Preloader Close
Kiểm dịch thực vật (tiếng Anh là Phytosanitary) là công tác quản lý Nhà nước nhằm ngăn chặn những loài sâu, bệnh, cỏ dại nguy hiểm lây lan giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài.. Bài viết dưới đây, Lacco sẽ chia sẻ cho quý khách chi tiết về các quy trình, yêu cầu về kiểm dịch thực vật hàng nhập khẩu vào Việt Nam. Các quy định về kiểm dịch thực vật nhập khẩu Để đảm bảo thực hiện đúng quy trình, quy định về kiểm dịch thực vật nhập khẩu vào Việt Nam cần nắm rõ các quy định, thông tư cũng như các văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể: - Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT ban hành bảng mã số HS đối với hàng hóa thuộc thẩm quyền bộ NNPTNT thay thế TT24/2017-/TT-BNNPTNT - Thông báo số : 296/TB-CTVN-HTQT của cơ quan quản lý CITES về công bố phụ lục CITES - Thông tư 04/2017/TT-BNNPTNT ban hành danh mục các loài động thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của công ước quốc tế về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) - Công văn số 89/BTC-TCHQ - Thông tư 34/2018/TT-BNNPTNT sửa đổi bổ sung 1 số điều của thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT và TT20/2017/TT-BNNPTNT Kiểm tra thực vật nhập khẩu có nằm trong danh mục: – Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu. (Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT) – Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu. (Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT). Quy trình làm thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu Quy trình làm thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu vào Việt Nam, chúng tôi sẽ chia làm 3 bước đơn giản như sau: Bước 1: Phân loại danh mục thực vật: – Trường hợp 1: Thực vật nhập khẩu thuộc Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu thì tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật. – Trường hợp 2: Thực vật thuộc Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu thì cần phải tiến hành làm chứng từ kiểm dịch thực vật, xin giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu. Bước 2: Tiến hành lấy mẫu kiểm dịch thực vật nhập khẩu. Bước 3: Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (phytosanitary certificate) nhập khẩu. Các bạn tìm hiểu thêm: Thủ tục kiểm dịch thực vật hàng gỗ nhập khẩu tại Hải Phòng Hồ sơ làm chứng từ kiểm dịch thực vật nhập khẩu Hồ sơ xin giấy phép kiểm dịch thực vật - Đơn đề nghị cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu. (Mẫu số 04/BVTV Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 43/2018/TT-BNNPTNT); - Bản sao Hợp đồng thương mại; - Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thương nhân (chỉ nộp khi nhập khẩu lần đầu). Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu. (Điều 6 Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT) Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật. Bản sao chụp hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu. Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp thì phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể. Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (trường hợp quy định phải có Giấy phép). Lấy mẫu kiểm dịch thực vật nhập khẩu: Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể theo trình tự sau đây: a) Kiểm tra sơ bộ Kiểm tra bên ngoài lô vật thể, bao bì đóng gói, phương tiện chuyên chở; khe, kẽ và những nơi sinh vật gây hại có thể ẩn nấp; thu thập côn trùng bay, bò hoặc bám bên ngoài lô vật thể. b) Kiểm tra chi tiết Kiểm tra bên trong và lấy mẫu lô hàng theo quy định tại QCVN 01-141:2013/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp lấy mẫu kiểm dịch thực vật; thu thập các vật thể mang triệu chứng gây hại và sinh vật gây hại; phân tích giám định mẫu vật thể, sinh vật gây hại đã thu thập được. Tham khảo: Dịch vụ khai báo hải quan, chứng từ uy tín Yêu cầu đối với các loại thực vật nhập khẩu vào Việt Nam. Căn cứ theo Điều 26 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013, các