Preloader Close

Tìm kiếm

Cảng Qingdao (Thanh Đảo) Trung Quốc được đánh giá là trung tâm thương mại quốc tế và vận tải biển của Trung Quốc. Trong những năm gần đây, lưu lượng hàng hóa Việt nam vận chuyển đến và đi Cảng Qingdao cũng ngày càng gia tăng. Cảng Thanh Đảo có điểm gì đặc biệt và dịch vụ vận chuyển đường biển Qingdao - Việt Nam như thế nào? 1. Cảng Qingdao (Thanh Đảo) Trung Quốc Cảng Qingdao (Thanh Đảo) được xây dựng và hoàn thành năm 1892, nằm trên vùng biển Hoàng Hải trong vùng lân cận của Thanh Đảo, Sơn Đông, giáp biên giới trên biển với Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên. Qingdao sở hữu vị trí địa lý cùng điều kiện tự nhiên thuận lợi và trở thành trung tâm thương mại và vận tải biển quan trọng. Cảng biển này phục vụ cho hoạt động giao thương nội địa rộng lớn của Trung Quốc bao gồm các tỉnh Sơn Đông, Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Tây, Thiểm Tây, Cam Túc, Nội Mông, Tân Cương và Tứ Xuyên. Hiện đang kết nối với hơn 450 cảng biển thuộc hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Cảng có lợi thế về những khoảng nước sâu và rộng, hoàn toàn không bị đóng băng trong mùa đông và không có bùn dưới đáy. Hiện nay, cảng có 70 bến sản xuất, trong đó có 24 bến là bến nước biển sâu cho tàu trên 10.000 DWT. Qiandao gồm có ba khu vực chính: cảng Thanh Đảo cũ, cảng dầu Huangdao và cảng mới Qiandao. Đây là nơi chuyên cung cấp các dịch vụ bốc xếp, lưu trữ và hậu cần cho các container, xử lý các mặt hàng quặng sắt, dầu thô, ngũ cốc… và bao gồm cả dịch vụ dành cho hành khách. Với công suất vô cùng lớn, cảng có khả năng xử lý hàng triệu tấn tất cả các loại hàng hóa có số lượng lớn và kích thước lớn. Năm 2012, cảng tiếp nhận hơn 400 triệu tấn hàng hóa, tăng vượt bậc so với những năm trước, giúp cảng đạt được vị trí thứ tám trên thế giới về lưu lượng hàng hóa xử lý thông qua. Tham khảo thêm:TOP 5 cảng biển lớn của Trung Quốc [Thời gian, giá cước vận chuyển] 2. Vận chuyển hàng hóa tại cảng Qiandao Hãng tàu vận chuyển từ cảng Qingdao về Việt Nam Với lưu lượng hàng hóa vận chuyển về Việt Nam và ngược lại tại cảng Thanh Đảo nên hầu hết các hãng tàu quốc tế lớn đều thực hiện vận chuyển hàng hóa tại cảng này: Maersk Line, MSC line, Cosco, CMA CGM, HAPAG-LLOYD, ONE, Evergreen, Wanhai, Zim, YANGMING... Để book tàu xuất nhập khẩu hàng tại Qingdao, các doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp với công ty Lacco theo hotline: 0906 23 5599 để được hỗ trợ. Thời gian vận chuyển từ cảng Qingdao về Việt Nam Hiện này, Lacco đã cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng FCL và LCL (hàng lẻ ghép container và hàng nguyên container). Thời gian vận chuyển hàng từ cảng Qingdao về Việt Nam và ngược lại sẽ căn cứ vào transit time từ Qingdao – Hải Phòng, Qingdao – Hồ Chí Minh, dao động trong khoảng từ 7-9 ngày (giai đoạn mùa cao điểm) tùy từng lines tàu. Lịch trình tàu chạy cũng phụ thuộc vào lượng hàng thời điểm, thời tiết,... nên để chắc chắn về thời gian và lịch trình tàu chạy Qingdao – Hải Phòng, Qingdao – Hồ Chí Minh các bạn hãy liên hệ cho công ty Lacco hoặc các công ty dịch vụ vận chuyển quốc tế uy tín để được tư vấn hỗ trợ cụ thể. Giá cước vận chuyển từ cảng Qingdao Tương tự như các cảng biển Trung Quốc khác như: Ningbo, Guangzhou, Shanghai, Tianjin… giá cược vận chuyển cụ thể sẽ được tổng hợp từ khối lượng - kích thước hàng, loại hàng vận chuyển, hình thức vận chuyển, thời điểm giá cước các hãng tàu phát hành,... Nên để biết chính xác lô hàng nhập - xuất khẩu cần vận chuyển của doanh nghiệp cảng Qingdao - Hải Phòng/Hồ Chí Minh thì các bạn cần liên hệ nhanh đến đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển uy tín hoặc email: info@lacco.com.vn để được báo giá cụ thể. 3. Lacco cung cấp dịch vụ logistics cảng Qingdao Lacco tự hào là đơn vị vận tải quốc tế uy tín hàng đầu với 15 năm hoạt động trong lĩnh vực logistics, chuyên cung cấp dịch vụ hải quan và vận tải quốc tế hàng đầu phục vụ khách hàng. - Dịch vụ vận chuyển quốc tế: hàng FCL, LCL - Dịch vụ vận chuyển nội địa - Dịch vụ hải quan hàng hóa - Dịch vụ làm thủ tục, xin giấy phép chuyên ngành… Lacco cũng là thành viên tích cực của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hải quan Việt Nam. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Nhãn năng lượng là 1 con tem được dán trên thiết bị điện để cung cấp các thông tin chỉ số và khả năng tiết kiệm điện. Thông qua con tem này, người dùng có thể xác nhận được chất lượng của sản phẩm. Bài viết này, Lacco sẽ giúp bạn nắm được thông tin về dán nhãn năng lượng và cách đăng ký dán nhãn năng lượng bộ công thương. 1. Các loại dán nhãn năng lượng Theo Điều 15 Nghị định 21/2011/NĐ-CP, nhãn năng lượng có 2 loại sau: Nhãn năng lượng xác nhận Nhãn năng lượng xác nhận có hình biểu tượng Tiết kiệm năng lượng (hay còn gọi là Ngôi sao năng lượng Việt) được hiển thị trên các phương tiện, thiết bị lưu thông trên thị trường khi những phương tiện, thiết bị này có mức hiệu suất năng lượng bằng hoặc cao hơn mức hiệu suất năng lượng cao do Bộ Công Thương quyết định theo từng thời kỳ. Nhãn năng lượng so sánh Mức hiệu suất năng lượng khác nhau ứng với năm cấp hiệu suất năng lượng tương ứng với số sao in trên nhãn, từ một sao đến năm sao, nhãn năm sao là nhãn có hiệu suất tốt nhất. Hình ảnh nhãn năng lượng so sánh dưới đây tương ứng với 5 cấp hiệu suất năng lượng theo quy định (thể hiện bằng số sao trên nhãn) như hình: Màu sắc và kích thước của nhãn năng lượng so sánh được quy định cụ thể như hình dưới đây: 2. Quy định về dán nhãn năng lượng Quyết định QĐ 04_2017_QĐ-Ttg ngày 09/3/2017 của Thủ tướng chính (thay thế Quyết định 51/2011/TTg ngày 12/9/2011) phủ phê duyệt danh mục các mặt hàng phải kiểm tra Hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng theo lộ trình Thông tư 36/2016/TT-BTC ngày 10 tháng 2 năm 2017 chính thức có hiệu lực. Thông tư quy định dán nhãn năng lượng chi tiết đối với Trung tâm thử nghiệm, Doanh nghiệp, Tổng cục năng lượng,… phải làm gì. Công Văn 1786/TCHQ-GSQL ngày 11 tháng 03 năm 2016, hướng dẫn chi tiết về việc xử lý lô hàng dán nhãn năng lượng trước khi thông quan. Theo đó khẳng định: – Việc dán nhãn năng lượng là việc sau thông quan – Chỉ cần nộp kết quả thử nghiệm HSNL hoặc Quyết định cấp chứng nhận dán nhãn năng lượng là được thông quan – Để tránh phát sinh lưu cont, DN làm công văn đem hàng về kho bảo quản theo mẫu 09 của thông tư 38 và CV cam kết nộp kết quả thử nghiệm HSNL trong vòng 30 ngày kể từ khi đem hàng về kho bảo quản Công Văn 1053/TCNL – KHCN ngày 26 tháng 4 năm 2016. Công Văn chỉ rõ về thời gian đối với các lô hàng xuất trình kết quả thử nghiệm HSNL của lô trước có cùng tên hàng, model, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu với lô hàng trước đó trong vòng 6 tháng. Công văn CV 5010/TCHQ-GSQL ngày 28 tháng 7 năm 2017 là công văn quy định dán nhãn năng lượng mới nhất được hiện nay 3. Mô tả nhãn năng lượng so sánh trên các thiết bị gia dụng Thông qua nhãn năng lượng, người dùng sẽ được tiếp nhận các thông tin cơ bản: Số sao in trên nhãn năng lượng: Mức hiệu suất năng lượng được xác định dựa trên kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng của sản phẩm. Tên nhà sản xuất: Là tên của