Preloader Close
Theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ, công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Để giúp các doanh nghiệp hiểu hơn về công bố hợp quy và quy trình công bố hợp quy, nếu bạn muốn nắm rõ thông tin chi tiết, hãy cùng Công ty Laco theo dõi chi tiết bài viết dưới đây. Khái quát công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Để thực hiện công bố hợp quy, doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn quốc gia mà Nhà nước đã ban hành. Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác; Chứng nhận hợp quy là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Đối tượng của công bố hợp quy bao gồm các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành hoặc được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương do Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành. Công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc phải thực hiện. Các bước thực hiện công bố hợp quy Bước 1: Đánh giá hợp quy do tổ chức chứng nhận được chỉ định ( bên thứ ba) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy ( bên thứ nhất) tự thực hiện; Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định. Hồ sơ đăng ký công bố hợp quy Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm: - Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ Phụ lục III Thông tư 28/2012/TT-BKHCN); - Bản sao hợp lệ Giấy đăng ký doanh nghiệp/Giấy đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư /Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ tương đương khác); - Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp kèm theo mẫu dấu hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm: - Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ Phụ lục III Thông tư 28/2012/TT-BKHCN); - Bản sao hợp lệ Giấy đăng ký doanh nghiệp/Giấy đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư /Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ tương đương khác); Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy chưa được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP…): Hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân phải có quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng (theo Mẫu 1. KHKSCL tại Phụ lục III Thông tư 28/2012/TT-BKHCN và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý; Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP…), - Nộp kèm bản sao giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực; - Bản sao Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký; - Báo cáo đánh giá hợp quy (theo Mẫu 5. BCĐG tại Phụ lục III Thông tư 28/2012/TT-BKHCN) kèm theo mẫu dấu hợp quy và các tài liệu có liên quan; Lưu ý: Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp hoặc báo cáo đánh giá hợp quy trường hợp tổ chức, cá nhân tự đánh giá hợp quy là 03 năm kể từ ngày được cấp hoặc ngày ký xác nhận. Để nắm chi tiết về các thủ tục hải quan, các bạn hãy liên hệ ngay cho công ty Lacco theo địa chỉ hotline: 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được hỗ trợ. Lacco là đơn vị Forwarder uy tín với 15 năm kinh nghiệm cung cấp các dịch vụ logistics như: Vận chuyển hàng quốc tế & Nội địa bằng đa dạng các phương thức vận chuyển và các dịch vụ khai báo hải quan sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng với chi phí tốt nhất và chất lượng dịch vụ an toàn nhất.
Chia sẻ bài viết
Nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng nhanh quốc tế ngày càng lớn, các sân bay quốc tế tại Việt Nam hoạt động liên tục để phục vụ nhu cầu di chuyển và vận tải quốc tế bằng đường hàng không Trong đó, 5 sân bay được xếp vào danh sách sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam mới nhất 2022 gồm: Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Sân Bay Quốc Tế Nội Bài, Sân Bay Quốc Tế Đà Nẵng, Sân Bay Quốc Tế Cam Ranh, Sân Bay Quốc Tế Phú Bài- Huế. Các bạn hãy cùng Lacco theo dõi bài viết dưới đây để nắm được chi tiết về các cảng sân bay này. 1. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (SGN) Trước năm 1975, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất được gọi là phi trường Tân Sơn Nhứt. Đây là cảng sân bay lớn nhất Việt Nam với diện tích 850ha, công suất hoạt động có thể lên đến 28 triệu lượt khách/năm và quá tải khi lượng hành khách lên tới 38 triệu khách/năm). Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất hiện là Cảng hàng không nhộn nhịp nhất và có sản lượng vận chuyển cao nhất cả nước. Hiện có 6 hãng hàng không nội địa và 45 hãng hàng không quốc tế (trong đó có 6 hãng hàng không bay theo mùa) đang khai thác các đường bay trong và ngoài nước và 43 hãng hàng không quốc tế hoạt động, bao gồm các hãng chuyên chở hành khách và các hãng vận chuyển hàng hóa. Nhà ga hành khách quốc tế - Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất được đưa vào sử dụng từ năm 2007 có tổng diện tích 92.000m2, công suất thiết kế 10 triệu khách/năm. Nhà ga quốc nội – Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất có tổng diện tích 40.048m2. Tham khảo thêm:10 hãng tàu quốc tế uy tín phổ biến nhất hiện nay 2. Sân Bay Quốc Tế Nội Bài (HAN) Cảng hàng không quốc tế Nội Bài có tên tiếng anh là Noi Bai International Airport, chính