Preloader Close

Tìm kiếm

Trung quốc là một trong những thị trường lớn và tiềm năng nhất của Việt Nam. Tham gia quảng bá, tiếp cận các chương trình hội chợ triển lãm hàng hóa quốc tế là một trong những giải pháp tiếp cận thị trường mà rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế đang áp dụng. Nếu bạn muốn tiến vào thị trường Trung Quốc thì có thể tham khảo TOP 7 hội chợ quốc tế được tổ chức tại Trung Quốc 2024 dưới đây. 1. Trung Quốc Quảng Châu Glasstec Expo 2024 (China International Glass Industrial Technical Exhibition) Thời gian (dự kiến) Ngày 25 - 28/4/2024 Địa điểm: Trung tâm Triển lãm Quốc tế Mới Thượng Hải (SNIEC), Triển lãm Kỹ thuật Công nghiệp Thủy tinh Quốc tế Trung Quốc lần thứ 33 (còn gọi là China Glass 2024) là triển lãm về ngành công nghiệp thủy tinh của Trung Quốc và là nền tảng cho sự hợp tác kinh doanh và công nghệ. Nội dung triển lãm của Triển lãm Kính Trung Quốc bao trùm toàn bộ chuỗi công nghiệp của ngành kính. Sự kiện này được tổ chức bởi Hiệp hội Gốm sứ Trung Quốc và được quản lý bởi Công ty Triển lãm Zhonggui Bắc Kinh. 2. China Toy Expo 2024 - Hội chợ đồ chơi quốc tế Trung Quốc Thời gian: Ngày 16-18/10/2024 Địa điểm: Trung tâm triển lãm quốc tế mới Thượng Hải (SNIEC), Thượng Hải, Trung Quốc China Toy Expo được tổ chức bởi Hiệp hội Sản phẩm Đồ chơi và Trẻ vị thành niên Trung Quốc, hiệp hội thương mại quốc gia duy nhất về đồ chơi và sản phẩm trẻ em. Triển lãm thương mại này sẽ giới thiệu đồ chơi bao gồm 17 danh mục chính. China Toy Expo là hội chợ đồ chơi B2B lớn nhất châu Á được tổ chức thường niên từ năm 2002 đến nay. CTE được công nhận là địa điểm quảng bá hình ảnh và thương hiệu lý tưởng cho hơn 100.000 người mua trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, Hội chợ đồ chơi quốc tế Trung Quốc cũng tạo cơ hội lớn các doanh nghiệp đồ chơi để tiến sâu hơn vào thị trường Trung Quốc. 3. Bauma China 2024 – Hội chợ máy xây dựng 2024 Thời gian: 26-29/11/2024 Địa điểm: Thượng Hải - Trung tâm triển lãm quốc tế mới Thượng Hải (SNIEC), Thượng Hải, Trung Quốc Hội chợ thương mại quốc tế về máy xây dựng, máy vật liệu xây dựng, máy khai thác mỏ và phương tiện xây dựng. Triển lãm bao gồm toàn bộ chuỗi giá trị cho các phòng thí nghiệm công nghiệp và nghiên cứu. Mạng lưới của Bauma lan tỏa khắp Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc, Munich— Bauma cung cấp nền tảng trao đổi quốc tế và các mối quan hệ kinh doanh thành công trong ngành máy móc xây dựng tại nhiều địa điểm khác nhau trên khắp thế giới. 4. SIAL Thượng Hải - Thâm Quyến 2024 – Hội Chợ Ngành Thực Phẩm & Đồ Uống Thời gian/địa điểm (dự kiến): SIAL Thượng Hải: 28-30/5/2024 tại Trung tâm triển lãm quốc tế mới Thượng Hải. SIAL Thâm Quyến: 02-04/9/2024 tại Trung tâm Triển lãm & Hội nghị Thâm Quyến. Hội chợ thực phẩm quốc tế SIAL là hệ thống hội chợ triển lãm quốc tế về các sản phẩm công nghệ thực phẩm và đồ uống lớn nhất thế giới do Tập đoàn triển lãm COMEXPOSIUM tổ chức. Trong đó, các Hội chợ SIAL tại Trung Quốc được tổ chức thường niên tại Thượng Hải và Thẩm Quyến, là sự kiện triển lãm thực phẩm, đồ uống lớn nhất châu Á và thứ 4 thế giới. 5. CMEF 2024 Thượng Hải - Hội chợ thiết bị y tế quốc tế Trung Quốc Thời gian: 11 - 14/4/2024 Địa điểm: Trung tâm Triển lãm & Hội nghị Quốc gia, Thượng Hải, Trung Quốc CMEF - Nền tảng công nghiệp y tế của Châu Á Thái Bình Dương phục vụ toàn bộ chuỗi giá trị cho thị trường chăm sóc sức khỏe, tập hợp công nghiệp đổi mới công nghệ, giao dịch, học tập và kết nối mạng Tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn 7,000 nhà sản xuất thiết bị y tế đến từ hơn 30 quốc gia và khu vực khác