Preloader Close
Nếu bạn đang tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu chất tẩy rửa công nghiệp thì không nên bỏ qua bài viết này. Các chuyên gia sẽ giải đáp một cách chi tiết nhất. Các chất tẩy rửa công nghiệp là sản phẩm không thể thiếu phục vụ rất nhiều trong cuộc sống, sinh hoạt của mọi người hay hoạt động của doanh nghiệp . Do đó, nhu cầu nhập khẩu chất tẩy rửa rất lớn, thủ tục nhập khẩu chất tẩy rửa công nghiệp cũng rất cao. Trong thành phần của chất tẩy rửa cũng có chưa những chất hóa học nhất định, vậy thủ tục nhập khẩu hóa chất tẩy rửa có phức tạp không? Quy trình thực hiện như nào? 1. Mã HS chất tẩy rửa nhập khẩu Để tìm hiểu chi tiết về mã HS code của chất tẩy rửa, các bạn có thể tra cứu chương 34, biểu thuế xuất nhập khẩu 2023. Theo đó, Chất tẩy rửa thuộc vào nhóm 3402, là chất hữu cơ hoạt động trên bề mặt ngoại trừ xà phòng cùng dung dịch đánh bóng hay tẩy rửa. Đặc điểm của nhóm HS này là loại hình sản phẩm đa dạng nên việc xác định mã HS sẽ khó khăn hơn với sản phẩm khác. Do đó, để tìm chính xác mã HS, các bạn nên đọc kỹ các thông tin sản phẩm: - Chức năng/ tính năng thực tế của hàng hóa - Hình ảnh - Thành phần - Công thức dung dịch Các bạn cũng có thể đọc thêm Thông tư 14/2015/TT-BTC để được hướng dẫn chi tiết hơn. Hoặc các bạn cũng có thể thuê các đơn vị cung cấp dịch vụ khai báo hải quan, làm thủ tục nhập khẩu chất tẩy rửa chuyên nghiệp, cung cấp đầy đủ các thông tin như trên để hỗ trợ nhanh chóng hơn. Ví dụ như: - Nước lau sàn sẽ có mã HS Code là 340220. Mức thuế suất ưu đãi đặc biệt của sản phẩm đạt 0%. - Sản phẩm nước tẩy rửa bồn cầu mã HS Code là 340290. Thuế suất ưu đãi 0% - Sản phẩm chất tẩy rửa làm sạch bề mặt kim loại mã HS Code là 38101000. Thuế NK ưu đãi 0%. - Chế phẩm giặt, rửa, làm sạch dạng Anion mã HS Code là 3402.90.12. Thuế NK ưu đãi 10%. - Chế phẩm chất giặt,rửa làm sạch khác mã HS Code 3042.90.93. Thuế NK ưu đãi đạt 8%. - Chế phẩm hoạt động bề mặt dạng Anion khác mã HS Code 3402.90.94. Thuế NK ưu đãi 8%. 2. Dán nhãn hàng khi nhập khẩu chất tẩy rửa Đối với hàng chất tẩy rửa bắt buộc phải do dán nhãn để cơ quan quản lý xác định thông tin về đơn vị chịu trách nhiệm xác định được tính chất và thông tin hàng hóa và quản lý được thông tin của đơn vị nhập khẩu hàng hóa. Chi tiết về các quy định dán nhãn, nhãn năng lượng được quy định tại nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Theo đó, các thông tin trên nhãn của sản phẩm chất tẩy rửa phải có: - Thông tin của bên xuất khẩu ( địa chỉ, tên công ty ) - Thông tin của bên nhập khẩu ( địa chỉ, tên công ty ) - Tên hàng hóa và thông tin hàng hóa - Xuất xứ hàng hóa. Trường hợp các đơn vị khai báo thông tin sai, thiếu hoặc không có dán nhãn thì sẽ bị xử phạt và chịu nhiều rủi ro như: - Xử phạt theo như quy định của nhà nước - Không được xác nhận được xuất xứ hàng hóa và hưởng các loại thuế ưu đãi - Hàng hóa dễ bị thất lạc do thiếu thông tin hoặc dễ hư hỏng do không có cảnh bảo khi xếp dỡ hàng. 3. Quy định về thuế nhập khẩu chất tẩy rửa Quy định thuế nhập khẩu chất tẩy rửa được quy định chi tiết tại Luật Thuế xuất nhập khẩu số 107/2016/QH13. Ngoài ra, các bạn cũng phải có thêm các quy định về thuế xuất nhập khẩu hàng hóa chất, chất tẩy rửa công nghiệp trên biểu thuế xuất nhập khẩu 2023 để năm được cụ thể về thuế VAT, thuế ưu đãi đặc biệt,... Đối với thuế suất của chất tẩy rửa công nghiệp nhập khẩu sẽ phụ thuộc vào mã HS code của từng sản phẩm có thuế nhập khẩu được ưu đãi 0%, thuế VAT là 10% 4. Hồ sơ cần chuẩn bị nhập khẩu chất tẩy rửa Căn cứ theo Thông tư 39/2018/TT-BTC để nhập khẩu hóa chất, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ sau: - Tờ khai hải quan - Hóa đơn về thương mại - Hợp đồng mua bán chất tẩy rửa giữa các bên - Vận tải đơn - Giấy chứng nhận đạt chuẩn về nguồn gốc sản phẩm (CO) - Giấy chứng nhận sản phẩm đảm bảo đúng chuẩn chất lượng yêu cầu (CQ). Nếu có Các giấy tờ khác như: - Hình ảnh - Bìa Catalogue - Thông tin thành phần - Các hóa chất dùng trong sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị thêm các giấy tờ như: - Giấy phép kinh doanh của Bộ, Ngành liên quan - Giá trị đơn hàng nhập khẩu - Giấy chứng nhận đạt chuẩn ở nước sản xuất để hưởng phần thuế ưu đãi đặc biệt. - Hợp đồng ủy thác nhập khẩu (nếu có) Để xuất trình khi hải quan yêu cầu, tránh trường hợp cơ quan chuyên môn yêu cầu mà không chuẩn bị kịp, gây lúng túng trong quá trình làm việc. 5. Thủ tục nhập khẩu chất tẩy rửa công nghiệp Đối với các loại chất tẩy rửa thì thủ tục nhập khẩu chất tẩy rửa được quy định tại thông tư 38/2015/TT-BTC, thủ tục nhập khẩu hóa chất tẩy rửa sẽ bao gồm các giấy tờ sau: - Tờ khai hải quan - Hợp đồng thương mại ( Sale Contract ) - Hóa đơn thương mại ( Commercial Invoice ) - Danh sách đóng gói ( Packing List ) - Vận đơn ( Bill of Lading ) - Giấy chứng nhận xuất xứ ( C/O – Certificate of Origins ) nếu có - Catalog ( nếu có ) và các loại chứng từ khác nếu như được hải quan yêu cầu. 6. Cần lưu ý gì khi nhập khẩu chất tẩy rửa Trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu chất tẩy rửa công nghiệp, thủ tục nhập khẩu chất tẩy rửa chúng tôi cũng lưu ý quý khách hàng một số vấn đề quan trọng sau: - Thuế: Muốn hàng hóa thông quan, chủ hàng phải thực hiện đúng các nghĩa vụ về thuế với cơ quan nhà nước - Cung cấp đầy đủGiấy chứng nhận xuất xứ ( C/O ) tùy theo thị trường nhập khẩu để xuất trình các mẫu form ưu đãi thuế nhập khẩu: form E, form D, form AK,… cần được các nhà nhập khẩu lưu ý vì đó sẽ quyết định đến số thuế nhập khẩu, ưu đãi và thuế nhập khẩu ưu đãi của từng loại hàng hóa. Với vấn đề này, các bạn có thể tham khảo các đơn vị cung cấp dịch vụ khai báo hải quan, làm C/O hoặc liên hệ đến hotline: 0906 23 5599 để được tư vấn cụ thể. Chất tẩy rửa có đa dạng chủng loại nên khi làm thủ tục nhập khẩu hóa chất tẩy rửa, các bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ và chính xác mã HS