Preloader Close
Mùa hè năm 1989, cảng Sài Gòn đông vui khác thường. Những lô gạo đẫm mồ hôi nông dân Việt đầu tiên chính thức xuất khẩu. Có thể nói, sự kiện xuất khẩu Gạo của Việt Nam 1989 diễn ra vô cùng bất ngờ và có ý nghĩa quan trọng để ngày hôm nay Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới. Trong khi chỉ 1 năm trước, tức năm 1988, Việt Nam vẫn còn là quốc gia phải đi nhập khẩu lương thực. Ông Hoàng Hữu Phước – Góp phần quan trọng để xuất khẩu lô gạo đầu tiên Lô Gạo xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam do công ty Công ty Cimmco International thuộc Tập đoàn kỹ nghệ Birla (Ấn Độ) nhập khẩu. Đây là doanh nghiệp chuyên xuất vào Việt Nam các sản phẩm như thép, dược liệu, lốp xe tải, nguyên liệu, thiết bị ngành dệt và mua nông sản VN xuất đi các nước. Vào năm 1989, Chính phủ Ấn Độ giao Birla chỉ đạo Cimmco mua 10.000 tấn gạo 35% tấm của Việt Nam. Lúc này ông Hoàng Hữu Phước đang giữ chức vụ là phó trưởng đại diện Công ty Cimmco International thuộc Tập đoàn kỹ nghệ Birla (Ấn Độ). Và nhận nhiệm vụ tìm kiếm những nhà cung cấp gạo trong nước. Sau khi thông tin Gạo Việt Nam có cơ hội được xuất khẩu ra thế giới, rất nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã từ Bắc - Trung - Nam đã tìm đến và mong muốn được đại diện cung cấp gạo. Cuối cùng, 3 công ty được lựa chọn cung ứng gạo cho Cimmco gồm: Tổng công ty Xuất nhập khẩu Bộ Thương mại (Generalimex), Công ty Xuất nhập khẩu TP.HCM (Imexco TP.HCM) và Công ty Xuất nhập khẩu Đồng Tháp (Imexco Đồng Tháp). Tham khảo:TOP 10 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới năm 2023 Hành trình Xuất khẩu Gạo Việt giá thế giới Hợp đồng xuất khẩu gạo được ký vào ngày 8-7-1989, bắt đầu cho hành trình Gạo Việt đến với thế giới. Do đây là lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu lương thực ra nước ngoài nên cũng gặp phải khá nhiều vấn đề khó khăn phát sinh. Đầu tiên là kỹ thuật thanh toán qua ngân hàng. Đây là một trong những hợp đồng xuất khẩu gạo đầu tiên của VN thanh toán qua tín dụng thư (L/C). Các nước lúc đó còn e ngại về sự bảo đảm của ngân hàng VN. Khi Cimmco mở L/C tại Ngân hàng Ngoại thương VN (Vietcombank), họ yêu cầu phía VN phải mở một tài khoản bảo đảm tại một ngân hàng quốc tế khác. Phải đàm phán mãi công ty đó mới chấp thuận bỏ điều kiện này. Bên cạnh đó, để hoàn thành dịch vụ vận chuyển, chúng ta còn gặp rất nhiều vấn đề phát sinh , từ khâu kiểm dịch, thanh toán, thuê tàu vận chuyển gạo về Ấn Độ... Cuối cùng, ngày 23-8-1989 những hạt gạo Việt đầu tiên đã lên tàu Sea Jade rời bến đem theo 10.000 tấn gạo 35% tấm của VN với giá 235 USD/tấn sang Ấn Độ. Sau hơn 20 năm xuất khẩu lô gạo đầu tiên, ông Phước vẫn rất vui vẻ, hào hứng nhớ lại: Cảnh vận chuyển gạo xuống tàu nhộn nhịp làm tôi không bao giờ quên. Trên đất liền, gạo từ các xe tải nối đuôi nhau chuyển xuống, dưới sông sà lan chở gạo từ ĐBSCL áp vào nườm nượp đẩy hàng lên. Mọi người làm việc cả ngày đêm. Nhân ngày doanh nhân Việt Nam, Lacco chân thành cảm ơn ông Hoàng Hữu Phước đã góp phần quan trọng đưa hạt Gạo Việt Nam vươn ra thế giới. Để sau hơn 20 năm, "Hạt ngọc Việt" đã vươn lên trở thành một trong những loại gạo được đón chào nhất thế giới với sản lượng xuất khẩu hàng ngàn tấn mỗi năm.
