Preloader Close
Ngày 30/12/2022, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 112/2022/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam dựa trên Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Chi Lê (gọi tắt là Hiệp định VCFTA) giai đoạn 2022 – 2027. gồm mã hàng, mô tả hàng hóa, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo các giai đoạn được nhập khẩu từ lãnh thổ theo quy định đối với từng mã hàng. I. Điều kiện áp dụng Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam-Chi Lê 2023 Hàng hóa nhập khẩu được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định VN-EAEU FTA phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: 1. Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định này. 2. Được nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước là thành viên của Hiệp định VN-EAEU FTA, bao gồm các nước sau: - Cộng hòa Ác-mê-ni-a; - Cộng hòa Bê-la-rút; - Cộng hòa Ca-dắc-xtan; - Cộng hòa Cư-rơ-gư-xtan; - Liên bang Nga. 3. Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa (trong đó có quy định về vận chuyển trực tiếp) và có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo quy định của Hiệp định VN-EAEU FTA và các quy định hiện hành. II. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VN-EAEU FTA 1. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VN-EAEU FTA giai đoạn 2022 - 2027 (sau đây gọi tắt là Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt) gồm mã hàng, mô tả hàng hóa, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo các giai đoạn được nhập khẩu từ các lãnh thổ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này đối với từng mã hàng. 2. Cột “Mã hàng” và cột “Mô tả hàng hóa” tại các Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định này được xây dựng trên cơ sở Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và chi tiết theo cấp mã 8 số hoặc 10 số. Trường hợp Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được sửa đổi, bổ sung, người khai hải quan kê khai mô tả, mã hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sửa đổi, bổ sung và áp dụng thuế suất của mã hàng hoá được sửa đổi, bổ sung quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định này. III. Phân loại hàng hóa thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam Cột “Thuế suất VN-EAEU FTA (%)” tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: Thuế suất áp dụng cho các giai đoạn khác nhau, bao gồm: a) Cột “2022”: Thuế suất áp dụng từ ngày 30 tháng 12 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022; b) Cột “2023”: Thuế suất áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023; c) Cột “2024”: Thuế suất áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024; d) Cột “2025”: Thuế suất áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025; đ) Cột “2026”: Thuế suất áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2026; e) Cột “2027”: Thuế suất áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2027 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2027. Ký hiệu “*”: Hàng hóa nhập khẩu không được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Hiệp định VN-EAEU FTA. Ký hiệu “Q”: Hàng hóa nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan gồm một số mặt hàng thuộc các nhóm hàng 04.07 và 24.01, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trong hạn ngạch là mức thuế suất quy định tại Danh mục hàng hóa áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VN-EAEU FTA giai đoạn 2022 - 2027 ban hành kèm theo Nghị định này; danh mục và lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu hàng năm theo quy định của Bộ Công Thương và mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch áp dụng theo quy định tại Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan của Chính phủ tại thời điểm nhập khẩu. Mọi thông tin chi tiết về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam-Chi Lê 2023 theo từng mặt hàng cố định, các bạn hãy liên hệ về phòng chứng từ - vận hành của công ty Lacco để được hỗ trợ chi tiết và chính xác. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
Ngày 20/12/2022, Thủ tướng ban hành Quyết định 28/2022/QĐ-TTg quy định về sửa đổi Quyết định 18/2019/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng. I. Một số quy định sửa đổi quan trọng trong Quyết định 28/2022/QĐ-TTg Một trong những điểm mới là bổ sung quy định về trình tự, thủ tục nhập khẩu dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng theo phương thức đơn giản hóa, cụ thể: - DN được đưa hàng hóa về bảo quản sau khi nộp hồ sơ nhập khẩu và tài liệu theo quy định và chỉ được làm thủ tục nhập khẩu tại một địa điểm làm thủ tục hải quan. - Trong thời hạn không quá 12 tháng kể từ ngày đưa lô hàng đầu tiên về bảo quản, DN phải nộp cơ quan hải quan chứng thư giám định. Trong thời gian đưa hàng hóa về bảo quản, DN chỉ được lắp đặt, vận hành dây chuyền công nghệ để phục vụ hoạt động giám định, không được đưa vào sản xuất. Trường hợp cần thêm thời gian lắp đặt, vận hành và giám định, chậm nhất 30 ngày trước thời hạn, DN gửi văn bản đề nghị gia hạn thời gian (Mẫu số 03) có xác nhận của tổ chức giám định được chỉ định về Bộ KH&CN và cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu và chỉ được gia hạn 01 lần, thời gian gia hạn không quá 6 tháng so với thời điểm đã cam kết. Nếu kết quả giám định