hàng nhập khẩu. 7. Đơn vị dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu chất tẩy rửa uy tín Bạn đang cần tìm đơn vị làm thủ tục nhập khẩu chất tẩy rửa uy tín, làm việc chuyên nghiệp, nhanh chóng? Vậy thì Công ty Lacco là một trong những lựa chọn hàng đầu xử lý giúp bạn vấn đề này nhanh chóng, chuyên nghiệp, tư vấn khách hàng chi tiết thông qua các quy định, thông tư, điều khoản pháp luật chi tiết, rõ ràng. Đảm bảo thủ tục nhập khẩu chất tẩy rửa công nghiệp được xử lý nhanh chóng, kịp thời theo kế hoạch nhập khẩu chất tẩy rửa của quý khách. Công ty CP giao nhận vận tải quốc tế Lacco là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ làm thủ tục hải quan, xin giấy phép chuyên ngành,... cho tất cả các loại hàng hóa theo yêu cầu với kinh nghiệm 15 năm. Tại đây, các bạn sẽ được: - Tư vấn chi tiết về các thủ tục, hồ sơ đầy đủ cho từng mã HS cụ thể cùng các quy định pháp luật hiện hành được áp dụng. - Đội ngũ nhân viên khai hải quan, chạy CO, xin giấy phép nhập khẩu hóa chất, chất tẩy rửa chuyên nghiệp, dày kinh nghiệm nên có thể xử lý các vấn đề phát sinh nhanh chóng, hạn chế tối đa rủi ro về hồ sơ, giấy tờ với khách hàng. - Quy trình làm việc chuyên nghiệp, báo giá công khai, minh bạch sau khi nắm được yêu cầu của khách hàng. - Chi phí, giá cả hấp dẫn, nhiều ưu đãi nhất thị trường ở thời điểm hiện tại. Với mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn, kinh nghiệm cung cấp dịch vụ lâu năm, nhân viên chuyên nghiệp,.... Lacco sẽ là sự lựa chọn hàng đầu, hỗ trợ các dịch vụ thủ tục xuất khẩu hóa chất và logistics khác phục vụ các bạn xuất nhập khẩu hàng hóa nhanh chóng, an toàn. Mọi chi tiết cần tư vấn cần hỗ trợ về thủ tục nhập khẩu chất tẩy rửa công nghiệp, các bạn hãy liên hệ với công ty Lacco để được các chuyên viên chuyên nghiệp hỗ trợ chi tiết. Chi tiết liên hệ: - Email: info@lacco.com.vn - Hotline: 0906 23 55 99 - Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
Hóa chất là loại hàng hóa đặc biệt, tùy thuộc vào tính chất, thành phần mà sẽ có các phương tiện vận chuyển phù hợp. Bên cạnh đó, thủ tục xuất khẩu hóa chất cũng yêu cầu khắt khe với các loại giấy phép nhập khẩu chuyên ngành đặc biệt. Làm như nào để xin giấy phép nhập khẩu hóa chất và thủ tục xuất khẩu hóa chất gồm những gì? Quy trình xin giấy phép có khó khăn không? 1. Những quy định về các loại hóa chất trong việc xuất nhập khẩu Các quy định về các loại hóa chất được phép nhập khẩu, mã CAS của hóa chất đó, trách nhiệm cung cấp MSDS,... được quy định chi tiết tại Nghị định 113/2017/NĐ/CP đã được sửa đổi và bổ sung tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP. Tại đây, các bạn sẽ được tìm hiểu chi tiết về Loại hoá chất bị cấm, hạn chế xuất nhập khẩu và các trường hợp hóa chất xuất khẩu đặc biệt. Cụ thể: 1.1 Loại Hoá chất bị cấm xuất nhập khẩu Tên cụ thể của các hóa chất bị cấm nhập khẩu năm trong phụ lục III của Nghị định 113/2017/NĐ/CP. Một số sản phẩm điển hình như Sarin, Tabun, Soman,… Những chất này chứa thành phần độc tố rất cao, gấp 26 lần Xyanua do đó bị cấm trên toàn thế giới. Đối với những hóa chất được nhập khẩu được sử dụng với mục đích quốc phòng an ninh, muốn nhập khẩu phải có sự chấp thuận của Thủ trưởng Chính phủ thông qua đề nghị của bộ Công thương và nhiều ban ngành khác. 1.2 Hoá chất bị hạn chế nhập khẩu Danh mục hóa chất bị hạn chế nhập khẩu được liệt kê tại phụ lục II của Nghị định 113. Đối với những trường hợp đặc biệt, cần phải nhập khẩu những sản phẩm hóa chất này, đơn vị nhập khẩu cần xin giấy phép do Bộ Công thương cấp. Ví dụ thường gặp nhật về các hóa chất bị hạn chế nhập khẩu như: Nicotin hay Cadimi Sunfua,… 1.3 Hoá chất được nhập khẩu nhưng phải khai báo hóa chất Bạn có thể tra cứu trong phụ lục I của Nghị định. Với thủ tục xuất nhập khẩu hoá chất, để nhập được loại này, doanh nghiệp cần khai báo hóa chất. Các bạn có thể khai báo hóa chất nhập khẩu ngày trên hệ thống một cửa quốc gia trực tuyến. Để thực hiện khai báo trên hệ thống 1 cửa quốc gia, các bạn có thể làm theo hướng dẫn tại: https://lacco.com.vn/news/285-Co-che-mot-cua-quoc-gia-la-gi-Quy-trinh-thuc-hien-thu-tuc-Co-che-mot-cua-quoc-gia hoặc liên hệ trực tiếp với công ty Lacco theo số hotline: 0906 23 5599 để được hỗ trợ nhanh chóng, chuyên nghiệp. Một số hoá chất điển hình như Bạc Nitrat hay Canxi Cacbua,… 1.4 Loại Hoá chất được phép nhập khẩu dưới dạng hàng hóa thường Với những sản phẩm hóa trên không nằm trong 3 trường hợp trên thì các bạn có thể nhập khẩu bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp sản phẩm hóa chất bạn nhập khẩu không phải đơn chất mà thuộc nhóm sản phẩm hợp chất, hỗn hợp, thì phải đối chiếu với các mã CAS. 2. Hồ sơ xin cấp phép xuất nhập khẩu hoá chất cần những gì? Đối với những mặt hàng thường, sau khi đã đối chiếu mã CAS hoặc hóa chất nằm trong trường hợp dành mục hàng hóa bị hạn chế và phải được cấp phép nhập khẩu thì cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ. Những hồ sơ đó bao gồm: - Đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện để kinh doanh hóa chất. - Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. - Bản sao quyết định phê duyệt các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường. - Bản kê khai đầy đủ về các địa điểm kinh doanh. - Bản kê khai thiết bị kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn của từng địa điểm kinh doanh hóa chất. - Bản sao hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định. - Bản sao bằng trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất của người phụ trách về an toàn hóa chất. 3. Quy trình thủ tục khai báo hóa chất trong xuất nhập khẩu Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ thủ tục xuất khẩu hóa chất thì quy trình xuất khẩu hoá chất được thực hiện rất đơn giản, nhanh chóng với 3 bước. Các bạn thực hiện quy trình lần lượt như sau: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khai báo