thức mở cửa và đón chuyến bay quốc tế đầu tiên hạ cạnh ngày 2/1/1978. Sân bay Nội Bài nằm tại huyện Sóc Sơn, cách trung tâm Hà Nội 27 Km. Đây là cảng hàng không lớn nhất miền bắc, phục vụ cho thủ đô và các tỉnh lân cận. Năm 1995 nhà ga hành khách T1 được xây dựng và tới tháng 10/2001 thì hoàn thành. Khu vực nhà ga T1 có 3 sân đỗ máy bay A1, A2, A3 với tổng diện tích 165.224 m². Nhà ga gồm 4 tầng cùng 1 tầng hầm với tổng diện tích 90.000 m² và công suất khoảng 6 triệu hành khách/năm. Hiện có 5 hãng hàng không nội địa và 22 hãng hàng không quốc tế đang có đường bay đến sân bay quốc tế Nội Bài. Đến năm 2016, sân bay Nội Bài đạt công suất phục vụ hơn 20 triệu lượt khách 3. Sân Bay Quốc Tế Đà Nẵng (DAD) Sân bay Quốc tế Đà Nẵng được xây dựng từ năm 1940, nằm ở quận Hải Châu, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 3km. Đây là cảng hàng không lớn nhất khu vực miền Trung – Tây Nguyên và đứng thứ ba của Việt Nam. Sân bay Đà Nẵng có tổng diện tích khu vực sân bay là 842 ha. Đây là điểm bay quan trọng của miền Trung Việt Nam và cả nước. Trước năm 1975, sân bay quốc tế Đà Nẵng là một trong những sân bay nhộn nhịp nhất thế giới. Hiện có 5 hãng hàng không nội địa và 38 hãng hàng không quốc tế đang có đường bay đến sân bay quốc tế Đà Nẵng. Từ Đà Nẵng đã có 16 tuyến bay nội địa, 51 chuyến bay đi quốc tế. Năm 2015, Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng được xếp vị trí thứ 23 trong Top 30 Sân bay Tốt nhất châu Á. Sản lượng khách năm 2019 tại sân bay này là 15,5 triệu lượt khách, là sân bay có lượng khách thông qua nhiều thứ 3 tại Việt Nam. 4. Sân Bay Quốc Tế Cam Ranh (CXR) Sân bay quốc tế Cam Ranh là sân bay dân sự chính phục vụ cho tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh Cực Nam Trung Bộ. Chính thức đón chuyến bay dân sự đầu tiên, bay từ Hà Nội thay thế cho sân bay Nha Trang vào 19/5/2004. Đến ngày 16/8/2007, Văn phòng chính phủ ra quyết định nâng cấp cảng hàng không Cam Ranh trở thành cảng Sân Bay Quốc Tế Cam Ranh là sân bay duy nhất tại Việt Nam có số lượng khách quốc tế cao hơn khách nội địa. Năm 2018 có lượng khách quốc tế chiếm đến 70% tổng lượng khách thông qua Sân bay này có lượng khách thông qua nhiều thứ 4 tại Việt Nam. Hiện nay, sân bay quốc tế Cam Ranh đang phục vụ 4 hãng hàng không nội địa: Vietnam Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways và Pacific Airlines và các đường bay thẳng quốc tế đáp xuống sân bay Cam Ranh gồm có Đài Bắc - Nha Trang, Cao Hùng - Nha Trang, Seoul - Nha Trang, Moscow - Nha Trang,... được khai thác bởi Bamboo Airways, Asiana Airlines, Nordwind Airlines,.. Tham khảo thêm: TOP 10 Cảng biển hoạt động mạnh nhất tại mỹ (USA) 5. Sân Bay Quốc Tế Phú Bài- Huế (HUI) Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài là sân bay phục vụ thành phố Huế tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Nằm ở phía nam thành phố Huế cách trung tâm thành phố 15km, (thuộc phường Phú Bài, thị xã Hương Thuỷ – tỉnh Thừa Thiên Huế). Hiện sân bay có đường băng dài 2700m, rộng 45m, có đèn chiếu sáng phục vụ các chuyến bay đêm. Đây cũng là sân bay thứ tư của nước ta đã được chính phủ phê duyệt vào ngày 16/8/2007 Trên đây là top 5 sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam mới nhất 2022 và hiện các sân bay này đều được tận dụng khai thác để vận chuyển hàng hóa nội địa và quốc tế, phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng nhanh. Nếu các bạn có nhu cầu chuyển phát hành hàng quốc tế - nội địa theo đường hàng không, hãy liên hệ ngay cho công ty Lacco theo địa chỉ hotline: 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được hỗ trợ. Bên cạnh các dịch vụ logistics: vận chuyển hàng quốc tế và dịch vụ khai báo hải quan chính ngạch, Lacco đã kết hợp với các đơn vị chuyển phát nhanh uy tín trong nước và quốc tế như DHL, FedEx,... sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu vận chuyển hàng quốc tế, phục vụ khách hàng.
Chia sẻ bài viết
Do chất lượng cuộc sống ngày càng tăng cao, nhu cầu sử dụng điều hòa để khắc phục các vấn đề khắc nghiệt của thời tiết cũng tăng lên nhanh chóng. Để nhập khẩu điều hòa không khí vào Việt Nam cần phải làm những thủ tục gì? Quy trình thực hiện như nào? Các bạn hãy cùng Lacco theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé! Quy trình nhập khẩu máy điều hòa không khí Quy trình nhập khẩu máy điều hòa không khí được Lacco giới thiệu dưới đây áp dụng đối với loại máy mới 100%. Các loại điều hòa đã qua sử dụng nằm trong danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương. Máy điều hòa không khí nằm trong danh mục phải kiểm tra chất lượng theo QCVN 9:2012/KHCN và dán nhãn năng lượng. Để nhập khẩu máy điều hòa không khí, doanh nghiệp cần thực hiện theo quy trình 7 bước sau: Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng Đăng ký trên hệ thống 1 cửa quốc gia đối với Hà Nội và Hồ Chí Minh, Các tỉnh còn lại vẫn đăng ký giấy Mở tờ khai hải quan tại chi cục nào thì đăng ký tại tỉnh, thành phố đó. Bước 2: Đăng ký thử nghiệm hiệu suất năng lượng Bước 3: Mở tờ khai hải quan và mang hàng về kho Nếu đã có kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng thì nộp cùng ký kiểm tra chất lượng để được thông quan