Chia sẻ bài viết
RCEP là hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership) với sự tham gia của 15 nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Brunei, Việt Nam, Lào, Myanmar, Campuchia, Úc, New Zealand. Hiệp định RCEP dự kiến có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2022 tạo cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Chúng ta cần phải chuẩn bị gì cho việc xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc? Hiện nay chúng ta đang xuất hàng sang Trung Quốc một lượng hàng khá lớn đặc biệt là nông sản, trái cây tươi nhưng giá trị sản phẩm còn thấp và còn vướng 1 số rào cản về tiêu chuẩn cũng như chính sách mặt hàng dẫn đến lượng hàng ún ứ và ắt tắc dài ngày chờ giấy tờ chứng từ cũng như thực hiện đúng và đủ thủ tục. Hiểu được vấn đề này chúng tôi đã xây dựng 1 số quy trình cũng như một số yêu cầu như sau: - Nhà máy đóng gói đạt chuẩn (mẫu mã, bao bì và quy cách đóng gói) - Xây dựng mã số vùng trồng để truy xuất nguồn gốc hàng hóa (giúp đảm bảo vấn đề minh bạch và an toàn đối với nông sản) - Bảng kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu - Chứng từ xuất nhập khẩu như: hợp đồng quốc tế, hóa đơn thương mại, bảng kê khai hàng hóa, chứng thư kiểm dịch thực vật, chứng nhận xuất xứ hàng hóa và bảng kiểm tra thành phần dư lượng (nếu có) Tham khảo: Xuất xứ hàng hóa? Tại sao phải có quy tắc xuất xứ hàng hóa Những loại trái cây nào đã được phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc? Tính đến thời điểm hiện tại đã có 9 loại trái cây được phép xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc: Chôm chôm (Rambutan) Xoài (Mango) Thanh long (Dragon fruit) Mít (Jackfruit) Chuối (Banana) Nhãn (Longan) Vải (Lychee) Dưa hấu (watermelon) Măng cụt (Mangosteen) Hiện nay 9 loại trái cây trên đã được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu chính ngạch nhưng số lượng và quy mô có mã vùng còn hạn chế do nông dân, hộ kinh doanh, hộ nuôi trồng, HTX và doanh nghiệp chưa nắm bắt kịp thời cũng như không rõ chi phí và thủ tục ra sao để hoàn thiện thủ tục. Chi phí xuất khẩu chính ngạch hàng trái cây Chi phí xuất khẩu các sản phẩm hàng trái cây sang Trung Quốc cần sẽ căn cứ vào tổng chi phí vận chuyển và các thủ tục, giấy tờ hải quan. Cụ thể bề chi phí vận chuyển trái cây xuất khẩu Trung Quốc, các bạn có thể tham khảo mức giá trong thời điểm hiện tại như sau: Chi phí vận chuyển: - Cước vận chuyển đường bộ từ HCM-CK Kim Thành: 65.000.0000 vnd /container - Cước vận chuyển đường bộ từ HCM-CK Tân Thanh: 60.000.0000 vnd/ container - Cước vận chuyển đường thủy và đường bộ kết hợp từ HCM-CK Kim Thành: 55.000.0000 vnd/ container - Cước vận chuyển đường thủy và đường bộ kết hợp từ HCM-CK Tân Thanh: 50.000.0000 vnd/ container Note: bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo tại thời điểm hiện tại Chi phí làm thủ tục giấy tờ xuất nhập khẩu: Các thủ tục, giấy tờ xuất nhập khẩu cần phải xử lý để xuất khẩu hàng hoa quả bao gồm: thủ tục hải quan, xin cấp chứng nhận xuất xứ, xin cấp chứng thư kiểm dịch thực vật, kiểm tra thành phần dư lượng thuốc sâu. Cụ thể về chi phí của từng loại thủ tục, các Hộ kinh doanh, hộ nuôi trồng, HTX, doanh nghiệp muốn biết thêm chi tiết và được tư vấn cụ thể vui lòng liên hệ hotline: 0906.23.55.99 – Email: info@lacco.com.vn hoặc để lại thông tin liên hệ chi tiết. LACCO sẽ nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ kịp thời cho các quý khách hàng.