nhau đã trưng bày các sản phẩm và dịch vụ tại CMEF. Để mua bán và trao đổi các sản phẩm và dịch vụ y tế, khoảng 2,000 chuyên gia cùng gần 200,000 du khách và người mua, bao gồm các cơ quan mua sắm chính phủ, người mua bệnh viện và các đại lý từ hơn 100 quốc gia và khu vực, tập trung tại CMEF. 6. CANTON FAIR 135 - Hội chợ xuất nhập khẩu lần thứ 135 tại Quảng Châu, Trung Quốc Hội chợ Canton trưng bày một loạt các sản phẩm, nó thu hút người mua từ khắp nơi trên thế giới và đã tạo ra các giao dịch thương mại lớn tại thị trường Trung Quốc. Địa điểm: Khu liên hợp Trung tâm triển lãm Pazhou, Quảng Châu, Trung Quốc Thời gian: Đợt 1:15-19/04/2023: Thiết bị điện gia dụng, Sản phẩm thông tin và điện tử tiêu dùng, Sản phẩm điện và điện tử, Thiết bị chiếu sáng, Tài nguyên năng lượng mới, Vật liệu mới và Sản phẩm hóa học, Phần cứng, Công cụ, Máy móc và thiết bị gia công, Thiết bị điện và điện, Máy móc và bộ phận cơ khí nói chung, Tự động hóa công nghiệp và Sản xuất thông minh, Máy móc xây dựng, Máy móc nông nghiệp, Phương tiện sử dụng năng lượng mới và Di chuyển thông minh, Xe máy, Xe đạp, Phụ tùng ô tô, Xe cộ. Đợt 2: 23-27/04/2023: Vật liệu xây dựng và trang trí, Thiết bị vệ sinh và phòng tắm, Đồ nội thất, Nhà bếp và Bộ đồ ăn, Gốm sứ sử dụng hàng ngày, Đồ gia dụng, Đồng hồ, Đồng hồ đeo tay và Dụng cụ quang học, Quà tặng và phí bảo hiểm, Sản phẩm lễ hội, Trang trí nhà cửa, Gốm sứ nghệ thuật, Đồ thủy tinh, Sản phẩm làm vườn, Các sản phẩm dệt, mây và sắt, đồ trang trí bằng sắt và đá và các cơ sở spa ngoài trời. Đợt 3: 01-05/05/2023: Thiết bị chăm sóc cá nhân, Sản phẩm phòng tắm, Thuốc, Sản phẩm y tế và thiết bị y tế, Sản phẩm dành cho thú cưng, Sản phẩm dành cho bà bầu và em bé, Đồ chơi, Quần áo trẻ em, Quần áo nam và nữ, Trang phục thể thao và trang phục thường ngày, Đồ lót, Lông thú, Da, Lông vũ và các sản phẩm liên quan, Sản phẩm, Phụ kiện và phụ kiện quần áo, Hàng dệt gia dụng, Nguyên liệu và vải dệt, Thảm và tấm thảm trang trí, Giày dép, Đồ dùng văn phòng, Túi xách và vali, Sản phẩm giải trí thể thao và du lịch, Thực phẩm, Phục hồi nông thôn. Trong đó Đợt 2 là quan trọng nhất vì có ngành hàng tiêu dùng, ngành hàng lớn nhất. 7. CIIE 2024 - Hội chợ quốc tế nhập khẩu Trung Quốc lần thứ 7 Thời gian: Ngày 5 – 10/11/2024 Địa điểm: Khu liên hợp Trung tâm triển lãm Pazhou, Quảng Châu, Trung Quốc (China Import and Export Fair Pazhou Complex). Hội chợ CIIE do Chính phủ Trung Quốc chủ trì, giao Bộ Thương mại Trung Quốc và Chính quyền nhân dân thành phố Thượng Hải tổ chức thường niên tại thành phố Thượng Hải bắt đầu từ năm 2018. CIIE 2024 được tổ chức với quy mô dự kiến trên 300.000m2, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp đến từ 154 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trên đây là 7 hội chợ quốc tế nổi bật, rất được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước đón chờ. Các bạn muốn tìm kiếm thêm thông tin chi tiết và đơn vị hỗ trợ vận chuyển tham dự các hội chợ triển lãm hàng hóa quốc tế, hãy liên hệ đến Công ty CP giao nhận vận tải quốc tế Lacco để được hỗ trợ chi tiết. Tự hào là đơn vị được cục xúc tiến thương mại và cục kinh tế trao trọng trách tham gia hỗ trợ vận chuyển và xử lý thủ tục hải quan cho các doanh nghiệp tham dự hội chợ quốc tế mà đại diện Việt Nam tham dự. Do đó, chúng tôi có bề dày về kinh nghiệm, linh hoạt xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình vận chuyển và xử lý thủ tục hàng tạm nhập tái xuất đối với hàng mẫu, hàng tham gia hội chợ triển lãm quốc tế. Để tìm hiểu chi tiết hơn về dịch vụ vận chuyển hàng tham gia hội chợ triển lãm, quý doanh nghiệp hãy liên hệ ngay với Lacco để được các chuyên viên tư vấn hỗ trợ nhanh. Chi tiết liên hệ: Hotline: +84906 23 55 99 Email: info@lacco.com.vn Website: https://lacco.com.vn/