lô hàng luôn mà không cần phải làm thủ tục đem hàng về kho bảo quản. Nếu bạn có sẵn mẫu tại Việt Nam thì nên mang đi thử nghiệm hiệu suất năng lượng trước khi nhập hàng về để rút ngắn thời gian chờ đợi để được thông quan lô hàng. Bước 4: Chứng nhận hợp quy Mang mẫu đến trung tâm thử nghiệm được Bộ KHCN chỉ định để thử nghiệm và làm chứng hợp quy. Lưu ý: Chứng nhận hợp quy điều hòa không khí có giá trị trong vòng 3 năm nên lô hàng tiếp theo doanh nghiệp KHÔNG phải làm bước này. Bước 5: Mang mẫu thử nghiệm hiệu suất năng lượng Bước 6: Thông quan tờ khai Bước 7: Xác nhận công bố đã đăng ký dán nhãn năng lượng Dán nhãn năng lượng đối với sản phẩm máy điều hòa Phạm vi áp dụng: Các loại máy điều hòa không khí không ống gió sử dụng máy nén cơ động kín và có giàn ngưng tụ làm mát bằng không khí (sau đây là gọi tắt bằng thiết bị) có năng suất lạnh danh định đến 14000W (48000 BTU/h) sẽ phải dán nhãn năng lượng. Phạm vi không áp dụng: Các loại máy điều hòa không khí làm mát bằng nước, loại có ống gió, loại xách tay hoặc các máy điều hòa không khí nhiều hơn hai cụm không phải dán nhãn năng lượng. Chứng từ khai báo hải quan nhập khẩu máy điều hòa không khí gồm có: - Sales Contract (Hợp đồng thương mại); - Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại); - Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa); - Tờ khai hải quan nhập khẩu - Bill of lading (Vận đơn đường biển) - Certificate of Origin (Chứng nhận xuất xứ (C/O) nếu có) - Xác nhận đã đăng ký kiểm tra chất lượng Phiếu kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu hoặc công văn xác nhận đã đăng ký công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng Hs Code của Máy điều hòa không khí Theo dõi chi tiết tại Biểu thuế xuất nhập khẩu 2022 8415 - Máy điều hòa không khí, gồm có một quạt chạy bằng mô tơ và các bộ phận làm thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, kể cả loại máy không điều chỉnh độ ẩm một cách riêng biệt. 841510 - Loại thiết kế để lắp vào cửa sổ, tường, trần hoặc sàn, kiểu một khối (lắp liền trong cùng một vỏ, một cục) hoặc “hệ thống nhiều khối chức năng” (cục nóng, cục lạnh tách biệt): Phân nhóm này bao gồm máy điều hòa không khí kiểu cửa sổ hoặc kiểu treo tường, có dạng một khối hoặc hệ thống nhiều khối chức năng. Các điều hòa không khí dạng một khối có dạng một khối đơn nhất bao gồm tất cả các bộ phận cần có lắp trong một khối. Các điều hòa không khí dạng hệ thống nhiều khối chức năng không có ống dẫn (khí) và sử dụng mỗi thiết bị làm bay hơi riêng cho từng khu vực cần được điều hòa không khí (ví dụ: từng phòng một). Các thiết bị trao đổi nhiệt trong nhà có thể được gắn tại các vị trí khác nhau, ví dụ, trên tường hoặc cửa sổ, hoặc trên trần nhà. Tuy nhiên, phân nhóm này loại trừ hệ thống điều hòa không khí trung tâm có ống dẫn khí được sử dụng để chuyển khí lạnh từ thiết bị làm bay hơi đến các khu vực cần được làm mát. 841520 - Loại sử dụng cho người, trong xe có động cơ 84152090 - Loại khác Phân nhóm này gồm thiết bị được dùng chủ yếu cho tất cả các loại phương tiện vận chuyển hành khách có gắn động cơ nhưng cũng có thể được lắp đặt trong các loại phương tiện có gắn động cơ khác, dùng để điều hoà không khí trong ca bin hoặc trong khoang chở người. Thuế suất nhập khẩu đối với hàng máy điều hòa 84151010: thuế nhập khẩu thông thường 45%, thuế nhập khẩu ưu đãi 30% 84151090: Loại khác: thuế nhập khẩu thông thường 30%, thuế nhập khẩu ưu đãi 20% 84152010: Công suất làm mát không quá 26.38Kw: thuế nhập khẩu thông thường 37.5%, thuế nhập khẩu ưu đãi 25% 84151090: Loại khác: thuế nhập khẩu thông thường 25.5%, thuế nhập khẩu ưu đãi 17% Để nắm được chính xác hơn, các bạn theo dõi tại Nghị định 101/2021/NĐ-CP Điều chỉnh thuế suất xuất khẩu một số mặt hàng từ 2022. Lacco chuyên vận chuyển những tuyến hàng nào? Hiện nay, Công ty Cổ phần giao nhận vận tải quốc tế Lacco đang phục vụ các tuyến vận chuyển hàng hóa nội và quốc tế. Trong đó, chúng tôi tập trung phát triển các tuyến: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thailand, Singapore, Malaysia, Lào, Campuchia, Mỹ, Châu Âu bằng tất cả các hình thức vận chuyển hiện nay: Đường biển, đường hàng không, đường bộ, đường sắt. Các dịch vụ logistics công ty Lacco đang hỗ trợ phục vụ khách hàng: - Giao nhận, chuyển phát hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam và ngược lại. - Dịch vụ vận chuyển hàng container 20'/40'/40'HC, siêu trường, siêu trọng. - Dịch vụ vận chuyển hàng lẻ giá tốt nhất thị trường. - Dịch vụ khai báo hải quan. - Dịch vụ trucking đến kho, xưởng của khách khi hàng đã về. - Dịch vụ giấy phép nhập khẩu, công bố, hợp quy, hợp chuẩn, kiểm định, kiểm tra chất lượng,… Với 14 năm hoạt động trong lĩnh vực Logistics, Công ty Lacco luôn được xếp vào TOP doanh nghiệp forwarder uy tín và được thường xuyên được cục xúc tiến thương mại tin tưởng và giao trọng trách vận chuyển hàng tham gia hội chợ quốc tế được tổ trực tại nhiều quốc gia. Để nắm thêm các thông tin chi tiết về các dịch vụ hải quan, báo giá cược vận chuyển, các bạn hãy liên hệ trực tiếp đến địa chỉ hotline: 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com để được đội ngũ nhân viên chuyên tuyến của chúng tôi hỗ trợ trực tiếp.