Chia sẻ bài viết
Có thể bạn không biết, quy trình làm thủ tục hải quan ở cảng biển Hải Phòng và Cát Lái được thực hiện theo các quy trình và thủ tục có nhiều điểm khác biệt. Bài viết dưới đây, Lacco sẽ giúp các doanh nghiệp, cá nhân vận chuyển hàng hóa chính ngạch xuất khẩu hàng hóa từ cảng Cát Lái đi các thị trường quốc tế nắm được chi tiết vềQuy trình làm thủ tục hải quan hàng xuất LCL tại cảng Cát Lái bao gồm quy trình xử lý, làm tờ khai đối với hàng lẻ (LCL), căn cứ pháp lý, địa điểm nộp thủ tục,... tại cảng Cát Lái. Theo quy định tại Điều 25 - Luật Hải quan: Thời hạn nộp tờ khai hải quan đối với hàng xuất khẩu là sau khi tập kết hàng. Tuy nhiên tại Cát Lái tờ khai vẫn có thể mở trước khi hàng được tập kết tại cảng. Để nắm rõ chi tiết về quy trình làm thủ tục hải quan hàng xuất LCL tại cảng Cát Lái, các bạn hãy cùng Phó phòng Ops (Công ty Lacco - Hồ Chí Minh) - Vân Vũtìm hiểu chi tiết các thông tin trong bài viết dưới đây nhé! I. Địa điểm làm thủ tục hải quan 1. Căn cứ pháp luật về thủ tục hải quan tại Cát Lái: - Điều 22 – LHQ - Điều 4 – NĐ 08/2015/NĐ-CP - Điều 1- NĐ 59/2018/NĐ-CP - Điều 19; Đ58 – TT38/2015/TT-BTC - QĐ 23/2019/QĐ-TTG 2. Địa điểm làm thủ tục hải quan hàng xuất khấu: - Chi cục HQ nơi DN có trụ sở /CSSX - Chi cục HQ nơi tập kết hàng hóa XK - Chi cục HQCK xuất hàng 3. Địa điểm làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu: - Chi cục HQCK nơi lưu giữ hàng hóa, cảng đích - Chi cục HQ ngoài cửa khẩu: + Nơi DN có trụ sở + Hoặc nơi hàng được chuyển cửa khẩu đến II. Quy trình làm tờ khai xuất hàng LCL Khi làm thủ tục hải quan, khai báo hàng hóa tại cảng Cát Lái, quy trình thực hiện theo 3 bước: Bước 1: Khai báo hải quan Phân luồng tờ khai (xanh, vàng, đỏ) cụ thể của loại hàng hóa cần khai báo Bước 2: Nhập kho hàng xuất CFS: Tại hiện trường kho hàng: trình booking, tờ khai chính để nhập hàng vào kho Tại thương vụ kho: trình bộ chứng từ gồm: booking có xác nhận của kho, tờ khai chính, nhận phiếu nhập kho (3 liên) Tại văn phòng kho hàng: nộp lại bộ chứng từ: booking, phiếu nhập kho, ký và giữ lại 1 liên phiếu (màu hồng) + tờ khai chính Bước 3: Xử lý tờ khai hải quan: Đối với từng loại hàng hóa được phân luồng, tùy theo từng luồng hàng hóa. Doanh nghiệp sẽ tiếp tục thực hiện các bước tương ứng: Luồng xanh: Thanh lý tờ khai: đến văn phòng hải quan kho (tại cổng C) trình booking + 1 tờ khai thông quan + 2 mã vạch để thanh lý Luồng vàng: + B1: Mở tờ khai: Nộp bộ chứng từ gồm: tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại (commercial invoice), phiếu đóng gói (packing list) cho bộ phận hải quan hàng xuất (tại cổng B) -> xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến tờ khai (nếu có). + B2: Thanh lý tờ khai (tương tự luồng xanh) Luồng đỏ: + B1: Mở tờ khai: nộp bộ chứng từ gồm: tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại (commercial invoice), phiếu đóng gói (packing list) cho bộ phận hải quan hàng xuất (tại cổng B) -> xử lý các vấn đề phát sinh ở khâu hải quan tiếp nhận liên quan đến tờ khai (nếu có). + B2: Phân kiểm hồ sơ Sau khi hải quan tiếp nhận đã xem xét xong bộ chứng từ của hàng hóa -> chuyển hồ sơ cho bộ phận phân kiểm (thời gian phân kiểm: thông thường mất 1 buổi đến 1 ngày) -> bộ phận phân kiểm tập hợp các hồ sơ được phân kiểm hóa giao cho hải quan kiểm hóa (tại cổng