Xem thêm
Việt Nam hiện đang là quốc gia đứng thứ 2 về sản lượng cà phê xuất khẩu vào các nước EU và Brazil. Tuy nhiên, để cà phê Việt có chỗ đứng vững chắc tại thị trường EU thì phải đáp ứng được các tiêu chuẩn cà phê xuất khẩu sang EU: An toàn thực phẩm, Quản lý môi trường, Chứng nhận hữu cơ, thực hiện các quy định về đóng gói - ghi nhãn và nguồn gốc xuất xứ hàng hóa rõ ràng. I. Các tiêu chuẩn cà phê xuất khẩu sang EU Các tiêu chuẩn về Chất lượng cà phê, An toàn thực phẩm, Quản lý môi trường, Chứng nhận hữu cơ, thực hiện các quy định về đóng gói - ghi nhãn và nguồn gốc xuất xứ hàng hóa của cà phê nhập khẩu từ Việt Nam đều và các thị trường khác đều được EU quy định chi tiết tại các điều khoản, hiệp định thương mại hợp tác. Đối với quy định của EU về nhập khẩu cà phê, các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam cần đảm bảo: 1. Quy định về An toàn thực phẩm Thực hiện các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm được Luật Thực phẩm chung và là một vấn đề quan trọng trong Luật Thực phẩm châu Âu điều chỉnh. Thực hiện đúng hệ thống các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm: ISO 9001, ISO 22000 và các nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) để đảm bảo an toàn sản phẩm. Các chương trình an toàn thực phẩm nghiêm ngặt hơn như FSSC22000 hoặc BRC. Quy trình sản xuất nông nghiệp an toàn và sản phẩm GLOBALGAP để chứng nhận quy trình và có thể truy nguyên nguồn gốc. Tham khảo thêm:Tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Châu Âu 2. Quy định về các chất gây ô nhiễm trong thực phẩm EU là một trong những thị trường quy định rất nghiêm ngặt về các chất gây ô nhiễm trong thực phẩm. Các chỉ số chất gây ô nhiễm trong sản phẩm phải đảm bảo ở mức thấp nhất. Đảm bảo không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và chất lượng thực phẩm. - Thuốc trừ sâu: EU quy định mức dư lượng tối đa (MRLs) cho thuốc trừ sâu có trong các sản phẩm thực phẩm. Thu hồi các sản phẩm thực phẩm có mức dư lượng quá quy định. Mức dư lượng thuốc trừ sâu đối với sản phẩm cà phê hữu cơ phải bằng 0. - Độc tố nấm mốc: Cà phê rang hạt và rang xay có mức Ochratoxin A (OTA) tối đa là 5 μg/kg, cà phê hòa tan là 10 μg/kg, trong khi hạt cà phê xanh không có giới hạn cụ thể. - Salmonella: Các sản phẩm cà phê nhập khẩu vào thị trường EU nếu phát hiện có Salmonella có thể sẽ bị thu hồi. - Dung môi chiết xuất: Giới hạn dư lượng tối đa đối với các dung môi chiết xuất như methyl acetate (20 mg/kg trong cà phê), dichloromethane (2 mg/kg trong cà phê rang) và methylethylketone (20 mg/kg trong cà phê). Để đảm bảo về chất lượng cà phê xuất khẩu, hàng hóa phải được làm đầy đủ thủ tục giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền cấp. 3. Truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, quy trình an toàn thực phẩm Nhà sản xuất phải truy xuất được các sản phẩm thực phẩm để phục vụ nhu cầu phòng ngừa và xử lý sự cố an toàn thực phẩm. Thực hiện các quy định và nguyên tắc đảm bảo an toàn thực phẩm của EU. Nội dung chi tiết được quy định tại Quy định EC số 178/2002. Các bạn có thể tìm hiểu thêm vềQuy trình xin cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) để chuẩn bị các thủ tục cần thiết. 