Hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Ngày 5 tháng 5 năm 2021, Tổng cục Hải Quan cục hải quan TP Hải Phòng đã ban hành công văn số 4871 HQHP-CBL&XLVP về về việc hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 128/2020/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Nội dung công văn số 4871 HQHP-CBL&XLVP
Quá trình thi hành Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan (sau đây gọi tắt là Nghị định) và các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng đã báo cáo Tổng cục Hải quan khó khăn, vướng mắc, các nội dung có cách hiểu chưa thống nhất và được Tổng cục Hải quan hướng dẫn tại công văn số 2224/TCHQ-PC ngày 13/5/2021 (sau đây gọi tắt là công văn).
Để có cách hiểu và thực hiện thống nhất, Cục Hải quan thành phố Hải: Phòng yêu cầu các đơn vị triển khai nghiên cứu, tổ chức thực hiện hướng dẫn nêu trên của Tổng cục Hải quan và lưu ý một số nội dung sau:
Mục 2 công văn:
Cụm từ “không làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp” tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định:
- Là dấu hiệu để phân định hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 với các hành vi vi phạm ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp theo quy định tại Điều 9, Điều 14 Nghị định.
- Các trường hợp khai sai có ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp gồm khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu; trốn thuế thì xử phạt theo quy định tại Điều 9, Điều 14 Nghị định.
- Các trường hợp khai sai nhưng không làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp (bao gồm cả trường hợp khai sai dẫn đến thừa số tiền thuế phải nộp) thuộc điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định.
Mục 3 công văn:
Khoản 5 Điều 9 Nghị định quy định: “Thực hiện xử phạt theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này chỉ áp dụng trong trường hợp số tiền thuế chênh lệch từ 500.000 đồng/tờ khai hải quan đối với vi phạm do cá nhân thực hiện, từ 2.000.000 đồng/tờ khai hải quan đối với vi phạm do tổ chức thực hiện”.
Quy định tại khoản này chỉ được áp dụng đối với các hành vi vi phạm quy định về khai thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu tại Điều 9.
Các trường hợp khai sai khác (không làm thiếu số tiền thuế phải nộp, không làm tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu) thì không áp dụng quy định tại Điều 9.
Ví dụ: Doanh nghiệp X khai báo làm thủ tục nhập khẩu tại 01 tờ khai Hải quan có 03 mục hàng (hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế). Mục hàng 1, Doanh nghiệp khai sai về tên hàng, lượng, mã số... dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp. Mục hàng 2, Doanh nghiệp khai sai về tên hàng, lượng, mã số ... nhưng không làm thay đổi số tiền thuế phải nộp. Mục hàng 3, Doanh nghiệp khai sai về tên | hàng, lượng, mã số... dẫn đến thừa số tiền thuế phải nộp.
Trường hợp có đủ cơ sở xác định Doanh nghiệp vi phạm, vụ việc thuộc trường hợp xử phạt thì thực hiện xử phạt như sau:
- Mục hàng 1: Xử phạt theo quy định tại Điều 9 hoặc Điều 14 Nghị định. Số tiền thuế thiếu được xác định là số tiền thuế Doanh nghiệp khai thiếu tại mục hàng 1.
- Mục hàng 2 và 3: Xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định. Trường hợp khai sai về lượng thì trị giá tang vật vi phạm được xác định là trị giá của mục hàng 2 và 3.
Mục 7, 8 công văn:
- Đối với mục 7: Các đơn vị thực hiện thống kê, tổng hợp các vụ việc phát sinh tương tự (nếu có)
- Đối với mục 8: Các đơn vị tập hợp, báo cáo cụ thể vụ việc kèm hồ sơ và đề xuất (nếu có)
Báo cáo gửi về Cục Hải quan thành phố Hải Phòng (qua Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm) trước ngày 25/5/2021 để tập hợp báo cáo Tổng cục Hải quan.
Ngoài ra, quá trình theo dõi công tác xử lý vi phạm hành chính và đánh giá thi hành Nghị định số 128/2000/NĐ-CP, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng thấy việc thiết lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính của các đơn vị chưa đầy đủ, chặt chẽ. Để có cơ sở áp dụng chính xác chế tài xử phạt vi phạm hành chính (hình thức phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả) đối với các hành vi vi phạm | hành chính quy định hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm hành chính, trừ trường hợp tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm nhập khẩu gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường;
- Buộc tiêu hủy đối với tang vật vi phạm hành chính là văn hoá phẩm có nội dung độc hại, sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, đình chỉ lưu hành; xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành tại Việt Nam; hàng hóa xuất khẩu gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường;
Cục Hải quan thành phố Hải Phòng yêu cầu các đơn vị thống nhất thực hiện trong việc thiết lập hồ sơ vụ việc như sau:
- Báo cáo tổng hợp phải có nội dung xác định:
+ Tang vật vi phạm có phải là hàng hóa, vật phẩm nhập khẩu gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường;
+ Tang vật vi phạm hành chính có phải là văn hoá phẩm có nội dung độc hại; sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành; đã có quyết định đình chỉ phổ biến, đình chỉ lưu hành; xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành tại Việt Nam; hàng hóa xuất khẩu gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường;
- Bổ sung các chứng từ, tài liệu liên quan (nếu có) để chứng minh các nội dung đã báo cáo trên.
Cục Hải quan thành phố Hải Phòng thông báo để các đơn vị thực hiện. Quá trình thực hiện có phát sinh khó khăn, vướng mắc, các đơn vị báo cáo kịp thời về Cục Hải quan thành phố Hải Phòng (qua Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm) để hướng dẫn, giải quyết./