Preloader Close
Hiện nay, để tối ưu hóa quy trình, thủ tục, Hải quan đã yêu cầu bắt buộc phải thực hiện làm thủ tục Công bố mỹ phẩm bắt buộc phải thực hiện up hồ sơ online qua Cổng thông tin một cửa Quốc gia tại địa chỉ truy cập https://vnsw.gov.vn/. Mọi thông tin chi tiết, hải quan sẽ cập nhật về hệ thống cho đơn vị xin công bố. Nếu các bạn cần tra cứu công bố mỹ phẩm về: tình trạng hồ sơ đã được duyệt hay chưa? lấy kết quả công bố sản phẩm mỹ phẩm,… hãy đăng nhập vào hệ thống theo hướng dẫn dưới đây. 1. Tra cứu công bố mỹ phẩm Số công bố mỹ phẩm là mã số ục quản lý dược và mỹ phẩm thuộc Bộ y tế tiếp nhận Phiếu công bố mỹ phẩm cấp cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Hay có thể hiểu đơn giản, đây chính là kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp nhận được khi thực hiện thành công việc xin công bố sản phẩm mỹ phẩm. Hiện nay, Số công bố mỹ phẩm chỉ được Bộ y tế cấp theo hình thức Online. 2. Kiểm tra trạng thái, lịch sử hồ sơ Truy cập website: https://vnsw.gov.vn/ sau đó Đăng nhập tài khoản Vào mục menu “ Bộ y tế” >> chọn “ Công bố mỹ phẩm”>> màn hình sẽ hiện ra giao diện quản lý tất cả hồ sơ của bạn. Vào biểu tượng Icon ở cột “ Lịch sử” để xem lịch sử hồ sơ xem đã tiếp nhận, đã nộp phí, đã cấp số công bố thời gian nào. Click chi tiết để tra cứu chi tiết từng hồ sơ công bố mỹ phẩm. Tham khảo:Thủ tục hải quan và thuế nhập khẩu mỹ phẩm 2023 3. Tra cứu công bố mỹ phẩm: download công bố Nếu bạn muốn Download công bố mỹ phẩm thì tiếp tục truy cập vào Truy cập https://vnsw.gov.vn/ và đăng nhập vào tài khoản Cổng thông tin một cửa quốc gia. Sau đó, vào mục menu “ Bộ y tế” >> chọn “ Công bố mỹ phẩm”, hệ thống sẽ hiển thị giao diện quản lý tất cả hồ sơ của bạn. Bạn hãy chọn vào ô ở cột “Xem công bố” để xem các thông tin chi tiết bản công dạng online. Cuối cùng, click chuột vào mục “Tải về” ở cuối bản công bố là có thể tải bản công bố mỹ phẩm về máy tính. Tại đây, bạn sẽ cập nhật được đầy đủ các thông tin tra cứu công bố mỹ phẩm : Số công bố; Ngày cấp; Tên sản phẩm; Doanh nghiệp công bố; Đơn vị nhập khẩu. 4. Tại sao phải tra cứu công bố mỹ phẩm online Đối với cán bộ hải quan: Theo quy định hiện nay, Doanh nghiệp khi làm thủ tục hải quan không cần xuất trình Phiếu công bố mỹ phẩm nữa mà chỉ cần khai báo số công bố mỹ phẩm khi khai hải quan điện tử. Cán bộ hải quan sẽ tự tra cứu trên Hệ thống Đối với Doanh nghiệp: Việc tra cứu sẽ giúp doanh nghiệp biết được tình hình hồ sơ của mình đã được công bố chưa và download công bố mỹ phẩm về phục vụ các nhu cầu của doanh nghiệp. Đối với cá nhân: Trên mỗi sản phẩm mỹ phẩm khi lưu thông ra thị trường đều phải in số công bố mỹ phẩm. Việc tra cứu sẽ giúp bạn xác định được số công bố trên sản phẩm bạn tiêu dùng có thực sự tồn tại hay không, có đúng doanh nghiệp đó sản xuất/nhập khẩu sản phẩm này hay không. Lưu ý: số công bố mỹ phẩm không có giá trị chứng nhận sản phẩm đó đảm bảo tính an toàn, hiệu quả, mà nó chỉ xác định rằng tổ chức sản xuất mỹ phẩm đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền về việc lưu hành sản phẩm. Nếu doanh nghiệp cần hỗ trợ về công bố mỹ phẩm và hồ sơ xin các loại giấy phép chuyên ngành, hãy liên hệ ngay công ty Lacco để được các chuyên viên chuyên nghiệp của chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý là trong khoảng thời gian này Trung Quốc đã vượt Mỹ, trở thành thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam. Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất Việt Nam Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, tháng 02/2023 kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt trên 3,40 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, nhóm nông sản chính 1,79 tỷ USD (tăng 25,9% so T02/2022); chăn nuôi 29 triệu USD (tăng 46,5%), đầu vào sản xuất đạt 158 triệu USD (giảm 5,2%),… Tuy nhiên, lâm sản chính gần 872,1 triệu USD (giảm 10,7%), thủy sản 550 triệu USD (giảm 13,1%)... Đáng chú ý, trong thời gian này, Trung Quốc đã bắt đầu cho mở cửa trở lại đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng nông sản sang Trung Quốc. Đồng thời trở thành thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam với 1,27 tỷ USD (chiếm 20,2% thị phần); Kế tiếp là Mỹ khoảng 1,19 tỷ USD (chiếm 19,0% thị phần); thứ tư là Nhật Bản với giá trị xuất khẩu đạt 563 triệu USD (chiếm 9,0%); thứ tư Hàn Quốc với giá trị xuất khẩu đạt 302 triệu USD (chiếm 4,8%). Để lấy lại đà tăng trưởng trong thời gian tới, Bộ NNPTNT cũng đã có những phương án đẩy mạnh phát triển thị trường, tháo gỡ rào cản đối với doanh nghiệp trong nước. Đồng thời tạo những điều kiện thuận lợi cho hoạt động tiêu thụ trong và ngoài nước. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh và biến động thị trường trong nước và thế giới. Tham khảo:9 loại trái cây xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc Đẩy mạnh đàm phán nhiều loại trái cây xuất khẩu sang Trung Quốc Trung Quốc yêu cầu đàm phán, mở cửa thị trường đối với từng loại sản phẩm; thực hiện quản lý sản phẩm nhập khẩu thông qua ký kết Nghị định thư; sản phẩm nhập khẩu phải có mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói. Đây cũng là cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn hội nhập và phát triển hàng hóa sang thị trường Trung Quốc. Hiện nay, Việt Nam đã có các sản phẩm được ký Nghị định thư, gồm: cám gạo, gạo, măng cụt, thạch đen, sầu riêng, chuối, khoai lang. Ngoài ra, Việt Nam đang đàm phán để ký nghị định thư với: thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chôm chôm, xoài, mít. Ớt và chanh leo đang được cho phép xuất khẩu tạm thời. Nhóm trái cây có múi (cam, bưởi…) và dừa đang trong giai đoạn đàm phán kỹ thuật. Cục Bảo vệ thực vật cũng đã nộp hồ sơ đề nghị mở cửa thị trường cho quả na và thảo quả. Xem thêm:Hướng dẫn xuất khẩu thí điểm chanh leo chính ngạch sang thị trường Trung Quốc Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng đang đẩy mạnh phối hợp với các cơ quan phía Trung Quốc để mở cửa cho các sản phẩm bơ, bưởi, dứa, na, thảo quả,… Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phối hợp về cơ sở đóng gói và mã số vùng trồng. Theo các chuyên gia, Trung Quốc vẫn đang là thị trường quan trọng khi tiêu thụ một lượng lớn hàng hóa nông sản của Việt Nam. Để khai thác hiệu quả thị trường này, các doanh nghiệp cần xác định đúng tầm nhìn, hướng đi. Trong đó, việc bỏ tư duy buôn chuyến mà cần đánh giá đây là thị trường quan trọng, khó tính từ đó xác định các doanh nghiệp làm ăn với chúng ta là những đối tác để hợp tác lâu dài là hết sức quan trọng. Doanh nghiệp cần tư vấn về thủ tục và quy trình xuất khẩu, dịch vụ vận chuyển hàng nông sản sang Trung Quốc và các mặt hàng vận chuyển quốc tế, hãy liên hệ công ty Lacco để được các chuyên gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ trực tiếp. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