4. Ghi nhãn thực phẩm Tại quy định EU số 1169/2011, các sản phẩm đến tay người tiêu dùng phải đảm bảo cung cấp được đầy đủ thông tin sản phẩm gồm: Tên sản phẩm, thành phần, điều kiện bảo quản và sử dụng, nguồn gốc xuất xứ Thông tin bắt buộc trên nhãn sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng: Nhãn sản phẩm thực phẩm phải cung cấp thông tin về tên sản phẩm, thành phần dinh dưỡng, nguồn gốc, điều kiện bảo quản và sử dụng, hạn sử dụng và phương thức bảo quản, khối lượng tịnh,... Các nhà sản xuất cũng phải cung cấp thông tin về các chất dị ứng có thể có trong sản phẩm theo Quy định EU số 1169/2011. 5. Truy xuất nguồn gốc, quy trình an toàn thực phẩm Quy định EC số 178/2002: Quy định này thiết lập các nguyên tắc và quy trình cho việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong EU. Yêu cầu các nhà sản xuất phải đảm bảo sự truy xuất được các sản phẩm thực phẩm để phục vụ nhu cầu phòng ngừa và xử lý sự cố an toàn thực phẩm. 6. Tiêu chuẩn về bao bì và đóng gói Các sản phẩm cà phê nhập khẩu vào EU phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về quy các đóng gói và bao bì của sản phẩm. Trên bao bị phải được ghi đầy đủ nhãn hiệu bằng tiếng Anh với các nội dung cơ bản về sản phẩm: Tên mặt hàng, mã nhận dạng, nguồn gốc xuất xứ, phân loại cà phê, khối lượng tịnh,... II. Quy trình xuất khẩu cà phê sang EU 1. Mã HS và thuế xuất cà phê xuất khẩu Cà phê thuộc nhóm mã HS: 0901. Cụ thể theo tính chất, cách chế biến của cà phê để xác định mã HS chính xác. Thuế Xuất khẩu cà phê hạt là 0%. 2. Thủ tục hải quan xuất khẩu Để đảm bảo quá trình xuất khẩu cà phê sang thị trường EU thuận lợi, các doanh nghiệp cần chuẩn bị các thủ tục sau: Commercial Invoice (hóa đơn thương mại); Packing List (Phiếu đóng gói); Bill of Lading (Vận đơn hãng tàu); Phytosanitary certificate (Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật) Certificate of Origin (C/O nếu có); Các chứng từ liên quan khác; Bên cạnh đó, để đảm bảo quy trình xuất khẩu cà phê sang EU được diễn ra thuận lợi, doanh nghiệp xuất khẩu nên chuẩn bị: - Hoá đơn thương mại của sản phẩm - Hợp đồng mua bán được xác lập bằng văn bản - Thủ tục, hồ sơ chứng minh doanh nghiệp/ cá nhân đã đủ điều kiện về xuất khẩu cà phê theo đúng quy định của EU về nhập khẩu cà phê - Các loại phiếu đóng gói cà phê - Các hoá đơn, bản kê thu mua của sản phẩm. III. Đơn vị xuất khẩu cà phê sang thị trường EU uy tín Bạn đang cần tìm đơn vị xuất khẩu cà phê sang thị trường EU uy tín, chất lượng và có nhiều kinh nghiệm xuất khẩu quốc tế? Công ty Cổ phần giao nhận vận tải quốc tế Lacco là địa chỉ uy tín, đang tin cậy để các bạn lựa chọn. Với kinh nghiệm phục vụ các hoạt động xuất nhập khẩu quốc tế với đa dạng mặt hàng, công ty Lacco là sự lựa chọn đáng tin cậy của các doanh nghiệp xuất khẩu chính ngạch. Để đảm đảm bảo phục vụ cho khách hàng trên toàn quốc, công ty đã mở rộng chi nhánh các văn phòng đến: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nội Bài, Bắc Giang. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ bài bản, chúng tôi phục vụ đầy đủ các dịch vụ xuất nhập khẩu quốc tế: Vận tải (đường bộ, hàng không, đường biển), khai báo hải quan, xin giấy phép chuyên ngành, bảo hiểm hàng hóa,... đảm bảo quá trình xuất nhập khẩu được diễn ra xuyên suốt, nhanh chóng. Trên đây là những thông tin cơ bản về tiêu chuẩn cà phê xuất khẩu sang EU. Để nắm được các thông tin chi tiết về quy trình xuất khẩu cà phê sang EU và các thị trường quốc tế cụ thể, các bạn hãy liên hệ ngay đến công ty Lacco để được đội ngũ chuyên viên xuất nhập khẩu chuyên nghiệp của chúng tôi hỗ trợ chi tiết. Chi tiết liên hệ: Hotline: +84906 23 55 99 Email: info@lacco.com.vn Website: https://lacco.com.vn/
Xem thêm