C) để xử lý. Lưu ý: Do trong quá trình phân kiểm hồ sơ sẽ mất khá nhiều thời gian nên đối với những doanh nghiệp lần đầu mở tờ khai nên lưu ý đóng và nhập hàng sớm hơn so với dự kiến để có thể kịp thời xử lý khi cần thiết. + B3: Làm thủ tục tại kho và kiểm hóa TH1: Nếu mở tờ khai & phân kiểm trước khi hàng nhập kho Chờ khi xe vào cảng và bắt đầu nhập kho hàng xuất -> nhờ thủ kho lưu ý không đưa hàng vào kho -> liên lạc với hải quan đã được phân công để kiểm hóa lô hàng TH2: Nếu mở tờ khai & phân kiểm sau khi hàng nhập kho -> kiểm hóa Tại kho hàng, nộp booking cho thủ kho để nhập máy, lấy hàng ra khỏi kho -> liên lạc với hải quan đã được phân công để kiểm hóa lô hàng -> kiểm hóa + B4: Thanh lý tờ khai (tương tự luồng xanh). Trong quá trình thủ tục hải quan, vận chuyển hàng hóa LCL, FCL hoặc cần tư vấn chi tiết về thủ tục hải quan tại cảng Cát Lái, cảng biển khu vực miền nam, quý khách hãy liên hệ trực tiếp với Phó phòng Ops (Hồ Chí Minh) - Vân Vũ theo địa chỉ Email: ops.sgn@lacco.com.vn hoặc Tel: 0931701359. Hoặc các bạn có thể liên hệ đến tổng đài hỗ trợ, chăm sóc khách hàng của công ty Lacco để được đội ngũ chuyên viên chứng từ, hải quan của Lacco - Hồ Chí Minh hỗ trợ chi tiết: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
Quy trình nhập khẩu xe nâng được thực hiện theo 4 bước: đăng ký đăng kiểm, mở tờ khai và mang hàng về bảo quản, thực hiện kiểm tra xe thực tế, cuối cùng là thanh toán chi phí, nhận kết quả đăng kiểm và thông quan. Cách thức thực hiện cụ thể như nào? Các vấn đề cần lưu ý khi làm hàng là gì? 1. Mã HS và thuế nhập khẩu xe nâng Căn cứ pháp lý về nhập khẩu xe nâng - Nghị định số 187/2013/NĐ-CP được ban hành ngày 20/11/2013: Các loại xe chuyên dụng như xe nâng, xe cẩu, xe xúc không có tên trong danh mục hàng hóa nhập khẩu bị cấm. - Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/7/2016: quy định rằng những dòng nhập khẩu xe nâng người, xe cẩu đã qua sử dụng. - Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT ngày 30/7/2018 của Bộ Giao thông vận tải - Phụ lục II, ND 69/2018 về Xe nâng bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ bị cấm nhập khẩu - Công văn số 10988/BGTVT-KHCN ngày 19/11/2019 trả lời các vướng mắc thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Giao thông vận tải, trong đó có vướng mắc liên quan đến mặt hàng xe nâng. Mã HS của xe nâng Xe nâng được phân làm 3 loại tương ứng với các loại mã HS code: Mô tả Mã hs Thuế NK ưu đãi (%) Xe nâng điện Hay xe tự hành chạy bằng mô tơ điện Vd: xe nâng điện 84271000 0 Xe nâng chạy bằng động cơ đốt trong Vd: xe nâng thang tự hành, chủ yếu là nâng người 84272000 0 Xe nâng tay Ví dụ: Xe nâng dầu, xe nâng tay 84279000 0 Tương ứng với các loại xe nâng khác nhau, xe nâng sẽ được đăng ký đăng kiểm ở các cơ quan đăng kiểm tương ứng. Cụ thể, đối với xe nâng tay, xe nâng người sẽ được đăng ký tại phòng công nghiệp, cục đăng kiểm. Đối với các loại xe nâng hàng chạy bằng điện và bằng động cơ đốt trong sẽ được đăng ký KTCL ở Cục Đăng kiểm. Thuế nhập khẩu xe nâng sẽ được áp dụng với mức Thuế nhập khẩu 0%, VAT 10%. 2. Thuế nhập khẩu xe nâng là bao nhiêu? Đối với mặt hàng xe nâng, doanh nghiệp sẽ phải đóng 2 loại thuế: thuế nhập khẩu và thuế GTGT nhập khẩu. Cách tính sẽ áp dụng theo công thức sau: Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất Trị giá CIF được xác định bằng giá trị xuất xưởng của hàng cộng với tất cả các chi phí để đưa được hàng về đến cửa khẩu đầu tiên của nước nhập khẩu. Thuế GTGT = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu ) x % thuế suất GTGT Như vậy, mức thuế nhập khẩu sẽ nâng sẽ phụ thuộc vào thuế suất nhập khẩu tương đương với mức thuế GTGT là 10%. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Hiện nay, mức thuế ưu đãi đặc biệt tại các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Chi Lê, Châu Âu, Úc, Ấn Độ và các nước Asean. đang áp dụng là 0%. Lưu ý, khi nhập khẩu xe nâng đơn vị nhập khẩu phải xác định chính xác mã hs. Trường hợp khai báo sai, bên nhập khẩu sẽ phải chấp nhận chịu phạt sai mã hs theo nghị định 128/2020/NĐ-CP; Trường hợp khai sai mã HS mà mã hàng này có phát sinh thuế nhập khẩu thì doanh nghiệp phải đóng phát tối thiểu là 2,000,000 VND và cao nhất là gấp 3 lần số thuế phải đóng. Do đó, nếu doanh nghiệp khó xác định chính xác mã Hs lô hàng xe nâng nhập khẩu thì nên nhận tư vấn từ các đơn vị khai báo hải quan hoặc liên hệ để hotline: 0906 23 5599 để được tư vấn chính xác. 3. Quy trình nhập khẩu xe nâng Bước 1: Đăng ký đăng kiểm xe nâng Hiện nay, để thuận tiện cho quá trình đăng ký nhập khẩu, chúng ta có thể áp dụng theo 2 hình thức thức: Hình thức 1: Đăng ký bằng hồ sơ giấy 1. Giấy Đăng ký kiểm tra chất lượng (Theo mẫu) 2. Hợp đồng (Contract) 3. Hóa đơn (Invoice) 4. Danh mục hàng hóa (Packing list) 5. Vận đơn (Bill of Lading) - Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (Declaration of imported goods) (khi có) - Tài liệu kỹ thuật (Technical document) - Giấy chứng nhận chất lượng (C/Q) (No of Quality Certificate) - Giấy chứng nhận nguồn gốc (C/O) (No of Quality Original) (nếu có). Tham khảo: Xuất xứ hàng hóa? Tại sao phải có quy tắc xuất xứ hàng hóa Hình thức 2: Đăng ký bằng hồ sơ Online (Chỉ áp dụng với Cục Đăng kiểm) Để đăng ký hồ sơ online, cá nhân (tổ chức) làm tờ khai cần phải Đăng ký tài khoản một cửa tại website: https://vnsw.gov.vn/. Quy trình cụ thể như sau: Đăng nhập -> Chọn Cục Đăng kiểm -> Quản lý hồ sơ -> Thêm mới hồ sơ. Trong quá trình thức hiện nếu gặp phải vấn đề, các bạn có thể liên hệ đến hotline: 0906 23 5599 để được hỗ trợ chi tiết. Hoặc Lacco sẽ trực tiếp hỗ trợ làm tờ khai đăng ký hồ sơ phục vụ quý vị. Bước 2: Mở tờ khai và mang hàng về bảo quản Sau khi nhận được thông tin về số đăng ký, mở tờ khai chúng ta sẽ tiếp tục Đăng ký mang hàng về kho bảo quản. Thực hiện đăng ký theo Mẫu số 09/BQHH/GSQL trong Thông tư 38/2015/TT-BTC. Lưu ý các giấy tờ để xin mang hàng về bảo quản bao gồm: + Sơ đồ kho thiết kế khu vực lưu kho bãi + Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng kho, bãi (Hợp đồng thuê kho, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Bước 3: Thực hiện kiểm tra thực tế xe nâng - Doanh nghiệp đăng ký thời gian và địa điểm kiểm tra với cục đăng kiểm - Cục đăng kiểm tiếp nhận và phân công cán bộ kiểm tra, thông báo cho Doanh nghiệp ngày thực hiện kiểm tra. - Trong quá trình kiểm tra, Doanh nghiệp sắp xếp người vận hành máy - Kết thúc kiểm tra, ký biên bản nghiệm thu Bước 4: Thanh toán chi phí, nhận kết quả đăng kiểm và thông quan 1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra Xe thực tế và nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Chứng chỉ chất lượng. 