hải quan Để khai báo hải quan nhập khẩu hàng hóa, các bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau: - Hoá đơn thương mại (nếu có) hoặc giấy thông báo hàng đã đến cảng. - Bản khai báo hóa chất. - Phiếu an toàn hóa chất nếu loại hoá chất thuộc danh mục hàng nguy hiểm. - Các giấy tờ liên quan khác đối với thủ tục xuất nhập khẩu hóa chất. Bước 2: Đăng ký tài khoản một cửa quốc gia trên vnsw.gov.vn Để đăng ký tài khoản, các bạn chỉ cần truy cấp vào trang web vnsw.gov.vn và thực hiện đăng ký theo hướng dẫn. Khai báo, cập nhật đầy đủ thông tin yêu cầu trên website là có thể hoàn tất đăng ký, mở tài khoản sau 5 phút thực hiện. Bước 3: Tiến hành khai báo hải quan trực tuyến trên cổng thông tin một cửa quốc gia Sau khi đã có tài khoản trên cổng thông tin quốc gia, các bạn sẽ vào tài khoản của mình, chọn Bộ công thương (đơn vị chủ quản khai báo hải quan hóa chất) để thực hiện. Tiếp đó, các bạn cập nhật đầy đủ thông tin chính xác theo form mẫu có sẵn. Cuối cùng, các bạn chọn gửi và sử dụng CKS để đăng ký. Hệ thống sẽ phản hồi kết quả sau khoảng 1 giờ thao tác hoàn tất. 4. Đơn vị dịch vụ làm thủ tục xuất nhập khẩu hóa chất uy tín Hóa chất thuộc loại hàng hóa nguy hiểm, yêu cầu thủ tục nhập khẩu đặc biệt chặt chẽ và chi tiết. Do đó, để đảm bảo thủ tục được giải quyết nhanh chóng, thủ tục nhập khẩu đầy đủ các bạn cần liên hệ với các đơn vị cung cấp dịch vụ làm thủ tục xin giấy phép nhập khẩu hóa chất uy tín để thực hiện. Công ty CP giao nhận vận tải quốc tế Lacco là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ làm thủ tục hải quan, xin giấy phép chuyên ngành,... cho tất cả các loại hàng hóa theo yêu cầu với kinh nghiệm 15 năm. Tại đây, các bạn sẽ được: - Tư vấn chi tiết về các thủ tục, hồ sơ đầy đủ cho từng mã HS cụ thể cùng các quy định pháp luật hiện hành được áp dụng. - Đội ngũ nhân viên khai hải quan, chạy CO, xin giấy phép nhập khẩu hóa chất chuyên nghiệp, dày kinh nghiệm nên có thể xử lý các vấn đề phát sinh nhanh chóng, hạn chế tối đa rủi ro về hồ sơ, giấy tờ với khách hàng. - Quy trình làm việc chuyên nghiệp, báo giá công khai, minh bạch sau khi nắm được yêu cầu của khách hàng. - Chi phí, giá cả hấp dẫn, nhiều ưu đãi nhất thị trường ở thời điểm hiện tại. Với mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn, kinh nghiệm cung cấp dịch vụ lâu năm, nhân viên chuyên nghiệp,.... Lacco sẽ là sự lựa chọn hàng đầu, hỗ trợ các dịch vụ thủ tục xuất khẩu hóa chất và logistics khác phục vụ các bạn xuất nhập khẩu hóa chất nhanh chóng, an toàn. Mọi chi tiết cần tư vấn cần hỗ trợ về thủ tục xuất khẩu hóa chất, thủ tục xin giấy phép nhập khẩu hóa chất,... các bạn hãy liên hệ với công ty Lacco để được các chuyên viên chuyên nghiệp của Lacco hỗ trợ chi tiết. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
Bạn đang muốn tìm hiểu thủ tục nhập khẩu nước hoa về Việt Nam? Bài viết này Lacco sẽ chia sẻ chi tiết tới bạn những thông tin cần nắm rõ khi nhập khẩu nước hoa. Để nhập khẩu nước hoa về Việt Nam, các bạn cần các định đầy đủ các yếu tố quan trọng như: Mã HS code để xác định mức thuế và mã hàng nhập khẩu, các giấy tờ và thủ tục nhập khẩu nước hoa cần phải chuẩn bị để xuất trình hải quan. Cuối cùng là tìm đơn vị xử lý hồ sơ và vận chuyển nước hoa uy tín, đảm bảo hàng hóa vận chuyển được an toàn và đúng thời hạn. Mã HS nước hoa nhập khẩu là gì? Mã HS của sản phẩm nước hoa nằm tại Chương 33, Biểu thuế xuất nhập khẩu 2023, quy định về mã HS của: tinh dầu và các chất tựa nhựa; nước hoa, mỹ phẩm hoặc các chế phẩm dùng cho vệ sinh. Theo đó, Nước hoa và nước thơm có mã HS là 33030000, chịu thuế VAT 10% và thuế nhập khẩu là 18%. Thuế nhập khẩu nước hoa bao nhiêu? Về thuế VAT và thuế nhập khẩu nước hoa là 10% và 18%, đã được chúng tôi liệt kê chi tiết ở trên. Tuy nhiên, theo các quy định thương mại giữa Việt Nam và các khu vực kinh tế khác nhau sẽ có mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Nước hoa năm 2023 khác nhau: - ACFTA: 0(-KH, ID) - ATIGA: 0 - AJCEP: 4 - VJEPA: 0 - AKFTA: 5 - AANZFTA: 0 - AIFTA: 5 - VKFTA: 5 - VCFTA: 5 - VN-EAEU: 4,9 - CPTPP: 0 - AHKFTA: 18 - EVFTA: 11,2 - UKVFTA: 11,2 Chi tết, các bạn có thể tham khảo tại: https://lacco.com.vn/news/406-Bieu-thue-xuat-nhap-khau-2023 Nhập khẩu nước hoa cần giấy phép gì? Nước hoa thuộc nhóm ngành mỹ phẩm, được phép nhập khẩu chính ngạch vào Việt Nam. Trước khi vận chuyển nước hoa, dầu thơm về Việt Nam, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các giấy phép chuyên ngành như: - Công bố sản phẩm mỹ phẩm - Dán nhãn phụ cho sản phẩm - Thủ tục khai báo hải quan, thông quan. Đối với bản Công bố mỹ phẩm do Bộ y tế cấp, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị các hồ sơ hồ: - Scan gốc CFS – Giấy chứng nhận lưu hành tự do của mỹ phẩm (Đã hợp pháp hóa lãnh sự) - Scan gốc LOA – Giấy ủy quyền của nhà sản xuất, chủ sở hữu(Đã chứng thực chữ ký và hợp pháp hóa lãnh sự) - Bảng thành phần của Nhà sản xuất - Mẫu nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất khẩu (nếu có) - Scan Đăng ký kinh doanh của công ty tại Việt Nam. Các bạn có thể tìm hiểu thêm: Công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu Quy trình thủ tục nhập khẩu nước hoa Chuẩn bị Thủ tục hải quan Sau khi đã nhận được công bố mỹ phẩm cho nước hoa bạn muốn nhập khẩu thì bước tiếp theo của quy trình nhập khẩu nước hoa là chuẩn bị hồ sơ hải quan nhập khẩu nước hoa. Bộ chứng từ hải quan gồm các giấy tờ sau: - Tờ khai hàng hóa nhập khẩu - Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice - Phiếu đóng gói hàng hóa – Packing List - Vận đơn – Bill of Lading - Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục quản lý Dược – Bộ Y tế cấp số tiếp nhận và còn hiệu lực. - Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (01 bản chính hoặc C/O điện tử) trong trường hợp muốn được hưởng thuế ưu đãi nhập khẩu đặc biệt). Lưu ý: Trong một số trường hợp, chủ hàng phải