Theo quyết định số 2317/QĐ-TCHQ ngày 24 tháng 10 năm 2022, Bộ tài chính và tổng cục hải quan đã quy định chi tiết về việc Quản lý nợ thuế và khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Cụ thể:
I. Căn cứ pháp lý ban hành quyết định số 2317/QĐ-TCHQ
Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 6 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế;
Căn cứ Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan; Nghị định số 102/2021/NĐ-CP ngày 16/11/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập;
Căn cứ Thông tư số 06/2021/TT-BTC ngày 22/01/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định vè thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Thông tư số 174/2015/TT-BTC ngày 10/11/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 112/2018/TT-BTC ngày 15/11/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 174/2015/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ về đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm:Hướng dẫn tra cứu tình trạng và nộp thuế tờ khai hải quan
II. Nội dung quyết định 2317/QĐ-TCHQ về nợ thuế và khoản thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
1. Lập hồ sơ, đôn đốc thu hồi tiền thuế nợ
- Lập hồ sơ theo dõi nợ thuế
Trên cơ sở phát sinh tiền thuế và các khoản thu khác thuộc NSNN mà người nộp thuế phải nộp, Hệ thống KTTTT tự động theo dõi phân loại tiền thuế nợ vào nhóm có khả năng thu.
Trường hợp có căn cứ xác định người nộp thuế không nộp hoặc chưa nộp đủ tiền thuế nợ, cơ quan hải quan thực hiện đôn đốc, cưỡng chế thì lập hồ sơ theo dõi người nộp thuế.
- Trình tự thực hiện theo dõi, đôn đốc nợ quá hạn chưa quá 90 ngày
Bước 1: Lập Thông báo tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn thiếu
Bước 2: Phê duyệt Thông báo tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn thiếu
Bước 3: Ban hành văn bản
Bước 4: Theo dõi Thông báo tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn thiếu
- Làm việc với người nộp thuế/tổ chức bảo lãnh tại trụ sở cơ quan hải quan hoặc tại trụ sở của người nộp thuế/tổ chức bảo lãnh
Bước 1: Lập giấy mời làm việc với người nộp thuế/tổ chức tín dụng
Bước 2: Phê duyệt Giấy mời
Bước 3: Ban hành văn bản
Bước 4: Làm việc với người nộp thuế/tổ chức bảo lãnh
Bước 5: Ghi nhận kết quả trong hồ sơ theo dõi nợ
Bước 6: Theo dõi thực hiện nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế/tổ chức bảo lãnh
2. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
- Các trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm:
+ Người nộp thuế có tiền thuế nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định.
+ Người nộp thuế có tiền thuế nợ khi hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế.
+ Người nộp thuế có tiền thuế nợ có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn.
+ Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt VPHC về quản lý thuế theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt VPHC về quản lý thuế, trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt.
+ Cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế trước khi xuất cảnh và có thể bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh.
- Trình tự thực hiện biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định
Bước 1: Lập đề xuất thực hiện biện pháp trích tiền từ tài khoản
Bước 2: Phê duyệt đề xuất
Bước 3: Ban hành văn bản
Bước 4: Theo dõi Quyết định cưỡng chế
- Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập
Bước 1: Lập đề xuất thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập
Bước 2: Phê duyệt đề xuất
Bước 3: Ban hành văn bản
Bước 4: Theo dõi Quyết định cưỡng chế
- Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Bước 1: Lập đề xuất thực hiện biện pháp cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Bước 2: Phê duyệt đề xuất
Bước 3: Ban hành văn bản
Bước 4: Theo dõi Quyết định cưỡng chế
- Tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ tại Cục Hải quan, Cục KTSTQ
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ đề nghị tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan tại Cục Hải quan, Cục KTSTQ
Bước 3: Xử lý hồ sơ đề nghị tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan tại Cục Hải quan, Cục KTSTQ
Bước 4: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ đề nghị tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan tại Tổng cục Hải quan
Bước 5: Ban hành văn bản đi
Bước 6: Theo dõi việc thực hiện tạm dừng áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan của người nộp thuế.