Trong các doanh nghiệp sản xuất, BOM được bí như "công thức chế biến" rất quan trọng để chế tạo, lắp ráp sản phẩm. BOM là gì? Làm như nào để xây dựng và quản lý BOM hiệu quả trong doanh nghiệp sản xuất? Hãy cùng Lacco tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. I. BOM là gì? BOM có tên đầy đủ là Bill of Materials, tức là Định mức nguyên vật liệu. Đây là danh sách bao gồm đầy đủ các thông tin về bộ phận, vật liệu, linh kiện, số lượng và hướng dẫn sản xuất, lắp ráp các sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. BOM đóng vai trò cốt lõi trong quy trình sản xuất hàng hóa trong doanh nghiệp. Nó phác thảo đầy đủ những nguyên liệu thô và hướng dẫn chi tiết gồm các công đoạn tính toán loại và số lượng nguyên liệu cần tiêu hao để sản xuất một sản phẩm nào đó. BOM giống như công thức chế biến món ăn, có đó có đầy đủ các nguyên liệu, cách chế biến để tạo nên 1 món ăn hoàn chính. BOM chính là giai đoạn đầu tiên để các doanh nghiệp tiến hành sản xuất hàng hóa. Do đó, một BOM có hiệu quả là xây dựng tối ưu hóa đơn định mức nguyên vật liệu để hoàn thiện sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh theo đúng thiết kế và chức năng. Nếu quá trình xây dựng hóa đơn định mức nguyên vật liệu xảy ra sai sót, nó có thể gây ra sự cố nghiêm trọng, gây lãng phí cả về nhân lực và tài lực của doanh nghiệp. Thông qua BOM, còn có thể tính toán được lượng nguyên vật liệu tồn kho sau khi hoàn thiện sản phẩm. II. Các BOM trong quản lý sản xuất Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất đang áp dụng 5 loại BOM - định mức nguyên liệu. Các loại BOM sẽ được phân loại theo nhu cầu, mục đích sử dụng để phù hợp với từng doanh nghiệp cụ thể. 5 loại BOM đó gồm: 1. Manufacturing Bill of Materials (mBOM) mBOM: Loại định mức nguyên liệu được sử dụng để hiển thị tất cả thông tin, bộ phận cần thiết để lắp ráp một sản phẩm hoàn chỉnh. mBOM sử dụng các thông tin, thiết bị để xây dựng chi tiết mối quan hệ các thành phần và cầu nối liên quan với nhau. Thông qua đó, mBOM có thể nắm được các thông tin, thiết bị do các bộ phận yêu cầu để xử lý trước khi đưa vào lắp ráp, hoàn thiện sản phẩm. mBOM được là loại BOM được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất với nguồn dữ liệu được tổng hợp đầy đủ, chi tiết từ các hệ thống lập kế hoạch: ERP, MRP, MES. mBOM hoàn toàn phụ thuộc vào độ chính xác đơn đặt hàng của các bộ phận trong quá trình sản xuất để đảm bảo cho bộ phận mua hàng luôn duy trì được lịch trình tối ưu để đặt hàng từ các bộ phận và thương lượng giá với bên cung cấp. 2. Engineering Bill of Materials (eBOM) eBOM - Engineering Bill of Materials là loại định mức nguyên vật liệu tập trung chủ yếu vào thành phần và vật liệu thiết kế. Các công cụ hỗ trợ phát triển của eBOM trong giai đoạn thiết kế gồm: thiết kế hỗ trợ máy tính và tự động hóa thiết kế điện tử. Để hoàn thiện sản phẩm, cần tài liệu thống kế của nhiều eBOM với các số liệu đầy đủ của thành phần, bộ phận cần lắp ráp theo thiết kế của nhóm kỹ thuật. 3. Production BOM Production BOM - BOM sản phẩm, được xem là nền tảng cho đơn đặt hàng sản xuất. Chúng sẽ liệt kê các thành phần và thành phần lắp ráp để xây dựng ra một sản phẩm hoàn chỉnh gồm: đơn vị đo lường, mô tả, số lượng, giá cả sản phẩm… Trong quá trình sản xuất, các nguyên liệu thô, thành phần vật lý sẽ được chuyển đổi và phân bổ hợp lý. Các yếu tố về chi phí, nguyên liệu, thành phần,... sẽ được tự động thêm vào trong các đơn đặt hàng. 4. Single – Level BOM Level BOM là loại BOM đơn cấp, thường sử dụng cho các sản phẩm có cấu trúc đơn giản với những thành phần không quá nhỏ, gồm tổng số các bộ phận được sử dụng trong quá trình làm thành sản phẩm và được liệt kê theo thứ tự số phần. 5. Multi – Level BOM Multi – Level BOM là loại BOM