không đáp ứng yêu cầu quy định, DN bị xử lý theo quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hải quan và buộc phải tái xuất. - Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc sau khi hoàn thành thủ tục thông quan hoặc bị từ chối thông quan, DN gửi báo cáo về Bộ KHCN và UBND cấp tỉnh nơi thực hiện dự án theo Mẫu số 04. Xem chi tiết tại Quyết định 28/2022/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 01/3/2023. Tham khảo: Hướng dẫn nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng 2022 (Chi tiết) II. Quy định về tuổi thiết bị đối với máy móc, thiết bị thuộc một số lĩnh vực cụ thể (Kèm theo Quyết định số 28/2022/QĐ-TTg ngày 20 tháng 12 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ) TT Tên lĩnh vực/máy móc, thiết bị Mã số HS Tuổi thiết bị (tính theo năm) không vượt quá 1 Lĩnh vực cơ khí 1.1 Các loại máy cán là hoặc máy cán ép phẳng kiểu trục lăn khác, trừ các loại máy dùng để cán, ép kim loại hoặc thủy tinh, và các loại trục cán của chúng. 84.20 20 1.2 Lò thổi, nồi rót, khuôn đúc thỏi và máy đúc, dùng trong luyện kim hoặc đúc kim loại. 84.54 20 1.3 Máy cán kim loại và trục cán của nó. 84.55 20 1.4 Máy công cụ để gia công mọi loại vật liệu bằng cách bóc tách vật liệu, bằng các quy trình sử dụng tia laser hoặc tia sáng khác hoặc chùm phô-tông, siêu âm, phóng điện, điện hóa, chùm tia điện tử, chùm tia i-on hoặc quá trình xử lý plasma hồ quang; máy cắt bằng tia nước. Tham khảo: Thủ tục nhập khẩu máy móc CNC? 84.56 20 1.5 Trung tâm gia công, máy kết cấu nguyên khối (một vị trí gia công) và máy gia công chuyển dịch đa vị trí để gia công kim loại. 84.57 20 1.6 Máy tiện (kể cả trung tâm gia công tiện) để bóc tách kim loại. 84.58 20 1.7 Máy công cụ (kể cả đầu gia công tổ hợp có thể di chuyển được) dùng để khoan, doa, phay, ren hoặc ta rô bằng phương pháp bóc tách kim loại, trừ các loại máy tiện (kể cả trung tâm gia công tiện) thuộc nhóm 84.58. 84.59 20 1.8 Máy công cụ dùng để mài bavia, mài sắc, mài nhẵn, mài khôn, mài rà, đánh bóng hoặc bằng cách khác để gia công hoàn thiện kim loại hoặc gốm kim loại bằng các loại đá mài, vật liệu mài hoặc các chất đánh bóng, trừ các loại máy cắt răng, mài răng hoặc gia công hoàn thiện bánh răng thuộc nhóm 84.61. 84.60 20 1.9 Máy bào, máy bào ngang, máy xọc, máy chuốt, máy cắt bánh răng, mài hoặc máy gia công răng lần cuối, máy cưa, máy cắt đứt và các loại máy công cụ khác gia công bằng cách bóc tách kim loại hoặc gốm kim loại, chưa được ghi hoặc chi tiết ở nơi khác. 84.61 20 1.10 Máy công cụ (kể cả máy ép) dùng để gia công kim loại bằng cách rèn, gò hoặc dập khuôn (trừ máy cán kim loại); máy công cụ (kể cả máy ép, dây chuyền xẻ cuộn và dây chuyền cắt xén thành đoạn) để gia công kim loại bằng cách uốn, gấp, kéo thẳng, dát phẳng, cắt xén, đột dập, cắt rãnh hoặc cắt dập liên tục (trừ các loại máy kéo kim loại); máy ép để gia công kim loại hoặc carbua kim loại chưa được chi tiết ở trên. 84.62 20 1.11 Máy công cụ khác để gia công kim loại hoặc gốm kim loại, không cần bóc tách vật liệu. 84.63 20 1.12 Máy và thiết bị cơ khí có chức năng riêng biệt, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác thuộc Chương này. 84.79 20 2 Lĩnh vực sản xuất, chế biến gỗ 2.1 Thiết bị loại khác, dùng cho gỗ, bột giấy, giấy hoặc bìa. 84.19.35 15 2.2. Máy công cụ (kể cả máy đóng đinh, đóng ghim, dán hoặc lắp ráp bằng cách khác) dùng để gia công gỗ, lie, xương, cao su cứng, plastic cứng hoặc các vật liệu cứng tương tự. 84.65 20 2.3 Máy ép dùng để sản xuất tấm, ván ép từ xơ sợi hoặc dăm gỗ hay từ các vật liệu bằng gỗ khác và các loại máy khác dùng để xử lý gỗ hoặc lie. 84.79.30.00 20 3 Lĩnh vực sản xuất giấy và bột giấy 3.1 Máy và thiết bị cơ khí 84.39 84.40 84.41 20 * Cách tính tuổi thiết bị (X): X = Năm nhập khẩu - Năm sản xuất Tuổi thiết bị được tính theo năm, không tính theo tháng. Ví dụ: thiết bị A được sản xuất tháng 01 năm 2008, nhập khẩu về cảng Việt Nam tháng 12 năm 2018. X = 2018 - 2008 = 10 (năm). Tham khảo: Vận chuyển máy móc thiết bị công nghiệp uy tín Để nắm thêm các thông tin chi tiết về các quyết định mới nhất về xuất nhập khẩu và tư vấn chi tiết về hồ sơ, thủ tục xuất nhập khẩu, các loại giấy phép chuyên ngành,.... hãy liên hệ trực tiếp đến công ty Lacco để được các chuyên viên hải quan chuyên nghiệp hỗ trợ chi tiết. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
CMA CGM S.A. nằm trong TOP 5 tập đoàn vận chuyển hàng đầu trên thế giới, có bề dày phát triển hơn 40 năm trong lĩnh vực vận chuyển hàng container đến từ nước Pháp. Để trở thành công ty vận tải tư nhất lớn mạnh hàng đầu thế giới, CMA CGM cũng có hành trình lịch sử phát triển vô cùng huy hoàng cùng với nhiều biến động. Hãy cùng công ty Lacco tìm hiểu chi tiết về hãng tàu container CMA CGM trong bài viết dưới đây. Giới thiệu về hãng tàu container CMA CGM Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần (Société Anonyme – S.A.) Lĩnh vực: Vận chuyển container Công ty tiền nhiệm: Compagnie Générale Transatlantique và Compagnie Générale Maritime Năm thành lập: 1978 Nhà sáng lập: Jacques Saadé Trụ sở chính: Tòa nhà CMA CGM, Marseille, Pháp Phạm vi hoạt động: Toàn thế giới Người đại diện: Jacques R. Saadé Group (Chủ tịch hội đồng quản trị) & Rodolphe Saadé (CEO) Trang web: www.cma-cgm.com Tham khảo:10 hãng tàu quốc tế uy tín phổ biến nhất hiện nay Lịch sử hình thành của Hãng tàu container CMA CGM Lịch sử của hãng tàu container CMA CGM chính thức bắt đầu từ giữa thế kỷ 19. Khi đó, hai hãng tàu lớn của Pháp là Messageries Maritimes (MM) và Compagnie Générale Maritime (CGM). Sau đó, năm 1861 CGM được đổi tên thành Compagnie Générale Transatlantique (CGT). 