Preloader Close

Tìm kiếm

Hiện nay, việc tra cứu và kê khai thuế TNCN trực tuyến đã trở nên rất dễ dàng ngay trên hệ thống Trang Thuế Việt Nam. Để tra cứu thông tin người nộp thuế (mã số thuế, chứng minh nhân dân/căn cước công dân). Để thực hiện quyết toán thuế TNCN online, các bạn chỉ cần thực hiện theo đúng hướng dẫn dưới đây của công ty Lacco: 1. Tra cứu mã số thuế qua số CMT hoặc căn cước công dân Quý khách click vào trang Thuế Việt Nam, sau đó vào mục Tra cứu thông tin người nộp thuế rồi chọn Tra cứu thông tin NNT. Tiếp tục nhập Mã số thuế và nhập Mã kiểm tra rồi click Tra cứu để biết thông tin về chứng minh nhân dân/căn cước công dân. Trường hợp muốn biết thông tin Mã số thuế thì nhập chứng minh nhân dân/căn cước công dân rồi click Tra cứu. Tra cứu thông tin người nộp thuế 2. Hướng dẫn kê khai quyết toán thuế TNCN online Bước 1: Quý khách click vào Trang Thuế Việt Nam và sau đó đăng nhập (trường hợp chưa có tài khoản thì đăng ký tài khoản). Thực hiện việc đăng nhập tài khoản Bước 2: Quý khách click vào Quyết toán thuế Click vào Quyết toán thuế Bước 3: Quý khách click vào Kê khai trực tuyến rồi thực hiện việc kê khai Click vào kê khai trực tuyến Bước 4: Sau khi thực hiện việc Kê khai xong thì Quý khách click vào Gửi tờ khai Quyết toán thuế Click vào gửi tờ khai Quyết toán thuế 3. Lưu ý về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế Căn cứ khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau: - Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm. - Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế. - Chậm nhất là ngày 15/12 của năm trước liền kề đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh. Trên đây là chia sẻ cách Tra cứu mã số thuế và kê khai quyết toán thuế TNCN trực tuyến. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn xử lý vấn đề về thuế của mình được nhanh chóng.
Xem thêm
Ngày 03/02, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ban hành Thông báo 449/TB-TCHQ năm 2023 về kết quả xác định trước mã số đối với Mcspicy Breader 999006408, Nguyên liệu thực phẩm - Bột phủ. Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan thông báo kết quả xác định trước mã số như sau: 1. Hàng hóa đề nghị xác định trước mãsố do tổ chức, cá nhân cung cấp: Tên thương mại: Mcspicy Breader 999006408 Tên gọi theo cấu tạo, công dụng: Nguyên liệu thực phẩm - Bột phủ (Mcspicy Breader 999006408) Ký, mã hiệu, chủng loại: 999006408 Nhà sản xuất:MCCORMICK (THAILAND) 2. Tóm tắt mô tả hàng hóa được xác định trước mã số: Theo hồ sơ đề nghị xác định trước mã số, thông tin mặt hàng như sau: - Thành phần, cấu tạo, công thức hóa học: Bột mì (80-90%), muối (chứa E536/E535) 1-5%, Tinh bột ngô biến tính (E1422) 1-5%. Bột ngọt (E621) 1-2%, Hạt tiêu đen 1-2%, Bột lòng trắng trứng 1-2%, Chất tạo màng (E450i, E500ii) dò kim loại => hút nam châm =>đóng gói => X ray => xếp hàng => lưu trữ=> Vận chuyển - Công dụng theo thiết kế: Bột phủ gà rán, thịt rán 3. Kết quả xác định trước mã số: Theo hồ sơđề nghị xác định trước mã sốthì mặt hàng: Tên thương mại: Mcspicy Breader 999006408 Tên gọi theo cấu tạo, công dụng: Chếphẩm thực phẩm có thành phần Bột mì (80-90%), muối (chứa E536/E535)1-5%, Tinh bột ngô biến tính (E1422) 1-5%. Bột ngọt (E621) 1-2%, Hạt tiêuđen 1-2%, Bột lòng trắng trứng 1-2%, Chất tạo màng (E450i, E500ii)
Xem thêm
Từ tháng 2/2023, rất nhiều chính sách mới sẽ có hiệu lực. Trong bài viết dưới đây, Lacco sẽ chia sẻ với các bạn một số chính sách liên quan đến thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu, nhãn hàng hóa, thuế nhập khẩu và 1 số chính sách khác về hoạt động xuất nhập khẩu. Cụ thể: 1. Chính sách mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 02/2023 Thông tư 17/2022/TT-BKHCN về Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Ngày hiệu lực: 01/02/2023 Thông tư 18/2022/TT-BKHCN hướng dẫn nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa của một số nhóm hàng hóa bằng phương thức điện tử do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Ngày hiệu lực: 15/02/2023 Thông tư 25/2022/TT-BTTTT quy định việc xác định nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu được miễn thuế nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, nội dung số, phần mềm do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Ngày hiệu lực: 15/02/2023 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Ngày hiệu lực: 15/02/2023 Thông tư 41/2022/TT-BCT sửa đổi Thông tư 11/2020/TT-BCT quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành Ngày hiệu lực: 20/02/2023 Thông tư 104/2022/TT-BQP sửa đổi Thông tư 08/2017/TT-BQP quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng, đã được sửa đổi tại Thông tư 137/2021/TT-BQP Ngày hiệu lực: 13/02/2023 2. Chính sách xuất nhập khẩu nổi bật từ ngày 28/01 - 31/01/2023 Bên cạnh đó từ ngày 28/01 - 31/01/2023, một số chính sách quy định mới về xuất nhập khẩu cũng được ban hành. Cụ thể như sau: (18/01/2023) Công văn 315/TCHQ-TXNK năm 2023 thực hiện Thông tư 31/2022/TT-BTC và các Nghị định Biểu thuế do Tổng cục Hải quan ban hành (13/01/2023) Thông báo 215/TB-TCHQ năm 2023 về kết quả xác định trước mã số đối với LCM (Liquid Crystal Display Module), Model: SD650DUA-6 do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành (13/01/2023) Thông báo 190/TB-TCHQ năm 2023 về kết quả xác định trước mã số đối với C4 Raffinate-1 do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành (13/01/2023) Thông báo 214/TB-TCHQ năm 2023 về kết quả xác định trước mã số đối với P-MOD (YDCM065UNG13) do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành (13/01/2023) Thông báo 188/TB-TCHQ năm 2023 về kết quả xác định trước mã số đối với MS GOLDDUST do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành (13/01/2023) Thông báo 189/TB-TCHQ năm 2023 về kết quả xác định trước mã số đối với C4 Thô do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành (13/01/2023) Thông báo 187/TB-TCHQ năm 2023 về kết quả xác định trước mã số đối với Acerola Spray - Dried Juice (Powder) do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành. Các bạn có vấn đề thắc mắc về các quy định về thủ tục hải quan mới nhất hoặc cần hỗ trợ xin giấy phép, hồ sơ xuất nhập khẩu hàng hóa chính xác, hãy liên hệ ngay đến bộ phận vận hành - chứng từ của của công ty Lacco để được các chuyên viên khai báo hải quan, chứng tư của chúng tôi tư vấn chi tiết. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Ngày 31/12/2022, Bộ trưởng Bộ TT&TT ban hành Thông tư 25/2022/TT-BTTTT về xác định nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu được miễn thuế nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm CNTT, nội dung số, phần mềm. Theo đó, nguyên liệu, vật tư, linh kiện được miễn thuế nhập khẩu cho hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, nội dung số, phần mềm đáp ứng các tiêu chí sau đây: - Hàng hóa đó là nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm thuộc: + Danh mục sản phẩm phần mềm và phần cứng, điện tử quy định tại Thông tư 09/2013/TT-BTTTT và Thông tư 20/2021/TT-BTTTT; + Hoặc thuộc danh mục sản phẩm nội dung số theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông; Căn cứ vào tình hình phát triển và chính sách quản lý trong từng thời kỳ, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ cập nhật, điều chỉnh các danh mục cho phù hợp; - Không thuộc Danh mục máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện ngành viễn thông - CNTT, nội dung số, phần mềm trong nước đã sản xuất được tại phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư 05/2021/TT-BKHĐT. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 30, Điều 31 Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 18/2021/NĐ-CP. Xem chi tiết tại Thông tư 25/2022/TT-BTTTT có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Xem thêm
Ngày 23 tháng 12 năm 2022, Bộ tài chính đã ban hành thông tư Thông tư 37/2022/TT-BCT. Nội dung chi tiết đề cập về quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành ngày 23/12/2022. Nội dung chi tiết Thông tư 37/2022/TT-BCT Theo đó, ban hành kèm theo Thông tư 37/2022/TT-BCT mẫu C/O AJ như sau: - Mẫu C/O AJ của ASEAN (Phụ lục II); - Mẫu C/O AJ của Nhật Bản (Phụ lục III); Mẫu C/O AJ và những nội dung trên C/O phải được thể hiện bằng tiếng Anh, bao gồm các thông tin tối thiểu được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 37/2022/TT-BCT. Danh mục cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu AJ của Việt Nam được cập nhật trên Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương. Các cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu AJ của Việt Nam đăng ký mẫu con dấu, chữ ký và cập nhật các mẫu con dấu, chứ ký này theo hướng dẫn của Bộ Công Thương. Quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa thực hiện theo Nghị định 31/2018/NĐ-CP, các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa và quy định tại Thông tư 37/2022/TT-BCT. Xem chi tiết: Nội dung Thông tư 37/2022/TT-BCT Thông tư 37/2022/TT-BCT chính thức có hiệu lực từ ngày 01/3/2023. Mọi thông tin chi tiết cần hỗ trợ về khai báo hải quan, xin CO AJ và các loại giấy phép chuyên