Lịch sử ra đời và phát triển của Incoterms
Từ khi bản Incoterms đầu tiên ra đời đến nay đã có tổng cộng 11 bản khác nhau với các lần thay đổi và thời gian thay đổi khác nhau. Sự ra đời của Incoterms góp phần quan trọng vào hoạt động logistics và giao dịch thương mại quốc tế. Vậy điều kiện Incoterms là gì? Tại sao lại có nhiều lần thay đổi như thế? Thời gian thay đổi của Incoterms như thế nào? Tất cả nội dung sẽ được Lacco chia sẻ trong nội dung bài viết dưới đây.
1. Incoterms là gì?
Khái niệm Incoterms
Incoterms là tên việc tắt của cụm từ International commercial terms, nghĩa là “điều kiện thương mại quốc tế”. Đây là văn bản/bộ quy tắc do Phòng thương mại quốc tế (International Chamber of Commerce – ICC)International Chamber of Commerce – ICC ban hành để giải thích các điều kiện thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề giao nhận hàng hóa giữa người bán và người mua theo hợp đồng mua bán được hai bên giao kết.
Incoterms được soạn thảo và sử dụng trong mua bán hàng hóa quốc tế, nhưng cũng có thể sử dụng trong mua bán hàng hóa nội địa nếu các bên dẫn chiếu đến nó. Điều kiện thương mại quốc tế là nhân tố quan trọng trong hợp đồng mua bán quốc tế. Việc lựa chọn một điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms Rule) nào đó là một điều khoản bắt buộc của hợp đồng mua bán quốc tế (trừ khi mua bán theo hợp đồng mẫu đối với một số mặt hàng).
3 nội dung quy định về điều kiện thương mại quốc tế
– Rủi ro: ở đâu và khi nào hàng hóa được coi là đã giao? rủi ro về hàng hóa chuyển từ người bán sang người mua ở đâu?;
– Trách nhiệm: giữa người bán và người mua, ai làm việc gì? Ai tổ chức vận chuyển; ai mua bảo hiểm cho hàng hóa; ai phải lấy chứng từ vận tải hay lo giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, thủ tục hải quan, an ninh cho hàng hóa;
– Chi phí: giữa người bán và người mua, ai phải chịu chi phí gì? ví dụ như cước phí vận tải, đóng gói, chi phí xếp, dỡ hàng, kiểm tra, an ninh …
Incoterms có nhiều điều kiện khác nhau, được xây dựng trên nguyên tắc tăng dần nghĩa vụ của người bán trong quá trình giao hàng, vận chuyển, chi phí, rủi ro … để các bên lựa chọn.
2. Mục đích và phạm vi ứng dụng Incoterms
Trong quá trình phát triển thương mại quốc tế đã hình thành các những tập quán thương mại khác nhau theo từng khu vực. Điều này thường gây khó khăn cho việc thực hiện các hợp đồng ngoại thương khi thực hiện giao dịch quốc tế. Điều này gây ra những hiểu lầm, những vụ tranh chấp và kiện tụng, làm lãng phí thời gian và của cải các bên và cả xã hội. Để giải quyết những vấn đề này, Phòng Thương Mại quốc tế (ICC – International Chamber of Commerce) tại Paris đã xuất bản lần đầu tiên vào năm 1936 một số quy tắc quốc tế để giải thích các điều kiện thương mại trong cuốn “Các điều kiện thương mại quốc tế” (Incoterms – International commérciál terms). Từ đó đến nay, Incoterms đã được sửa đổi và bổ sung sáu lần vào các năm 1953, 1967, 1976, 1980, 1990 và 2000, 2010 và 2020 nhằm làm cho các quy tắc đó luôn phù hợp với thực tiễn thương mại quốc tế hiện hành.
Trong đó, cần lưu ý phạm vi áp dụng của Incoterms chỉ giới hạn trong những vấn đề liên quan tới quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa đối với việc giao nhận hàng hóa được bán (với nghĩa “hàng hóa hữu hình”, chứ không bao gồm “hàng hóa vô hình”, như phần mềm vi tính chẳng hạn).
Trong thực tế thường có hai kiểu lầm lẫn về Incoterms:
1/. Incoterms chủ yếu là để áp dụng cho hợp đồng vận tải;
2/. Incoterms quy định tất cả các nghĩa vụ mà các bên muốn đưa vào trong một hợp đồng mua bán hàng hóa. cần lưu ý để tránh mắc phải những sai lầm này.
3. Các vấn đề không được quy định trong Incoterms
Incoterms là quy định về các điều kiện thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề giao nhận hàng hóa giữa người bán và người mua theo hợp đồng mua bán được hai bên giao kết. Song trong đó có rất nhiều điều không được quy định trong Incoterms. Cụ thể như:
+ Chuyển quyền sở hữu về hàng hóa;
+ Quy cách, phẩm chất của hàng hóa;
+ Thời gian, địa điểm, phương thức và đồng tiền thanh toán;
+ Bồi thường do vi phạm hợp đồng mua bán;
+ Giảm nghĩa vụ hoặc miễn trách nhiệm khi xảy ra những sự cố không mong muốn hoặc không nhìn thấy trước;
+ Hậu quả của chậm trễ hoặc vi phạm trong việc thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng;
+ Tăng thuế; cấm xuất nhập khẩu;
+ Cấm vận; quyền sở hữu trí tuệ; nơi và phương pháp giải quyết tranh chấp …
Tất cả những nội dung trên các bên cần phải thỏa thuận, quy định cụ thể trong hợp đồng mua bán.
Về bản chất, các điều kiện Incoterms không phải là hợp đồng mua bán mà chỉ quy định các điều kiện và trở thành một bộ phận của hợp đồng mua bán khi và chỉ khi các bên thỏa thuận đưa vào một hợp đồng khi ký kết. Hay hiểu đơn giản hơn, Incoterms chỉ xây dựng và đưa ra những quy tắc chung, giải thích về điều kiện giao hàng, chứ không phải là quy tắc giải thích các điều kiện khác của hợp đồng.
Từ năm 1936, Phòng Thương mại quốc tế (ICC) là cơ quan duy nhất tổ chức soạn thảo, sửa đổi, bổ sung, phát hành Incoterms, qua đó có thể thống nhất cách giải thích các điều kiện Incoterms trên toàn thế giới, giúp giảm thiểu những hiểu sai, hiểu lầm không đáng có. Cứ khoảng 10 năm một lần, ICC lại tổ chức sửa đổi, bổ sung các điều kiện Incoterms để phù hợp với thực tiễn phát triển của thương mại quốc tế.
4. Lịch sử hình thành Incoterms và phát triển của International Chamber of Commerce – ICC
– Năm 1923: ICC bắt đầu nghiên cứu về điều kiện thương mại (commercial trade terms)
Nhiệm vụ đầu tiên của ICC, sau khi ra đời vào năm 1919, là thúc đẩy thương mại quốc tế, muốn vậy phải hiểu được các điều kiện thương mại mà các thương nhân đang dùng. Việc này đã được thực hiện thông qua một nghiên cứu 6 điều kiện thương mại thông dụng nhất ở 13 nước. Kết quả nghiên cứu đã được công bố vào năm 1923, trong đó nhấn mạnh sự khác biệt, không thống nhất về giải thích các điều kiện thương mại.
– Năm 1928: rõ ràng, trong sáng hơn
Để xem xét những khác biệt về giải thích đã được xác định trong nghiên cứu trước, ICC đã triển khai một nghiên cứu thứ hai. Lần này nghiên cứu đã mở rộng ra việc giải thích các điều kiện thương mại được sử dụng tại trên 30 nước.
– Năm 1936: hướng dẫn cho doanh nhân toàn cầu
Dựa trên kết quả nghiên cứu, phiên bản đầu tiên của Incoterms do ICC phát hành (có ký hiệu R trong vòng tròn – ®) đã ra đời. Các điều kiện Incoterms 1936 bao gồm FAS, FOB, C&F, CIF, Ex Ship và Ex Quay.
– Năm 1953: vận tải hàng hóa bằng đường sắt
Do ảnh hưởng của Chiến tranh Thế giới lần thứ II nên phiên bản bổ sung của Incoterms phải dừng lại cho đến đầu những năm 1950. Đến năm 1953, phiên bản đầu tiên của Incoterms mới được phát hành lại. Ba điều kiện mới được bổ sung dành cho vận tải không phải bằng đường biển, đó là DCP, FOR và FOT.
– Năm 1967: chỉnh sửa việc giải thích sai
ICC phát hành phiên bản thứ ba của Incoterms nói về việc giải thích sai của phiên bản trước đó. Hai điều kiện mới được bổ sung là DAF và DDP.
– Năm 1976: tiến bộ trong vận tải hàng không
Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không tăng lên là nguyên nhân của việc bổ sung thêm một điều kiện mới của Incoterms là FOB Airport.
– Năm 1980: sự tăng lên nhanh chóng của vận tải container
Sự phát triển mạnh mẽ của vận tải hàng hóa bằng container cùng với quá trình xử lý chứng từ mới dẫn đến sự cần thiết phải bổ sung Incoterms. Phiên bản mới đã bổ sung thêm điều kiện FRC (Free Carier), quy định cho trường hợp hàng hóa được giao tại một địa điểm ở trên bờ, chẳng hạn là CY (Container Yard) chứ không phải là lan can tàu.