cao cấp hơn Single – Level BOM, gồm mỗi sản phẩm liên kết với vật phẩm gốc. Loại BOM này có xu hướng sử dụng cho các sản phẩm có cấu trúc chi tiết, phức tạp và có thành phần lắp ráp được chia thành nhiều cấp độ phụ. III. Quy trình xây dựng một BOM hiệu quả Để xây dựng BOM hiệu quả, doanh nghiệp cần thu thập đầy đủ các thông tin để xây dựng hóa đơn định mức nguyên vật liệu BOM đối với sản phẩm cần sản xuất gồm: Cấp độ BOM, số lượng, Tham chiếu, Đơn vị đo, mô tả, giai đoạn, loại mua sắm, tên nhà sản xuất, chỉ số tham khảo và các nhận xét, ghi chú cần thiết. Sau khi tổng hợp đầy đủ thông tin, doanh nghiệp sẽ tiến hành xây dựng BOM gồm: Tạo tài liệu:Tạo một tài liệu bảng tính mới trực tiếp trên Excel và đặt tên dự án cùng các thông tin quan trọng lên trên cùng. a Sắp xếp tài liệu: Thiết lập quyền truy cập và theo dõi những thay đổi ở các cấp độ cần thiết. Điền thông số vào các cột: Thông thường, các thông số này sẽ gồm: SỐ thứ tự, tên mặt hàng, số lượng, số bộ phận, ghi chú... Điền thông tin vào bảng: Điền thông tin vào các hàng, theo đầu mục của cột. Mỗi thành phần của bảng sẽ có một hàng riêng biệt. Bạn nên đảm bảo rằng thông tin chính xác và luôn được cập nhật liên tục. Cập nhật số liệu: Khi tính toán và thu thập các số liệu cần thiết thì cập nhật thông tin đầy đủ, kịp thời theo đúng tiến độ. IV. Vai trò của BOM trong doanh nghiệp sản xuất Trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, BOM thể hiện rõ tầm quan trọng trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm: 1. Vai trò là sổ tay trong hoạt động sản xuất Định mức nguyên vật liệu BOM sẽ liệt kê đầy đủ các nguyên liệu thô, linh kiện với số lượng, quy trình cần thiết để lắp ráp sản phẩm. Do đó, BOM được coi là bí kíp thành công trong quy trình sản xuất bất kỳ sản phẩm nào. 2. Tối ưu các chi phí liên quan Trong BOM đã được cập nhất đầy đủ các thông tin về giá cả, số lượng, các thiết bị lắp ráp cần thiết. Do đó, nhà sản xuất có thể nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết để tối ưu chi phí. Đồng thời tính toán tỷ giá lợi nhuận để có thể đưa ra chiến lược định giá phù hợp. 3. Tối ưu tồn kho và giảm thiểu lãng phí sản xuất Nhờ khả năng cập nhật đầy đủ các thông tin về nhà cung cấp, loại nguyên vật liệu sản xuất, số lượng, chi phí,... nên BOM là công cụ hiệu quả giúp tối ưu các khoản chi phí và giảm thiểu lãng phí nguyên liệu trong sản xuất. Nhờ tính năng cập nhật thông tin đầy đủ, chính xác mà mà sản xuất có thể nắm rõ được lượng nguyên liệu tồn kho, xác định nhanh nguồn nguyên liệu cần nhập về để lắp ráp sản phẩm. Đồng thời nâng cao năng lực sản phẩm, tối ưu thời gian và các nguồn vật lực khác. 4. Tạo ra các tiêu chuẩn cho sản xuất BOM giúp doanh nghiệp trình bày quy trình phác thảo ý tưởng, từ nguyên liệu thô cần thiết, các yếu tố cần chú trọng trong sản xuất đến kiểm soát chất lượng,… Khi xác định được Định mức nguyên vật liệu sẽ giúp doanh nghiệp xác định được "quy trình sản xuất tiêu chuẩn" để đảm bảo chất lượng Một khi BOM được xác định, nó có thể được sử dụng như một phần của Quy trình Sản xuất Tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng và tính nhất quán cho mỗi lô sản phẩm. 5. BOM giúp cho chuỗi cung ứng được hoạt động nhất quán Hóa đơn định mức Nguyên vật liệu giúp tất cả các bộ phận làm việc, phối hợp với nhau đều đặn và nhuần nhuyễn. Để tạo một BOM chính xác, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ và đầu tư mạnh vào thiết kế, mua sắm, nhà sản xuất và bán hàng. Từ đó xây dựng quy trình BOM hiệu quả, phù hợp với năng lực, chức năng của nhà máy, đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi.