Chia sẻ bài viết
Từ ngày 21/5/2022, dừng bán mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) cho các thương nhân xuất khẩu hàng hóa để chuyển sang cấp mẫu C/O cho các thương nhân không thu tiền? Dừng bán mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) từ thời điểm nào? Căn cứ theo nội dung Công văn 552/VT-KT năm 2022 quy định như sau: - Dừng bán mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) cho các thương nhân xuất khẩu hàng hóa từ ngày 21 tháng 5 năm 2022, chuyển sang cấp mẫu C/O cho các thương nhân không thu tiền. - Các Phòng QLXNKKV tổ chức kiểm kê chốt số liệu đến hết ngày 20 tháng 5 năm 2022 về: số mẫu C/O đã bán, số mẫu C/O còn tồn, số tiền thu được, số tiền chưa nộp về Văn phòng Bộ và lập báo cáo gửi về Văn phòng Bộ. Lãnh đạo các Phòng QLXNKKV chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác số liệu kiểm kê, báo cáo. - Nộp toàn bộ tiền đã bán mẫu C/O về Văn phòng Bộ trước ngày 31 tháng 5 năm 2022. - Do việc thuê in mẫu C/O vẫn tiến hành cho đến khi điện tử hóa C/O, do vậy các Phòng QLXNKKV phải có biện pháp quản lý cấp phát để hạn chế tối đa thất thoát, lãng phí mẫu C/O. - Thông báo đến các thương nhân xuất khẩu hàng hóa biết và thực hiện việc dừng bán mẫu C/O như trên. Như vậy, từ 21 tháng 5 năm 2022 sẽ dừng bán mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) cho các thương nhân. Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy trình khai báo và cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa như sau: Điều 16. Quy trình khai báo và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa 1. Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa khai báo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo biểu mẫu điện tử sẵn có trên Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ủy quyền. Mã HS của hàng hóa khai báo trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là mã HS của nước xuất khẩu. Trường hợp mã HS của nước xuất khẩu khác với mã HS của nước nhập khẩu đối với cùng một mặt hàng, thương nhân được phép sử dụng mã HS của nước nhập khẩu và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của mã HS nước nhập khẩu do thương nhân khai báo. 2. Trường hợp thương nhân đính kèm hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ủy quyền, quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện theo các bước sau đây: a) Thương nhân đính kèm các chứng từ của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng điện tử. Các chứng từ này phải được thương nhân xác thực bằng chữ ký số do cơ quan có thẩm quyền cấp. Bản giấy của các chứng từ này không cần phải nộp lại cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; b) Trong thời hạn 6 giờ làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ dưới dạng điện tử, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông báo trên hệ thống kết quả xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho thương nhân; c) Trong thời hạn 2 giờ làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được khai hoàn chỉnh và hợp lệ dưới dạng bản giấy nêu tại điểm a và điểm b Khoản 1 Điều 15 Nghị định này, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng bản giấy. 3. Trường hợp thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trực tiếp tại trụ sở của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện theo các bước sau đây: a) Thương nhân nộp các chứng từ của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng bản giấy; b) Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 8 giờ làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đầy đủ và hợp lệ. 4. Trường hợp thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa qua bưu điện, thời gian trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là 24 giờ làm việc kể từ khi cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đầy đủ và hợp lệ theo ngày ghi trên bì thư. 5. Trong trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không rõ ràng, không chứng minh được hàng hóa đáp ứng tiêu chí xuất xứ, có dấu hiệu gian lận về chuyển tải, hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tiến hành kiểm tra tại cơ sở sản xuất theo quy định tại Điều 28 Nghị định này. Như vậy, quy trình khai báo và cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được quy định như trên. Kê khai mẫu C/O như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định việc kê khai C/O như sau: "Điều 8. Kê khai C/O C/O mẫu B của Việt Nam cấp cho hàng hóa xuất khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này được kê khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung kê khai C/O mẫu B của Việt Nam cụ thể như sau: a) Ô số 1: tên giao dịch của người xuất khẩu, địa chỉ, tên nước xuất khẩu b) Ô số 2: tên người nhận hàng, địa chỉ, tên nước nhập khẩu c) Ô trên cùng bên phải: số tham chiếu của C/O (dành cho cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp C/O) d) Ô số 3: ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi bằng đường hàng không thì khai báo “by air”, số hiệu chuyến bay, tên cảng hàng không dỡ hàng; nếu gửi bằng đường biển thì khai báo tên tàu và tên cảng dỡ hàng) đ) Ô số 4: tên cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp C/O, địa chỉ, tên nước e) Ô số 5: Mục dành riêng cho cơ quan hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu g) Ô số 6: mô tả hàng hóa và mã HS; ký hiệu và số hiệu của kiện hàng h) Ô