loại hàng hóa là thực vật nhập khẩu vào Việt Nam phải đảm bảo các yêu cầu như sau: Vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: a) Có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu cấp; b) Không có sinh vật gây hại trong danh mục quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 25 của Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 hoặc sinh vật gây hại lạ; c) Bao bì đóng gói vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu phải được xử lý theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam. Vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam được phép nhập khẩu theo quy định: a) Có Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu do cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương của Việt Nam cấp; b) Các tiêu chí đánh giá thuộc mục I.1 Để đảm bảo hoạt động kiểm dịch thực vật cho hàng hóa được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, các bạn hãy liên hệ ngay với Công ty Lacco theo địa chỉ hotline: 0906 23 5599 - email: info@lacco.com.vn. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm nhiều giải quyết hồ sơ, chứng từ kiểm dịch thực vật cho các lô hàng chính ngạch, các bạn có thể hoàn toàn yên tâm về lô hàng
Chia sẻ bài viết
Đối với người làm xuất nhập khẩu và khai báo hải quan đều thấy rõ được tầm quan của việc tra cứu mã HS code. Việc khai báo sai mã HS có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến lô hàng vận chuyển khi bị kiểm tra hải quan. Vậy làm như thế nào để tra mã HS code nhanh chóng, chính xác nhất. Tầm quan trọng của mã HS code Mã HS là mã số của hàng hóa xuất nhập khẩu theo hệ thống phân loại hàng hóa có tên là “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa”. Cụm từ này theo tiếng Anh được gọi tắt là HS Code (Harmonized Commodity Description and Coding System). Chúng ta có thể hiểu đơn giản mã HS code chính là những mã số được đặt có các loại hàng hóa xuất - nhập khẩu theo quy tắc quốc tế. Tương ứng với mỗi loại mã HS code sẽ được hưởng mức thuế suất và các thủ tục hải quan theo đúng quy định của cục hải quan quy định. Do đó, mã HS code đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cá nhân, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý. Cụ thể: 1. Cơ quan quản lý nhà nước: - Tránh thất thu thuế - Kiểm soát hạn ngạch và lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu - Tiết kiệm thời gian, chi phí thông quan, giảm lượng công việc cho cán bộ hải quan - Đẩy nhanh hoạt động giải phóng hàng, tránh hiện tượng ùn ứ hàng tại cảng, tại sân bay,... 2. Đối với cá nhân, doanh nghiệp - Phân loại đúng mã HS giúp doanh nghiệp xác định đúng % thuế suất theo quy định của nhà nước. Đảm bảo thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế theo quy định. Tránh việc mất thời gian, chi phí và công sức cho những sai lầm không cần thiết. - Xác định đúng mã HS code để nhận được những ưu đãi thuế quan,... từ các hiệp định thương mại tự do WTO, CPTPP và FTA. - Sẵn sàng chuẩn bị đầy đủ các loại thủ tục, giấy tờ cần thiết cho việc nhập khẩu. Như vậy có thể tiết kiệm thời gian, công sức để lấy hàng về kho ngay khi hàng cập bến. Bởi, trường hợp bị khai sai mã HS code sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề như gặp khó khăn trong việc giám định, có nguy cơ bị xử phạt gây tốn kém chi phí gây trì trệ trong việc giao hàng. Thậm trí trọng một số trường hợp, khi doanh nghiệp khai sai mã HS sẽ phải nộp số tiền thuế nhiều hơn số tiền lẽ ra phải nộp và kể cả khi đã được thông quan thì việc áp sai mã HS sẽ gây rắc rối cho quá trình kiểm tra sau thông quan của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc phân loại đúng mã HS Code cho hàng hóa nhập khẩu sẽ là tiền đề đảm bảo cho việc tuân thủ luật pháp trong nước và quốc tế của doanh nghiệp nhập khẩu. Cách tra cứu mã HS Code hiệu quả Để tra cứu mã HS code nhanh và hiệu quả nhất, Lacco bật mí cho các bạn 3 giải pháp cực kỳ đơn giản mà tất cả nhân viên từ chứng từ đến sale nhà Lacco đều áp dụng vô cùng