xuất trình thêm cả phiếu đóng gói hàng hóa kèm hợp đồng thương mại với cơ quan hải quan để làm rõ lô hàng nhập khẩu. Các bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu được quy định tại Điểm 2, Khoản 5, Điều 1 của Thông tư 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 20/04/2018. Hoặc liên hệ trực tiếp về công ty Lacco theo hotline: 0906 23 5599 để được tư vấn cụ thể hơn về các dòng sản phẩm nhập khẩu mỹ phẩm từ các thị trường quốc tế. Quản lý về nhãn mác nước hoa khi nhập khẩu Đây là bước vô cùng trong quy trình nhập khẩu nước hoa, các bạn cần có đầy đủ nhãn mác hàng hóa. Nội dung trên nhãn phải có các nội dung cơ bản gồm: tên và địa chỉ cơ sở sản xuất, tên và địa chỉ cơ sở nhập khẩu, số lô, ngày sản xuất và hạn sử dụng của mỹ phẩm, số và ngày cấp giấy phép nhập khẩu. Những lưu ý khi nhập khẩu nước hoa Trong quá trình hỗ trợ các doanh nghiệp là, thủ tục nhập khẩu nước hoa và trực tiếp vận chuyển nước hoa về Việt Nam, Lacco lưu ý các cá nhân/doanh nghiệp nhập khẩu một số vấn đề quan trọng sau: - Khi đóng thuế nhập khẩu, bạn hãy yêu cầu người bán hàng cung cấp được các loại C/O form E, form AJ, VJ, AANZ để được miễn giảm thuế hoặc C/O form AK, VK để hưởng thuế nhập khẩu 5%. - Để đảm bảo quy trình nhập khẩu nước hoa diễn ra thuận lợi, doanh nghiệp cần xác định chính xác mã hs code để làm hồ sơ thủ tục đúng, tránh mất thời gian. Thậm chí nhiều trường có bị phạt nặng khi phát hiện vi phạm vì hành vi gian dối. - Nước hoa nhập khẩu chỉ được phép lưu hành trên thị trường sau khi nhận được công bố mỹ phẩm. - Các chứng từ CFS, giấy ủy quyền của nhà sản xuất cần có xác nhận của lãnh sự quán. Đơn vị làm thủ tục nhập khẩu nước hoa uy tín, nhanh chóng Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp các dịch vụ thủ tục nhập khẩu. Tuy nhiên, không phải tất cả các đơn vị này đều đảm bảo có thể vận chuyển nước hoa uy tín, nhanh chóng. Công ty CP Giao nhận vận tải quốc tế Lacco là đơn vị vận chuyển quốc tế uy tín, chất lượng với đội ngũ nhân viên tận tình chuyên nghiệp, hỗ trợ nhiệt tình, chu đáo. Ngoài dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu nước hoa, Lacco còn cung cấp đầy đủ các dịch vụ xin giấy phép chuyên ngành, vận chuyển quốc tế,... bằng các hình thức vận chuyển đường hàng không, vận chuyển đường biển và vận chuyển đường bộ. Đến với công ty Lacco, khách hàng hoàn toàn yên tâm về chất lượng tốt nhất với quy trình thủ tục nhanh gọn, hạn chế được những rủi ro và tối ưu chi phí nhập khẩu nước hoa và các loại hàng hóa khác. Để nhận tư vấn về thủ tục nhập khẩu nước hoa và các loại hàng hóa khác, các bạn hãy liên hệ chi tiết đến Lacco để được hỗ trợ: - Email: info@lacco.com.vn - Hotline: 0906 23 55 99 - Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
Thủ tục quy trình xuất khẩu nông sản như thế nào? Trong quá trình làm hàng nông sản xuất khẩu đến các thị trường quốc tế cần những lưu ý đến những vấn đề gì? Hãy cùng Lacco tìm hiểu qua bài viết này nhé! 1. Thủ tục, quy trình xuất khẩu nông sản đi các nước Đối với các mặt hàng xuất khẩu nói chung và hàng nông sản nói riêng, muốn xuất khẩu đi nước ngoài, yêu cầu phải xuất trình được đầy đủ thủ tục, giấy tờ theo quy định. Quy trình thực hiện cũng cần theo trình tự các bước cụ thể: - Bước 1: Tìm hiểu thông tin, kiểm tra xem mặt hàng nông sản đó được nhập khẩu vào quốc gia nào? Thị trường bạn muốn phát triển có tiếp nhận mặt hàng của bạn không? Điều kiện cho phép nhập khẩu của thị trường đó là gì? Đây là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng, tuyệt đối không được bỏ qua để xác định mặt hàng nông sản bạn muốn xuất khẩu có cơ hội phát triển không, tiềm năng phát triển của sản phẩm.Bước này còn giúp doanh nghiệp tìm hiểu và đánh giá thêm được những lợi thế, thời cơ và xây dựng chiến lượng phát triển tại những thị trường này. - Bước 2: Thủ tục nhập khẩu nông sản và kiểm dịch Các sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường quốc tế phải đảm bảo về: - Sản phẩm phải được chiếu xạ; - Kiểm dịch thực vật; - Sản phẩm nông sản được trồng và thu hoạch từ vùng trồng đạt chuẩn; - Kiểm tra chất lượng nông sản xem có đạt tiêu chuẩn không, hàm lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong thực vật; - Đảm bảo tiêu chuẩn về cách đóng hàng vào thùng, bao bì để tránh bị hư hàng hóa; Đối với những nông sản yêu cầu bảo quản lạnh cần đặc biệt lưu ý thêm một số vấn đề quan trọng về thời gian: - Thời gian thu hoạch nông sản đúng, đảm bảo chất lượng; - Thời gian đóng hàng; - Thời gian làm kiểm dịch thực vật; - Thời gian làm thủ tục hải quan, kiểm tra chiếu xạ, làm c/o, hun trùng,.. - Thời gian vận chuyển; Để đảm bảo hàng hóa đạt đúng chất lượng, bảo quản đúng theo thời gian hạn định để tiếp cận khách hàng quốc tế. - Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ, thủ tục xuất khẩu Sau khi tìm được thị trường xuất khẩu phù hợp, các doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các thủ tục xuất khẩu, khai báo hải quan,... theo yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Về thủ tục xuất khẩu nông sản đã được quy định chi tiết tại Khoản 5, Điều 1 của Thông tư 39/2018/TT-BTC như sau: Giấy tờ, thủ tục xuất khẩu mặt hàng nông sản cần phải có gồm: - Hợp đồng ngoại thương xuất khẩu - Hóa đơn bán hàng - Hóa đơn đỏ - Danh sách hàng - Phiếu đóng gói hàng hóa - Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa - Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa - Giấy chứng nhận hun trùng (Fumigation certificate) Các bạn có thể tham khảo kỹ hơn tại: https://lacco.com.vn/news/362-Cac-buoc-xuat-khau-nong-san-va-trai-cay-tuoi-vao-thi-truong-Singapore Lưu ý: Đối với cá nhân/ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản lần đầu đến thị trường này (thị trường bạn chuẩn bị xuất khẩu nông sản), bắt buộc phải được cán bộ kiểm tra về tận vườn trồng để lấy được mẫu kiểm tra mặt hàng nông sản đang kinh doanh. - Bước 