Tham khảo:Hàng thuê, mượn của doanh nghiệp chế xuất không được miễn thuế nhập khẩu
- Trình tự thực hiện biện pháp cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo đề nghị của cơ quan thuế
Bước 1: Tiếp nhận, lập hồ sơ theo đề nghị của cơ quan thuế
Bước 2: Xử lý hồ sơ theo đề nghị của cơ quan thuế
Bước 3: Phê duyệt đề xuất
Bước 4: Ban hành văn bản
- Trình tự thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn
Bước 1: Lập đề xuất thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn
Bước 2: Phê duyệt đề xuất
Bước 3: Ban hành văn bản
Bước 4: Theo dõi việc thực hiện cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn
- Trình tự thực hiện biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên
Bước 1: Lập đề xuất thực hiện biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên
Bước 2: Đề xuất ban hành quyết định cưỡng chế
Bước 3: Phê duyệt đề xuất
Bước 4: Ban hành văn bản
Bước 5: Theo dõi thực hiện Quyết định cưỡng chế
- Trình tự thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của người nộp thuế bị cưỡng chế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ
Bước 1: Lập đề xuất thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của người nộp thuế bị cưỡng chế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ
Bước 2: Đề xuất ban hành quyết định cưỡng chế
Bước 3: Phê duyệt đề xuất
Bước 4: Ban hành văn bản
Bước 5: Theo dõi thực hiện Quyết định cưỡng chế
- Trình tự thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề
Bước 1: Lập đề xuất thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề
Bước 2: Phê duyệt đề xuất
Bước 3: Ban hành văn bản
Bước 4: Theo dõi việc thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề
Bước 5: Theo dõi thực hiện Quyết định cưỡng chế
3. Đối tượng áp dụng thông báo tạm hoãn xuất cảnh
Cá nhân, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế là doanh nghiệp thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
- Trình tự thực hiện thông báo tạm hoãn xuất cảnh
Bước 1. Lập đề xuất thực hiện thông báo tạm hoãn xuất cảnh
Bước 2: Phê duyệt đề xuất
Bước 3: Ban hành văn bản
Bước 4: Theo dõi việc thực hiện tạm hoãn xuất cảnh
4. Phân loại tiền nợ thuế
Căn cứ vào kết quả thực hiện các biện pháp cưỡng chế, tiền nợ thuế sẽ phân loại thành các nhóm:
+ Nhóm nợ khó thu
+ Nhóm nợ được khoanh tiền thuế nợ, xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, tiền phạt chậm
+ Nhóm nợ chờ xử lý.
III. Bổ sung khoản nợ khó thu với hàng hóa xuất nhập khẩu
Theo nội dung tại Quyết định 2317/QĐ-TCHQ ngày 24/10/2022 về Quy trình quản lý nợ thuế và khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành.
Cụ thể, các đối tượng nợ thuế hàng hóa xuất, nhập khẩu thuộc nhóm nợ khó thu bao gồm:
- Nợ của người nộp thuế được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự chưa có đề nghị khoanh nợ, hồ sơ đề nghị xóa nợ. (Quy định mới bổ sung)
- Nợ của người nộp thuế đang trong quá trình giải thể.
- Nợ của người nộp thuế đang trong thời gian làm thủ tục phá sản.
- Nợ của người nộp thuế đang trong giai đoạn bị điều tra, khởi tố hình sự, thụ lý hoặc chờ kết luận của cơ quan pháp luật, chưa thực hiện được nghĩa vụ nộp thuế.
- Nợ của người nộp thuế nhập khẩu linh kiện xe hai bánh gắn máy theo tỷ lệ nội địa hóa năm 2001, 2002.
- Nợ của người nộp thuế không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
- Nợ khó thu khác: gồm các khoản tiền nợ quá hạn quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, không thuộc các đối tượng nêu trên, cơ quan hải quan đã áp dụng biện pháp cưỡng chế cuối cùng nhưng không thu hồi được tiền nợ (trường hợp chưa đủ điều kiện khoanh nợ, xóa nợ).
Lacco là đơn vị forwarder chuyên cung cấp các dịch vụ logistics và dịch vụ báo cáo quyết toán và hoàn thuế phục vụ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Do đó, doanh nghiệp có nhu cầu về xuất khẩu hàng hóa, vận chuyển hàng hóa quốc tế & nội địa và các dịch vụ quyết toán & hoàn thuế, hãy liên hệ đến công ty Lacco để được hỗ trợ các thông tin và báo giá dịch vụ chi tiết.
Xem thêm tại Quyết định 2317/QĐ-TCHQ có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
Chi tiết liên hệ:
Email: info@lacco.com.vn
Hotline: 0906 23 55 99
Website: https://lacco.com.vn