Nếu doanh nghiệp bạn lần đầu tham dự các hội chợ thương mại quốc tế chắc chắn sẽ khá đắn đo về quy trình, thủ tục tham dự hội chợ như thế nào, có phức tạp không,... Thông thường, để tham dự các hội chợ quốc tế, doanh nghiệp chỉ cần chú ý thực hiện theo quy trình 5 bước sau. 5 bước để doanh nghiệp tham gia hội chợ quốc tế Bước 1: Lựa chọn Triển lãm phù hợp với ngành nghề kinh doanh. Doanh nghiệp nên tìm hiểu, tham khảo thông tin chương trình Triển lãm trên website của đơn vị tổ chức để nắm rõ được thông tin về: Đối tượng tham gia, quy mô, ngành hàng/ lĩnh vực tham gia,... để xác định thị trường và đối tượng tham gia có phù hợp với ngành thị trường của mình không. Tham khảo thêm:Tham dự Hội chợ triển lãm quốc tế có những lợi ích gì? Bước 2: Gửi yêu cầu đăng ký tham gia Sau khi chốt kế hoạch tham gia hội chợ, doanh nghiệp nên nhanh chóng tiến hành đăng ký tham dự. Có 2 hình thức để doanh nghiệp đăng ký tham gia: Đăng ký trực tuyến trên website: Mỗi triển lãm đều có form đăng ký riêng phía cuối mỗi bài viết giới thiệu.. - Liên hệ đến ông Nguyễn Duy Phóng 0903 415 166 hoặc Công ty Lacco: 0906 23 5599 để được hỗ trợ và tư vấn. - Liên hệ đại diện tổ chức chương trình hội chợ quốc tế (Tại Việt Nam) Lưu ý: Khi đăng ký, doanh nghiệp cần chia sẻ đầy đủ các thông tin cơ bản: Tên doanh nghiệp, loại hình kinh doanh, sản phẩm kinh doanh chủ chốt và thông tin người liên hệ. Ban tổ chức sẽ căn cứ vào những thông tin này để xác minh và đánh giá doanh nghiệp để duyệt tham dự hội chợ. Bước 3: Lựa chọn gian hàng và ký hợp đồng. Sau khi doanh nghiệp đăng ký tham gia, BTC chương trình sẽ gửi các thông tin chi tiết về chương trình bao gồm: Brochure giới thiệu chi tiết về Triển lãm; Sơ đồ mặt bằng; Form đăng ký chính thức kèm báo giá thuê gian hàng hoặc đất trống, báo giá quảng cáo. Doanh nghiệp tham dự hội chợ sẽ điền đầy đủ các thông tin vào mẫu form theo cầu để Ban tổ chức có căn cứ biên soạn Hợp đồng. Bước 4: Thanh toán và chờ nhận bàn giao gian hàng Thông thường, sau khi hợp đồng được ký kết, doanh nghiệp e phải thanh toán trước tối thiểu 50% giá trị hợp đồng. Cụ thể yêu cầu về mức thanh toán sẽ tùy thuộc vào mỗi chương trình hội chợ. Sau đó, Ban tổ chức sẽ có trách nhiệm giữ vị trí mặt bằng cho doanh nghiệp theo cam đúng vị trí và yêu cầu trên hợp đồng thỏa thuận 2 bên. Do đó, doanh nghiệp đăng ký và hoàn tất hợp động càng sớm thì cơ hội nhận được vị trí gian hàng đẹp càng lớn. Nên khi có thông tin về chương trình hội chợ thương mại, doanh nghiệp nên nhanh chóng tiến hành xác mình thông tin để đưa ra quyết định kinh doanh sớm nhất. Bước 5: Nhận bàn giao gian hàng. - Đối với gian hàng tiêu chuẩn: Quý khách sẽ nhận gian hàng và thực hiện bày trí, vận chuyển hàng hóa trong khoảng thời gian là 1 ngày trước khai mạc - Đối với đất trống (gian hàng đặc biệt): Trước thời điểm khai mạc, quý khách sẽ có khoảng thời gian từ 2 đến 3 ngày để nhận bàn giao mặt bằng và tiền hành dàn dựng. Việc hoàn tất thanh toán cũng cần thực hiện theo đúng cam kết trên hợp đồng trước khi nhận bàn giao. Bên cạnh việc đăng ký tham gia và nhận gian hàng thì các doanh nghiệp cũng phải chuẩn bị đầy đủ hàng hóa, chuẩn bị thủ tục hàng hóa và vận chuyển đến hội chợ theo đúng quy định. => Thông tin chi tiết về các thủ tục - dịch vụ vận chuyển hàng hội chợ, các bạn vui lòng liên hệ công ty Lacco để được hỗ trợ: Hotline/: 0906 235599 phụ trách Mr. Nguyễn Duy Phóng, SĐT: 0903 415 166. Email: phong.nguyen@lacco.com.vn Tìm kiếm cơ hội phát triển từ hội chợ CISMEF 2023 tại Trung Quốc Cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh thương mại muốn phát triển thị trường tiềm năng ngay trong tháng 6/2023. Thực hiện Chương trình cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại năm 2023, Cục Xúc tiến thương mại (XTTM) tổ chức đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ quốc tế doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc lần thứ 18 (CISMEF 2023), diễn ra từ ngày 27 đến ngày 30 tháng 6 năm 2023 tại Trung tâm triển lãm Pazhou, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Quy mô của chương trình lên đến khoảng 5.000 doanh nghiệp Trung Quốc và quốc tế trưng bày giới thiệu sản phẩm thuộc nhiều lĩnh vực ngành hàng tham dự. Chương trình hội chợ dành cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành, Trung tâm xúc tiến thương mại các tỉnh/thành phố, các hiệp hội ngành hàng. Doanh nghiệp tham dự sẽ được nhà nước hỗ trợ 100% chi phí thuê gian hàng và tuyên truyền quảng bá mời khách giao dịch. Đây là cơ hội lớn để doanh nghiệp tiếp cận những thị trường lớn như Trung quốc và nhiều quốc gia trên thế giới. Thông tin chi tiết để hỗ trợ về chương trình, các bạn có thể liên hệ đến anh Nguyễn Đình Thành SĐT: 0914828229 - Email: thanhnd@vietrade.gov.vn thanhnd2410@gmail.com Hoặc đơn vị vận chuyển, hỗ trợ thủ tục hải quan: CÔNG TY CP GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LACCO Đ/C : Số 19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Hotline: 0906 235599 phụ trách Nguyễn Duy Phóng 0903 415 166. Email: phong.nguyen@lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
Năm 2023, đã có một số những thay đổi quan trọng về Biểu thuế GTGT, thuế TNCN với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Rất nhiều người thắc mắc đặt câu hỏi: Biểu thuế GTGT, thuế TNCN theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh năm 2023 được quy định như thế nào? Cụ thể tỷ lệ % đóng thuế sẽ phụ thuộc vào danh mục ngành nghề: Ngành nghề phân phối, cung cấp hàng hóa; Ngành nghề dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu; Ngành nghề sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu; Thuế GTGT, thuế TNCN với hoạt động kinh doanh khác. Cụ thể như sau: 1. Ngành nghề phân phối, cung cấp hàng hóa 1.1. Thuế GTGT 1%, thuế TNCN 0,5% Áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 1% và thuế TNCN 0,5% đối với các trường hợp sau đây: - Hoạt động bán buôn, bán lẻ các loại hàng hóa (trừ giá trị hàng hóa đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng). - Khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền cho hộ khoán. 1.2. Thuế TNCN 0,5% Áp dụng mức thuế suất thuế TNCN 0,5% đối với các trường hợp sau đây: - Hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa không chịu thuế GTGT, không phải khai thuế GTGT, thuộc diện chịu thuế GTGT 0% theo pháp luật về thuế GTGT. - Hoạt động hợp tác kinh doanh với tổ chức thuộc nhóm ngành nghề này mà tổ chức có trách nhiệm khai thuế GTGT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định. - Khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền cho hộ khoán gắn với mua hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, không phải khai thuế GTGT, thuộc diện chịu thuế GTGT 0% theo pháp luật về thuế GTGT. - Khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác. Tìm hiểu chi tiết:Những lưu ý quan trọng về thuế GTGT năm 2023 2. Ngành nghề dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu 2.1. Thuế GTGT 5%, thuế TNCN 2% Áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 5% và thuế TNCN 2% đối với các trường hợp sau đây: Dịch vụ lưu trú gồm: Hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú ngắn hạn cho khách du lịch, khách vãng lai khác; hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú dài hạn không phải là căn hộ cho sinh viên, công nhân và những đối tượng tương tự; hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú cùng dịch vụ ăn uống hoặc các phương tiện giải trí. - Dịch vụ bốc xếp hàng hóa và hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải như kinh doanh bến bãi, bán vé, trông giữ phương tiện. - Dịch vụ bưu chính, chuyển phát thư tín và bưu kiện. - Dịch vụ môi giới, đấu giá và hoa hồng đại lý. - Dịch vụ tư vấn pháp luật, tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán; dịch vụ làm thủ tục hành chính thuế, hải quan. - Dịch vụ xử lý dữ liệu, cho thuê cổng thông tin, thiết bị công nghệ thông tin, viễn thông; quảng