Xem thêm
FDA là thuật ngữ rất quen thuộc và được rất nhiều nhãn hàng nhắc đến để đảm bảo độ tin cậy chất lượng của sản phẩm. Vậy FDA là gì? Chứng nhận FDA được cấp dựa trên những tiêu chuẩn gì và đem lại lợi ích gì đối với người tiêu dùng? Hãy cùng Lacco tìm hiểu chi tiết về chứng nhận FDA là gì và những tiêu chuẩn FDA trong nội dung dưới đây. 1. FDA là gì? FDA là viết tắt của Food And Drug Administration, có nghĩa là Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ - Là cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Hoa Kỳ, thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ có trụ sở tại Washington DC, Hoa Kỳ. Tổ chức FDA được thành lập vào tháng 6/1906, là tiền thân của Cơ quan Thực phẩm, Thuốc và Thuốc trừ sâu (gọi tắt là USDA) về sau được rút gọn là Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (hay còn gọi là FDA). FDA cũng là tổ chức thực thi các quy định khác của pháp luật Hoa Kỳ, đặc biệt là Mục 361 của Đạo luật Dịch vụ Y tế công cộng và các quy định kèm theo. Hệ Thống cơ quan FDA có hơn 223 văn phòng và 13 phòng thí nghiệm tại Hoa Kỳ, Đảo Virgin và Puerto Rico. Đặc biệt từ năm 2008, FDA đã mở thêm văn phòng tại các nước như Anh, Bỉ, Trung Quốc, Costa Rica, Ấn Độ, ... 2. Hoạt động chính của FDA FDA là cơ quan đại diện và chịu trách nhiệm chính liên quan đến việc thúc đẩy cũng như bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Chịu trách nhiệm ban hành các quy định, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm và dược phẩm tại quốc gia của mình. Sản phẩm được FDA quy định về chất lượng bao gồm: thực phẩm, thực phẩm chức năng, dược phẩm theo toa hoặc không theo toa, vắc xin, thiết bị y tế, truyền máu, thuốc lá, sản phẩm bổ sung chế độ ăn uống, thiết bị phát bức xạ điện từ và các sản phẩm liên quan đến thú y. Các doanh nghiệp sản xuất không nằm tại thị trường Mỹ bắt buộc phải đăng ký và phải được cấp giấy chứng nhận FDA Hoa Kỳ. Website chính thức của FDA sẽ cập nhật đầy đủ các thông tin về nhà sản xuất, thương mại, nhập khẩu để các doanh nghiệp thuận tiện tra cứu thông tin. 3. Chứng nhận FDA là gì? Chứng nhận FDA được hiểu là một loại chứng nhận/Chứng chỉ quan trọng đội với các cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp muốn vận chuyển hoặc lưu thông các sản phẩm vào thị trường Hoa Kỳ. Chứng nhận FDA được xem là giấy thông quan để hàng hóa được nhập khẩu vào Hoa Kỳ…. Đối với những sản phẩm được pháp luật Hoa Kỳ quy định bắt buộc phải có giấy chứng nhận trên, doanh nghiệp cần lưu ý tuân thủ nghiêm ngặt để tránh các vi phạm và bị xử phạt. FDA chịu trách nhiệm về việc bảo vệ và thúc đẩy sức khỏe cộng đồng qua hệ thống quy định và giám sát với các sản phẩm như: Thực phẩm, Dược phẩm, Truyền máu, Thiết bị y tế, Thuốc lá, Vắc xin, Dược sinh học, Thú y, Bức xạ điện từ… 4. Tiêu chuẩn FDA là gì? Gồm những điều kiện nào? Tiêu chuẩn FDA bao gồm những quy định được FDA đưa ra nhằm giám sát mức độ an toàn và chất lượng của các sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của tổ chức này. Cụ thể tiêu chuẩn gồm những gì? Tiêu chuẩn FDA với Thực phẩm và Đồ uống Đối với các sản phẩm là đồ uống và thực phẩm, FDA Hoa Kỳ đặt ra những yêu cầu buộc phải tuân thủ gồm: Đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của FDA Thực hiện tuân thủ tiêu chuẩn HACCP của Hải Sản và Nước Hoa Quả Hàm lượng axit trong giới hạn đối với các thực phẩm đóng