ khai, mã hải quan, ngày tờ khai để tiến hành tra cứu Sau khi khai báo đầy đủ thông tin, doanh nghiệp sẽ biết được tờ khai hải quan của mình đã được thông quan hay chưa. Doanh nghiệp thực hiện các bước sau: Tra cứu thông tin của tờ khai hải quan B1: Doanh nghiệp truy cập tại đây B2: Nhập thông tin Số tờ khai, Mã số thuế doanh nghiệp, Số CMT người đại diện trên ĐKKD và tiến hành tra cứu Tra cứu diễn biến nộp thuế của tờ khai hải quan B1: Doanh nghiệp truy cập tại đây B2: Nhập thông tin MST doanh nghiệp, số tờ khai và tiến hành tra cứu Tra cứu nợ thuế của doanh nghiệp B1: Doanh nghiệp truy cập tại đây B2: Nhập thông tin MST doanh nghiệp, Số CMT của người đại diện trên ĐKKD và tiến hành tra cứu II/ Hướng dẫn nộp thuế của tờ khai hải quan Trước khi tiến hành làm thủ tục để thông quan hàng hóa thì doanh nghiệp cần phải nộp thuế vào tài khoản ngân sách nhà nước tại mã chi cục mở tờ khai. Mỗi chi cục sẽ có mã để tiến hành thu ngân sách nhà nước riêng nên chúng ta tra cứu trước khi tiến hành đi nộp thuế nhé! Ví dụ: Tờ khai hải quan mở tại Chi cục hải quan Cảng Hải Phòng Khu Vực III thì sẽ tiến hành nộp thuế vào Tài khoản thu nộp ngân sách của Chi cục HQ Cảng Hải Phòng Khu Vực III với mã tài khoản như sau: Doanh nghiệp có thể nộp thuế online hoặc ra ngân hàng nộp trực tiếp vào từng mã tài khoản thu Ngân sách nhà nước của chi cục nơi mở tờ khai hải quan. Thông thường, đối với khách hàng của Lacco, việc tra cứu tình trạng và nộp thuế tờ khai hải quan cho lô hàng xuất khẩu sẽ có đội ngũ Ops (nhân viên hiện trường) và bộ phận liên quan của công ty Lacco trực tiếp hỗ trợ tra cứu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng theo hướng dẫn trên đây để chủ động cập nhật tình hình hàng hóa của mình. Nếu bạn muốn tìm đơn vị hỗ trợ các dịch vụ hải quan: khai báo hải quan, thủ tục hoàn thuế, báo cáo quyết toán,... và các dịch vụ giao nhận vận tải hãy liên hệ với công ty Lacco để được tư vấn và cung cấp dịch vụ tốt nhất, phục vụ quý khách từ A- Z. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ, công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Để giúp các doanh nghiệp hiểu hơn về công bố hợp quy và quy trình công bố hợp quy, nếu bạn muốn nắm rõ thông tin chi tiết, hãy cùng Công ty Laco theo dõi chi tiết bài viết dưới đây. Khái quát công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Để thực hiện công bố hợp quy, doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn quốc gia mà Nhà nước đã ban hành. Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác; Chứng nhận hợp quy là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Đối tượng của công bố hợp quy bao gồm các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành hoặc được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương do Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành. Công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc phải thực hiện. Các bước thực hiện công bố hợp quy Bước 1: Đánh giá hợp quy do tổ chức chứng nhận được chỉ định ( bên thứ ba) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy ( bên thứ nhất) tự thực hiện; Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định. Hồ sơ đăng ký công bố hợp quy Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm: - Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ Phụ lục III Thông tư 28/2012/TT-BKHCN); - Bản sao hợp lệ Giấy đăng ký doanh nghiệp/Giấy đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư /Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ tương đương khác); - Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp kèm theo mẫu dấu hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm: - Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ Phụ lục III Thông tư 28/2012/TT-BKHCN); - Bản sao hợp lệ Giấy đăng ký doanh nghiệp/Giấy đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư /Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ tương đương khác); Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy chưa được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP…): Hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân phải có quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng (theo Mẫu 1. KHKSCL tại Phụ lục III Thông tư 28/2012/TT-BKHCN và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý; Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP…), - Nộp kèm bản sao giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực; - Bản sao Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký; - Báo cáo đánh giá hợp quy (theo Mẫu 5. BCĐG tại Phụ lục III Thông tư 28/2012/TT-BKHCN) kèm theo mẫu dấu hợp quy và các tài liệu có liên quan; Lưu ý: Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp hoặc báo cáo đánh giá hợp quy trường hợp tổ chức, cá nhân tự đánh giá hợp quy là 03 năm kể từ ngày được cấp hoặc ngày ký xác nhận. Để nắm chi tiết về các thủ tục hải quan, các bạn hãy liên hệ ngay cho công ty Lacco theo địa chỉ hotline: 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được hỗ trợ. Lacco là đơn vị Forwarder uy tín với 15 năm kinh nghiệm cung cấp các dịch vụ logistics như: Vận chuyển hàng quốc tế & Nội địa bằng đa dạng các phương thức vận chuyển và các dịch vụ khai báo hải quan sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng với chi phí tốt nhất và chất lượng dịch vụ an toàn nhất.
Xem thêm