cáo trên sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số. - Dịch vụ hỗ trợ văn phòng và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác. - Dịch vụ tắm hơi, massage, karaoke, vũ trường, bi-a, internet, game. - Dịch vụ may đo, giặt là; cắt tóc, làm đầu, gội đầu. - Dịch vụ sửa chữa khác bao gồm: sửa chữa máy vi tính và các đồ dùng gia đình. - Dịch vụ tư vấn, thiết kế, giám sát thi công xây dựng cơ bản. - Các dịch vụ khác thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 10%. - Xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu (bao gồm cả lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp). Tham khảo thêm:Các loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT năm 2023 2.2. Thuế TNCN 2% Áp dụng mức thuế suất thuế TNCN 2% đối với các trường hợp sau đây: - Hoạt động cung cấp dịch vụ không chịu thuế GTGT, không phải khai thuế GTGT, thuộc diện chịu thuế GTGT 0% theo pháp luật về thuế GTGT. - Hoạt động hợp tác kinh doanh với tổ chức thuộc nhóm ngành nghề này mà tổ chức có trách nhiệm khai thuế GTGT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định. - Khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác. 2.3. Thuế GTGT 5%, thuế TNCN 5% Áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 5% và thuế TNCN 5% đối với cho thuê tài sản, bao gồm: - Cho thuê nhà, đất, cửa hàng, nhà xưởng, kho bãi trừ dịch vụ lưu trú. - Cho thuê phương tiện vận tải, máy móc thiết bị không kèm theo người điều khiển. - Cho thuê tài sản khác không kèm theo dịch vụ. 2.4. Thuế TNCN 5% Áp dụng mức thuế suất thuế TNCN 5% đối với các trường hợp sau đây: - Làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp. - Khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác. 3. Ngành nghề sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu 3.1. Thuế GTGT 3%, thuế TNCN 1,5% Áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 3% và thuế TNCN 1,5% đối với các trường hợp sau đây: - Sản xuất, gia công, chế biến sản phẩm hàng hóa. - Khai thác, chế biến khoáng sản. - Vận tải hàng hóa, vận tải hành khách. - Dịch vụ kèm theo bán hàng hóa như dịch vụ đào tạo, bảo dưỡng, chuyển giao công nghệ kèm theo bán sản phẩm. - Dịch vụ ăn uống. - Dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác. - Xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu (bao gồm cả lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp). - Hoạt động khác thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 10%. 3.2. Thuế TNCN 1,5% Áp dụng mức thuế suất thuế TNCN 1,5% đối với các trường hợp sau đây: Hoạt động không chịu thuế GTGT, không phải khai thuế GTGT, thuộc diện chịu thuế GTGT 0% theo pháp luật về thuế GTGT. Hoạt động hợp tác kinh doanh với tổ chức thuộc nhóm ngành nghề này mà tổ chức có trách nhiệm khai thuế GTGT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định. 4. Thuế GTGT, thuế TNCN với hoạt động kinh doanh khác Áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 2% và thuế TNCN 1% đối với các trường hợp sau đây: - Hoạt động sản xuất các sản phẩm thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 5%. - Hoạt động cung cấp các dịch vụ thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 5%. - Hoạt động khác chưa được liệt kê ở các nhóm 1, 2, 3 nêu trên. Tìm hiểu thêm:Các trường hợp được hoàn thuế GTGT từ năm 2023 Nội dung nêu trên được đề cập tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC. Thông tư 100/2021/TT-BTC bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022 đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 40/2021/TT-BTC. Trên đây là những chia sẻ chi tiết, giải đáp thắc mắc Biểu thuế GTGT, thuế TNCN theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh năm 2023 được quy định như thế nào. Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần tính toàn hoặc tư vấn về thuế GTGT, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
Từ tháng 10/2022 đến nay, các công ty bán dẫn hàng đầu Trung Quốc đang chạy đua dự trữ thiết bị sản xuất chip, linh kiện thay thế và những vật liệu liên quan khác. Đứng trước tình trạng này, đối tác nước ngoài vẫn giao dịch với doanh nghiệp Trung Quốc nhưng cũng dè chừng và xem xét động thái mới. Việc Trung quốc tăng cường mua thiết bị sản xuất chip, linh kiện thay thế sẽ là cơ hội cũng là nguy cơ lớn đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam. Tình trạng doanh nghiệp Trung Quốc chạy đua gom hàng bán dẫn Theo nhiều thông tin tiết lộ, các doanh nghiệp sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc đã bắt đầu triển khai kế hoạch mua nguyên vật liệu dự trữ thiết bị sản xuất chip, linh kiện thay thế ngay sau khi Mỹ mở rộng lệnh cấm. Một người chuyên môi giới và tìm nguồn cung sản phẩm Nhật Bản cho bên Trung Quốc cũng bật mí, những công ty này đang mua linh kiện và thiết bị sản xuất bán dẫn "quá nhiều, trên mức cần thiết". Người này đánh giá quy mô mua bán những tháng gần đây là "bất thường nhưng dễ hiểu" do Mỹ có thể tăng thêm lệnh cấm trong tương lai. Mặc dù vẫn chưa có số liệu chính thức về số lượng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất chip mà Trung Quốc đang tích trữ. Tuy nhiên, theo dữ liệu từ Hải quan Trung Quốc tháng 11 và 12 năm ngoái, việc nhập khẩu thiết bị sản xuất chip của nước này giảm mạnh do lệnh cấm của Mỹ. Riêng tháng 12, Trung Quốc nhập 4.789 thiết bị sản xuất bán dẫn, giảm 35,3% so với cùng kỳ 2021. Tính cả năm 2022, việc nhập loại thiết bị này cũng giảm 15,3%. Bạn nên biết:Hướng dẫn chi tiết thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử 2023 Tại sao Trung Quốc thị thu gom nhiều hàng bán dẫn? Theo giới chuyên gia, các công ty Trung Quốc vội vã tích trữ máy móc và vật liệu bán dẫn như vậy có thể thấy lệnh cấm từ Washington gây khó khăn lớn đến việc Bắc Kinh theo đuổi giấc mơ tự chủ công nghệ. Dylan Patel, nhà phân tích của SemiAnalysis, cho rằng doanh nghiệp Trung Quốc đang phải đẩy mạnh nhập khẩu nguyên vật liệu một phần vì "không có chuỗi cung ứng nội địa". Ông lấy ví dụ Huawei, công ty từng tích trữ nhiều nguyên liệu trước khi bị Mỹ cấm từ 2019, do đó vẫn hoạt động thêm một thời gian trước khi tuột dốc. Một số chuyên gia khác tin ngay cả khi bị Mỹ hạn chế, Trung Quốc vẫn khó bị cắt đứt khỏi chuỗi cung ứng với Nhật Bản và Hà Lan. Theo Nicolas Gaudois, trưởng bộ phận nghiên cứu công nghệ của Ngân hàng Đầu tư UBS cho rằng "nó không thể cho phép Trung Quốc mở rộng quy mô hay thực hiện tham vọng tự chủ bán dẫn, vì hầu hết vẫn liên quan đến công nghệ Mỹ". Có thể thấy, sự kiện Trung Quốc đang chạy nước rút đã thu gom khối lượng lớn nguyên vật liệu bán dẫn này cũng sẽ tạo ra những cơ hội lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu hiện tại. Nhưng trong tương lai, các doanh nghiệp cũng cần có những phương án dự phòng cho những bước đi bất ngờ từ quốc gia đông dân nhất thế giới này. Nguồn: vnexpress.net
Chia sẻ bài viết
Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là chứng nhận bắt buộc, chứng minh cơ sở đủ điều kiện vệ sinh để cung cấp hàng cho người tiêu dùng liên quan đến thực phẩm. Do đó, các đơn vị sản xuất kinh doanh thực phẩm thì phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, trừ các trường hợp Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 12 Nghị Định 15/2018/NĐ-CP. 1. Đối tượng phải giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là ai? Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, “Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị Định này”. Trừ các cơ sở sau đây “KHÔNG” thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: - Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; - Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định; - Sơ chế nhỏ lẻ; - Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; - Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn; - Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; - Nhà hàng trong khách sạn; - Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm; - Kinh doanh thức ăn đường phố. Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống ATTP (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực. Tham khảo:Quy định về kiểm dịch thực vật của Liên minh châu Âu đối với nông sản Việt Nam 2. Cơ sở đủ điều kiện VSATTP để có Giấy chứng nhận khi hoạt động - Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác; - Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm; - Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại; - Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; - Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm; - Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; - Hồ sơ cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; - Bản sao giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh; - Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền - Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp; - Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành. Bạn nên biết:Hạn ngạch nhập khẩu trứng gia cầm và thuốc lá nguyên liệu từ EEU 3. Quy trình thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm Để cơ sở kinh doanh của bạn có thể tự do hoạt động, thì việc trang bị kiến thức về cách làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là không thể thiếu. Sau đây là cụ thể các bước để có được giấy xác nhận vệ sinh an toàn thực phẩm mà bạn cần nắm rõ: – Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm; hoặc cục An toàn vệ sinh thực phẩm. – Bước 2: Nộp lệ phí. Chi phí cấp giấy chứng nhận lần đầu Ngoài ra còn cần nộp phí xét hồ sơ, phí kiểm tra thực tế địa điểm sản xuất kinh doanh khi xin được cấp phép và phí kiểm tra định kỳ sau khi đã có giấy phép. – Bước 3: Khi hồ sơ đã hợp lệ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức đoàn kiểm tra thực tế. Kết quả ghi vào Biên bản kiểm tra thực tế. – Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa điểm kinh doanh, sản xuất thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. – Bước 5: Trường hợp kết quả thực tế không đạt, trong biên bản phải ghi rõ thời hạn kiểm tra thực tế lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả vẫn không đạt thì đoàn lập biên bản và đề xuất đình chỉ hoạt động. Tham khảo:Xuất khẩu hàng hóa nông sản, trái cây quốc tế cần kiến thức gì? Trên đây là những chia sẻ chi tiết về quy định và quy trình làm Thủ tục cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2023. Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, doanh nghiệp cần xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm và các loại giấy phép chuyên ngành khác theo yêu cầu của hải quan và thị trường nhập khẩu, hãy liên hệ ngay đến công ty Lacco để được đội ngũ chuyên viên hải quan chuyên nghiệp của chúng tôi hỗ trợ thông tin và dịch vụ chi tiết. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, Ngõ 73 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng.

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội.

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Lạng Sơn

Phòng số 3, Cổng B5, Bến Xe Tải, Cửa Khẩu Quốc Tế Hữu Nghị, Khu Kéo Kham, TT Đồng Đăng, Huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn.

Thư viện ảnh