2. Doanh nghiệp thanh toán chi phí và nhận kết quả kiểm tra 3. Nộp chứng chỉ chất lượng cho chi cục Hải quan thông quan lô hàng. 4. 6 vấn đề cần lưu ý trong quá trình làm hàng nhập xe nâng 1. Các thông tin trên chứng từ phải được thể hiện rõ ràng, bao gồm các thông tin dữ liệu về: + Nhãn hiệu (Trade mark) + Kiểu loại (Model) + Số khung (Chassis no) + Số máy (Engine no) + Xuất xứ (Origin) + Hiện trạng: Máy mới (new)/ máy cũ (used). 2. Lưu lại hình ảnh số khung số máy thực tế để đối chiếu, tránh sai sót khi đăng ký sai thông tin. 3. Tài liệu kỹ thuật có thể hiện bản đồ nâng 4. Thời gian thực hiện đăng ký đăng kiểm + Nộp hồ sơ đăng ký hợp lệ, DN nhận được kết quả đăng ký trong 1 ngày làm việc + Hồ sơ đăng ký không hợp lệ, bộ phận tiếp nhận phản hồi lại trong 1 ngày làm việc + Thời gian kiểm tra thực tế xe trong 1 ngày làm việc + Từ ngày nhận số đăng ký đến ngày kiểm tra thực tế xe nâng: không quá 15 ngày + Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra xe thực tế và nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Chứng chỉ chất lượng. 5. Xe nâng bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ bị cấm nhập khẩu (Phụ lục II, ND 69/2018) 6. Xe nâng đã qua sử dụng được phép nhập khẩu. Với những Quy trình nhập khẩu xe nâng và 6 vấn đề cần lưu ý trong quá trình làm hàng xe nâng mà công ty Lacco vừa chia sẻ sẽ giúp quý khách trực tiếp theo dõi được quá trình làm thủ tục, hồ sơ khi nhập xe nâng. Bên cạnh đó, việc vận chuyển xe nâng về Việt Nam nhanh chóng, đơn giản và tối ưu chi phí cũng là vấn đề cần phải giải quyết. Do đó, Trong quá trình nhập khẩu xe nâng cũng như tìm hiểu thông tin về thủ tục hải quan, vận chuyển hàng hóa, nếu các bạn còn vấn đề thắc mắc, vui lòng liên hệ chi tiết cho Lacco theo địa chỉ Hotline: 09 06 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp hỗ trợ chi tiết và nhanh chóng.
Chia sẻ bài viết
Trong thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, chúng ta vẫn thường nhắc đến danh từ "xuất xứ hàng hóa" hay còn gọi là CO. Cấp C/O, làm thủ tục C/O, lấy C/O, hàng hóa có C/O hay không, chi phí C/O,.... Vậy chính xác CO hay xuất xứ hàng hóa là gì? Tại sao cần phải có quy tắc xuất xứ hàng hóa, nó có tác dụng gì? Xuất xứ hàng hóa là gì? Khái niệm xuất xứ hàng hóa Xuất xứ hàng hóa (từ tiếng Anh: Certificate of Origin, thường viết tắt là CO). Xuất xứ hàng hóa thường gắn liền với quốc tịch (sinh ra/ sản xuất tại đâu, đến từ quốc gia nào?). Thông qua xuất xứ hàng hóa, doanh nghiệp, người tiêu dùng hay cơ quan quản lý nước có thể dễ dàng nắm được nguồn gốc xuất xứ của loại hàng hóa đó đến từ đâu. Các khái niệm chúng ta cần làm rõ trong xuất xứ hàng hóa bao gồm: - Quy tắc xuất xứ ưu đãi và Quy tắc xuất xứ không ưu đãi - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng - Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ - Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa - Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa - Chuyển đổi mã số hàng hóa - Tỷ lệ Phần trăm giá trị - Công đoạn gia công, chế biến hàng hóa - Hàng hóa có xuất xứ hoặc nguyên liệu có xuất xứ - Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Và các khái niệm như: Thay đổi cơ bản, đơn giản, sản xuất, nguyên liệu. Các tiêu chí về xuất xứ hàng hóa Để nắm được các khái