số 7: trọng lượng cả bì của hàng hóa hoặc số lượng khác i) Ô số 8: số và ngày phát hành hóa đơn thương mại k) Ô số 9: nơi cấp C/O, ngày tháng năm cấp C/O, chữ ký và con dấu của cơ quan, tổ chức cấp C/O l) Ô số 10: địa điểm, ngày tháng năm đề nghị cấp C/O và chữ ký của người xuất khẩu (dành cho thương nhân đề nghị cấp C/O). Xem thêm: Hướng dẫn cách kê khai C/O Form RCEP của cục Xuất nhập khẩu Trong trường hợp quy tắc xuất xứ ưu đãi theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, quy tắc xuất xứ ưu đãi theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác của nước nhập khẩu dành cho Việt Nam có quy định riêng về các loại mẫu C/O ưu đãi, việc kê khai C/O thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn Điều ước quốc tế đó hoặc theo quy định của nước nhập khẩu." Như vậy, kê khai C/O được quy định như trên. Nguồn: thuvienphapluat.vn
Chia sẻ bài viết
Ngày 4/4/2022, Thông tư số 05/2022/TT-BCT quy định về Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (Hiệp định RCEP) đã chính thức có hiệu lực. Để giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa tại các khu vực, quốc gia áp dụng hiệp định RCEP, Lacco sẽ chia sẻ với các bạn cách kê khai C/O form RCEP của Cục Xuất nhập khẩu trong bài viết dưới đây. I. Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực RCEP là gì? RCEP (Regional Comprehensive Economic Partnership) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) gồm 15 thành viên. Trong đó, 10 thành viên là các nước đến từ khu vực Đông Nam Á (ASEAN) và 5 thành viên đã có hiệp định thương mại với ASEAN bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc và New Zealand. Ra đời trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang tác động xấu đến nền kinh tế toàn cầu và chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang căng thẳng, RCEP được kì vọng sẽ điều tiết lại nền kinh tế thế giới cũng như kéo trọng lực kinh tế trung tâm về phía châu Á. II. Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực RCEP 1. Quy tắc xuất xứ thuần túy WO Những sản phẩm sau đây được xem là có xuất xứ thuần túy trong hiệp định RCEP: - Cây trồng, sản phẩm cây trồng được trồng và thu hoạch tại lãnh thổ của nước thành viên; - Động vật sống và sản phẩm động vật sống được sinh ra, nuôi dưỡng và thu được từ động vật sống tại nước thành viên; - Sản phẩm từ giết mổ động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại lãnh thổ của nước thành viên; - Sản phẩm có được do săn, bắt, bẫy tại nước thành viên; - Khoáng sản được khai thác từ đất, nước, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển; - Thủy sản được sinh ra và nuôi dưỡng từ trứng, cá bột, cá nhỏ, ấu trùng trong lãnh thổ, lãnh hải của nước thành viên; - Sản phẩm được đánh bắt, chế biến, sản xuất từ tàu đã được đăng kí và treo quốc kì trong hoặc ngoài lãnh hải của nước thành viên; - Hàng đã qua sử dụng để tái chế làm nguyên liệu thô, phế thải, phế liệu trong quá trình sản xuất, tiêu dùng được thu nhặt tại nước thành viên. 2. Quy tắc xuất xứ toàn bộ PE Cũng giống như quy tắc xuất xứ PE trong các hiệp định thương mại khác, PE trong RCEP được xác định là hàng hóa được sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu của một hoặc nhiều nước thành viên. 3. Quy tắc hàm lượng giá trị khu vực RVC Hàm lượng giá trị khu vực RVC trong hiệp định thương mại RCEP cũng được tính bằng 2 cách là trực tiếp và gián tiếp. 4. Quy tắc chuyển đổi mã số hàng hóa CTC Quy tắc chuyển đổi mã số hàng hóa CTC trong hiệp định RCEP cũng bao gồm 3 cấp độ là CC, CTH và CTSH với sự chuyển đổi mã HS tương ứng ở mức 2, 4, 6 chữ số. 5. Quy tắc De-minimis De-minimis là tỉ lệ linh hoạt (không đáng kể) nguyên liệu không có xuất xứ, không đáp ứng tiêu chí CTC, nhưng được phép áp dụng. Tỉ lệ De-minimis trong RCEP được tính dựa vào giá trị đối với 97 chương, trừ chương 50 – 63 với mức tối đa là 10% và dựa vào trọng lượng đối với chương 50 – 63 với mức tối đa là 10%. 6. Quy tắc phản ứng hóa học CR Đây là một trong những quy tắc xuất xứ mới của RCEP so với các FTA trước đây. Quy định rằng sản phẩm thu được từ một phản ứng hóa học là hàng hóa có xuất xứ nếu phản ứng hóa học đó diễn ra tại lãnh thổ của một nước thành viên. III. Mẫu C/O form RCEP Mẫu C/O form RCEP xuất khẩu và mẫu tờ khai bổ sung C/O ban hành kèm theoThông tư số 05/2022/TT-BCT ngày 18/02/2022về Quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định RCEP. Download mẫu C/O form RCEPtại đây. Ngày 8/4 vừa qua, Bộ Công Thương cũng đã ban hànhCông văn số 325/VP-KTthông báo cấp mẫu C/O RCEP cho các thương nhân xuất khẩu, nội dung chi tiết công văn như ảnh dưới. IV. Danh mục thông tin tối thiểu của Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa 1. C/O mẫu RCEP gồm các thông tin tối thiểu sau: a) Tên và địa chỉ của nhà xuất khẩu b) Tên và địa chỉ của nhà sản xuất (nếu biết) c) Tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu hoặc người nhận hàng d) Mô tả hàng hóa và mã HS của hàng hóa (ở cấp độ 6 số) đ) Số tham chiếu e) Tiêu chí xuất xứ hàng hóa g) Khai báo của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất h) Xác nhận của cơ quan, tổ chức cấp C/O rằng hàng hóa đáp ứng các quy định tại Thông tư này được cấp trên chữ ký và con dấu của cơ quan, tổ chức cấp C/O i) Nước xuất xứ RCEP k) Thông tin xác nhận lô hàng bao gồm số hóa đơn, ngày khởi hành, tên tàu hoặc số chuyến bay, cảng dỡ hàng l) Trị giá FOB nếu áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực m) Số lượng hàng hóa n) Trường hợp cấp C/O giáp lưng, ghi số tham chiếu, ngày phát hành, nước xuất xứ RCEP của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu của nước thành viên xuất khẩu đầu tiên và nếu phù hợp, ghi mã số tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nhà xuất khẩu đủ điều kiện của nước thành viên xuất khẩu ban đầu. 2. Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa gồm các thông tin tối thiểu sau đây: a) Tên và địa chỉ của nhà xuất khẩu b) Tên và địa chỉ của nhà sản xuất (nếu biết) c) Tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu hoặc người nhận hàng d) Mô tả hàng hóa và mã HS của hàng hóa (ở cấp độ 6 số) đ) Trường hợp nhà xuất khẩu đủ điều kiện, ghi mã số hoặc mã số nhận diện của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất e) Số tham chiếu g) Tiêu chí xuất xứ hàng hóa h) Chứng nhận của người được ủy quyền ký rằng hàng hóa đáp ứng các quy định tại thông tư này i) Nước xuất xứ RCEP k) Trị giá FOB nếu áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực l) Số lượng hàng hóa m) Trường hợp phát hành chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng, ghi số tham chiếu, ngày phát hành, nước xuất xứ RCEP của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu của nước thành viên xuất khẩu ban đầu, và nếu phù hợp, ghi mã số tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nhà xuất khẩu đủ điều kiện của nước thành viên xuất khẩu ban đầu V. Hướng dẫn kê khai C/O form RCEP C/O mẫu RCEP được kê khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung kê khai C/O form RCEP, cụ thể như sau: a) Ô trên cùng bên phải “Certificate No.”ghi số tham chiếu của C/O gồm 13 ký tự (do cơ quan, tổ chức cấp C/O ghi), gồm 5 nhóm: Nhóm 1:tên viết tắt của nước thành viên xuất khẩu là Việt Nam, gồm 2 ký tự là “VN”. Nhóm 2:tên viết tắt của nước thành viên nhập khẩu, gồm 2 ký tự như sau: Nhóm 3:năm cấp C/O, gồm 2 ký tự. Ví dụ: C/O cấp năm 2022 ghi là “22”. Nhóm 4:mã số của cơ quan, tổ chức cấp C/O, gồm 2 ký tự. Nhóm 5:số thứ tự của C/O, gồm 5 ký tự. Giữa Nhóm 1 và Nhóm 2 có gạch ngang “-”; giữa Nhóm 3, Nhóm 4 và Nhóm 5 có dấu gạch chéo “/”. Ví dụ:Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (mang mã số 2) cấp C/O mẫu RCEP đầu tiên trong năm 2022 cho một lô hàng xuất khẩu sang Trung Quốc, số tham chiếu của C/O này là: “VN-CN 22/02/00001”. b) Ô số 1:ghi tên nhà xuất khẩu, địa chỉ và tên nước (Việt Nam). c) Ô số 2:ghi tên nhà nhập khẩu, địa chỉ và tên nước nhập khẩu. d) Ô số 3:ghi tên nhà sản xuất, địa chỉ và tên nước sản xuất (nếu biết). - Trường hợp có nhiều nhà sản xuất, ghi “SEE BOX 8” và liệt kê danh sách nhà sản xuất tại Ô số 8 cho từng sản phẩm. - Trường hợp nhà sản xuất muốn bảo mật thông tin, ghi “CONFIDENTIAL”. Tuy nhiên, thông tin của nhà sản xuất phải được cung cấp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. - Trường hợp không biết thông tin nhà sản xuất, ghi “NOT AVAILABLE”. đ) Ô số 4:ghi ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải, tên cảng bốc dỡ hàng (nếu biết). e) Ô số 5:dành cho cơ quan hải quan của nước nhập khẩu. g) Ô số 6:ghi số thứ tự các mặt hàng. h) Ô số 7:ghi ký hiệu, số kiện hàng (số thứ tự trên bao bì). i) Ô số 8:ghi số kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hóa. k) Ô số 9:ghi mã HS ở cấp độ 6 số. l) Ô số 10:ghi tiêu chí xuất xứ hàng hóa. n) Ô số 11:ghi tên nước xuất xứ. - Trường hợp không xác định được nước xuất xứ RCEP, căn cứ thông tin của nhà xuất khẩu/nhà sản xuất và nhà nhập khẩu, ghi tên nước xuất xứ tại Ô số 11 theo một trong hai trường hợp sau: + Trường hợp 1:là nước thành viên mà nước nhập khẩu áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu cao nhất trong số các nước thành viên RCEP có đóng góp nguyên liệu có xuất xứ đề sản xuất ra sản phẩm cuối cùng thì ghi tên nước thành viên đó kèm theo dấu *. Ví dụ:Australia * + Trường hợp 2:là nước thành viên mà nước nhập khẩu áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu cao nhất trong số các nước thành viên RCEP thì ghi tên nước thành viên đó kèm theo dấu **. Ví dụ:Indonesia ** - Các nước thành viên RCEP áp dụng khác biệt thuế gồm: Việt Nam, Thái Lan, Phillipines, Indonesia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. - Lộ trình cam kết cắt giảm thuế quan của các nước thành viên RCEP được đăng tải trên Hệ thống Quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại mục Downloadcủa địa chỉ:https://ecosys.gov.vn. m) Ô số 12:ghi trọng lượng cả bì hoặc đơn vị đo lường khác và chỉ trị giá FOB của hàng hóa trong trường hợp áp dụng tiêu chí RVC. ô) Ô số 13:ghi số và ngày phát hành hóa đơn thương mại. p) Ô số 14:ghi chú trong các trường hợp sau: - Trường hợp cấp C/O giáp lưng theo quy định tại Điều 22 Thông tư số 05/2022/TT-BCT, ghi số tham chiếu, ngày phát hành của chứng từ chứng nhận xuất xứ ban đầu, nước phát hành, nước xuất xứ RCEP của nước xuất khẩu ban đầu. - Trường hợp chứng từ chứng nhận xuất xứ ban đầu là chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, ghi mã số tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất tại nước xuất khẩu ban đầu. - Trường hợp cấp bản sao chứng thực của bản gốc C/O theo quy định tại khoản 7 Điều 21 Thông tư số 05/2022/TT-BCT, ghi “CERTIFIED TRUE COPY” và ngày phát hành của bản sao chứng thực của bản gốc