2 hãng tàu này được thành lập dưới sự hậu thuẫn của Chính phủ Pháp. Cả 2 hãng tàu này đều được chỉ định thực hiện vận chuyển thư tín đến các khu vực thuộc địa của Pháp, các vùng lãnh thổ hải ngoại và nhiều quốc gia khác. Từ năm 1974 đến năm 1977, dưới thời Tổng thống Valéry Giscard d'Estaing, đã từng bước hợp nhất hai công ty với cái tên Compagnie Générale Maritime (CGM) với những áp lực chính trị đè nặng đến năm 1996. Đến thời Tổng thống Jacques Chirac, hãng tàu này mới chính thức được tư nhân hóa. Trong suốt 22 năm, CGM đã thực hiện vận hành các tuyến vận tải hàng hóa và container thương mại toàn cầu khác nhau, đồng thời họ cũng sở hữu một đội tàu rời, một số tàu chở dầu và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG)... Hãng tàu CGM chủ yếu phục vụ hàng container và sở hữu một đội tàu “Con-Ro” phục vụ cho các loại hàng hóa có bánh xe như ô tô, rơ moóc, toa tàu hỏa v.v… Khi CGM được sát nhập và tái cấu trúc thì đơn vị này đã chia thành 4 tuyến riêng biệt để hoạt động: Bắc Mỹ & Viễn Đông (AMNEO) bao gồm cả Đội tàu chở dầu và Hàng rời, Nam Mỹ & Caribe (AMLAT), Thái Bình Dương & Ấn Độ Dương (PACOI) và các tuyến thương mại ngắn (Cabotage). Năm 1996, CGM được tư nhân hóa và bán cho CMA, hình thành Hãng tàu CMA CGM. Năm 1998, Hãng tàu CMA CGM mua lại Hãng tàu Quốc gia Úc (Australian National Lines – ANL). Ngày 5/1/2006, CMA CGM chính thức sát nhập Hãng tàu Delmas của Pháp để trở thành Công ty vận tải container lớn thứ ba trên thế giới sau Hãng tàu Maersk của Đan Mạch và Hãng tàu MSC của Thụy Sĩ. Năm 2014, CMA CGM ký kết thỏa thuận OCEAN THREE, tăng cường thế mạnh của mình Tháng 4/2015, hãng tàu CMA CGM, thông qua công ty con CMA CGM LOG, mua lại cổ phần chiến lược của LCL Logistix, một công ty hàng đầu về logistics tại Ấn Độ. Tháng 12/2015, tàu CMA CGM Benjamin Franklin lần đầu ghé cảng Los Angeles và trở thành con tàu container lớn thứ ba thế giới từng ghé một cảng Hoa Kỳ. Tháng 7/2016, CMA CGM đã hoàn tất việc mua lại hãng tàu NOL (Neptune Orient Lines) có trụ sở tại Singapore và hãng tàu APL (American President Lines) sau một đề nghị hoàn toàn bằng tiền mặt trị giá 2,4 tỷ USD. Tham khảo: Lịch sử ra đời của Container và cầu nối cho toàn cầu hóa thương mại thế giới Thông tin liên hệ hãng tàu CMA CGM tại Việt Nam Tại Việt Nam, hãng tàu CMA CGM đã mở 5 văn phòng, hỗ trợ hoạt động vận chuyển quốc tế bao gồm: TP. Hồ Chí Minh, Qui Nhơn, Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng. Cụ thể: HO CHI MINH CITY - CMA CGM VIETNAM JSC 81-85 HAM NGHI STREET, NGUYEN THAI BINH WARD, DISTRICT 1 (RUBY TOWER, 8TH FLOOR) Phone +84 (28) 3914 8400 Fax +84 (28) 3915 1716 Email sgn.genmbox@cma-cgm.com QUY NHON - CMA CGM VIETNAM JSC NO 98 MAI XUAN THUONG STREET (4TH FLOOR, SACOMBANK BUILDING) Phone +84 (56) 3 818 645 Fax +84 (56) 3 818 080 Email: uih.genmbox@cma-cgm.com HAIPHONG - CMA CGM VIETNAM JSC NO 1 LE HONG PHONG STREET, NGO QUYEN DISTRICT (R.2001, 20TH FLOOR, CAT BI PLAZA) Phone +84 (225) 3 841 656 Fax +84 (225) 3 841 658 Email: hpg.genmbox@cma-cgm.com HANOI - CMA CGM VIETNAM JSC NO 1 PHAM VAN BACH STREET, YEN HOA WARD CAU GIAY DISTRICT (PVI BUILDING, 22ND FLOOR) Phone +84 (24) 3933 5600 Fax +84 (24) 3933 5601 Email: han.genmbox@cma-cgm.com DA NANG - CMA CGM VIETNAM JSC 3RD FLOOR, NO 75 QUANG TRUNG STREET HAI CHAU DISTRICT Phone +84 (236) 358 4111 Fax +84 (236) 358 4987 Email: dan.ntthai@cma-cgm.com. Nếu các bạn có nhu cầu vận chuyển hàng hóa đường biển thông qua hãng tàu CMA CGM tại Việt Nam hoặc quốc tế cùng các dịch vụ hải quan, xuất nhập khẩu,... hãy liên hệ trực tiếp đến công ty Lacco để được hỗ trợ. Lacco hiện đang sở hữu 5 văn phòng đại diện phân bố tại các đầu cầu về vận chuyển hàng hóa tại Việt Nam. Luôn sẵn sàng hỗ trợ cung cấp giá vận chuyển hãng tàu CMA CGM và các hãng tàu lớn nhỏ quốc tế tốt nhất. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
Logistics đã xuất hiện rất sớm từ thời cổ đại, trong các cuộc chiến tranh của đế chế Hy Lạp và La Mã nhằm mục đích vận chuyển, phân phối các nhu yếu phẩm như lương thực, vũ khí, thuốc men,…đến các doanh trại. Đến nay, logistics đã phát triển lớn mạnh nhờ vào sự phát triển vượt bậc của công nghệ và quá trình toàn cầu hóa. Hành trình phát triển của logistics đi qua các giai đoạn lịch sử lớn. Ngành logistics giai đoạn trước năm 1850 Trước năm 1850 là thời kỳ manh nha cho sự ra đời của ngành logistics với mục đích của quân đội phương tây để vận chuyển vũ khí, lương thực và thông tin liên lạc, các kho chứa phục vụ binh lính trên tuyến đường hành quân. Đến thế kỷ XIII, tại Mông Cổ, hệ thống logistics đã được tổ chức có hệ thống, bài bản với đội kỵ binh đặc biệt nổi tiếng. Tổ chức được chia thành các đoàn quân, mỗi quân sẽ chuyên chở loại hàng hóa nhất định. Các túp lều được dựng lên vừa làm nơi ở vừa dùng để chăn thả gia súc. Mọi thứ đều được sắp xếp cẩn thận, cất giữ nhẹ nhàng để dễ dàng vận chuyển hơn. Đến thời Napoleon thì mô hình này được phát triển mạnh mẽ với các kho chứa vật tư được xây dựng ở khu vực đông dân cư giúp việc cung cấp, phân phối hảng hóa dễ dàng hơn. Giai đoạn giữa thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX Đây là giai đoạn công nghiệp hóa đã ra đời và đem lại sự thay đổi lớn về bộ mặt ngành logistics. Các sản phẩm đột phá của nền công nghiệp hóa về máy móc, phương thức vận tải và thông tin liên lạc đem lại sự thay đổi lớn cho nền kinh tế toàn cầu. Trong nửa cuối thế kỷ XIX, là giai đoạn phát triển của hệ thống đường sắt, tàu hơi nước và điện báo,... góp phần quan trọng cho sự phát triển giai đoạn tiếp theo của ra đời giúp con người thuận tiện giao tiếp và đi lại hơn. Ngoài ra, việc phát minh ra động cơ đốt trong, các phương tiện chạy bằng năng lượng, hàng không, điện thoại, radio, radar, truyền hình… cũng tiếp tục tác động tích cực đến nền văn minh thế giới. Logistics bắt đầu có những chức năng riêng biệt để bắt kịp với những tiến bộ này. Giai đoạn giữa thế kỷ XX đến thế kỷ XXI Bắt đầu từ năm 1940, công nghệ logistics dần chuyển sang áp dụng công nghệ với hệ thống pallet thang máy giúp tiết kiệm không gian nhà kho hiệu quả hơn. Đến năm 1950, các container liên phương thức cho phép pallet thang máy được vận chuyển qua đường sắt, tàu thủy và xe tải. Song song với đó là sự phát triển của vận tải hàng hóa chuyển dần từ đường sắt sang xe tải. Đến những năm 1960-1970, sự ra đời của máy tính và internet đã cải thiện việc lập kế hoạch logistics, quản lý hàng tồn kho và tối ưu hóa định tuyến xe tải... đã thúc đẩy mạnh mẽ cho cuộc cách mạng quản lý thông tin, dữ liệu. Đến những năm 1990, Hệ thống Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp (ERP) đã ra đời và phát triển nhằm hỗ trợ tích hợp các nguồn dữ liệu, thông tin về các hoạt động logistics giúp cải thiện độ chính xác và hỗ trợ lập kế hoạch logistics. Từ thế kỷ XXI đến nay và xu hướng phát triển trong tương lai Thế giới đang chuyển mình sang giai đoạn công nghệ hóa, góp phần quan trọng vào quá trình bùng nổ của ngành logistics. Thuật ngữ “quản lý chuỗi cung ứng” cũng đang được sử dụng rộng rãi, bao gồm: Chiến lược, lập kế hoạch và vận chuyển hàng hóa, dịch vụ, thông tin. Trong đó, logistics là một phần quan trọng của quá trình này. xu hướng mới như internet vạn vật (IoT), tự động hóa và trí tuệ nhân tạo (AI),... cũng các công nghệ logistics chắc chắn ngày càng thông minh hơn để kết nối các hoạt động logistics. Đồng thời, hỗ trợ dòng hàng hóa, dịch vụ, nguồn cung cấp và thông tin nhanh hơn, phức tạp hơn tới người dùng. Sự phát triển của ngành logistics đều hướng đến đáp ứng những nhu cầu thiết thực của xã hội. Đồng thời, cùng với sự phát triển của xã hội thì ngành logistics càng phát triển hơn nữa, tận dụng tối đa những thành tựu của khoa học công nghệ của xã hội. Hy vọng với những chai sẻ về lịch sử hình thành và phát triển của ngành logistics mà công ty Lacco chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn nắm được những cơ hội, tiềm năng lớn của ngành logistics trong quá khứ và tương lai. Các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng các dịch vụ logistics: Vận chuyển hàng hóa quốc tế & nội địa, thủ tục hải quan, giấy phép chuyên ngành, thuế xuất nhập khẩu,... các bạn hãy liên hệ trực tiếp với công ty Lacco để được tư vấn cụ thể: Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
Kể từ ngày 01/02/2022, Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định về chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội có hiệu lực thi hành. Theo đó, thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% sẽ được giảm còn 8%. Bước sang năm 2023, mức thuế suất này có một số vấn đề thay đổi, các doanh nghiệp cần chú ý một số điểm quan trọng sau: 1. Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng năm 2023 Mức thuế suất thuế GTGT 10% Như đã trình bày, thuế giá trị gia tăng năm 2022 đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế GTGT 10% đã được giảm còn 8% theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP. Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 3 của Nghị định 15/2022/NĐ-CP thì việc giảm thuế này chỉ áp dụng đến hết ngày 31/12/2022, cụ thể: Điều 3. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện 1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2022. Điều 1 Nghị định này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022. Do đó, đến hết ngày 31/12/2022 mức giảm thuế giá trị gia tăng 8% sẽ không còn được áp dụng nữa và các hàng hóa dịch vụ đã được giảm sẽ áp dụng mức thuế GTGT 10%. Mức thuế suất thuế GTGT 5% và 0% Các nhóm hàng hóa, dịch vụ được giảm 2% thuế GTGT năm 2023 vẫn sẽ được giữ nguyên theo nhóm áp dụng theo các mặt hàng hóa, dịch vụ áp dụng mức thuế suất 0%, 5% được quy định tại Thông tư 219/2013/TT-BTC. 2. Hóa đơn hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT 8% từ năm 2022 sẽ được xuất như thế nào trong năm 2023? Theo khoản 4 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP có quy định cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng. Do đó, đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT 8% từ năm 2022 phải được lập hóa đơn riêng. Tuy nhiên, doanh thu phải được tách riêng từ ngày lập hóa đơn đến hết ngày 31/12/2022 (áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8%) và doanh thu từ ngày 01/01/2023 trở về sau áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10%. Ví dụ: Công ty A ký hợp đồng dịch vụ (chịu thuế GTGT 10%) từ ngày 01/6/2022 