niệm, thủ tục làm CO - xuất xứ hàng hóa chi tiết, các bạn hãy liên hệ trực tiếp đến hotline: 0906 23 5599 để được tư vấn dịch vụ thủ tục hải quan chi tiết cho từng loại hàng hóa cụ thể. Theo quy tắc xuất xứ, khi hàng hóa được xét theo từng nhóm tiêu chí sẽ được phân cấp giấy CO cụ thể theo quốc gia hoặc theo khối. Ví dụ: - Hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ khối: Asean, Rcep, EU, ... - Xuất xứ từ quốc gia: Made in Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan,... Căn cứ pháp lý về xuất xứ hàng hóa Hiện nay, luật về xuất xứ hàng hóa đang áp dụng theo: - Luật quản lý ngoại thượng số 05/2017/QH14 - Nghị định số 31/2018/TT-BCT - Các thông tư về quy tắc xuất xứ hàng hóa của bộ công thương và bộ tài chính Bên cạnh đó, chúng ta có thể tham khảo thêm các thông tư hướng dẫn của FTA về xuất xứ hàng hóa. Tham khảo: + Quy trình xin cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) + Vận chuyển hàng quá tải quá cảnh? Quy định, C/O hàng quá tải quá cảnh Tại sao cần phải có quy tắc xuất xứ? Nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại, các quốc gia đã hình thành các nhóm, khu vực thương mại tự do bằng hình thức cắt, giảm thuế đối với các loại hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ các quốc gia thành viên. Chính vì vậy, quy tắc xuất xứ (ROO) đã ra đời và quy định cho hàng hóa nhập khẩu nhằm các mục đích khác nhau: - Giúp các quốc gia được hưởng lợi ích thuế quan ưu đãi tương ứng trong khu vực. Ví dụ doanh nghiệp Việt nam nhập khẩu thịt bò; + Thuế thông thường: 45% + MFN: 30% + ATIGA: 5% + EVFTA: 0% Mặt hàng rau củ quả xuất Nhật Bản: + AJ & VJ: 7-23,8% + CPTTP: 0% Tham khảo: Các bước xuất khẩu rau củ quả vào thị trường Nhật Bản – Thông qua việc ROO, các cơ quan quản lý có thể áp dụng các biện pháp hoặc công cụ thương mại nhằm chống bán phá giá, thuế đối kháng, biện pháp tự vệ… (đối với hàng hóa có xuất xứ từ một số nước nhất định là đối tượng của các biện pháp và công cụ thương mại này); – Hỗ trợ hoạt động thống kế thương mại của cơ quan nhà nước: xác định lượng nhập khẩu và trị giá nhập khẩu từ từng nguồn khác nhau – Thực thi các quy định pháp luật về nhãn và ghi nhãn hàng hoá; – Để phục vụ các hoạt động mua sắm của chính phủ theo quy định của pháp luật quốc gia đó và pháp luật quốc tế. - Kiểm soát hàng hóa xuất - nhập từ các khu vực, đảm bảo quyền lợi cho các quốc gia thành viên cũng như ngăn chặn hàng hóa của các quốc gia không nằm trong khu vực FTA mà vẫn được hưởng quyền lợi thuế quan ưu đãi. Các quy tắc về xuất xứ hàng hóa Có thể thấy, ROO vừa là công cụ kỹ thuật để thực thi FTA, đồng thời còn là công cụ chính sách thương mại giúp quản lý hiệu quả nguồn hàng hóa ra - vào trong nước. Từ đây có thể thấy, CO và ROO đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý nhà nước. Qua đó cho thấy, việc xử lý thủ tục hải quan vô cùng quan trọng trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa được thuận lợi. Ngoài những khái niệm và lợi ích của CO và ROO, còn rất nhiều vấn đề về thủ tục xuất xứ hàng hóa mà các đơn vị xuất nhập khẩu phải chú ý. Để tìm hiểu thêm các thông tin liên quan đến C/O và các thủ tục hải quan, kê khai hàng hóa khác cũng như dịch vụ vận chuyển hàng hóa, các bạn hãy liên hệ ngay cho Công ty Lacco theo số Hotline: 0906 23 5599 để được tư vấn chi tiết.
Chia sẻ bài viết
Trước tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19 đang rất căng thẳng, nhu cầu về nhập khẩu vỏ bình chứa khí nén cũng vô cùng lớn. Tuy nhiên để thuận lợi nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam, thủ tục nhập khẩu vỏ bình chứa khí nén cũng là vấn đề quan trọng cần phải xử lý cẩn thận. Để làm thủ tục nhập khẩu vỏ bình chứa khí nén cần nắm rõ thông tư số 22/2018/TT-BLĐTBXH để nhập khẩu doanh nghiệp phải thực hiện việc Kiểm tra chất lượng hàng hóa. Thủ tục, tờ khai hải quan chuẩn bị khi nhập khẩu Vỏ bình chứa khí nén Để khai báo hải quan, đơn vị vận chuyển hoặc doanh nghiệp nhập khẩu phải chuẩn bị đầu đủ các loại chứng từ khai báo hải quan nhập khẩu Vỏ bình chứa khí nén như sau: - Sales contract (Hợp đồng thương mại) - Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại) - Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa) - Bill of lading (Vận đơn đường biển) - C/O form E, C/O form B, C/O form AK, C/O form D, C/O form AI,… (Giấy chứng nhận xuất xứ do nước xuất khẩu cung cấp). - Giấy tờ khác: Catalouge, C.Q (nếu có) - Test report (Giấy xuất xưởng do nhà sản xuất cung cấp). - C/Q : Certificat or quanlity Các bước đăng ký kiểm tra chất lượng Để thực hiện đăng ký Kiểm Tra Chất Lượng dành cho mặt hàng Vỏ Bình chứa khí nén cần phải thực hiện qua 6 bước: Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng cho vỏ bình Bước 2: Mở tờ khai hải quan nhập khẩu Bước 3: Mang hàng hóa về kho bảo quản Bước 4: Đăng ký hợp quy và lấy mẫu đi kiểm tra (test mẫu) Bước 5: Nhận kết quả hợp quy sau khi test mẫu xong và nộp bổ sung cho hải quan Bước 6: Tiến hành thông quan lô hàng. Chi tiết về chi phí làm thủ tục chứng từ hợp quy của hàng nhập khẩu vỏ bình chứa khí nén, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với bộ phận hỗ trợ khách hàng của chúng tôi để được hỗ trợ. Thuế nhập khẩu vỏ bình chứa khí nén là bao nhiêu? + Mã HS Code: 7311: Các loại thùng chứa khí nén hoặc khí hóa lỏng, bằng sắt hoặc thép: + Thuế nhập khẩu ưu đãi: 0-20% + Thuế VAT (Giá trị gia tăng) : 10% + Thuế nhập khẩu ưu đãi khi có C/O : 0% + Đối với mức thuế của mặt hàng này sẽ dao động từ 0% đến 20% tùy thuộc vào các loại dung tích của bình: 2L, 8L, 40L,… Bên cạnh đó, Doanh nghiệp nhập khẩu vỏ bình chứa khí nén cũng nên chủ động chuẩn bị C/O để được hưởng mức ưu đãi thuế quan khi nhập khẩu vào Việt Nam. Trên đây là các loại Thủ tục nhập khẩu vỏ bình chứa khí nén có chất liệu bằng sắt hoặc thép, loại mặt hàng đang rất nóng hiện nay. Bên cạnh đó, với nhu cầu hàng hóa chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng cao hiện nay, hàng hóa nhập khẩu cũng rất lớn. Để nắm rõ các loại thủ tục nhập khẩu và chi phí vận chuyển hàng quốc tế, quý khách hãy liên hệ nhanh với chúng tôi theo địa chỉ hotline: 0906.23.5599 hoặc Email: Info@lacco.com.vn để được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của công ty vận tải quốc tế Lacco nhanh chóng hỗ trợ trực tiếp.
Chia sẻ bài viết

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, Ngõ 73 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng.

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội.

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Lạng Sơn

Phòng số 3, Cổng B5, Bến Xe Tải, Cửa Khẩu Quốc Tế Hữu Nghị, Khu Kéo Kham, TT Đồng Đăng, Huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn.

Thư viện ảnh