– Năm 1990: sửa đổi hoàn chỉnh
Phiên bản thứ 5 của Incoterms đã đơn giản hóa điều kiện Free Carier bằng cách bỏ hết các điều kiện liên quan đến từng phương thức vận tải cụ thể, như FOR, FOT, FOB Air Port. Tất cả các điều kiện trên có thể thay thế bằng điều kiện FCA (Free Carier … at named point: giao hàng cho người chuyên chở tại địa điểm chỉ định).
– Năm 2000: sửa đổi nghĩa vụ thông quan
Mục “giấy phép, ủy quyền và thủ tục” trong điều kiện FAS và DEQ đã được sửa đổi để phù hợp với thực tiễn thông quan phổ biến nhất.
– Năm 2010: phản ánh tính hiện đại của thương mại quốc tế
Incoterms® 2010 gộp các điều kiện D, bỏ các điều kiện DAF, DES, DEQ, DDU và thêm các điều kiện DAT và DAP. Ngoài ra, thêm nghĩa vụ của người bán và người mua trong việc hợp tác chia sẻ thông tin và những thay đổi để thực hiện việc bán hàng nhiều lần trong hành trình (string sales).
- Năm 2020: Bổ sung thêm quy tắc DPU (Delivered at Place Unloaded) thay thế cho quy tắc DAT (Deliverd at Terminal).
Đây là quy tắc duy nhất trong các quy tắc Incoterms mà yêu cầu người bán thực hiện nghĩa vụ dỡ hàng ra khỏi phương tiện vận tải tại địa điểm giao hàng. Sự thay đổi chính của DPU so với DAT là việc địa điểm giao hàng không còn bị giới hạn tại 1 điểm tại Terminal hoặc các ga hàng hóa tại các cửa khẩu mà được mở rộng hơn thành bất kì địa điểm nào trên nước nhập khẩu mà 2 bên đã thỏa thuận.
Tham khảo: DAP là gì? Điều kiện DAP trong Incoterm 2020
5. Tại sao phải Incoterms cần phải thay đổi nhiều phiên bản mới?
Sau nhiều phiên bản mới của Incoterms - ICC đã trở thành một quy tắc chuẩn mực được thừa nhận và chấp nhận trên toàn cầu. Incoterms đang được sử dụng rộng rãi trong các hợp đồng mua bán quốc tế và nội địa trên toàn thế giới và trở thành “sách gối đầu giường” của thương nhân trong giao dịch thương mại quốc tế và nội địa.
Kỷ niệm 100 năm ngày ra đời của ICC và nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn thương mại quốc tế trong thời đại công nghệ số, ICC đã tổ chức soạn thảo, sửa đổi, bổ sung và phát hành phiên bản mới Incoterms® 2020. Incoterms® 2020 được soạn thảo bởi một Nhóm chuyên gia, chủ yếu đến từ Châu Âu, trong đó lần đầu tiên có đại diện của Trung Quốc và Úc. Nhóm đã họp định kỳ để thảo luận các vấn đề được nêu ra từ 150 nước là thành viên của ICC. Trong quá trình soạn thảo, nhóm đã đề xuất một số sửa đổi, bổ sung nhằm mục đích đưa ra một bộ quy tắc Incoterms đơn giản, dễ hiểu, rõ ràng, đúng đắn và chính xác, phản ánh thực tiễn sinh động của thương mại quốc tế.
Đến nay, Incoterms đã trở thành bộ quy tắc không thể thay thế cho tất cả các điều kiện và điều khoản cần phải có trong một hợp đồng mua bán, do đó các vấn đề nêu trên phải được giải quyết bằng những quy định trong hợp đồng và luật điều chỉnh hợp đồng đó.
Incoterms được áp dụng trong ngoại thương, nên còn được gọi là các điều kiện thương mại quốc tế. Tuy nhiên, cũng có thể áp dụng incoterms trong các hợp đồng mua bán hàng hóa nội địa. Trong trường hợp Incoterms được sử dụng như vậy, các điều kiện về giấy phép và làm thủ tục xuất nhập khẩu trở nên không cần thiết.
Do đó, trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, khách hàng có thể tham khảo, tư vấn từ các đơn vị vận chuyển hàng hóa quốc tế chuyên nghiệp để lựa chọn điều kiện Incoterms phù hợp với loại hàng hóa, nhu cầu và mục đích vận chuyển hàng hóa cụ thể đến từng quốc gia, khu vực cụ thể.
Hoặc các bạn có thể liên hệ đến công ty Lacco - Forwarder uy tín với 15 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực vận tải quốc tế cùng đội ngũ chuyên viên logistics, hải quan chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản, làm việc nhanh nhẹn, linh hoạt.
Thông tin liên hệ:
Email: info@lacco.com.vn
Hotline: 0906 23 55 99
Website: https://lacco.com.vn