hiệu quả: - Hỏi - Tra cứu Biểu thuế suất xuất nhập khẩu - Tra mã HS code trực tuyến. Bạn thấy những cách thức này như thế nào? Chúng ta cũng tìm hiểu chi tiết xem mức độ hiệu quả của từng giải pháp nhé! Tra cứu mã HS bằng cách.... hỏi Chắc chắn đọc xong phương pháp này bạn sẽ hỏi tôi rằng: Phải hỏi ai bây giờ? Thực ra cực đơn giản thôi. Hỏi đồng nghiệp, hỏi sếp, hỏi những ai thường xuyên làm về mặt hàng này. Như ở Lacco thì cứ "đè đầu" bà trưởng phòng chứng từ ra là có đáp án. Nếu không thì những người thường xuyên hỗ trợ khách hàng loại mặt hàng này cũng nắm rất rõ. Còn nếu bạn là doanh nghiệp xuất - nhập khẩu và không quen biết ai nắm rõ chính xác về mã HS code thì cũng không có gì khó. Các bạn có thể gọi điện cho hotline của Lacco: 0906 23 5599 hoặc nhắn tin vào fanpage https://www.facebook.com/lacco.com.vn để được hỗ trợ miễn phí. Ngoài ra, với đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ khai báo hải quan, vận chuyển hàng hóa quốc tế với mức chi phí tối ưu nhất. Tra cứu Biểu thuế suất xuất nhập khẩu Để tra cứu nhanh và hiệu quả, bạn có thể mua cuốn sách Biểu thuế xuất nhập khẩu 2021 do NXB Tài chính in để tra cho đảm bảo chính xác nhé. Hoặc các bạn cũng có thể download biểu thuế nhập khẩu 2021 (Bản cập nhật ngày 06/11/2021) tại đây. Bạn cần tra cứu về sản phẩm nào, thuộc nhóm nào đều được thống kê hết tại biểu thuế này. Bạn có thể vào để tìm hiểu thêm nhé. Tham khảo Cập nhật biểu thuế nhập khẩu 2021 (Bản cập nhật ngày 06/11/2021) Tra mã HS code trực tuyến Một phương pháp thông dụng và đơn giản hơn để các bạn tra cứu mã HS code đó chính là lên hỏi thăm bác google các website chuyên ngành trong lĩnh vực thủ tục hải quan như: 1. Trang Tổng cục hải quan - phần Tra cứu biểu thuế, hoặc các trang web của Cục hải quan một số tỉnh thành như: Đồng Nai, HCM, Hải Phòng... 2. Trang bieuthue.net: Tuy nhiên bạn hãy lưu ý, trang này chỉ miễn phí tra cứu trang đầu tiên, cũng có khá nhiều tính năng thuận tiện. 3. Trang hssearch.net: Trang này cũng gần giống Bieuthue.net. Lưu ý là trang này có mất phí nhé, khoảng 200k/ năm thôi (trước đó thì là 100k). Nếu không đăng nhập thì không tra cứu được gì cả. Lưu ý khi tra mã HS code chính xác Để đảm bảo tra mã HS chính xác thì các bạn cần phải lưu ý phải hiểu về thực tế của hàng. Chúng ta có thể căn cứ vào các thông tin mà mắt thấy, tay sờ hoặc cũng có thể dựa vào ảnh chụp, tài liệu kỹ thuật, catalog, nhãn mác... của sản phẩm để xác định những thông tin cần thiết. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần chủ ý một số những tiêu chí quan trọng để xác định chính xác mã HS của sản phẩm cần khai báo hải quan: - Tên gọi của mặt hàng - Công dụng của sản phẩm - Chất liệu cấu thành sản phẩm - Tính chất, thành phần cấu tạo, thông số kỹ thuật - Thông số khác (tùy theo loại hàng cụ thể). Trong bài viết, Lacco đã chia sẻ cho các bạn những cách thức phổ biến nhất để tra mã HS code. Còn lại tất cả đều dựa vào bạn để tìm được mã code chính xác cho hàng hóa của mình. Mọi thông tin chi tiết về hs code, khai báo hải quan hàng xuất - nhập khẩu, các bạn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email: info@lacco.com.vn hoặc hotline:0906 23 5599 để được hỗ trợ nhanh chóng, chính xác nhé.
Chia sẻ bài viết
Theo bảng xếp hạng Chỉ số Hoạt động Cảng container năm 2021 do Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB) phối hợp với IHS Markit thực hiện vào tháng 5/2021 tại: Châu Á, Trung Đông và Bắc Phi cho biết Việt Nam có 3 cảng biển được xếp vào top 50 hoạt động hiệu quả nhất thế giới. Hãy cùng Công ty Lacco tìm hiểu chi tiết về 2 cảng biển Việt nam nằm trong TOP 50 cảng biển hoạt động hiệu quả nhất thế giới trong bài viết dưới đây nhé. TOP 1: Cảng Cái Lân (TP. Hạ Long, Quảng Ninh) được xếp ở vị trí 46 Cảng Cái Lân là một cảng nước sâu thuộc cụm cảng Hòn Gai thuộc TP. Hạ Long tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay, cảng đang được xây dựng và mở rộng với mục tiêu trở thành một trong những cảng lớn nhất Việt Nam. Cái Lân