tổ chức/doanh nghiệp sản xuất sản phẩm dán nhãn năng lượng. Xuất xứ: Thể hiện thông tin quốc gia, tại đó sản phẩm được sản xuất. Mã sản phẩm: Là mã hiệu của phương tiện, thiết bị của doanh nghiệp đăng ký dán nhãn. Công suất danh định: Công suất tiêu thụ điện danh định của phương tiện, thiết bị do nhà sản xuất công bố. Hiệu suất năng lượng: Là chỉ số hiệu suất năng lượng của thiết bị quy định tại TCVN. 4. Tại sao phải dán nhãn năng lượng? Dán nhãn năng lượng mang lại rất nhiều lợi ích đối với người tiêu dùng và chính doanh nghiệp bán hàng. Cụ thể có 3 lý do quan trọng mà doanh nghiệp nên dán nhãn năng lượng lên sản phẩm: - Nhãn năng lượng giúp người tiêu dùng biết được khả năng tiêu thụ điện của sản phẩm. - Nhãn năng lượng làm cho nhà sản xuất có trách nhiệm hơn trong việc cải tiến sản phẩm, nhằm mục đích tiết kiệm năng lượng, có lợi cho người dùng. - Các sản phẩm có nhãn năng lượng có tính pháp lý thông quan hàng hoá, là các sản phẩm được bán hợp pháp (sản phẩm không có không có nghĩa là hàng xách tay, hàng lậu). 5.Các mặt hàng phải dán nhãn năng lượng STT Tên hàng hóa Tiêu chuẩn hiệu suất tối thiểu áp dụng Nhóm thiết bị gia dụng 1 Đèn huỳnh quang ống thẳng TCVN 8249:2013 2 Đèn huỳnh quang compact TCVN 7896:2015 3 Chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang TCVN 8248:2013 TCVN 7897:2013 4 Máy điều hòa nhiệt độ TCVN 7830:2015 5 Tủ lạnh TCVN 7828:2013 TCVN 7829:2013 6 Máy giặt sử dụng trong gia đình TCVN 8526:2013 7 Nồi cơm điện TCVN 8252:2015 8 Quạt điện TCVN 7826:2015 9 Máy thu hình TCVN 9537:2012 10 Đèn LED TCVN 11843:2017 TCVN 11844:2017 11 Bình đun nước nóng có dự trữ TCVN 7898 : 2009 Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại 12 Máy phôtô copy TCVN 9510:2012 13 Màn hình máy tính TCVN 9508:2012 14 Máy in TCVN 9509:2012 15 Tủ giữ lạnh thương mại TCVN 9509:2012 16 Máy tính xách tay TCVN 11848:2017 Nhóm thiết bị công nghiệp 17 Máy biến áp phân phối TCVN 8525:2010 18 Động cơ điện TCVN 7540-1:2013 TCVN 7540-2:2013 Nhóm phương tiện giao thông vận tải 19 Xe ô tô con loại dưới 7 chỗ 20 Xe ô tô con loại trên 7 chỗ đến 9 chỗ 21 Xe mô tô 22 Xe gắn máy 6. Đăng ký dán nhãn năng lượng bộ công thương * Trường hợp đăng ký mới: Bước 1: Lập hồ sơ đăng ký Trước khi đưa phương tiện, thiết bị ra thị trường, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị đó phải lập 01 bộ hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng và gửi về Bộ Công Thương. Bước 2: Đăng ký Doanh nghiệp đăng ký dán nhãn năng lượng được lựa chọn hình thức gửi hồ sơ qua mạng internet tại Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương hoặc gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Bộ Công Thương. Trường hợp các hồ sơ, tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có công chứng. Bước 3: Sau đăng ký Sau khi nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng đến Bộ Công Thương, doanh nghiệp được tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm đã đăng ký. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực đối với các thông tin đã công bố trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng và thông tin hiển thị trên nhãn năng lượng. * Trường hợp đăng ký dán nhãn năng lượng lại: Doanh nghiệp phải đăng ký dán nhãn năng lượng lại khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Tiêu chuẩn đánh giá thay đổi; - Phương tiện, thiết bị đã được đăng ký dán nhãn năng lượng có những thay đổi về mức tiêu thụ năng lượng. Nội dung và thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng lại như quy định tại bước 1 đến bước 3 đã nêu. Lưu ý: Hiện nay, để đăng ký dán nhãn năng lượng bộ công thương, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện hoặc gửi hồ sơ qua mạng internet tại Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương.