đến hết ngày 31/5/2023. Nếu dịch vụ nêu trên không thuộc dịch vụ được quy định tại định tại Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP thì sẽ được giảm thuế GTGT đến hết ngày 31/12/2022. Khi đó, công ty A được lập chung hóa đơn dịch vụ từ ngày 01/06/2022 đến hết ngày 31/05/2023 trên cùng một hóa đơn nhưng phải tách riêng doanh thu của dịch vụ cụ thể: - Từ ngày 01/06/2022 đến hết ngày 31/12/2022 với thuế suất thuế GTGT là 8%; và - Từ ngày 01/01/2023 đến hết ngày 31/05/2023 với thuế suất thuế GTGT là 10%. Ngoài ra, công ty A cũng có thể lập hóa đơn riêng cho doanh thu dịch vụ theo mức thuế suất nêu trên. Các mặt hàng áp dụng mức thuế suất GTGT 0% năm 2023 - Mặt hàng áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% Hiện nay, các đối tượng chịu thuế GTGT 0% được quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 được sửa đổi bởi Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 và khoản 2 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016, cụ thể: Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 của Luật Thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu, trừ các trường hợp sau đây: (1) Chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; (2) Dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; (3) Dịch vụ cấp tín dụng; (4) Chuyển nhượng vốn; (5) Dịch vụ tài chính phái sinh; (6) Dịch vụ bưu chính, viễn thông; (7) Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác; sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên. Lưu ý: Hàng hóa xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được tiêu dùng ở ngoài Việt Nam, trong khu phi thuế quan; hàng hóa cung cấp cho khách hàng nước ngoài, bao gồm: - Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả ủy thác xuất khẩu; - Hàng hóa bán vào khu phi thuế quan theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; hàng bán cho cửa hàng miễn thuế; - Hàng hóa bán mà điểm giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam; - Phụ tùng, vật tư thay thế để sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, máy móc thiết bị cho bên nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; - Các trường hợp được coi là xuất khẩu theo quy định của pháp luật: + Hàng hóa gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động mua, bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hóa với nước ngoài. + Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật. + Hàng hóa xuất khẩu để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài. - Điều kiện để áp dụng mức thuế suất 0% đối với hàng hóa xuất khẩu Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định điều kiện để áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 0% đối với hàng hóa xuất khẩu bao gồm: - Có hợp đồng bán, gia công hàng hóa xuất khẩu; hợp đồng ủy thác xuất khẩu; - Có chứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật; - Có tờ khai hải quan theo quy định pháp luật. Lưu ý: Riêng đối với trường hợp hàng hóa bán mà điểm giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam, cơ sở kinh doanh (bên bán) phải có tài liệu chứng minh việc giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam như: - Hợp đồng mua hàng hóa ký với bên bán hàng hóa ở nước ngoài; - Hợp đồng bán hàng hóa ký với bên mua hàng; - Chứng từ chứng minh hàng hóa được giao, nhận ở ngoài Việt Nam như: hóa đơn thương mại theo thông lệ quốc tế, vận đơn, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận xuất xứ…; - Chứng từ thanh toán qua ngân hàng gồm: chứng từ qua ngân hàng của cơ sở kinh doanh thanh toán cho bên bán hàng hóa ở nước ngoài; chứng từ thanh toán qua ngân hàng của bên mua hàng hóa thanh toán cho cơ sở kinh doanh. Các mặt hàng áp dụng mức thuế suất GTGT 5% năm 2023 Danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mức thuế suất GTGT 5% được quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 và Luật sửa đổi các luật về Thuế 2014) bao gồm: - Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt; - Quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng; - Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp; - Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm không chịu thuế được quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật Thuế giá trị gia tăng; - Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá; - Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật Thuế giá trị gia tăng; - Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn; - Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp; bông sơ chế; giấy in báo; - Thiết bị, dụng cụ y tế; bông, băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; - Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập, bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học; - Hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim; - Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại, trừ sách quy định tại khoản 15 Điều 5 của Luật Thuế giá trị gia tăng; - Dịch vụ khoa học, công nghệ theo quy định của Luật Khoa học và công nghệ 2013; - Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở 2014. 