sở hữu cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ, điều kiện tốt nhất hiện nay. Với: - Kho có diện tích 10.000 m², bãi chứa hàng có diện tích 17.000 m²; - Thiết bị bốc dỡ: 1 cẩu 20 tấn, 2 cẩu 30 tấn, 2 cẩu 50 tấn di động, 3 cẩu 70 tấn và một số cẩu di động từ 8 đến 10 tấn khác; - Khả năng cập tàu: Tàu từ 1 đến 5 vạn tấn có thể cập bến; - Khả năng xếp dỡ: từ 5 đến 8 triệu tấn/năm. Tham khảo: Quy trình nhập khẩu bằng đường biển TOP 2: Cảng Hải Phòng chiếm vị trí 47 Cảng Hải Phòng là cảng biển quốc tế lớn thứ 2 tại Việt Nam (đứng sau cảng Sài Gòn). Và là cảng biển lớn nhất khu vực miền bắc. Cảng Hải phòng cũng là cửa ngõ quốc tế của Việt Nam nằm tại ba quận Hồng Bàng, Ngô Quyền và Hải An. Hiện, Cảng Hải Phòng hiện nay có 11 khu bến cảng chính bao gồm: 1. Cảng Vật Cách 2. Cảng Hải Phòng (khu cảng chính, hay còn gọi là Bến Hoàng Diệu, trước gọi là Bến Sáu kho) trên sông Cấm. 3. Cảng Hải Phòng (khu bến Chùa Vẽ) trên sông Cấm 4. Khu bến Đình Vũ và Nam Đình Vũ 5. Khu bến sông Cấm: 5 nghìn - 10 nghìn DWT 6. Khu bến Diêm Điền (huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình): 1 nghìn - 2 nghìn DWT 7. Cảng Thủy sản 8. Cảng Đoạn Xá 9. Cảng Tân Vũ 10. Cảng Hải An. Ngoài ra, cảng Hải Phòng còn có hơn 40 bến cảng khác với các chức năng khác nhau, như vận tải chất hóa lỏng (xăng, dầu, khí đốt), bến cảng đóng tàu, bến cho tàu vận tải đường sông nhỏ có trọng tải 1-2 tấn ("tàu chuột"). Tham khảo: Quy trình giao nhận nhập khẩu hàng thép FCL tại cảng Hải Phòng TOP 3: Cảng Cái Mép (Vũng Tàu) đứng ở vị trí 49 Cảng Quốc tế Cái Mép là một cụm cảng biển sâu ở Bà Rịa – Vũng Tàu, ở cửa sông Thị Vải và sông Cái Mép. Cái Mép có thể tiếp nhận tàu container có trọng tải lên đến 80.000 DWT với công suất thông qua đạt 600.000-700.000 TEU mỗi năm với tổng diện tích lên tới 48 hecta. Định hướng sẽ thành lập khu thương mại tự do tại Cái Mép; tập trung phát triển khu vực Cái Mép - Thị Vải ngang tầm khu vực vào năm 2030, cạnh tranh ngang hàng với Singapore và trở thành một đầu mối cảng biển đẳng cấp thế giới vào năm 2045. Trong bảng xếp hạng cũng đánh giá cảng Yokohama (Nhật Bản) là cảng biển đứng đầu về mức độ hiệu quả nhất thế giới. Tiếp đó, xếp thứ 2 là cảng King Abdullah tại Saudi Arabia và đứng thứ 3 là cảng Chiwan (Thâm Quyến, Trung Quốc). Tham khảo: Danh sách cảng biển của các quốc gia Châu Á TOP 5 cảng biển lớn của Trung Quốc [Thời gian, giá cước vận chuyển] Laco là đơn vị vận chuyển quốc tế uy tín, với 15 năm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Logistics phục vụ khách hàng, vận chuyển hàng hóa đến các quốc gia trên thế giới. Trong đó, tập trung phát triển mạnh các tuyến: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thailand, Singapore, Malaysia, Lào, Campuchia, Mỹ, Châu Âu,.. Do đó, nếu quý khách có nhu cầu vận chuyển hàng hóa đường biển đến các quốc gia trên thế giới, hãy liên hệ ngay cho Lacco để được tư vấn hỗ trợ cụ thể với loại hàng hóa cần vận chuyển để tư vấn hồ sơ hải quan, quy trình vận chuyển và báo giá chi phí vận chuyển từ cảng biển Việt Nam đến các cảng biển quốc tế khác theo hình thức vận tải đường biển. Thông tin liên hệ chi tiết: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
Theo hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Trung Quốc – ACFTA, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi từ Trung Quốc với hàng hóa có C/O Form E giai đoạn 2018 – 2022 mang lại rất nhiều ưu thế đối với sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu từ ASEAN và Trung quốc. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi, có 7 điều mà các doanh nghiệp nhập khẩu phải chú ý. Văn bản pháp lý liên quan đến Form E Để hiểu được đầy đủ quyền lợi và các vấn đề liên quan đến C/O form E, cần nắm rõ nội dung các văn bản sau: - Quyết định số 12/2007/QĐ-BTM ngày 31/05/2007 của Bộ Thương Mại. Văn bản quy định về quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu E để hưởng các ưu đãi theo hiệp định thương mại hàng hóa thuộc hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữ hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, - Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010 của Bộ Công Thương. Quy định về việc Thực hiện quy tắc thủ tục cấp và kiểm tra xuất xứ sửa đổi và quy tắc cụ thể mặt hàng theo hệ thống hài hòa phiên bản 2007 trong hiệp định thương mại hàng hóa thuộc hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Và các văn bản hướng dẫn thông tư này gồm: Thông tư số 01/2011/TT-BCT ngày 04/01/2011 của Bộ Công Thương; Thông tư số 37/2011/TT-BCT ngày 10/10/2011 của Bộ Công Thương; Thông tư số 14/2016/TT-BCT ngày 05/08/2016 của Bộ Công Thương; Thông tư số 21/2014/TT-BCT ngày 25/06/2014 của Bộ Công thương; Công văn số 2706/TCHQ-GSQL ngày 07/06/2011 của Tổng cục Hải Quan; Công văn số 5802/TCHQ-GSQL ngày 18/11/2011 của Tổng cục Hải quan; Công văn số 113/XNK-XXHH ngày 04/03/2014 của Bộ Công thương. 6 Điều cần lưu ý về C/O Form E đối với hàng nhập khẩu tại Hải Phòng Theo các văn bản quy định về hưởng thuế ưu đãi theo hiệp định ACFTA, chủ hàng cần lưu ý 6 vấn đề sau: 1. Nộp C/O form E bản gốc khi thông quan để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Theo quy định hiện hành, để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo hiệp định hàng hóa ASEAN – Trung Quốc, người nhập khẩu cần nộp C/O form E bản gốc, C/O này phải hợp lệ. Trong trường hợp hàng cần gấp, không thể chờ C/O form E, khi làm thủ tục hải quan Công ty cần khai trên tờ khai là nợ bản gốc và nộp thuế theo mức thuế MNF, sau đó làm thủ tục hoàn thuế khi có bản gốc (trong vòng 30 ngày). Bạn nên biết: Vận chuyển hàng quá tải quá cảnh? Quy định, C/O hàng quá tải quá cảnh 2. Người đứng tên trên ô số 1 Đây là lỗi hay gặp nhất dẫn đến C/O form E bị bác. Quy định hiện hành về vấn đề này như sau: Theo quy định tại công văn số 113/XNK-XXHH ngày 04/03/2014, điều 3: “Người đứng tên trên ô số 1: Các nước thống nhất người được ủy quyền xin C/O không được phép đứng tên là nhà xuất khẩu trên ô số 1 của C/O mẫu E. Tên của người xuất khẩu ghi trên ô số 1 phải trùng với tên ghi trên hóa đơn thương mại trừ trường hợp hóa đơn bên thứ ba.” Công văn số 5467/TCHQ-GSQL ngày 16/09/2016 của Tổng cục Hải quan về việc vướng mắc cách ghi thông tin người uỷ quyền trên C/O mẫu E: “người đứng tên ô số 1 của C/O mẫu E là người xuất khẩu, đồng thời là tên người phát hành hoá đơn trừ trường hợp hoá đơn do bên thứ ba phát hành”. Như vậy, nếu trong trường hợp ô số 1 của Form E không phải là người xuất khẩu thì ở trên Form E, ô “Third party invoicing” phải được đánh dấu. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành của Trung Quốc (theo thực tế làm việc của chúng tôi trong thời gian vừa qua): cơ quan chức năng của Trung Quốc chỉ đánh dấu third party invoicing khi người xuất khẩu không phải công ty Trung Quốc. Do đó, với tình huống đối tác bán hàng Trung Quốc không có chức năng xuất khẩu, không tự làm được C/O form E do đó đi thuê công ty khác làm như kể trên; Đơn vị thương mại đứng tên trên ô số 1 và tên nhà sản xuất thể hiện ở ô số 7 và C/O form E không được đánh dấu “Third party invoicing” thì C/O này về Việt Nam sẽ bị bác. 3. Những sai sót nhỏ trên C/O Theo quy định tại điều 17, phụ lục 2, Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010 của Bộ Công Thương về việc Thực hiện quy tắc thủ tục cấp và kiểm tra xuất xứ sửa đổi và quy tắc cụ thể mặt hàng theo hệ thống hài hòa phiên bản 2007 trong hiệp định thương mại hàng hóa thuộc hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định về điều này như sau: “Trường hợp không có nghi ngờ về xuất xứ của sản phẩm, những sai sót nhỏ, chẳng hạn như khác biệt về mã HS trên C/O mẫu E so với mã HS trên các chứng từ nộp cho cơ quan Hải quan Bên nhập khẩu để làm thủ tục nhập khẩu, sẽ không làm mất hiệu lực của C/O mẫu E, nếu sự khác biệt này trên thực tế phù hợp với sản phẩm nhập khẩu.” Nội dung các khác biệt nhỏ không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của C/O được quy định tại Điều 15 thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 và được sửa đổi bổ sung tại Khoản 4, điều 1, thông tư số 62/2019/TT-BTC ngày 05 tháng 9 năm 2019. Tải thông tư số 62/2019/TT-BTC tại đây Tham khảo thêm: Quy trình xin cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) 4. Trường hợp C/O mẫu E có nhiều mặt hàng, trong đó có mặt hàng không được hưởng ưu đãi Điểm 3, điều 17, phụ lục 2, Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010 của Bộ Công Thương quy định. Tải Thông tư số 36/2010/TT-BCT tại đây Do đó, nếu trong lô hàng của bạn có nhiều mặt hàng trên C/O form E nhưng có mặt hàng không đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế thì không ảnh hưởng đến các mặt hàng khác 5. Chuyển tải và tính hợp lệ của C/O form E Trong một số trường hợp hàng hóa không được chuyển trực tiếp từ Trung Quốc về Việt Nam mà chuyển tải qua một nước không nằm trong ACFTA, quy định việc chuyển tải này và việc hưởng ưu đãi thuế. Nộp bản gốc Form E khi làm tờ khai hải quan mới được hưởng ưu đãi thuế. Nếu tại thời điểm thông quan, không có Form E gốc thì tính thuế MNF và ghi chú trên tờ khai là hàng có Form E và xin nợ. Trong vòng 30 ngày, nộp bản gốc cho hải quan và làm thủ tục hoàn thuế. 6. Trường hợp lô hàng có rất nhiều mặt hàng, khai gộp tên hàng và HS Trong thực tế thương mại, nhiều trường hợp, trong một lô hàng có các mặt hàng nhập khẩu có cùng tên gọi, mã số HS và trên C/O mẫu E khai gộp chung về số lượng, trọng lượng, về vấn đề này ngày 23/10/2018, Cục Giám sát quản lý – Tổng cục hải quan có công văn số 3380/GSQL-GQ4 gửi một doanh nghiệp trả lời về vấn đề này như sau: “việc các mặt hàng nhập khẩu có cùng tên gọi, mã số HS nhưng tại ô số 9 trên C/O mẫu E khai gộp chung về số lượng, trọng lượng của hàng hóa nhập khẩu là chưa phù hợp với quy định”. Ngoài ra, cũng cần lưu ý: Theo quy định tại công văn số 2706/TCHQ-GSQL ngày 07/06/2011 của Tổng cục hải quan, V/v Hướng dẫn một số điểm của TT 36/2010/TT-BCT và triển khai kết quả cuộc họp ACTNC lần thứ 37, điểm 8: Trong trường hợp C/O mẫu E ban đầu không đủ chỗ để khai hết số lượng các mặt hàng cần khai thì người xuất khẩu sử dụng một C/O mẫu E khác để khai tiếp. Tuy nhiên, giới hạn số lượng mặt hàng trên mỗi C/O là 20 mặt hàng. Để đảm bảo khai báo chính CO form E chính xác và nhận được toàn bộ những ưu đãi từ hiệp định ACFTA, các bạn hãy liên hệ ngày với Lacco để được hỗ trợ. Với kinh nghiệm 13 năm hoạt động trong lĩnh vực Logistics và nhiều năm là đại lý hải quan uy tín, sở hữu đội ngũ chuyên viên khai báo chuyên nghiệp và năng động. Công ty Lacco luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng 24/7. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vnHotline: 0906 23 55 99Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
Trước khi tìm hiểu nguyên nhân phát sinh thêm DEM và DET thì trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm DEM là gì và Det là gì? Các bạn có thể tìm hiểu chi tiết tại: DEM là gì? DET là gì? Phí Storage Charge và cách phân biệt phí DEM, DET, STORAGE. Sau đó, chúng ta cũng tìm hiểu những nguyên nhân phát sinh thêm Phí lưu bãi (Demurrage – DEM) và Phí lưu kho (Detention – DET) là gì nhé. Chúng ta có thể liệt kê ra 6 nguyên nhân phát sinh phí DEM-DET bao gồm các lý do chậm trễ chứng từ, thủ tục Cụ thể: - Chứng từ không chính xác - Chứng từ đến chậm - Thất lạc chứng từ - Thủ tục hải quan hoặc kiểm tra hàng hóa - Giải phóng hàng tại cảng đến - Không liên lạc được với người nhận hàng. - Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết nhé! 1. Chậm trễ do chứng từ không chính xác Khi các thông tin chứng từ không chính xác, ví dụ như BL của người nhận hoặc ngân hàng có sự khác biệt và các thông tin như: địa chỉ, số tàu, thông tin hàng,... Hoặc các thông tin chứng từ như C/O, L/C,.. có sự sai lệch hay bất kỳ thông tin nào xuất hiện vấn đề nhầm lẫn. Hải quan sẽ yêu cầu chỉnh sửa thông tin chính xác mới được phép thông quan. Trong qua trình chỉnh sửa, nếu tàu chở hàng đã cập bến thì buộc phải nằm chờ cho đến khi chứng từ đã chính xác. Như vậy, trong khoảng thời gian lưu kho, lưu bãi thì người nhận buộc phải chịu thêm chi phí DEM/DET (phí lưu kho bãi của cảng) cho đến khi lấy được hàng ra khỏi bãi/. 