Xem thêm
Để nhập khẩu phụ tùng ô tô về Việt Nam theo đúng quy định, doanh nghiệp cần nghiên cứu chi tiết, chính xác các thông tin về mã HS phụ tùng ô tô là gì, các loại thuế và quy trình, thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô. Bài viết dưới đây, Lacco sẽ chia sẻ đầy đủ và chi tiết về việc nhập khẩu phụ tùng ô tô theo quy định mới nhất. 1. Phụ tùng ô tô là gì? Phụ tùng ô tô được hiểu là tất cả các bộ phận được sử dụng để lắp ráp, cấu thành chiếc xe ô tô hoàn chỉnh: xilanh, piston, séc măng, trục khuỷu, xupap…. Các vật liệu phụ tùng này được sản xuất riêng lẻ và có thể thay thế khi xe bị hỏng hóc. Để lắp ráp một chiếc ô tô hoàn chỉnh, có thể phải sử dụng đến hàng ngàn chi tiết lớn nhỏ khác nhau. Trong đó, những bộ phận thiết yếu của chiếc xe phải nhắc tới như: khung, gầm, động cơ và những phần phụ trợ như lốp, đèn, phanh. Bên cạnh đó còn những bộ phận đi kèm phục vụ sự thoải mái hay nhu cầu vui chơi giải trí… Do hoạt động sản xuất xe hơi trong nước vẫn còn nhiều hạn chế, nhu cầu sử dụng lại ngày càng lớn. Do đó, việc nhập khẩu phụ tùng ô tô từ các "xưởng" ô tô thế giới phục vụ cho các xưởng sửa chữa cũng rất. Vậy thủ tục để nhập khẩu phụ tùng ô tô về Việt Nam thực hiện như thế nào? thuế nhập khẩu phụ tùng ô tô là bao nhiêu? 2. Quy định, chính sách nhập khẩu phụ tùng ô tô hiện nay Để nhập khẩu phụ tùng ô tô, doanh nghiệp cần chú ý các quy định, chính sách pháp luật hiện hành sau đây: - Luật thuế GTGT 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008; - Quyết định 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/03/2017; - Thông tư 41/2018/TT-BGTVT ngày 30/07/2018 - Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018; - Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019; - Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018; - Thông tư số 09/2019/TT-BKHCN ngày 30/09/2019. Theo các quy định trên, mặt hàng phụ tùng ô tô thuộc danh mục hàng hóa được phép xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, các sản phẩm phụ tùng ô tô cũ, đã qua sử dụng đều bị cấm nhập khẩu. Riêng đối với một số loại phụ tùng ô tô đặc biệt như: Đèn, kính chiếu hậu, kính an toàn, lốp xe…, Hải quan yêu cầu phải làm kiểm tra chất lượng nhà nước theo thông tư 41/2018/TT-BGTVT. 3. Mã HS và thuế nhập khẩu của phụ tùng ô tô Mã hs phụ tùng ô tô Theo Biểu thuế xuất nhập khẩu 2023, mã hs phụ tùng ô tô hiện đang được phân chia thành nhiều loại mã khác nhau. Các bạn có thể tham khảo một số mã hs phụ tùng ô tô được Lacco liệt kê dưới đây: - Bộ phận và phụ kiện khác của thân xe có mã tiểu mục: 8707 và 8708 - Lốp xe có mã tiểu mục: 4011, 4012, 4013, 4016 - Gương xe và kính an toàn có mã tiểu mục: 7007 và 7009 - Bộ phận đèn có mã tiểu mục: 8512 - Bộ phận điện có mã tiểu mục: 8511, 8544 Căn cứ vào những mã HS phụ tùng ô tô này để tiến hành các loại thuế và mức thuế doanh nghiệp phải đóng là bao nhiêu. Thuế nhập khẩu phụ tùng ô tô Đối với mặt hàng phụ tùng ô tô nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ phải chịu 2 loại thuế là: Thuế nhập khẩu và thuế GTGT nhập khẩu. Thuế GTGT nhập khẩu là giá trị CIF của đơn hàng và thuế nhập khẩu. Đối với mặt hàng phụ tùng ô tô thì thuế GTGT nhập khẩu. Khi làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô phải kiểm tra kỹ mã hs. Việc này sẽ giúp xác định được chính xác số thuế nhập khẩu. Để nắm được chính xác mức thuế phải đóng đối với từng bộ phận phụ tùng ô tô, bạn hãy