Preloader Close
Kiến Thức

Thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô mới nhất

Để nhập khẩu phụ tùng ô tô về Việt Nam theo đúng quy định, doanh nghiệp cần nghiên cứu chi tiết, chính xác các thông tin về mã HS phụ tùng ô tô là gì, các loại thuế và quy trình, thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô. Bài viết dưới đây, Lacco sẽ chia sẻ đầy đủ và chi tiết về việc  nhập khẩu phụ tùng ô tô theo quy định mới nhất.

1. Phụ tùng ô tô là gì?

Thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô mới nhất

Phụ tùng ô tô được hiểu là tất cả các bộ phận được sử dụng để lắp ráp, cấu thành chiếc xe ô tô hoàn chỉnh: xilanh, piston, séc măng, trục khuỷu, xupap…. Các vật liệu phụ tùng này được sản xuất riêng lẻ và có thể thay thế khi xe bị hỏng hóc. 

Để lắp ráp một chiếc ô tô hoàn chỉnh, có thể phải sử dụng đến hàng ngàn chi tiết lớn nhỏ khác nhau. Trong đó, những bộ phận thiết yếu của chiếc xe phải nhắc tới như: khung, gầm, động cơ và những phần phụ trợ như lốp, đèn, phanh. Bên cạnh đó còn những bộ phận đi kèm phục vụ sự thoải mái hay nhu cầu vui chơi giải trí…

Do hoạt động sản xuất xe hơi trong nước vẫn còn nhiều hạn chế, nhu cầu sử dụng lại ngày càng lớn. Do đó, việc nhập khẩu phụ tùng ô tô từ các "xưởng" ô tô thế giới phục vụ cho các xưởng sửa chữa cũng rất. Vậy thủ tục để nhập khẩu phụ tùng ô tô về Việt Nam thực hiện như thế nào? thuế nhập khẩu phụ tùng ô tô là bao nhiêu?

2. Quy định, chính sách nhập khẩu phụ tùng ô tô hiện nay

Để nhập khẩu phụ tùng ô tô, doanh nghiệp cần chú ý các quy định, chính sách pháp luật hiện hành sau đây:

- Luật thuế GTGT 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008;

- Quyết định 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/03/2017;

- Thông tư 41/2018/TT-BGTVT ngày 30/07/2018

- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;

- Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019;

- Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018;

- Thông tư số 09/2019/TT-BKHCN ngày 30/09/2019.

Theo các quy định trên, mặt hàng phụ tùng ô tô thuộc danh mục hàng hóa được phép xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, các sản phẩm phụ tùng ô tô cũ, đã qua sử dụng đều bị cấm nhập khẩu. 

Riêng đối với một số loại phụ tùng ô tô đặc biệt như: Đèn, kính chiếu hậu, kính an toàn, lốp xe…, Hải quan yêu cầu phải làm kiểm tra chất lượng nhà nước theo thông tư 41/2018/TT-BGTVT.

3. Mã HS và thuế nhập khẩu của phụ tùng ô tô

Thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô mới nhất

Mã hs phụ tùng ô tô

Theo Biểu thuế xuất nhập khẩu 2023, mã hs phụ tùng ô tô hiện đang được phân chia thành nhiều loại mã khác nhau. Các bạn có thể tham khảo một số mã hs phụ tùng ô tô được Lacco liệt kê dưới đây:

- Bộ phận và phụ kiện khác của thân xe có mã tiểu mục: 8707 và 8708

- Lốp xe có mã tiểu mục: 4011, 4012, 4013, 4016

- Gương xe và kính an toàn có mã tiểu mục: 7007 và 7009

- Bộ phận đèn có mã tiểu mục: 8512

- Bộ phận điện có mã tiểu mục: 8511, 8544

Căn cứ vào những mã HS phụ tùng ô tô này để tiến hành các loại thuế và mức thuế doanh nghiệp phải đóng là bao nhiêu.

Thuế nhập khẩu phụ tùng ô tô

Đối với mặt hàng phụ tùng ô tô nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ phải chịu 2 loại thuế là: Thuế nhập khẩu và thuế GTGT nhập khẩu.

Thuế GTGT nhập khẩu là giá trị CIF của đơn hàng và thuế nhập khẩu. Đối với mặt hàng phụ tùng ô tô thì thuế GTGT nhập khẩu.

Khi làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô phải kiểm tra kỹ mã hs. Việc này sẽ giúp xác định được chính xác số thuế nhập khẩu.

Để nắm được chính xác mức thuế phải đóng đối với từng bộ phận phụ tùng ô tô, bạn hãy liên hệ đến công ty Lacco theo địa chỉ hotline: 0906 23 5599 để được tư vấn miễn phí.

4. Thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô

Thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô mới nhất

Hồ sơ nhập khẩu phụ tùng ô tô

Để nhập khẩu phụ tùng ô tô về Việt nam, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các loại thủ tục sau:

- Tờ khai hải quan

- Vận đơn (Bill of lading)

- Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)

- Danh sách đóng gói (Packing list)

- Hợp đồng thương mại (Sale contract)

- Chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin) nếu có

- Giấy đăng ký hợp chuẩn hợp quy

Tùy thuộc vào một số loại hình mã HS, doanh nghiệp nhập khẩu cần phải chuẩn bị thêm giấy đăng ký hợp chuẩn hợp quy.

Bộ hồ sơ nhập khẩu phụ tùng ô tô thông thường chỉ cần tờ khai hải quan, vận đơn, hóa đơn, chứng nhận xuất xứ (nếu có) thì có thể làm thủ tục nhập khẩu. Tuy nhiên, tùy theo từng trường hợp cụ thể hoặc theo yêu cầu của hải quan thì sẽ phải bổ sung các chứng từ khác.

Quy trình nhập khẩu phụ tùng ô tô

Sau khi doanh nghiệp đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì có thể nhanh chóng tiến hành quy trình nhập khẩu với 4 bước:

Bước 1. Khai báo hải quan 

Sau khi đã xác định được mã hs phụ tùng ô tô  thì có thể tiến hành khai quan ngay trên phần mềm khai quan. Từ đó, xác định thuế nhập khẩu phụ tùng ô tô, thuế GTGT phụ tùng ô tô bao nhiêu. Thông thường, bước khai hải quan sẽ khá phức tạp nên phần lớn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ lựa chọn hình thức thuê dịch vụ khai hải quan để xử lý hồ sơ được nhanh chóng. 

Bước 2. Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu

Theo thông tư số 41/2018/TT-BGTVT, phụ tùng ô tô phải có chứng nhận hợp chuẩn hợp quy sau thông quan và trước khi đưa ra thị trường. Trên thực tế, doanh nghiệp phải có giấy đăng ký kiểm tra chất lượng cho mặt hàng nhập khẩu khi làm thủ tục.

Một số loại phụ tùng cần kiểm tra chuyên ngành gồm:

- Gương chiếu hậu xe ô tô mã hs: 7009.10.00

- Vật liệu nội thất xe ô tô mã hs: 8708.99.80

- Kính an toàn xe ô tô mã hs: 70.07

- Lốp hơi xe ô tô mã hs: 4011.10.00; 4011.20

- Vành hợp kim xe ô tô mã hs: 8708.70

-  Thùng nhiên liệu xe ô tô mã hs: 8708.99

Bước 3. Mở tờ khai nhập khẩu

Sau khi mở tờ khai, hải quan sẽ phân luồng hàng hóa, nếu tất cả đều diễn ra bình thường thì hàng sẽ được thông quan. Nếu hàng bị phân vào luồng vàng hoặc luồng đỏ, doanh nghiệp sẽ tiếp tục thực hiện theo các yêu cầu của hải quan và thông quan. 

Bước 4. Đưa hàng về kho và hoàn tất đăng ký kiểm tra chuyên ngành

Sau khi hàng thông quan thì doanh nghiệp sẽ tiến hành đóng thuế và nhập khẩu, đưa hàng về kho. Để đưa hàng hóa ra thị trường, doanh nghiệp phải cung cấp được giấy đăng ký kiểm tra chất lượng.

Lưu ý:

- Khi làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô, có một số vấn đề doanh nghiệp cần lưu ý:

- Chỉ một số loại phụ tùng ô tô đặc biệt mới yêu cầu kiểm tra chất lượng

- Nếu có C/O hàng hóa, có thể được hưởng thuế nhập khẩu phụ tùng ô tô ưu đãi đặc biệt

Phụ tùng ô tô là hàng mang tính thẩm mỹ cao nên trong quá trình vận chuyển cần đảm bảo cẩn thận trong quá trình kiểm hóa, bốc xếp hàng, tránh trầy xước.

Trên đây là những nội dung, kiến thức doanh nghiệp bắt buộc phải chú ý thực hiện trong quá trình nhập khẩu phụ tùng ô tô. Nếu doanh nghiệp cần hỗ trợ thêm về các dịch vụ hải quan, vận chuyển phụ tùng ô tô, hãy liên hệ ngay công ty để được các chuyên viên chuyên nghiệp của công ty Lacco tư vấn miễn phí, chi tiết.

Chi tiết liên hệ:

Email: info@lacco.com.vn 

Hotline: 0906 23 55 99 

Website: https://lacco.com.vn 

Chia sẻ

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, Ngõ 73 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng.

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội.

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Lạng Sơn

Phòng số 3, Cổng B5, Bến Xe Tải, Cửa Khẩu Quốc Tế Hữu Nghị, Khu Kéo Kham, TT Đồng Đăng, Huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn.

Thư viện ảnh