2. Cách tính số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ Hiện nay, để xác định số thuế GTGT phải nộp, cần áp dụng công thức tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC như sau: Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Trong đó: - Số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT. - Thuế GTGT ghi trên hóa đơn = Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra x Thuế suất thuế GTGT - Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định). Giá tính thuế GTGT năm 2023 Theo quy định tại Điều 6 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 thì căn cứ tính thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) là giá tính thuế và thuế suất. Như vậy, đối với từng trường hợp hàng hóa, giá tính thuế năm 2023 được tính cụ thể như sau:Quy định về giá tính thuế GTGT năm 2023 Quy định về phương pháp khấu trừ thuế GTGT năm 2023 Hiện nay, có 02 phương pháp tính thuế GTGT, bao gồm: phương pháp tính trực tiếp và phương pháp khấu trừ thuế. Trong đó, phương pháp khấu trừ thuế là việc doanh nghiệp xác định số thuế GTGT (hay còn gọi là VAT) cần phải nộp vào ngân sách Nhà nước dựa trên cơ sở lấy số thuế GTGT đầu ra trừ đi (-) số thuế GTGT đầu vào theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC: Số tiền thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Trong đó: - Thuế GTGT đầu vào được hiểu là mức thuế GTGT mà doanh nghiệp phải chịu đối với sản phẩm/hàng hóa khi mua hàng hóa/sản phẩm. Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định); - Thuế GTGT ghi trên hóa đơn = Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra x Thuế suất thuế GTGT - Thuế GTGT đầu ra là phần thuế GTGT tính trên giá trị của hàng hóa/sản phẩm đó khi doanh nghiệp bán hàng hóa/sản phẩm đó cho người mua hàng (người mua hàng sẽ phải chịu phần thuế GTGT tính trên giá trị của hàng hóa/sản phẩm đó). Số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT. Như vậy, có thể hiểu bản chất của thuế GTGT là đánh vào người tiêu dùng sử dụng sản phẩm/hàng hóa/dịch vụ cuối cùng, việc khấu trừ thuế nhằm tránh việc thu thuế trùng lặp khi sử dụng cùng một mặt hàng. Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT năm 2023 Theo quy định tại Điều 9Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 thì hiện nay có hai phương pháp tính thuế giá trị gia tăng là phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng. Trong đó, phương pháp tính trực tiếp bao gồm: - Giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế GTGT (chỉ áp dụng với hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý); - Tỷ lệ % nhân với doanh thu. Cụ thể, xem chi tiết tại: Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT năm 2023 Phương pháp tính thuế GTGT năm 2023 - Phương pháp khấu trừ thuế Áp dụng phương pháp khấu trừ thuế có nghĩa là doanh nghiệp xác định số thuế GTGT cần phải nộp dựa trên cơ sở lấy số thuế GTGT đầu ra trừ đi số thuế GTGT đầu vào. Công thức được quy định tại khoản 5 Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC như sau: Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Trong đó: (1) Thuế GTGT đầu ra là phần thuế GTGT tính trên giá trị của hàng hóa/sản phẩm đó khi doanh nghiệp bán hàng hóa, sản phẩm đó cho người mua hàng. Người mua hàng sẽ phải chịu phần thuế GTGT trên giá trị của hàng hóa/sản phẩm đó. Số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT. Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì thuế GTGT đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ (-) giá tính thuế. (2) Thuế GTGT đầu vào được hiểu là mức thuế GTGT mà doanh nghiệp phải chịu đối với sản phẩm/hàng hóa khi mua vào. Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuế và giá chưa có thuế theo công thức sau: Giá chưa có thuế GTGT = Giá thanh toán / (1+ thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%)) - Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng Phương pháp tính trực tiếp được quy định tại khoản 5 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013 bao gồm: tính bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế GTGT (chỉ áp dụng với hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý) và tính bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu. Cụ thể: (1) Giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế GTGT (chỉ áp dụng với hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý). Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 209/2013/NĐ-CP thì số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế GTGT 10% áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý. Trong đó: Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ (-) giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng. (2) Tỷ lệ % nhân với doanh thu. Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu được quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 209/2013/NĐ-CP như sau: Số thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ % x Doanh thu Trong đó: - Tỷ lệ % để tính thuế GTGT được quy định theo từng hoạt động như sau: + Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%; + Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%; + Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%; + Hoạt động kinh doanh khác: 2%. - Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ ghi trên hóa đơn bán hàng, bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Phương pháp tính thuế GTGT năm 2023 Phương pháp khấu trừ thuế Áp dụng phương pháp khấu trừ thuế có nghĩa là doanh nghiệp xác định số thuế GTGT cần phải nộp dựa trên cơ sở lấy số thuế GTGT đầu ra trừ đi số thuế GTGT đầu vào. Công thức được quy định tại khoản 5 Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC như sau: Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Trong đó: (1) Thuế GTGT đầu ra là phần thuế GTGT tính trên giá trị của hàng hóa/sản phẩm đó khi doanh nghiệp bán hàng hóa, sản phẩm đó cho người mua hàng. Người mua hàng sẽ phải chịu phần thuế GTGT trên giá trị của hàng hóa/sản phẩm đó. Số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT. Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì thuế GTGT đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ (-) giá tính thuế. (2) Thuế GTGT đầu vào được hiểu là mức thuế GTGT mà doanh nghiệp phải chịu đối với sản phẩm/hàng hóa khi mua vào. Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuế và giá chưa có thuế theo công thức sau: Giá chưa có thuế GTGT = Giá thanh toán / (1+ thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%)) Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng (1) Giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế GTGT (chỉ áp dụng với hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý). Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 209/2013/NĐ-CP thì số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế GTGT 10% áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý. Trong đó: Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ (-) giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng. (2) Tỷ lệ % nhân với doanh thu. Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu được quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 209/2013/NĐ-CP như sau: Số thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ % x Doanh thu Trong đó: - Tỷ lệ % để tính thuế GTGT được quy định theo từng hoạt động như sau: + Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%; + Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%; + Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%; + Hoạt động kinh doanh khác: 2%. - Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ ghi trên hóa đơn bán hàng, bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Quy định về khấu trừ thuế GTGT đầu vào năm 2023 Công thức tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ Theo quy định tại khoản 5 Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC, số thuế GTGT phải nộp được xác định theo công thức sau: Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Xác định thuế GTGT đầu vào và đầu ra - Thuế GTGT đầu ra được xác định như sau: Số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT và được xác định theo công thức sau: Thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT = Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra (chưa bao gồm thuế GTGT) x Thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ đó. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán (đã bao gồm thuế GTGT) thì thuế GTGT đầu ra được xác định như sau: Thuế GTGT đầu ra = Giá thanh toán - Giá tính thuế (chưa bao gồm thuế GTGT) Trong đó: Giá tính thuế (chưa bao gồm thuế GTGT) = Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra ___________________________________ 1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ bán ra (%) (Căn cứ khoản 12 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC) - Thuế GTGT đầu vào được xác định như sau: Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán (đã có thuế GTGT) thì thuế GTGT đầu vào được xác định theo công thức sau: Thuế GTGT đầu vào = Giá thanh toán - Giá thanh toán _____________________________________________________ 1 + Thuế suất của hàng hóa, dịch vụ mua vào (%) Các trường hợp được hoàn thuế GTGT từ năm 2023 Căn cứ Điều 13 Luật Thuế GTGT 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Thuế GTGT sửa đổi 2013, Luật Thuế GTGT, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016), các trường hợp người nộp thuế được hoàn thuế GTGT năm 2023 sẽ bao gồm:Các trường hợp được hoàn thuế GTGT từ năm 2023 Các loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT năm 2023 Căn cứ Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013, Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016); hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT năm 2023 trong các trường hợp sau:Các loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT năm 2023 Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT năm 2023 Căn cứ Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 119/2014/TT-BTC và Thông tư 193/2015/TT-BTC), doanh nghiệp sẽ không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT năm 2023 trong những trường hợp sau: Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT năm 2023 Hy vọng với những chia sẻ chi tiết trên đây sẽ gúp doanh nghiệp nắm rõ chi tiết các quy định về thuế GTGT và sự thay đổi các quy định, phương pháp tính,... các trường hợp hàng hóa không phải tính thuế GTGT năm 2023. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