liên hệ đến công ty Lacco theo địa chỉ hotline: 0906 23 5599 để được tư vấn miễn phí. 4. Thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô Hồ sơ nhập khẩu phụ tùng ô tô Để nhập khẩu phụ tùng ô tô về Việt nam, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các loại thủ tục sau: - Tờ khai hải quan - Vận đơn (Bill of lading) - Hóa đơn thương mại (Commercial invoice) - Danh sách đóng gói (Packing list) - Hợp đồng thương mại (Sale contract) - Chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin) nếu có - Giấy đăng ký hợp chuẩn hợp quy Tùy thuộc vào một số loại hình mã HS, doanh nghiệp nhập khẩu cần phải chuẩn bị thêm giấy đăng ký hợp chuẩn hợp quy. Bộ hồ sơ nhập khẩu phụ tùng ô tô thông thường chỉ cần tờ khai hải quan, vận đơn, hóa đơn, chứng nhận xuất xứ (nếu có) thì có thể làm thủ tục nhập khẩu. Tuy nhiên, tùy theo từng trường hợp cụ thể hoặc theo yêu cầu của hải quan thì sẽ phải bổ sung các chứng từ khác. Quy trình nhập khẩu phụ tùng ô tô Sau khi doanh nghiệp đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì có thể nhanh chóng tiến hành quy trình nhập khẩu với 4 bước: Bước 1. Khai báo hải quan Sau khi đã xác định được mã hs phụ tùng ô tô thì có thể tiến hành khai quan ngay trên phần mềm khai quan. Từ đó, xác định thuế nhập khẩu phụ tùng ô tô, thuế GTGT phụ tùng ô tô bao nhiêu. Thông thường, bước khai hải quan sẽ khá phức tạp nên phần lớn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ lựa chọn hình thức thuê dịch vụ khai hải quan để xử lý hồ sơ được nhanh chóng. Bước 2. Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu Theo thông tư số 41/2018/TT-BGTVT, phụ tùng ô tô phải có chứng nhận hợp chuẩn hợp quy sau thông quan và trước khi đưa ra thị trường. Trên thực tế, doanh nghiệp phải có giấy đăng ký kiểm tra chất lượng cho mặt hàng nhập khẩu khi làm thủ tục. Một số loại phụ tùng cần kiểm tra chuyên ngành gồm: - Gương chiếu hậu xe ô tô mã hs: 7009.10.00 - Vật liệu nội thất xe ô tô mã hs: 8708.99.80 - Kính an toàn xe ô tô mã hs: 70.07 - Lốp hơi xe ô tô mã hs: 4011.10.00; 4011.20 - Vành hợp kim xe ô tô mã hs: 8708.70 - Thùng nhiên liệu xe ô tô mã hs: 8708.99 Bước 3. Mở tờ khai nhập khẩu Sau khi mở tờ khai, hải quan sẽ phân luồng hàng hóa, nếu tất cả đều diễn ra bình thường thì hàng sẽ được thông quan. Nếu hàng bị phân vào luồng vàng hoặc luồng đỏ, doanh nghiệp sẽ tiếp tục thực hiện theo các yêu cầu của hải quan và thông quan. Bước 4. Đưa hàng về kho và hoàn tất đăng ký kiểm tra chuyên ngành Sau khi hàng thông quan thì doanh nghiệp sẽ tiến hành đóng thuế và nhập khẩu, đưa hàng về kho. Để đưa hàng hóa ra thị trường, doanh nghiệp phải cung cấp được giấy đăng ký kiểm tra chất lượng. Lưu ý: - Khi làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô, có một số vấn đề doanh nghiệp cần lưu ý: - Chỉ một số loại phụ tùng ô tô đặc biệt mới yêu cầu kiểm tra chất lượng - Nếu có C/O hàng hóa, có thể được hưởng thuế nhập khẩu phụ tùng ô tô ưu đãi đặc biệt Phụ tùng ô tô là hàng mang tính thẩm mỹ cao nên trong quá trình vận chuyển cần đảm bảo cẩn thận trong quá trình kiểm hóa, bốc xếp hàng, tránh trầy xước. Trên đây là những nội dung, kiến thức doanh nghiệp bắt buộc phải chú ý thực hiện trong quá trình nhập khẩu phụ tùng ô tô. Nếu doanh nghiệp cần hỗ trợ thêm về các dịch vụ hải quan, vận chuyển phụ tùng ô tô, hãy liên hệ ngay công ty để được các chuyên viên chuyên nghiệp của công ty Lacco tư vấn miễn phí, chi tiết. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Quy định thời gian được phép chuyển tồn kho theo dõi nguyên liệu dư thừa của loại hình gia công là bao lâu? Văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về vấn đề này. Nguyên vật liệu gia công dư thừa được phép tồn kho bao lâu? Về vấn đề này, Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh cũng đưa ra băn khoăn khi sản phẩm không được xuất khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu dư thừa nhưng doanh nghiệp còn lưu giữ tại kho, chưa có nhu cầu cần thay đổi mục đích sử dụng. Xem thêm:Quy trình xuất khẩu hàng gia công? thủ tục xuất khẩu hàng gia công Căn cứ theo điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP thì đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công xuất khẩu nhưng sản phẩm không được xuất khẩu hoặc hàng hóa là nguyên liệu, vật tư dư thừa doanh nghiệp còn lưu giữ tại kho, chưa có nhu cầu thay đổi mục đích sử dụng thì doanh nghiệp không phải kê khai tờ khai hải quan mới và nộp thuế. Tham khảo:Hàng gia công xuất khẩu có chịu thuế không? Đối với nguyên liệu dư thừa hoặc sản phẩm không xuất khẩu được của loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu doanh nghiệp phải kê khai trên báo cáo nhập-xuất- tồn theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung theo khoản 39 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC. Trường hợp hàng hóa có dấu hiệu gian lận, trốn thuế hoặc có các hành vi vi phạm khác gây thất thu cho ngân sách nhà nước mà bị hải quan phát hiện, cơ quan chuyên ngành sẽ tiến hành kiểm tra sau thông quan để thực hiện ấn định thuế theo quy định tại Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP. Như vậy, thời gian được phép chuyển tồn kho theo dõi nguyên liệu dư thừa của loại hình gia công là vô thời hạn. Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế thải, phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê mượn thuộc loại hình gia công (nhận gia công cho thương nhân nước ngoài) được quy định tại điều 64.88 Thông tư Quy định về Thủ tục Hải quan, Kiểm tra, giám sát hải quan; Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (Văn bản hợp nhất số 25/VBHN-BTC ngày 06/09/2018 – Hợp nhất Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư 39/2018/TT-BTC), chi tiết như sau: Điều 64.88 Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế thải, phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn 1. Thời gian thực hiện thủ tục giải quyết nguyên liệu, thiết bị gia công Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực thực hiện, tổ chức, cá nhân phải hoàn thành việc thực hiện các thủ tục giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn và sản phẩm gia công theo quy định tại khoản 2 Điều này. Đối với phế thải, tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ghi chép sổ sách chi tiết, xuất trình cho cơ quan hải quan khi kiểm tra. Hết thời hạn nêu trên, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán thực hiện lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định. 2. Các hình thức xử lý sai phạm Căn cứ quy định của pháp luật Việt Nam và nội dung thỏa thuận trong hợp đồng gia công, việc xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công và sản phẩm gia công được thực hiện như sau: a) Bán tại thị trường Việt Nam; b) Xuất khẩu trả ra nước ngoài; c) Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại Việt Nam; d) Biếu, tặng tại Việt Nam; đ) Tiêu hủy tại Việt Nam. Nếu doanh nghiệp, đơn vị gia công có vấn đề thắc mắc về thuế, hồ sơ hải quan và các dịch vụ vận chuyển,... có thể liên hệ nhanh đến công ty Lacco để được đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp của chúng tôi giải đáp cụ thể, kịp thời. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Làm như thế nào để biết tình hình thông quan và tờ khai nộp thuế của doanh nghiệp? Khi tra cứu những thông tin này, có cần phải lưu ý điều gì không? Đây là những vấn đề mà doanh nghiệp xuất nhập khẩu rất quan tâm. Nếu bạn muốn tra cứu tờ khai hải quan nộp thuế nhanh chóng, chính xác, hãy theo dõi chi tiết bài viết dưới đây. Cách tra cứu tờ khai hải quan nộp thuế chính xác Theo khoản 6 Điều 7 Quyết định 2988/QĐ-TCHQ năm 2018 của Tổng cục Hải quan quy định về dữ liệu, chứng từ điện tử của hồ sơ hải quan được lưu trữ trên Hệ thống Dịch vụ công trực tuyến của Tổng cục Hải quan. Cách tra cứu tờ khai hải quan nộp thuế được thực hiện theo quy trình 7 bước đơn giản, nhanh chóng ngay trên Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan: Bước 1: Vào Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan: www.customs.gov.vn Bước 2: Click chuột vào mục "DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN", hệ thống sẽ hiển thị các tính năng dịch vụ công giống như hình ảnh: Bước 3: Nhấn chọn mục "Tra cứu thông tin tờ khai" Bước 4: Hệ thống sẽ tự động chuyển hướng về trang tra cứu tờ khai hải quan như sau: Bước 5: Nhập các thông tin cần thiết bao gồm: Số tờ khai thuế hải quan; Mã số doanh nghiệp; Số chứng minh nhân dân (Căn cước công dân). Bước 6: Nhập mã xác thực Captcha trên màn hình Bước 7: Sau khi hoàn tất điền thông tin, nhấn vào ô "Lấy thông tin". Hệ thống sẽ tra cứu và hiển thị kết quả. Cần lưu ý những gì khi tra cứu thông tin tờ khai hải quan? - Khi doanh nghiệp hay cá nhân muốn tra cứu thông tin tờ khai hải quan, nộp thuế,... cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau: - Các thông tin hệ thống yêu cầu điền vào form phải đảm bảo đầy đủ, chính xác; - Số chứng minh nhân dân (Căn cước công dân) điền vào form là thông tin CCCD của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; - Để tiết kiệm thời gian tra cứu tờ khai, bạn cần nhập chính xác mã Captcha, tránh trường hợp bị sai phải nhập đi nhập lại nhiều lần; - Trường hợp khi tra cứu thông tờ khai hải quan phát hiện những sai sót thì cần thực hiện thủ tục sửa đổi, khai bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC. Thời hạn nộp tờ khai hải quan theo quy định Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Luật Hải quan 2014, khoản 2 Điều 69 Luật Hải quan 2014, thời hạn nộp tờ khai hải quan áp dụng với từng loại hàng hóa cụ thể như sau: (1) Hàng hóa xuất khẩu: Nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; Đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; (2) Đối với hàng hóa nhập khẩu: Nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu; (3) Đối với phương tiện vận tải: - Đối với phương tiện vận tải quá cảnh được thực hiện ngay khi tới cửa khẩu nhập cảnh đầu tiên và trước khi phương tiện vận tải qua cửa khẩu xuất cảnh cuối cùng; - Đối với phương tiện vận tải đường biển nhập cảnh được thực hiện chậm nhất 02 giờ sau khi cảng vụ thông báo phương tiện vận tải nhập cảnh đã đến vị trí đón hoa tiêu; đối với phương tiện vận tải đường biển xuất cảnh được thực hiện chậm nhất 01 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; - Đối với phương tiện vận tải đường hàng không xuất cảnh, nhập cảnh được thực hiện ngay khi phương tiện vận tải nhập cảnh đến cửa khẩu và trước khi tổ chức vận tải chấm dứt việc làm thủ tục nhận hàng hóa xuất khẩu, hành khách xuất cảnh; - Đối với phương tiện vận tải đường sắt, đường bộ và đường sông xuất cảnh, nhập cảnh được thực hiện ngay sau khi phương tiện vận tải đến cửa khẩu nhập cảnh đầu tiên và trước khi phương tiện vận tải qua cửa khẩu xuất cảnh cuối cùng. Trên đây là những hướng dẫn cho cá nhân, doanh nghiệp trực tiếp tra cứu tờ khai hải quan nộp thuế nhanh chóng và chủ động. Doanh nghiệp cần hỗ trợ khai hải quan, nộp thuế hải quan xuất nhập khẩu,... hãy liên hệ ngay đến công ty Lacco để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết, nhanh chóng. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Hiện nay, để tối ưu hóa quy trình, thủ tục, Hải quan đã yêu cầu bắt buộc phải thực hiện làm thủ tục Công bố mỹ phẩm bắt buộc phải thực hiện up hồ sơ online qua Cổng thông tin một cửa Quốc gia tại địa chỉ truy cập https://vnsw.gov.vn/. Mọi thông tin chi tiết, hải quan sẽ cập nhật về hệ thống cho đơn vị xin công bố. Nếu các bạn cần tra cứu công bố mỹ phẩm về: tình trạng hồ sơ đã được duyệt hay chưa? lấy kết quả công bố sản phẩm mỹ phẩm,… hãy đăng nhập vào hệ thống theo hướng dẫn dưới đây. 1. Tra cứu công bố mỹ phẩm Số công bố mỹ phẩm là mã số ục quản lý dược và mỹ phẩm thuộc Bộ y tế tiếp nhận Phiếu công bố mỹ phẩm cấp cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Hay có thể hiểu đơn giản, đây chính là kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp nhận được khi thực hiện thành công việc xin công bố sản phẩm mỹ phẩm. Hiện nay, Số công bố mỹ phẩm chỉ được Bộ y tế cấp theo hình thức Online. 2. Kiểm tra trạng thái, lịch sử hồ sơ Truy cập website: https://vnsw.gov.vn/ sau đó Đăng nhập tài khoản Vào mục menu “ Bộ y tế” >> chọn “ Công bố mỹ phẩm”>> màn hình sẽ hiện ra giao diện quản lý tất cả hồ sơ của bạn. Vào biểu tượng Icon ở cột “ Lịch sử” để xem lịch sử hồ sơ xem đã tiếp nhận, đã nộp phí, đã cấp số công bố thời gian nào. Click chi tiết để tra cứu chi tiết từng hồ sơ công bố mỹ phẩm. Tham khảo:Thủ tục hải quan và thuế nhập khẩu mỹ phẩm 2023 3. Tra cứu công bố mỹ phẩm: download công bố Nếu bạn muốn Download công bố mỹ phẩm thì tiếp tục truy cập vào Truy cập https://vnsw.gov.vn/ và đăng nhập vào tài khoản Cổng thông tin một cửa quốc gia. Sau đó, vào mục menu “ Bộ y tế” >> chọn “ Công bố mỹ phẩm”, hệ thống sẽ hiển thị giao diện quản lý tất cả hồ sơ của bạn. Bạn hãy chọn vào ô ở cột “Xem công bố” để xem các thông tin chi tiết bản công dạng online. Cuối cùng, click chuột vào mục “Tải về” ở cuối bản công bố là có thể tải bản công bố mỹ phẩm về máy tính. Tại đây, bạn sẽ cập nhật được đầy đủ các thông tin tra cứu công bố mỹ phẩm : Số công bố; Ngày cấp; Tên sản phẩm; Doanh nghiệp công bố; Đơn vị nhập khẩu. 4. Tại sao phải tra cứu công bố mỹ phẩm online Đối với cán bộ hải quan: Theo quy định hiện nay, Doanh nghiệp khi làm thủ tục hải quan không cần xuất trình Phiếu công bố mỹ phẩm nữa mà chỉ cần khai báo số công bố mỹ phẩm khi khai hải quan điện tử. Cán bộ hải quan sẽ tự tra cứu trên Hệ thống Đối với Doanh nghiệp: Việc tra cứu sẽ giúp doanh nghiệp biết được tình hình hồ sơ của mình đã được công bố chưa và download công bố mỹ phẩm về phục vụ các nhu cầu của doanh nghiệp. Đối với cá nhân: Trên mỗi sản phẩm mỹ phẩm khi lưu thông ra thị trường đều phải in số công bố mỹ phẩm. Việc tra cứu sẽ giúp bạn xác định được số công bố trên sản phẩm bạn tiêu dùng có thực sự tồn tại hay không, có đúng doanh nghiệp đó sản xuất/nhập khẩu sản phẩm này hay không. Lưu ý: số công bố mỹ phẩm không có giá trị chứng nhận sản phẩm đó đảm bảo tính an toàn, hiệu quả, mà nó chỉ xác định rằng tổ chức sản xuất mỹ phẩm đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền về việc lưu hành sản phẩm. Nếu doanh nghiệp cần hỗ trợ về công bố mỹ phẩm và hồ sơ xin các loại giấy phép chuyên ngành, hãy liên hệ ngay công ty Lacco để được các chuyên viên chuyên nghiệp của chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm