Preloader Close

Tìm kiếm

Trên cơ sở công hàm MISC 125/21 của Tổng Lãnh sự quán Anh tại TP Hồ Chí Minh về việc triển khai cam kết trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA), Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện đối với hàng hóa có xuất xứ Vương quốc Anh nhập khẩu vào Việt Nam như sau: Đối với Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) quy định tại điểm a khoản 1 và chứng từ tự chứng nhận xuất xứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 19 Thông tư số 02/2021/TT-BCT của Bộ Công Thương Quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len: cơ quan hải quan chấp nhận C/O và chứng từ chứng nhận xuất xứ nêu trên được cấp đến hết ngày 31/12/2021. Đối với Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ nêu tại điểm c khoản 1 Điều 19 Thông tư số 02/2021/TT-BCT ngày 11/6/2021: nhà xuất khẩu của UK sẽ phải đăng ký số EORI (Economic Operators Registration and Identification) mới thay cho hệ thống REX trước đây. Cơ quan hải quan tra cứu mã số EORI tại đường dẫn: https://www.gov.uk/eori Nhận được văn bản này yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thông báo công khai để doanh nghiệp biết, thống nhất thực hiện. Tổng cục Hải quan thông báo để các đơn vị biết và thực hiện./. Trên đây là thông tin chi tiết về Công văn Số: 5825/TCHQ-GSQL về việc CTCNXX trong Hiệp định UKVFTA được ban hành ngày 10 tháng 12 năm 2021. Nếu quý khách có vấn đề thắc mắc về quy trình làm chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hoặc hỗ trợ làm thủ tục hải quan hãy liên ngay với công ty Lacco để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhé.
Xem thêm
Ngày 22 tháng 11 năm 2021, Tổng Cục Hải Quan đã ban hành công văn CV 5486/TCHQ-TXNK về việc phân loại hàng hóa dầu cá, thực phẩm bảo vệ sức khỏe/thực phẩm bổ sung omega-3; thực phẩm bảo vệ sức khỏe/ thực phẩm bổ sung EPA/DHA. Cụ thể: Căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015; Thông tư số 17/2021/TT-BTC ngày 26/2/2021; Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017; Thông tư số 09/2019/TT-BTC và chú giải pháp lý chương 15, chương 21, nội dung nhóm 15.04, nhóm 15.16, nhóm 15.17, nhóm 21.06; tham khảo chú giải chi tiết HS chương 15 và chương 21, tham khảo Tuyển tập ý kiến phân loại của WCO và ý kiến của Ban thư ký Hải quan thế giới: Một số mặt hàng khai báo là dầu cá, thực phẩm bảo vệ sức khỏe/thực phẩm bổ sung omega-3; thực phẩm bảo vệ sức khỏe/thực phẩm bổ sung EPA/DHA, ... có thể được phân loại vào các nhóm khác nhau tùy thuộc thành phần, hàm lượng, mức độ chế biến, quy trình sản xuất, ... - Trường hợp mặt hàng được xác định là dầu cá đã hoặc chưa tinh chế nhưng không thay đổi về mặt hóa học, các mặt hàng thường mùi tanh đặc trưng của cá, có vị khó chịu, có màu thay đổi từ vàng đến nâu đỏ thì thuộc nhóm 15.04. - Trường hợp mặt hàng được xác định là dầu cá đã qua hydro hóa, este hóa liên hợp, tái este hóa hoặc eledin hóa toàn bộ hoặc một phần, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng chưa chế biến thêm thuộc nhóm 15.16. - Trường hợp mặt hàng được xác định là dầu cá đã hoặc chưa hydro hóa nhưng đã được chế biến bằng cách nhũ hóa, nhào trộn, thay đổi kết cấu...hoặc mặt hàng được xác định là các hỗn hợp/chế phẩm ăn được của dầu cá với dầu của động vật, thực vật khác, thì thuộc nhóm 15.17. - Trường hợp mặt hàng có bản chất là các ethyl ester (hỗn hợp ethyl ester) được sản xuất từ dầu cá bằng cách thay thế toàn bộ gốc glycerin bằng gốc ethyl thì thuộc nhóm 21.06. Các mặt hàng nêu trên có thể chứa thêm gelatin đóng vai trò là vỏ nang và có thể bổ sung vitamin E (tocopherol) đóng vai trò là chất chống oxy hóa, với điều kiện các chất bổ sung thêm này không làm thay đổi bản chất của dầu cá và hỗn hợp dầu cá. Xem chi tiết Công văn số 5486/TCHQ-TXNK Để theo dõi các văn bản pháp luật về xuất - nhập khẩu hàng hóa mới nhất cũng như các thông tin, kiến thức về thủ tục hải quan, vận tải hàng hóa, các bạn hãy để lại địa chỉ email để nhận được thông báo thường xuyên của công ty Lacco nhé!
Xem thêm
Ngày 10/12/2021, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 21/2021/TT-BCT về việc quy định cửa khẩu nhập khẩu ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi. Thông tư áp dụng đối với thương nhân nhập khẩu ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi và các cơ quan, cá nhân và tổ chức có liên quan. Cụ thể, ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi chỉ được nhập khẩu về Việt Nam qua các cửa khẩu cảng biển sau: Quảng Ninh (Cái Lân); Hải Phòng; Thanh Hóa (Nghi Sơn); Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 24/01/2022. Xem chi tiết Thông tư 21/2021/TT-BCT tại đây.
Xem thêm
Ngày 16/11/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 102/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn, hải quan,... Theo đó, sửa đổi một số quy định xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP, đơn cử như: Về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính Từ ngày 01/01/2022, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 02 năm (thay vì 01 năm như hiện hành). Về xử phạt hành vi cho, bán hóa đơn, Sửa đổi khoản 2 Điều 22 Nghị định 125/2020/NĐ-CP theo hướng không xử phạt hành vi cho, bán hóa đơn theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 125/2020/NĐ-CP đối với hành vi đã được quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 125/2020/NĐ-CP. Về xử phạt hành vi vi phạm về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ Bổ sung quy định xử phạt với hành vi lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn theo quy định. Mức phạt đối với hành vi này là từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Về xử phạt hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn Sửa đổi, bổ sung khoản 3, 4 Điều 26 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau: - Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: + Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành, đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập; + Làm mất, cháy, hỏng hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ; Trường hợp người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc. + Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập nhưng chưa khai thuế; Các bên liên quan phải lập biên bản ghi nhận việc mất, cháy, hỏng hóa đơn. (So với quy định hiện hành, bổ sung hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập nhưng chưa khai thuế). - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập, đã khai thuế trong quá trình sử dụng hoặc trong thời gian lưu trữ, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 26 Nghị định 125/2020/NĐ-CP. Lưu ý: Mức phạt nêu trên áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm thì bị phạt gấp đôi cá nhân. Nghị định 102/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Chi tiết: Nghị định 102/2021/NĐ-CP tải về Xem thêm: Nghị định 101/2021/NĐ-CP Điều chỉnh thuế suất xuất khẩu một số mặt hàng từ 2022
Xem thêm
Ngày 15/11/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 101/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định 122/2016/NĐ-CP và Nghị định 57/2020/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2022. Nội dung Nghị định 101/2021/NĐ-CP Theo đó, điều chỉnh mức thuế suất thuế xuất khẩu, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số nhóm mặt hàng quy định tại Phụ lục I - Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế và Phụ lục II - Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 57/2020/NĐ-CP. Đơn cử như đối với các mặt hàng đá thô hoặc đã đẽo thô ( mã hàng 2515.11.00); đá dạng tấm (mã hàng 2515.12.20); : mức thuế suất được điều chỉnh theo lộ trình như sau: + Từ ngày 01/7/2022 áp dụng mức thuế suất 20%; + Từ ngày 01/7/2023 áp dụng mức thuế suất 25%; + Từ ngày 01/7/2024 áp dụng mức thuế suất 30%; (Hiện hành, Nghị định 57/2020/NĐ-CP quy định mức thuế suất là 17%). Bên cạnh đó, bổ sung thêm mặt hàng đá hoa trắng (mã hàng 2515.12.10.10) sẽ áp dụng mức thuế suất 30%. Xem chi tiết: Nghị định101/2021/NĐ-CP
Xem thêm