2. Chậm trễ do chứng từ đến chậm Một số đơn vị nhận hàng nhận chứng từ thông quan như B/L, C/O, Packing list,… bị chậm do một số vấn đề như: - Bên bán không có kế hoạch gửi chứng từ tại cảng kịp thời kiến cho chứng từ đến chậm cho với thời gian hàng cập bến cảng. - Hãng tàu phát hành B/L cho người bán chậm do: Lỗi hệ thống; không nhận chứng từ hải quan xuất khẩu; chưa có xác nhận "đã nhận container" của cảng; đơn vị xuất khẩu thanh toán chậm; - Hoặc cũng có thể do ngân hàng (của người bán) thông báo nếu đơn hàng có sử dụng L/C và chứng từ không đến được ngân hàng phát hành (ngân hàng của người mua) kịp thời. 3. Chậm trễ do thất lạc chứng từ Thất lạc chứng từ là lý do phổ biến nhất khiến cho phí lưu kho bãi nhập khẩu phát sinh. Nguyên nhân có thể đến từ nhiều lý do khác nhau trong quá trình vận chuyển. Bên cạnh đó, có nhiều loại chứng từ phải mất khá nhiều thời gian để giải quyết. Thậm chí cần bảo lãnh của ngân hàng. Đối với trường hợp khách hàng không có đủ 200% hay 300% giá trị hàng hóa theo yêu cầu của hãng tàu về bảo lãnh. Bên nhận hàng sẽ gặp khó khăn do không thể lấy được hàng vì không có bộ chứng từ và container. Khi đó có thể phát sinh thêm rất nhiều chi phí demurrage, detention và storage. 4. Thủ tục hải quan hoặc kiểm tra hàng hóa chậm Trong nhiều trường hợp, thủ tục hải quan đã đầy đủ. Tuy nhiên, khi kiểm tra mã số HS để chắc chắn rằng hàng hóa đã được phân loại và khai đúng. Nếu không may người khai báo hải quan nhập sai mã HS Code sẽ dẫn đến hàng hóa sẽ bị phạt. Thậm chí gây ra sự nghi ngờ đối với hành vi của người nhận. Ở hầu hết các nước, cơ quan hải quan đặc biệt thận trọng đối với việc nhập khẩu hàng hóa bán lẻ như hàng may mặc, giày dép, phụ kiện, hàng điện tử,… như là một phần của các biện pháp chống bán phá giá của WTO. Vì vậy không có gì lạ khi những mặt hàng này bị hải quan kiểm tra. Thời gian kiểm tra sẽ không có mức khung thời gian cố định. Do đó, khi gặp phải trường hợp này, hãy chuẩn bị tinh thần phát sinh phí demurrage, detention, storage khá cao đó. 5. Do giải phóng hàng tại cảng đến Giải phóng hàng hóa tại cảng đến cũng có thể bị chậm trễ do hãng tàu nhận bộ B/L gốc mà không có chữ ký hậu hợp lệ trên B/L. Đây là một trường hợp rất phổ biến. Một nguyên nhân phổ biến khác có thể là do hãng tàu chưa nhận được tiền thanh toán từ người nhận tại cảng đến. Việc này xuất hiện do người mua bị thiếu kiến thức về các điều khoản quy định trong Incoterms áp dụng cho đơn hàng, tưởng rằng người bán phải thanh toán các khoản phụ phí local charges. Như vậy, container có thể nằm ở cảng đợi thông quan trong khi chi phí demurrage, detention và storage vẫn đang phát sinh từng ngày. 6. Không liên lạc được với người nhận hàng Có thể bạn thấy lý do này rất tệ như thực rất nhiều trường hợp hãng tàu không thể liên hệ được với người nhận hoặc thông báo được thể hiện trên B/L. Trong hầu hết các trường hợp, có thể là người bán, hoặc người mua, hoặc cả hai đã từ chối nhận hàng mà hãng tàu không được thông báo. Hãng tàu lúc này vẫn chờ một đơn vị tới nhận hàng dựa trên thông báo hàng đến đã được gửi đến người nhận thông báo (Notify party). Qua đây chúng ta có thể thấy, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho phí DEM-DET bị phát sinh. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tránh được đến như các bên liên quan nghiêm túc thực hiện theo đúng quy trình về chứng từ và hải quan. Với vai trò là đơn vị vận chuyển và khai báo thủ tục hải quan uy tín, Công ty Lacco luôn đảm bảo sát sao quy trình vận chuyển hàng hóa. Từ đó giảm thiểu tối đa các trường hợp phát sinh chi phí trong quá trình vận chuyển và giao hàng đường biển. Mọi thông tin chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ đến hotline: 0906 23 5599 - email: info@lacco.com.vn để được hỗ trợ chi tiết.
Chia sẻ bài viết
Trong vận chuyển đường biển, để đảm bảo vận chuyển hàng hóa đến điểm hẹn an toàn, các kiện hàng đều được đóng trong container với kích thước container tiêu chuẩn. Nhưng đối với các kiện hàng nhỏ, lẻ thì phải làm như thế nào? Và LCL và Groupage (consolidation) được cho là giải pháp tối ưu để các đơn vị vận chuyển có thể thuần tiện vận chuyển hàng hóa đường biển. Vậy vận chuyển LCL và vận chuyển Groupage (consolidation) có điểm gì khác nhau? Sự khác nhau giữa LCL và Groupage là gì? LCL và Groupage là hai giải pháp vận chuyển cho hàng lẻ được áp dụng trọng vận tải biển. Để tìm được sự khác nhau và lựa chọn phương pháp tối ưu cho các lô hàng, chúng ta cần hiểu LCL và Groupage là gì? Vận chuyển hàng lẻ LCL? Các hãng tàu, hãng vận chuyển sẽ gom những lô hàng lẻ này từ nhiều Chủ hàng (shipper) lại và đóng thành 1 container nguyên. Trong trường hợp này, dù hàng hóa sẽ được đóng vào nguyên 1 container, nhưng do có nhiều chủ hàng (Shipper), hãng vận chuyển sẽ phát hành vận đơn riêng cho các chủ hàng khác nhau. Điều này có nghĩa là trách nhiệm của hãng vận tải sẽ chịu bắt đầu từ lúc nhận hàng ở kho CFS (Container Freight Station) tại cảng bốc hàng (Port of Loading) và hoàn thành tại kho CFS tại cảng dỡ hàng (Port of Discharge). Phần cước phí vận chuyển cho các lô hàng lẻ này được hãng tàu tính (charge) trực tiếp cho người nhận hàng. Tuy nhiên, ở một số quốc gia, các hãng tàu không cung cấp dịch vụ vận tải biển với hàng lẻ LCL mà các dịch vụ này được xử lý bởi các Đơn vị khai thác hàng lẻ (Groupage Operators). Tham khảo: Quy trình làm thủ tục hải quan hàng xuất LCL tại cảng Cát Lái Vận chuyển Groupage? Groupage hay còn gọi là Consolidation hay Việc gom hàng. Đây là việc thu gom hàng lẻ từ các chủ hàng khác nhau để đóng vào chung một container do Bên gom hàng Consolidators (Groupage Operators) thực hiện. Đơn vị gom hàng (consol) sẽ tập hợp và phát hành vận đơn thứ cấp (House BL) cho các chủ hàng và sẽ giữ Vận đơn chủ (master BL) từ hãng tàu (Lines) cho container FCL họ đặt booking với hãng tàu và sẽ thể hiện họ (Consolidator) là người gửi hàng trên vận đơn. Như vậy, đơn vị vận chuyển sẽ vận tiến hành tính phí vận chuyển đường biển như bình thường cho bên gom hàng. Và đơn vị này sẽ tính riêng giá trị vận chuyển với từng kiện hàng cụ thể. Dịch vụ này được thực hiện bởi những công ty giao nhận. Dịch vụ vận chuyển LCL và Groupage tại Lacco Là đơn vị giao nhận vận tải quốc tế với 13 năm kinh nghiệm, đồng thời cũng là đơn vị trực tiếp xử lý tờ khai, thủ tục hải quan. Do đó, Lacco luôn được đánh giá là đơn vị Forwarder uy ín để vận chuyển hàng lẻ LCL và FCL an toàn và chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, Lacco cũng là đơn vị đồng hành cùng Cục xúc tiến thương mại Việt Nam thực hiện rất nhiều các chuyển vận chuyển hàng tham gia hội chợ, triển làm để phục vụ các doanh nghiệp xúc tiến thương mại đến các thị trường quốc tế. Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về vận chuyển hàng lẻ, vận chuyển hàng nguyên container, các bạn có thể liên hệ ngay với Công ty Lacco theo địa chỉ Hotline: 0906235599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được hỗ trợ chi tiết.
Chia sẻ bài viết

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, Ngõ 73 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng.

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội.

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Lạng Sơn

Phòng số 3, Cổng B5, Bến Xe Tải, Cửa Khẩu Quốc Tế Hữu Nghị, Khu Kéo Kham, TT Đồng Đăng, Huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn.

Thư viện ảnh