Căn cứ Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 119/2014/TT-BTC và Thông tư 193/2015/TT-BTC), doanh nghiệp sẽ không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT năm 2023 trong những trường hợp sau: 1. Trường hợp doanh nghiệp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT năm 2023 Căn cứ Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 119/2014/TT-BTC và Thông tư 193/2015/TT-BTC), doanh nghiệp sẽ không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT năm 2023 trong các trường hợp sau: (1) Doanh nghiệp nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác. (2) Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam, bao gồm các trường hợp: - Sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế); - Quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư và thương mại; - Môi giới bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài; - Đào tạo; - Chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam, dịch vụ thuê đường truyền dẫn và băng tần vệ tinh của nước ngoài theo quy định của pháp luật. (3) Doanh nghiệp chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, hợp tác xã. (4) Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại. (5) Tài sản cố định đang sử dụng, đã thực hiện trích khấu hao khi điều chuyển theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán giữa doanh nghiệp và các đơn vị thành viên do một doanh nghiệp sở hữu 100% vốn hoặc giữa các đơn vị thành viên do một doanh nghiệp sở hữu 100% vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. (6) Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp. (7) Điều chuyển tài sản giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp; điều chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. (8) Thu đòi người thứ 3 của hoạt động bảo hiểm. (9) Các khoản thu hộ không liên quan đến việc bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. (10) Doanh thu hàng hóa, dịch vụ nhận bán đại lý và doanh thu hoa hồng được hưởng từ hoạt động đại lý bán đúng giá quy định của bên giao đại lý hưởng hoa hồng của dịch vụ: bưu chính, viễn thông, bán vé xổ số, vé máy bay, ô tô, tàu hỏa, tàu thủy; đại lý vận tải quốc tế; đại lý của các dịch vụ ngành hàng không, hàng hải mà được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%; đại lý bán bảo hiểm. Tham khảo: Thủ tục bán hàng vào khu chế xuất gồm những gì? Thuế suất 10% hay 0%? (11) Doanh thu hàng hóa, dịch vụ và doanh thu hoa hồng đại lý được hưởng từ hoạt động đại lý bán hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT. (12) Doanh nghiệp không phải nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị phía nước ngoài trả lại. (13) Doanh nghiệp nhận các khoản thù lao từ cơ quan nhà nước do thực hiện hoạt động thu hộ, chi hộ các cơ quan nhà nước bao gồm: - Thu bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế tự nguyện cho cơ quan Bảo hiểm xã hội; - Chi trả trợ cấp ưu đãi cho người có công, trợ cấp khác cho Bộ Lao động và thương binh xã hội; - Thu thuế của hộ cá nhân cho cơ quan thuế và các khoản thu hộ, chi hộ khác cho cơ quan Nhà nước. Tham khảo:Các loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT năm 2023 2. Những lưu ý đối với các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT Đối với các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT nêu tại Mục 1 bên trên, doanh nghiệp cần phải lưu ý một số vấn đề sau: 2.1. Đối với trường hợp (1): + Doanh nghiệp khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì phải lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền. Lưu ý: Trường hợp bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ, cơ sở bồi thường phải lập hóa đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hóa, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định. + Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền của tổ chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải kê khai, nộp thuế theo quy định. 2.2. Đối với trường hợp (4): Trong trường hợp này, hóa đơn GTGT được ghi như sau: dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ. 2.3. Đối với trường hợp (5): Doanh nghiệp có tài sản cố định điều chuyển không phải lập hóa đơn và không phỉa kê khai, nộp thuế GTGT nhưng phải có Quyết định hoặc Lệnh điều chuyển tài sản kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản. 2.4. Đối với trường hợp (6): Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp phải có các tài liệu sau kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản: - Biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh, liên kết; - Biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật). 2.5. Đối với trường hợp (7): Để không phải kê khai, nộp thuế GTGT; doanh nghiệp có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải xuất hóa đơn. 2.6. Đối với trường hợp (12): Trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị phía nước ngoài trả lại, doanh nghiệp bán hàng hóa bị trả lại này trong nội địa thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định. Hy vọng với những thông tin vềCác trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT năm 2023 mà Công ty Lacco cung cấp sẽ giúp các doanh nghiệp năm được chi tiết về nghĩa vụ đóng thuế đối với các loại hàng hóa của doanh nghiệp. Để nhận hỗ trợ chi tiết về xuất nhập khẩu hàng hóa và các loại thuế cần đóng trong quá trình xuất nhập khẩu, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, Ngõ 73 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng.

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội.

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Lạng Sơn

Phòng số 3, Cổng B5, Bến Xe Tải, Cửa Khẩu Quốc Tế Hữu Nghị, Khu Kéo Kham, TT Đồng Đăng, Huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn.

Thư viện ảnh