4: Đóng gói hàng nông sản Sau khi thủ tục đã hoàn tất, doanh nghiệp/cá nhân sẽ tiến hành đóng gói hàng hóa. Thực hiện theo đúng kế hoạch thu hoạch và đóng gói, bảo quản để kịp tiến độ giao nhận hàng. - Bước 5: Khai báo cho hải quan Khai báo hải quan, các bạn có thể thực hiện khai báo quan điện tử trực tiếp bằng cách truy cập vào website của Tổng cục Hải quan để đăng ký tài khoản VNACCS. Các số liệu yêu cầu phải đầy đủ, chính xác từ mã HS code đến các số liệu khác liên quan. 2. Xuất khẩu nông sản có cần giấy kiểm dịch thực vật không? Kiểm dịch thực vật nhằm mục đích để kiểm tra các loại sâu, dịch bệnh nguy hiểm do virus, côn trùng hoặc mầm bệnh tạo ra. Gây ảnh hưởng đến thực vật (nông sản) và con người tại lãnh thổ Việt Nam. Do đó, khi xuất khẩu các sản phẩm nông sản, hoa màu,... các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật đều yêu cầu bắt buộc phải kiểm dịch thực vật. Quy trình làm thủ tục kiểm dịch nông sản xuất khẩu sẽ được thực hiện trực tuyến trên phần mềm PQS. Các bạn có thể đăng ký tài khoản 1 cửa tại PQS để làm thủ tục kiểm dịch hàng nông sản xuất khẩu. Tham khảo Quy trình làm thủ tục kiểm dịch nông sản xuất khẩu tại đây: https://www.lacco.com.vn/news/223-Quy-trinh-lam-thu-tuc-kiem-dich-nong-san-xuat-khau 3. Những lưu ý khi xuất khẩu nông sản Khi làm thủ tục xuất khẩu hàng nông sản, các bạn cần đặc biệt chú ý các quy định về đóng gói bảo quản hàng hóa, quy định cấp mã số vùng trồng và chất lượng của hàng hóa. Bảo quản và đóng gói hàng hóa Đối với mặt hàng nông sản, yêu cầu chế độ bảo quản đặc biệt do cần phải bảo quản trong các container lạnh, nhiệt độ phù hợp để duy trì được độ tươi và chất lượng của sản phẩm. Nếu bạn vận chuyển bằng container lạnh thì phải cài đặt nhiệt độ phù hợp và phải yêu cầu nhà vận chuyển chạy điện liên tục trong suốt quá trình di chuyển từ kho đến cảng bằng máy phát điện của đầu kéo container. Để nắm rõ hơn về vấn đề này, các bạn có thể liên hệ đến số điện thoại: 0936217388 - anh Trương Kỳ Luân, Trưởng phòng kinh doanh công ty Lacco, chuyên chịu trách nhiệm về các hàng nông sản để tư vấn chi tiết hơn. - Các quy định cấp mã số vùng trồng - Yêu cầu đối với tổ chức hoặc cá nhân xin cấp mã số - Yêu cầu diện tích và điều kiện canh tác - Yêu cầu về sổ sách ghi chép - Quy chuẩn vệ sinh trên đồng ruộng - Quy chuẩn về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 4. Dịch vụ làm thủ tục xuất khẩu nông sản uy tín Các bạn đang tìm hiểu đơn vị cung cấp các dịch vụ xuất khẩu nông sản uy tín, quy trình xuất khẩu hàng nông sản thực hiện nghiêm chỉnh theo tiêu chuẩn quốc tế. Công ty Lacco forwarder là đơn vị có kinh nghiệm 15 năm hoạt động trong lĩnh vực Logistics Chuyên hỗ trợ các dịch vụ logistics và hậu cần như: - Dịch vụ khai báo hải quan - Lựa chọn loại container lạnh, container thường và các loại container chuyên dụng khác, phù hợp để đảm bảo nông sản quốc tế an toàn, nhanh chóng. Đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. - Cung cấp các dịch vụ hải quan xuất nhập khẩu tại cảng - tại chỗ và vận chuyển quốc tế. Bạn nhận được gì khi sử dụng dịch vụ tại Lacco? - Vận chuyển an toàn - quy trình xuất khẩu nông sản đạt tiêu chuẩn theo quy định - Được mua bảo hiểm hàng hóa, tránh tối đa rủi ro về hàng hóa - CAM KẾT thời gian giao nhận, mọi thông tin sai lệch do hãng tàu hay shipper, nhân viên quản lý hàng của Lacco sẽ thông tin nhanh chóng đến khách hàng để chủ hàng nhanh chóng nắm được lịch trình điểm đến của hàng hóa. - Tư vấn tận tâm, chi tiết nhằm đảm bảo TỐI ƯU CHI PHÍ vận chuyển - ĐA DẠNG DỊCH VỤ vận chuyển: đường bộ, đường biển, đường hàng không… - Các mặt hàng đa dạng từ nhỏ đến hàng quá tải, cồng kềnh, hàng hóa khu công nghiệp. - Phục vụ khách hàng 24/24 - Đảm bảo các tiêu chí: An toàn - Nhanh chóng - Uy tín - Nhiệt tình - Chu đáo - Chuyên nghiệp. Để tìm hiểu và nắm thêm các thông tin cụ thể về quy trình xuất khẩu nông sản bạn muốn xuất khẩu, hãy liên hệ ngay đến công ty Lacco để được tư vấn nhanh chóng, chính xác. Chi tiết liên hệ: - Email: info@lacco.com.vn - Hotline: 0906 23 55 99 - Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
Bạn đang muốn tìm hiểu về quy trình thủ tục nhập khẩu cây giống? Bài viết này Lacco xin gửi tới bạn những thông tin cần thiét về nhập khẩu cây giống. Cùng tìm hiểu nhé! Thủ tục nhập khẩu cây giống được chuẩn bị căn cứ theo Luật Trồng trọt năm 2018; Nghị định 69/2018/NĐ-CP và Thông tư 43/2018/TT-BNNPTNT. Tờ khai và thủ tục chuẩn bị cho các trường hợp, mục đích sử dụng khi xuất khẩu cũng khác nhau nên khá phức tạp. Nên khi là thủ tục nhập khẩu giống cây trồng quý khách cần đặc biệt lưu ý chuẩn bị đầy đủ thủ tục và giấy phép theo yêu cầu. 1. Tìm hiểu về quyền đối với giống cây trồng Quyền đối với giống cây trồng đã được quy định chi tiết tại khoản 5 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau: Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Tại Điều 9 Luật Trồng trọt 2018 đã có quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trồng trọt bao gồm: - Sản xuất, buôn bán, nhập khẩu giống cây trồng chưa được quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép. - Sản xuất, buôn bán, nhập khẩu giống cây trồng, phân bón, vật tư nông nghiệp khác và sản phẩm cây trồng giả, hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc. 2. Những trường hợp nào cần xin cấp phép nhập khẩu giống cây trồng? Những trường hợp thương nhân cần xin cấp phép nhập khẩu giống cây trồng được quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 43/2018/TT-BNNPTNT. Theo đó, các trường hợp này bao gồm: Giống cây trồng nhập khẩu, giống cây trồng nông nghiệp chưa có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh để nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất thử, hợp tác quốc tế, làm mẫu tham gia triển lãm, làm quà tặng hoặc để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư (trừ trường hợp giống cây trồng chưa có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh nhưng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống cây trồng nông nghiệp mới); Giống cây trồng lâm nghiệp chưa có trong Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh để nghiên cứu, khảo nghiệm, trồng sản xuất thử nghiệm, làm cây cảnh, cây bóng mát, hợp tác quốc tế, làm mẫu tham gia triển lãm, làm quà tặng hoặc để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư (trừ trường hợp giống cây trồng chưa có trong Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh nhưng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống cây trồng lâm nghiệp mới); Nếu giống cây trồng đã có trong Danh mục giống câu trông hoặc giống cây trồng lâm nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam không phải xin phép. Các bạn có thể tìm hiểu thêm: Thông Số: 22/2021/TT-BNNPTNT, Quy định danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống cây trồng lâm nghiệp Thông tư 30/2018/TT-BNNPTNT quy định danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính. Thông tư Số: 01/2019/TT-BNNPTNT quy định về Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam Hoặc liên hệ đến Công ty Lacco để được tư vấn cụ thể về các thủ tục nhập khẩu đối với các trường hợp hoặc loại giống cây trồng cụ thể. 3. Hồ sơ cần chuẩn bị khi xin giấy phép nhập khẩu giống cây trồng Để nhập khẩu giống cây trồng về Việt Nam, các cá nhân, tổ chức muốn nhập giống cây cần phải chuẩn bị các thủ tục, giấy phép được quy định: – Văn bản đề nghị nhập khẩu theo Mẫu số 01.NK Phụ lục IX ban hành kèm theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 94/2019/NĐ-CP – Tờ khai kỹ thuật (mỗi giống cây trồng chỉ nộp một lần khi nhập khẩu lần đầu) theo Mẫu số 02.NK Phụ lục IX ban hành kèm theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 94/2019/NĐ-CP – Bản sao thỏa thuận hợp tác giữa các bên đối với trường hợp nhập khẩu phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, hợp tác quốc tế. – Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm của đơn vị tổ chức đối với trường hợp nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm. Cá nhân, doanh nghiệp cần hỗ trợ hoặc tư vấn xin giấy phép nhập khẩu giống cây trồng, các bạn hãy gọi đến Hotline: 0906 23 5599 để tham khảo thông tin chính xác. 4. Quy trình, thủ tục xin cấp phép nhập khẩu giống cây trồng Theo quy định của Hải quan Việt Nam, Trình tự, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu giống cây trồng được thực hiện theo 3 bước như sau: Bước 1: Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ; thông báo cho tổ chức, cá nhân trong trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung. Thời gian thực hiện trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp tổ chức, cá nhân không hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Trồng trọt, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp lại hồ sơ theo quy định. Bước 2: Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định, cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây theo Mẫu số 03.XK Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này; đăng tải thông tin trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Trồng trọt. Trong thời hạn thực hiện trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Bước 3: Trường hợp không cấp giấy phép nhập khẩu giống cây trồng, Cục Trồng trọt phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ. Hình thức nộp hồ sơ Các tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu giống cây trồng bằng hình thức nộp trực tiếp hoặc online: Nộp trực tiếp: Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu giống cây trồng tại Bộ phận một cửa – Văn phòng Cục trồng trọt, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nộp hồ sơ online: Đăng ký tài khoản tại Cổng thông tin một cửa của quốc gia (vnsw.gov.vn) và nộp hồ sơ trực tuyến tại đây. Cơ quan có thẩm quyền Đối với giống cây trồng nông nghiệp: Cục Trồng trọt Nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Bộ phận “một cửa” – Văn phòng Cục Trồng trọt Đối với giống cây trồng lâm nghiệp: Tổng cục Lâm nghiệp Nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Văn phòng Tổng cục Lâm nghiệp 5. Thời gian xử lý hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu giống cây trồng Thời gian xử lý và giải quyết hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu giống cây trồng như sẽ trong 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định. Chi tiết, về quy trình và thời gian của từng giai đoạn, các bạn xem lại mục 4. Quy trình, thủ tục xin cấp phép nhập khẩu giống cây trồng. 6. Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng có hiệu lực bao lâu? Thời hạn hiệu lực của giấy phép nhập khẩu giống cây trồng không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp. 7. Đơn vị dịch vụ xin cấp phép và thủ tục nhập khẩu cây giống nhanh chóng, uy tín Các bạn có thể tìm hiểu và tự làm hồ sơ xin cấp phép, làm thủ tục nhập khẩu giống cây trồng theo hướng dẫn của Lacco ở trên. Hoặc liên hệ đến các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ xin giấy phép chuyên ngành và khai báo hải quan uy tín để hỗ trợ. Đây là giải pháp giúp giảm thiểu nhân lực và thời gian và giải quyết các trường hợp phát sinh nhanh chóng, đơn giản. Công ty CP giao nhận vận tải quốc tế Lacco là đơn vị vận tải quốc tế, chuyên cung cấp các dịch vụ logistics và hậu cần như: - Dịch vụ khai báo hải quan, thủ tục hải quan, xử lý hồ sơ xuất - nhập khẩu hàng hóa; - Dịch vụ xin giấy phép chuyên ngành (C/O, hun trùng, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng, khai báo hóa chất…) - Các dịch vụ Vận chuyển quốc tế: Các tuyến đường vận chuyển chính: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thailand, Singapore, Malaysia, Lào, Campuchia, Mỹ, Châu âu,.. - Phục vụ các hình thức vận chuyển tham gia hội chợ triển lãm, hàng dự án, hàng siêu trường - siêu trọng,... Với 15 năm hoạt động trong lĩnh vực logistics, Công ty Lacco đã xây dựng được uy tín và hệ thống mạng lưới đối tác rộng rãi. Các chuyên viên vận chuyển và xử lý hồ sơ chuyên nghiệp nên có thể sẵn sàng hỗ trợ thông tin thủ tục và làm việc nhanh chóng, chính xác, phục vụ khách hàng 24/7. Chi tiết liên hệ: - Email: info@lacco.com.vn - Hotline: 0906 23 55 99 - Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết
Khi vận chuyển hàng đi Singapore, các bạn cần lưu ý về loại hàng hóa đó được phép nhập khẩu vào Sing không, phương thức vận chuyển nào phù hợp, quy trình và chi phí gửi hàng đi Singapore là bao nhiêu? Hãy cùng Lacco tìm hiểu chi tiết những nội dung quan trọng đó trong bài viết dưới đây nhé. 1. Lacco nhận gửi hàng đi Singapore những mặt hàng nào? Với quan hệ ngoại giao của Việt Nam - Singapore và các hiệp định thương mại các nước Asean đã tạo điều kiện cho hoạt động của dịch vụ vận chuyển hàng đi Singapore diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Các mặt hàng được phép gửi đi Sing cũng rất đa dạng: - Mặt hàng thời trang và phụ kiện thời trang: Áo quần, áo cưới, túi xách, ví cầm tay, giày dép, thắt lưng,... - Mỹ phẩm: Gồm các sản phẩm làm đẹp dưới dạng kem, gel, bột, chất lỏng: kem trị mụn, kem dưỡng da, kem tan mỡ bụng, serum, tinh dầu… - Các mặt hàng thực phẩm: bánh kẹo, trái cây sấy khô, bánh tráng, mứt các loại, cà phê, cơm cháy, bánh đậu xanh, bánh trung thu, cá khô, tôm khô, mực khô… và nhiều loại hàng thực phẩm khác. - Máy móc, linh kiện điện tử và các mặt hàng công nghiệp khác - Các mặt hàng, sản phẩm nông nghiệp - Nội thất: chăn, ga, gối, nệm, vải mẫu, hàng mẩu nhỏ lẻ, đồ dùng cá nhân, - Đồ dùng nhà bếp: xoong, nồi, bát chén, nồi cơm điện, bình đun nước… và rất nhiều loại hàng hóa thông thường khác. - Đồ lưu niệm, Văn phòng phẩm: Quà tặng, chứng từ, sách vở, name card, catalogue,... Để tìm hiểu chi tiết hơn về thuế và các quy định vận chuyển hàng đi Singapore giá rẻ, uy tín, các bạn có thể liên hệ trực tiếp với công ty Lacco - hotline: 0906 23 5599 để được tư vấn chi tiết hơn. 2. Những mặt hàng không được phép gửi đi Singapore Singapore là quốc gia rất khắt khe trong việc du nhập hàng hóa vào quốc gia của họ. Nên khi gửi hàng đi sing, các bạn cần lưu ý đến một số mặt hàng bị cấm như: - Vũ khí, súng, thuốc nổ, đạn dược và các mặt hay thuộc về quốc phòng an ninh - Súng giả, các bộ phận của súng, súng lục/súng lục ổ quay - Các chất gây nghiện là mặt hàng bất hợp pháp bị cấm vận chuyển hàng đi Singapore – Các sản phẩm giao dịch thương mại đến từ Triều Tiên – Lông động vật, Đồ cổ và tác phẩm nghệ thuật – Kim loại, Ngà voi, Sừng tê giác và các ấn phẩm khiêu dâm – Các loại thuốc lá: Thuốc lá điện tử (bao gồm các bộ phận và phụ kiện), Thuốc lá không khói/Thuốc lá hít (bao gồm cả Xì gà không khói) – Kẹo cao su, Pháo, Bật lửa – Động vật/thực vật thuộc trong sách đỏ, đang có nguy cơ tuyệt chủng – Kim cương thô từ Côte Dát Ivoire – Các sản phẩm Máy thu/ phát - Hàng giả, hàng kém chất lượng cũng sẽ bị cấm gửi vào Singapore Do đó, khi vận chuyển các bạn cần lưu ý để tránh bị bắt và phạt, vì nếu phát hiện các trường hợp vận chuyển hàng không cho phép sẽ bị thu giữ hàng và phát rất nặng. 3. Những yếu tố ảnh hưởng giá cước gửi hàng đi Singapore Khi vận chuyển hàng, phí gửi hàng từ việt nam sang Singapore sẽ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố về hàng hóa, tác nhân bên ngoài và các dịch vụ vận chuyển hàng đi Singapore cần thực hiện. Cụ thể - Loại hàng hóa: Các hàng hóa có tính chất đặc biệt như hàng nguy hiểm, dễ vỡ hoặc cần điều kiện đặc biệt để bảo quản trong quá trình vận chuyển thì chi phí sẽ cao hơn so với các mặt hàng thường. - Trọng lượng và kích thước hàng hóa: Giá cước thường được tính dựa trên trọng lượng thực và kích thước của gói hàng. Hàng nặng hoặc có kích thước lớn có thể đòi hỏi phí cước cao hơn. - Địa điểm vận chuyển giao nhận: Địa điểm, khoảng cách từ điểm nhận hàng đến điểm giao hàng cũng là nhân tố quan trọng quyết định đến phí cước vận chuyển. Khoảng cách càng xa, tuyến đường vận chuyển càng khó thì phí gửi hàng đi Singapore càng cao. - Phương thức vận chuyển: Mỗi hình thức vận chuyển sẽ có ưu nhược điểm riêng, phí vận chuyển của các hình thức khác nhau. Nếu bạn muốn gửi hàng đi Singapore giá rẻ hầu như sẽ quyết định ở giai đoạn này. - Dịch vụ vận chuyển hàng đi Singapore: Khi vận chuyển, chủ hàng có thể lựa chọn thêm các dịch vụ vận chuyển đi kèm như: Chờ hàng từ kho ra cảng, xếp dỡ hàng hóa, thủ tục hải quan, xin giấy phép chuyên ngành, bảo hiểm hàng hóa, thuế quan, thuê đóng pallet, container, phí đóng gói hàng hóa,... tất cả sẽ được tính vào bảng giá vận chuyển hàng đi Singapore. - Thời gian giao hàng: Nếu bạn cần giao hàng nhanh chóng, bạn có thể phải trả thêm phí vận chuyển ưu tiên hoặc giao hàng trong khoảng thời gian cụ thể. - Thời tiết và điều kiện tuyến đường vận chuyển: Các yếu tố thời tiết và điều kiện đường có thể ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển hàng hóa và có thể dẫn đến việc điều chỉnh giá cước. Để biết chính xác giá cước gửi hàng đi Singapore, bạn nên liên hệ với các nhà vận chuyển hoặc dịch vụ vận chuyển và cung cấp thông tin chi tiết về hàng hóa và điểm xuất phát để nhận được báo giá cụ thể. 4. Cách tính cước phí gửi hàng đi Singapore chi tiết Phí gửi hàng từ Việt Nam sang Singapore sẽ được phân loại thành các nhóm, ngành hàng để tính giá: Đối với đơn hàng gọn nhẹ, hàng thường: - Phí gửi hàng đi Singapore sẽ tính theo trọng lượng hàng hóa và bảng giá đang áp dụng trong thời điểm vận chuyển (mỗi thời điểm, các đơn vị vận chuyển sẽ điều chỉnh mức giá phù hợp). - Đối với đơn hàng quá khổ, quá tải, hàng cồng kềnh Bảng giá gửi hàng đi Singapore sẽ được áp dụng theo công thức: Chiều dài * chiều cao * chiều rộng/5000 = kết quả. Chi phí này sẽ được tính vào bảng giá gửi hàng đi Singapore của quý khách. Vận chuyển các hàng tính chất đặc biệt: Phí gửi hàng đi Singapore đối với những loại hàng này sẽ được tính theo các phí phát sinh và dịch vụ gửi hàng đi Singapore đối với hàng đặc biệt do container, cách thức bảo quản,... đặc biệt, khó khăn hơn so với các mặt hàng khác. 5. Những phương thức gửi hàng đi Singapore phổ biến hiện nay Tùy vào từng loại hình hàng hóa, khối lượng vận chuyển, nhu cầu về thời gian, chi phí và các bạn có thể lựa chọn phương thức vận chuyển hàng đi Singapore bằng: đường biển kết hợp đường bộ và vận chuyển đường hàng không (chuyển phát nhanh).... 