ngành, dịch vụ hải quan,... và các dịch vụ logistics khác, hãy liên hệ nhanh đến công ty Lacco - với đội ngũ chuyên viên khai báo hải quan chuyên nghiệp hộ trợ cụ thể. Chi tiết liên hệ:Email: info@lacco.com.vnHotline: 0906 23 55 99Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Năm 2023, rất nhiều các điều khoản hợp tác trong các hiệp định thương mại giữa Việt Nam và các khu vực kinh tế quốc tế đã có nhiều thay đổi. Để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhanh chóng nắm bắt chi tiết về biểu thuế ưu đãi đặc biệt đối với một số mặt hàng xuất nhập khẩu, Chính phủ đã ban hành 16 Nghị định quy định Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện các Hiệp định Thương mại, Hiệp định Đối tác kinh tế, cùng có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Các nghị định về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 1. Nghị định 112/2022 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Chi Lê giai đoạn 2022 – 2027 Xem chi tiết Nghị định 112/2022 tại:Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam-Chi Lê 2023 Điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định VCFTA phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định này. - Được nhập khẩu vào Việt Nam từ Cộng hòa Chi Lê. - Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa (trong đó có quy định về vận chuyển trực tiếp) và có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo quy định của Hiệp định VCFTA. 2. Nghị định 113/2022 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại tự do giữa một bên là Việt Nam và bên kia là Liên minh Kinh tế Á - Âu và các quốc gia thành viên giai đoạn 2022-2027 Theo đó, hàng hóa nhập khẩu được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định VN-EAEU FTA phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định 113/2022/NĐ-CP. - Được nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước là thành viên của Hiệp định VN-EAEU FTA, bao gồm các nước sau: + Cộng hòa Ác-mê-ni-a; + Cộng hòa Bê-la-rút; + Cộng hòa Ca-dắc-xtan; + Cộng hòa Cư-rơ-gư-xtan; + Liên bang Nga. Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa (trong đó có quy định về vận chuyển trực tiếp) và có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo quy định của Hiệp định VN-EAEU FTA và các quy định hiện hành. 3. Nghị định 114/2022 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Cuba giai đoạn 2022-2027 Cụ thể, hàng hóa nhập khẩu được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định Thương mại Việt Nam – Cuba phải đáp ứng các điều kiện sau: Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt; Được nhập khẩu vào Việt Nam từ Cộng hòa Cuba; Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa (trong đó có quy định về vận chuyển trực tiếp) và có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Hiệp định Thương mại Việt Nam – Cuba. Đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng hạn ngạch thuế quan thuộc các nhóm hàng 17.01 và 24.01, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trong hạn ngạch là mức thuế suất quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định này; danh mục và lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu hàng năm theo quy định của Bộ Công Thương và mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch áp dụng theo quy định tại Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan của Chính phủ tại thời điểm nhập khẩu. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 30/12/2022. 4. Nghị định 115/2022 về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022-2027 Theo đó, thủ tục áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi thực hiện Hiệp định CPTPP như sau: - Tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan thực hiện khai tờ khai xuất khẩu, áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu, tính thuế và nộp thuế theo Biểu thuế xuất khẩu theo: + Danh mục mặt hàng chịu thuế tại Nghị định Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, + Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và các văn bản sửa đổi, bổ sung. - Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu, người khai hải quan nộp đầy đủ chứng từ chứng minh hàng hóa đáp ứng quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 5 Điều 4 Nghị định 115/2022/NĐ-CP. Thực hiện khai bổ sung để áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP. Quá thời hạn 01 năm nêu trên, hàng hóa xuất khẩu không được áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP. - Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi quy định tại Phụ lục I Nghị định 115/2022/NĐ-CP. Nếu hàng hóa xuất khẩu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 5 Điều 4 Nghị định 115/2022/NĐ-CP thì áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP và thực hiện xử lý tiền thuế nộp thừa cho người khai hải quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. 5. Nghị định 116/2022 về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu giai đoạn 2022-2027 Theo đó, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam được áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi quy định tại Phụ lục I và khoản 1 Điều 4 Nghị định 116/2022/NĐ-CP phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Được nhập khẩu vào lãnh thổ thành viên Liên minh châu Âu quy định tại Phụ lục III Nghị định 116/2022/NĐ-CP. (Bỏ quy định được nhập khẩu vào lãnh thổ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len so với trước đây). - Có chứng từ vận tải (bản chụp) thể hiện đích đến là các lãnh thổ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Nghị định 116/2022/NĐ-CP theo quy định của pháp luật hiện hành. - Có tờ khai hải quan nhập khẩu hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan của lô hàng xuất khẩu từ Việt Nam nhập khẩu vào lãnh thổ các nước được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Nghị định 116/2022/NĐ-CP (bản chụp) theo quy định của pháp luật hiện hành. - Các chứng từ nêu tại điểm b và c khoản 2 Điều 4 Nghị định 116/2022/NĐ-CP nếu không phải bản tiếng Việt hoặc tiếng Anh thì người khai hải quan phải dịch ra tiếng Việt hoặc tiếng Anh và chịu trách nhiệm về nội dung bản dịch. (Quy định mới bổ sung) Nghị định 116/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 30/12/2022 và thay thế Nghị định 111/2020/NĐ-CP. 6. Nghị định 117/2022 về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam, Anh và Bắc Ai-len giai đoạn 2022-2027 Theo đó, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam được áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo Hiệp định UKVFTA phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Được nhập khẩu vào Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len. - Có chứng từ vận tải (bản chụp) thể hiện đích đến là Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len theo quy định của pháp luật hiện hành. (Trước đây là bản sao) - Có tờ khai hải quan nhập khẩu hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan của lô hàng xuất khẩu từ Việt Nam nhập khẩu vào Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (bản chụp) theo quy định của pháp luật hiện hành. (Trước đây là bản sao) Các chứng từ nêu trên nếu không phải bản tiếng Việt hoặc tiếng Anh thì người khai hải quan phải dịch ra tiếng Việt hoặc tiếng Anh và chịu trách nhiệm về nội dung bản dịch. 7. Nghị định 118/2022 Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc giai đoạn 2022-2027 Hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất ACFTA phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: -Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định này. - Được nhập khẩu từ các nước là thành viên của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc, bao gồm các quốc gia và vùng lãnh thổ sau: a) Bru-nây Đa-rút-xa-lam, ký hiệu là BN; b) Vương quốc Campuchia, ký hiệu là KH; c) Cộng hoà In-đô-nê-xi-a, ký hiệu là ID; d) Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, ký hiệu là LA; đ) Ma-lay-xi-a, ký hiệu là MY; e) Cộng hòa Liên bang Mi-an-ma, ký hiệu là MM; g) Cộng hòa Phi-líp-pin, ký hiệu là PH; h) Cộng hoà Xinh-ga-po, ký hiệu là SG; i) Vương quốc Thái Lan, ký hiệu là TH; k) Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ký hiệu là CN; Hàng hóa phải đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa (bao gồm cả quy định về vận chuyển trực tiếp) và có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu E hoặc có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc và quy định hiện hành của pháp luật. Hàng hóa từ khu phi thuế quan của Việt Nam Hàng hóa từ khu phi thuế quan của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường trong nước được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định ACFTA phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 4 Nghị định này. Nghị định 119/2022 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Hàn Quốc giai đoạn 2022-2027 Hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất AKFTA phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định này. - Được nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước là thành viên của Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Hàn Quốc, bao gồm các nước sau: a) Bru-nây Đa-rút-xa-lam, ký hiệu là BN; b) Vương quốc Campuchia, ký hiệu là KH; c) Cộng hoà In-đô-nê-xi-a, ký hiệu là ID; d) Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, ký hiệu là LA; đ) Ma-lay-xi-a, ký hiệu là MY; e) Cộng hòa Liên bang Mi-an-ma, ký hiệu là MM; g) Cộng hòa Phi-líp-pin, ký hiệu là PH; h) Cộng hoà Xinh-ga-po, ký hiệu là SG; i) Vương quốc Thái Lan, ký hiệu là TH; k) Đại hàn Dân Quốc (Hàn Quốc), ký hiệu là KR; Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa (bao gồm cả quy định về vận chuyển trực tiếp), có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) mẫu AK hoặc có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, theo quy định của Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Hàn Quốc và theo quy định hiện hành của pháp luật. Một số nghị định khác được ban hành vào ngày 30/12/2022 Nghị định 120/2022 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản giai đoạn 2022-2028 Nghị định 121/2022 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thành lập Khu vực Thương mại tự do ASEAN - Ôt-xtrây-lia - Niu Di-lân giai đoạn 2022-2027. Nghị định 122/2022 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ giai đoạn 2022-2027. Nghị định 123/202 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Hồng Kông, Trung Quốc giai đoạn 2022-2027 Nghị định 124/2022 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 2022-2028 Nghị định 125/2022 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2022-2027 Nghị định 126/2022 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN giai đoạn 2022-2027 Theo đó, ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN giai đoạn 2022-2027 và điều kiện để hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (ATIGA) là: - Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định 126/2022/NĐ-CP. - Được nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước là thành viên của Hiệp định ATIGA, bao gồm các nước sau: + Bru-nây Đa-rút-xa-lam; + Vương quốc Campuchia; + Cộng hòa In-đô-nê-xi-a; + Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; + Ma-lay-xi-a; + Cộng hòa Liên bang Mi-an-ma; + Cộng hòa Phi-líp-pin; + Cộng hòa Xinh-ga-po; + Vương quốc Thái Lan. Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa (bao gồm cả quy định về vận chuyển trực tiếp) và có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) Mẫu D hoặc có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, theo Hiệp định ATIGA và quy định hiện hành của pháp luật. Nghị định 126/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày ký ban hành và thay thế Nghị định 156/2017/NĐ-CP. Nghị định 127/2022 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Lào từ ngày 30-12-2022 đến ngày 4-10-2023 Trong đó, bổ sung hàng hóa nhập khẩu không được hưởng thuế ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định thương mại Việt Nam - Lào, đơn cử như: - Thuốc lá sử dụng tẩu nước đã được chi tiết ở Chú giải phân nhóm 1 của Chương này: Mã số 2403.11 + Đã được đóng gói để bán lẻ: Mã số 2403.11.10; + Loại khác: Mã số 2403.11.90. - Sản phẩm chứa lá thuốc lá, lá thuốc hoàn nguyên, nicotin hoặc các nguyên liệu thay thế lá thuốc lá hoặc các nguyên liệu thay thế nicotin, dùng để hút mà không cần đốt cháy; các sản phẩm chứa nicotin khác dùng để nạp nicotin vào cơ thể con người: Mã số 24.04… Hàng hóa nhập khẩu từ CHDCND Lào, thuộc danh mục Phụ lục I Nghị định 127/2022/NĐ-CP được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt bằng 50% thuế suất ATIGA quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt kèm theo Nghị định 126/2022/NĐ-CP nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 8 Nghị định 127/2022/NĐ-CP. Nếu thuế suất ATIGA cao hơn thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan của Chính phủ tại thời điểm nhập khẩu và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có) (Biểu thuế MFN) thì áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt bằng 50% thuế suất quy định tại Biểu thuế MFN. Nghị định 127/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 30/12/2022 và thay thế Nghị định 90/2021/NĐ-CP. Để nắm nắm thông tin chi tiết về biểu thuế áp dụng đối với từng mặt hàng xuất nhập khẩu cụ thể áp dụng đối với các thị trường đang áp dụng biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt giữa Việt Nam với quốc tế, các bạn hãy liên hệ trực tiếp với công ty Lacco để được tư vấn chi tiết, đảm bảo quá trình khai báo hải quan, xuất nhập khẩu hàng hóa diễn ra thuận lợi. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm