Hồ sơ và thủ tục giảm thuế xuất nhập khẩu
Doanh nghiệp muốn xin giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cần chuẩn bị những hồ sơ và thủ tục như thế nào? Những trường hợp nào được chấp thuận giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu? Đây là vấn đề mà rất nhiều doanh nghiệp đặt vấn đề mong muốn Công ty Lacco hỗ trợ trong quá trình làm thủ tục và thanh toán thuế xuất nhập khẩu. Để doanh nghiệp nắm chi tiết hợp, bài viết dưới đây, Lacco sẽ chia sẻ chi tiết với các bạn về Hồ sơ và thủ tục giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
1. Trường hợp nào được giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu?
Theo khoản 1 Điều 32 Nghị định 134/2016/NĐ-CP, hàng hóa xuất nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan theo quy định tại Luật Hải quan 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, nếu bị hư hỏng, mất mát do nguyên nhân khách quan sẽ được giảm thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
Hàng hóa xuất nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được giảm thuế. Mức thuế được giảm sẽ tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa. Trường hợp hàng hóa bị hư hỏng, mất mát toàn bộ thì đơn vị xuất nhập khẩu sẽ không phải nộp thuế.
2. Hồ sơ đề nghị giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo khoản 2 Điều 32 Nghị định 134/2016/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 18/2021/NĐ-CP) bao gồm:
- Công văn đề nghị giảm thuế của người nộp thuế gửi qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan theo các tiêu chí thông tin tại Mẫu số 3 Phụ lục VIIa hoặc công văn đề nghị giảm thuế theo Mẫu số 08 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP: 01 bản chính;
- Hợp đồng bảo hiểm, thông báo trả tiền bồi thường của tổ chức nhận bảo hiểm (nếu có), trường hợp hợp đồng bảo hiểm không bao gồm nội dung bồi thường về thuế phải có xác nhận của tổ chức bảo hiểm; hợp đồng hoặc biên bản thỏa thuận đền bù của hãng vận tải đối với trường hợp tổn thất do hãng vận tải gây ra (nếu có): 01 bản chụp;
- Biên bản xác nhận nguyên nhân thiệt hại của cơ quan chức năng tại địa bàn nơi phát sinh thiệt hại (biên bản xác nhận vụ cháy của cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy của địa phương nơi xảy ra vụ cháy;
Văn bản xác nhận của một trong các cơ quan, tổ chức có liên quan sau: Cơ quan Công an xã, phường, thị trấn; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Ban quản lý khu công nghiệp; Ban quản lý khu chế xuất; Ban quản lý khu kinh tế; Ban quản lý cửa khẩu; Cảng vụ hàng hải; Cảng vụ hàng không nơi xảy ra sự kiện bất khả kháng về thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, tai nạn bất ngờ gây thiệt hại cho nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu): 01 bản chính.
- Giấy chứng nhận giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng hàng hóa bị mất mát hoặc tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa: 01 bản chính.
3. Thủ tục, thẩm quyền giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Thủ tục, thẩm quyền giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo khoản 3 Điều 32 Nghị định 134/2016/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 18/2021/NĐ-CP) như sau:
- Người nộp thuế tự xác định, khai hàng hóa và số tiền thuế được miễn thuế (trừ việc kê khai số tiền thuế phải nộp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công do bên thuê gia công cung cấp) trên tờ khai hải quan khi làm thủ tục hải quan, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai báo.
- Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan căn cứ hồ sơ miễn thuế, đối chiếu với các quy định hiện hành để thực hiện miễn thuế theo quy định.
Trường hợp xác định hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng miễn thuế như khai báo thì thu thuế và xử phạt vi phạm (nếu có) theo quy định.
- Trường hợp người nộp thuế nộp hồ sơ sau thời điểm làm thủ tục hải quan:
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm lập hồ sơ, kiểm tra thông tin, thẩm định tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ và quyết định giảm thuế theo Mẫu số 12 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 18/2021/NĐ-CP hoặc thông báo cho người nộp thuế biết lý do không thuộc đối tượng giảm thuế, số tiền thuế phải nộp.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, cơ quan hải quan thông báo cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp cần kiểm tra thực tế đối với hàng hóa đã qua khu vực giám sát hải quan để có đủ căn cứ giải quyết giảm thuế thì ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người nộp thuế và thực hiện các công việc quy định tại điểm này trong thời hạn tối đa là 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Trên đây là những trường hợp và hồ sơ doanh nghiệp cần làm để đề nghị xin được giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Nếu doanh nghiệp cần hỗ trợ chi tiết trong các khâu, hoạt động xuất nhập khẩu, hãy liên hệ đến Công ty Lacco để được hỗ trợ chi tiết. Chúng tôi là đơn vị Forwarder, chuyên cung cấp các dịch vụ logistics: khai báo hải quan, xin giấy phép chuyên ngành, Báo cáo quyết toán - hoàn thuế, vận chuyển quốc tế,....
Chi tiết liên hệ:
Email: info@lacco.com.vn
Hotline: 0906 23 55 99
Website: https://lacco.com.vn