5.1. Vận chuyển đường hàng không Vận chuyển hàng đi Singapore bằng đường hàng không thích hợp với các loại hàng nhẹ như tài liệu, giấy tờ, hồ sơ,... hay hàng thí nghiệm, hàng mẫu,... cần thời gian vận chuyển gấp do ưu thế về tốc độ vận chuyển so với các phương thức khác. Do đó, phí gửi hàng đi Singapore của hình thức này cũng cao hơn. 5.2. Vận chuyển bằng đường biển kết hợp đường bộ Phương thức vận chuyển bằng đường biển thường thích hợp với hàng có khối lượng và kích thước lớn, số lượng hàng hóa nhiều. Hàng hóa sẽ được vận chuyển từ kho đến cảng, và vận chuyển đến cảng của Singapore. Sau đó sử dụng phương tiện vận chuyển đường bộ về đến kho chủ hàng (nếu cần). Hiện nay, thời gian trung bình vận chuyển hàng đường biển đi Singapore hàng lẻ (LCL) và hàng nguyên container (FCL): + Cảng đi: Cảng Việt Nam(Cát Lái, Hải Phòng)/ Cảng Singapore + Cảng đến: Cảng Singapore/ Cảng Việt Nam(Cát Lái, Hải Phòng). Nếu bạn cần vận chuyển hàng đi Singapore giá rẻ thì đây là sự lựa chọn rất phù hợp cho hàng hóa của bạn. 6. Quy trình gửi hàng đi Singapore tại Lacco Quy trình vận chuyển, gửi hàng từ Việt Nam sang Singapore bằng các phương thức vận chuyển bằng đường hàng không hay đường biển đều sẽ được thực hiện theo quy trình 5 bước sau: Bước 1: Tiếp nhận thông tin Khi khách hàng có nhu cầu gửi hàng đi Singapore uy tín, sẽ liên hệ đến công ty Lacco thông qua các kênh liên hệ của Lacco: website, fanpage, hotline hoặc trực tiếp nhân viên sale logistics của Lacco. Lacco sẽ tiếp nhận thông tin khách hàng: Tên, địa chỉ liên hệ (email, zalo, skype, wechat,...) Bước 2: Báo giá vận chuyển Sau khi tiếp nhận các thông tin lô hàng: - Địa chỉ giao nhận hàng hóa: - Loại hàng cần gửi đi Singapore: - Trọng lượng, kích thước: Hình thức vận chuyển: Các dịch vụ vận chuyển hàng đi Singapore: Sau đó, chúng tôi sẽ lên bảng giá gửi hàng đi Singapore chi tiết để khách hàng tham khảo Bước 3: Tư vấn đóng gói dịch vụ vận chuyển, đóng kiện Sau khi thống nhất về giá cả, ký hợp động dịch vụ, hàng hóa sẽ được tiến hành đóng gói và vận chuyển theo yêu cầu của khách hàng. Bước 4: Tiến hành vận chuyển, giao nhận hàng hóa Sau khi hồ sơ thủ tục lấy hàng, đơn vị vận chuyển sẽ trở hàng từ điểm nhận đến điểm giao hàng theo cam kết trong hợp đồng. Khi hàng được vận chuyển đến điểm giao hàng theo đúng quy định thì 2 bên sẽ bàn giao và ký nhận hàng hóa đầy đủ. Bước 5: Chốt công nợ và nhận hàng Khách hàng nhận hàng, kiểm tra tình trạng của hàng hóa có nguyên vẹn không. Sau khi xác nhận, giao hàng đúng hợp đồng thì người nhận sẽ ký nhận hàng. 7. Thời gian gửi hàng đi Singapore mất bao lâu? Thời gian gửi hàng đi Singapore uy tín sẽ phụ thuộc vào phương tiện vận chuyển. - Đối với phương vận chuyển nhanh bằng đường hàng không, hàng sẽ được vận chuyển đến Singapore sau 24 giờ làm việc - Vận chuyển hàng đi Singapore giá rẻ bằng đường biển: 2 – 3 ngày. Đối với những lô hàng lẻ, cần chờ ghép hàng thì thời gian chờ tàu có thể kéo dài từ 1-3 tuần. Do đó, khi gửi hàng đi sing chúng ta cần có kế hoạch vận chuyển cụ thể phù hợp với điều kiện ngân sách, thời gian,... để đảm bảo hàng đến tay người nhận đúng theo kế hoạch. Để nhận thông tin thời gian giao nhận chính xác, các bạn liên hệ với các đơn vị cung cấp dịch vụ gửi hàng đi Singapore uy tín để nhận hỗ trợ, hoặc gọi điện trực tiếp đến hotline: 0906 23 5599 để được nhân viên logistics chuyên tuyến Việt - Sing hỗ trợ nhanh. 8. Vì sao nên lựa chọn dịch vụ gửi hàng đi Singapore tại Lacco? Bạn muốn vận chuyển hàng đi Singapore tại đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, an toàn, giá thành cạnh tranh, thủ tục nhanh gọn, đơn giản và có thể cung cấp được đầy đủ các dịch vụ vận chuyển hàng đi Singapore. Công ty CP Giao nhận vận tải quốc tế Lacco tự tin là đơn vị hoàn toàn đủ khả năng, uy tín phục vụ quý khách. Với hơn 15 xây dựng và phát triển, Lacco tự hào nằm trong TOP những đơn vị vận chuyển quốc tế uy tín nhất trên thị trường, dịch vụ vận chuyển đa dạng: - Khai báo hải quan - Xin giấy phép chuyên ngành - Thuế và các thủ tục hoàn thuế - Vận chuyển các loại hàng hóa đặc biệt bằng container lạnh, bồn chứa (ISO tank), Flexitank,... theo yêu cầu. Theo yêu cầu của khách hàng, Lacco sẽ hỗ trợ đóng gói, xếp dỡ hàng hóa lên tàu và đến kho theo đúng yêu cầu chất lượng. Sử dụng dịch vụ gửi hàng đi Singapore, quý khách sẽ được: - Gửi hàng đi Singapore giá rẻ - Đội ngũ nhân viên hỗ trợ chuyên nghiệp, nhiệt tình - Thủ tục hải quan và giấy tờ chuyên ngành nhanh chóng, kịp thời, chính xác - Dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7 - Đảm bảo an toàn hàng hóa trong quá trình vận chuyển - Quy trình làm việc rõ ràng, minh bạch. Để nắm thêm các thông tin về dịch vụ gửi hàng đi Singapore uy tín, hãy liên hệ ngay với công ty Lacco để được tư vấn chi tiết hơn. Chi tiết liên hệ: - Email: info@lacco.com.vn - Hotline: 0906 23 55 99 - Website: https://lacco.com.vn
Chia sẻ bài viết

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, Ngõ 73 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng.

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội.

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Lạng Sơn

Phòng số 3, Cổng B5, Bến Xe Tải, Cửa Khẩu Quốc Tế Hữu Nghị, Khu Kéo Kham, TT Đồng Đăng, Huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn.

Thư viện ảnh