C/O. - Trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành bởi bên thứ ba theo quy định tại Điều 23 Thông tư số 05/2022/TT-BCT, ghi tên và nước của công ty phát hành hóa đơn bên thứ ba. q) Ô số 15:ghi tên nước thành viên nhập khẩu và địa điểm, ngày đề nghị cấp C/O và chữ ký của người đề nghị cấp C/O. r) Ô số 16:cơ quan, tổ chức cấp C/O ghi địa điểm, ngày cấp C/O, chữ ký của người có thẩm quyền ký C/O và con dấu của cơ quan, tổ chức cấp C/O. s) Ô số 17: - Trường hợp cấp C/O giáp lưng: tích (✔) vào Ô “Back-to-back Certificate of Origin”. - Trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành bởi bên thứ ba: tích (✔) vào Ô “Third-party Invoicing”. - Trường hợp C/O cấp sau ngày xuất khẩu: tích (✔) vào Ô “ISSUED RETROACTIVELY”. VI. Danh sách các nước thành viên thực thi Hiệp định RCEP 1. Hiệp định RCEP có hiệu lực đối với: + Brunei, Campuchia, Lào, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand vào ngày 1/1/2022. + Hàn Quốc vào ngày 1/2/2022. + Malaysia vào ngày 18/3/2022. 2. Kể từ ngày 4/4/2022, các cơ quan, tổ chức cấp C/O xem xét cấp C/O form RCEP cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên RCEP sau: Brunei, Campuchia, Lào, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand, Hàn Quốc. 3. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) sẽ cập nhật thời điểm thực thi Hiệp định RCEP của các nước thành viên khác để các cơ quan, tổ chức cấp C/O và thương nhân thực hiện khi nhận được thông báo chính thức từ các nước thành viên này. VII. Cấp C/O mẫu RCEP cho các lô hàng xuất khẩu của Việt Nam Cấp C/O form RCEP cho các lô hàng xuất khẩu của Việt Nam trước ngàyThông tư số 05/2022/TT-BCTcó hiệu lực theo quy định tạiĐiều 28 Thông tư số 05/2022/TT-BCT, các cơ quan, tổ chức cấp C/O xem xét cấp C/O form RCEP cho hàng hóa của Việt Nam nhập khẩu vào: - Brunei, Campuchia, Lào, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand kể từ ngày 1/1/2022. - Hàn Quốc kể từ ngày 1/2/2022. - Malaysia kể từ ngày 18/3/2022. VIII. Dịch vụ xin cấp C/O của Công ty Lacco Logisitcs Với 14 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực Logistics và là thành viên chính thức của VCCI (phòng thương mai và công nghiệp Việt Nam), VLA (Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistis Việt Nam), Hải Quan Việt Nam. Công ty Lacco luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng các dịch vụ logistics như: khai báo hải quan, xin cấp C/O chuyên nghiệp và các dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế uy tín. Để sẵn sàng hỗ trợ khách hàng xuất nhập khẩu hàng hóa đến các cảng biển, hàng không trong nước, Công ty Lacco đã mở rộng các chi nhánh tại: Hà Nội, Nội Bài, Bắc Giang, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, cùng với đội ngũ nhân viên khai báo hải quan chuyên nghiệp. Để nắm thêm các thông tin chi tiết về các sản phẩm và thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa cụ thể thuộc khu vực RCEP, các bạn hãy liên hệ đến hotline: 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé!
Chia sẻ bài viết
Từ ngày 01/01/2022, Hiệp định RCEP chính thức có hiệu lực. Thông qua RCEP, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt nam có được rất nhiều những cơ hội mới trong hoạt động tiệp cận và mở rộng thị trường đến 10 nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 05 nước đối tác của ASEAN là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, Australia và New Zealand. Trong bài viết này, Công ty Lacco sẽ giúp các bạn giải đáp một số vấn đề quan trọng liên quan đến quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định RCEP. 1. Có những cách nào để xác định hàng hóa có xuất xứ RCEP? Trả lời: Xác định hàng hóa có xuất xứ RCEP dựa trên các tiêu chí sau: – Hàng hóa có xuất xứ thuần túy tại một nước thành viên. – Hàng hóa được sản xuất tại một nước thành viên chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ từ một hay nhiều nước thành viên trong khối RCEP. – Hàng hóa sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ nhưng đáp ứng Danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tạiPhụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 05/2022/TT-BCT. 2. Nguyên tắc cộng gộp được áp dụng như thế nào trong Hiệp định RCEP? Trả lời: Nguyên tắc cộng gộp trong Hiệp định RCEP được quy định tại Điều 7Thông tư số 05/2022/TT-BCT, cho phép các nước trong khối RCEP coi nguyên liệu có xuất xứ của một nước thành viên khác là nguyên liệu có xuất xứ khi sử dụng nguyên liệu đó để sản xuất ra hàng hóa. 100% trị giá của nguyên liệu có xuất xứ này được tính đến khi xét xuất xứ RCEP của hàng hóa xuất khẩu. Ví dụ: Hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, sử dụng nguyên liệu nhập khẩu có xuất xứ từ Thái Lan, Úc, Nhật Bản… (có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa RCEP nhập khẩu kèm theo), các nguyên liệu này được coi là có xuất xứ và được cộng gộp khi xét xuất xứ RCEP đối với hàng hóa sản xuất tại Việt Nam để cấp C/O mẫu RCEP. Tham khảo:Thị trường nông sản ở Việt Nam sẽ chuyển biến thế nào khi hiệp định RCEP có hiệu lực? 3. Công đoạn gia công, chế biến đơn giản được xét đến trong trường hợp nào? Trả lời: Công đoạn gia công chế biến đơn giản chỉ được xét đến đối vớicác mặt hàng sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ. Công đoạn gia công chế biến đơn giản không được xét đến trong trường hợp xác định hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc hàng hóa được sản xuất chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ trong khối RCEP, trừ trường hợp cần xác định nước xuất xứ RCEP khi có khác biệt thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 9Thông tư số 05/2022/TT-BCT. 4. Có bao nhiêu công thức tính hàm lượng giá trị khu vực được sử dụng trong Hiệp định RCEP? Trả lời: Doanh nghiệp được quyền lựa chọn một trong hai công thức tính hàm lượng giá trị khu vực trực tiếp hoặc gián tiếp. Công thức tính hàm lượng giá trị khu vực trong RCEP được quy định tại Điều 8 Thông tư số 05/2022/TT-BCT. 5. Điều khoản De Minimis trong RCEP được áp dụng như thế nào? Trả lời: De Minimis được áp dụng cho hàng hóa xác định xuất xứ theo tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC) quy định trong Quy tắc cụ thể mặt hàng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 05/2022/TT-BCT. De Minimis không áp dụng với tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực (RVC). Đối với hàng hóa thuộc từ Chương 01 đến Chương 97 của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, tỷ lệ De Minimis là 10% trị giá FOB của hàng hóa. Theo đó, hàng hóa được coi là có xuất xứ RCEP nếu trị giá của tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ và không đáp ứng tiêu chí CTC không vượt quá 10% trị giá FOB của hàng hóa đó. Riêng đối với các sản phẩm dệt may phân loại từ Chương 50 đến Chương 63 của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, ngoài được tính theo trị giá FOB, tỷ lệ De Minimis còn được tính theo cả trọng lượng của hàng hóa xuất khẩu. Sản phẩm dệt may được coi là có xuất xứ RCEP nếu trọng lượng của tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ và không đáp ứng tiêu chí CTC không vượt quá 10% tổng trọng lượng của sản phẩm dệt may đó. 6. Làm thế nào để xác định hàng hóa xuất khẩu sang một nước thành viên RCEP có áp dụng mức thuế khác biệt? Trả lời: Hiện nay, có bảy nước áp dụng điều khoản khác biệt thuế trong Hiệp định bao gồm: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Phi-líp-pin và Việt Nam. Để xác định hàng hóa xuất khẩu sang một trong bảy nước này áp dụng mức khác biệt thuế, cần phải tra biểu thuế nhập khẩu của bảy nước thành viên này áp dụng đối với các nước thành viên còn lại (tham khảo tạiGiới thiệu lời văn các chương và phụ lục của Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) (moit.gov.vn)hoặchttps://rcepsec.org/legal-text/. 7. Cách xác định nước xuất xứ RCEP như thế nào trong trường hợp có khác biệt thuế? Trả lời: Khi xuất khẩu hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ RCEP từ Việt Nam sang các nước thành viên có áp dụng điều khoản khác biệt thuế, cần xác định nước xuất xứ RCEP để biết mức thuế nhập khẩu ưu đãi được hưởng. Trước tiên, doanh nghiệp tra cứu xem hàng hóa có thuộc danh mục các mặt hàng áp dụng khác biệt thuế của các nước RCEP quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 05/2022/TT-BCT. Trường hợp hàng hóa thuộc danh mục này và đáp ứng các yêu cầu được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 05/2022/TT-BCT, nước xuất xứ RCEP chính là nước thành viên xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa thuộc diện khác biệt thuế nhưng không thuộc Phụ lục IV nói trên, cách xác định nước xuất xứ RCEP thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 05/2022/TT-BCT. 8. Các chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu trong Hiệp định RCEP? Trả lời: Đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước thành viên RCEP, các cơ quan, tổ chức cấp được Bộ Công Thương ủy quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) cho hàng hóa xuất khẩu. Danh mục cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu RCEP của Việt Nam được cập nhật trên Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉhttps://ecosys.gov.vn Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước thành viên RCEP, cơ quan hải quan Việt Nam xem xét chấp nhận C/O hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nhà xuất khẩu đủ điều kiện của các nước thành viên này. Tham khảo: C/O mẫu RCEP cấp cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên 9. C/O mẫu RCEP có được cấp cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước thành viên RCEP trước ngày Thông tư số 05/2022/TT-BCT có hiệu lực không? Trả lời: Cơ quan, tổ chức cấp C/O của Việt Nam xem xét cấp C/O mẫu RCEP sang các nước thành viên RCEP kể từ ngày 04 tháng 4 năm 2022 khi Thông tư số 05/2022/TT-BCT có hiệu lực. Đối với các lô hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên RCEP trước ngày Thông tư số 05/2022/TT-BCT có hiệu lực, cơ quan, tổ chức cấp C/O của Việt Nam xem xét cấp hồi tố C/O mẫu RCEP kể từ khi Hiệp định RCEP có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2022 và theo quy định của nước thành viên nhập khẩu. Tham khảo thêm: Mẫu C/O mẫu RCEP xuất khẩu và mẫu tờ khai bổ sung C/O (ban hành kèm theo Thông tư số 05/2022/TT-BCT)
Chia sẻ bài viết

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, Ngõ 73 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng.

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội.

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Lạng Sơn

Phòng số 3, Cổng B5, Bến Xe Tải, Cửa Khẩu Quốc Tế Hữu Nghị, Khu Kéo Kham, TT Đồng Đăng, Huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn.

Thư viện ảnh