hộp Tất cả thành phần trong sản phẩm phải được đánh giá và gửi thông báo đến cơ quan FDA Với sản phẩm thuốc trừ sâu cần phải xác định sai số trong mức cho phép của EPA và FDA. Đảm bảo các chứng nhận màu sắc theo yêu cầu cần thiết của FDA. Cần phải tìm hiểu các yêu cầu từ tiêu chuẩn cGMP (Current Good Manufacturing Practice) Mọi sản phẩm cần phải có nhãn mác đầy đủ. Nhãn mác cần có đủ thông tin về thành phần và công dụng của sản phẩm. Tiêu chuẩn FDA với Thuốc và Thực phẩm chức năng Đối với các sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng, đều là những sản phẩm bảo vệ và chăm sóc sức khỏe con người. Do đó, để được cấp chứng nhận FDA, sản phẩm phải đạt được các yêu cầu: Giấy đăng ký tại Cơ Sở Sản Xuất Tuân thủ các quy định từ tiêu chuẩn GMP Các thông tin về cấu trúc và công dụng của sản phẩm cần được trình báo cho FDA Sản phẩm phải có nhãn và mác ghi đầy đủ các thông tin chi tiết về sản phẩm. Tiêu chuẩn FDA với Thiết bị phát xạ điện từ Để nhận được chứng chỉ FDA, thì nhà sản xuất cần phải đảm bảo cho các sản phẩm thiết bị phát xạ điện từ đặt được các yêu cầu: Được cấp mã số gia nhập từ cơ quan FDA. Đảm bảo tuân thủ các báo cáo sản phẩm điện tử đầy đủ của Cục FDA. Cung cấp và báo cáo các tiêu chuẩn hiệu quả và yêu cầu chứng thực cho FDA 5. Hàng hóa được miễn trừ đăng ký FDA FDA cũng đưa ra những trường hợp hàng hóa đặc biệt không cần xin chứng nhận FDA mà vẫn có thể nhập khẩu vào thị trường Mỹ như: Thực phẩm được làm ra bởi cá nhân Hàng hóa được gửi đi Mỹ dưới dạng quà tặng cá nhân Hàng cá nhân gửi tới cá nhân theo hình thức phi mậu dịch Mẫu thực phẩm phi tiêu thụ có giá dưới 200USD. Đây là những món hàng bạn cần chứng minh nó là hàng mẫu, gửi đến các cơ sở sản xuất thực phẩm hoặc phòng thí nghiệm. Du khách mua các sản phẩm thực phẩm, thuốc,... ở nước ngoài và gửi hàng vào địa chỉ của bản thân họ tại Mỹ. Thực phẩm chứa trong túi ngoại giao, quân sự, chính phủ… sẽ không yêu cầu phải có chứng nhận FDA. 6. Những mặt hàng cần chứng nhận FDA Hoa Kỳ Tất cả những mặt hàng thuộc FDA quản lý đều phải tuân thủ những quy định khắt khe của tổ chức này nếu muốn có được giấy chứng nhận FDA. Theo đóm các sản phẩm yêu cầu phải có Giấy chứng nhận FDA gồm: STT Sản phẩm Tiêu chuẩn FDA 1 Thực phẩm, đồ uống (thuốc lá, kẹo, mứt, ….) Tuân thủ FDA; Tiêu chuẩn HACCP về Hải sản và Nước Hoa Quả; Thực phẩm đóng hộp có Hàm lượng Axit thấp ( lưu ý đối với đối tượng đăng ký là thực phẩm đóng hộp, đóng lon có chất lỏng, chất sệt phải đăng ký thêm FCE); Tuân Thủ: Các Yêu Cầu Về Gắn Nhãn Mác Sản Phẩm 2 Thực phẩm chức năng, thuốc và các loại dược phẩm chức năng (vaccine, sản phẩm liên quan đến Thú y,…) Tuân Thủ: Các Yêu Cầu Về Gắn Nhãn Mác Sản Phẩm Độ an toàn: Chi tiết các thành phần Đăng ký Cơ Sở Sản Xuất và Tuân Thủ Quy Định cGMP Các thông tin sản phẩm về Cấu Trúc, Chức Năng. Trình Các Thông Báo đến Cục FDA 3 Mỹ phẩm/Dược phẩm làm đẹp Tuân Thủ: Các Yêu Cầu Về Gắn Nhãn Mác Sản Phẩm Độ an toàn: Các đánh giá thành phần 4 Các thiết bị phát điện tử, điện từ, phóng xạ (thiết bị y tế, truyền máu,…) Phát triển Các Tiêu Chuẩn Hiệu Quả Hoạt Động, Các Yêu Cầu Chứng Thực & Báo Cáo của FDA; Tuân theo báo cáo sản phẩm điện tử của FDA; Xin Mã Số Gia Nhập FDA Mỗi sản phẩm đều phải thực hiện theo đúng các quy định và yêu cầu cụ thể của FDA. Nên trước khi thực hiện xuất khẩu, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ các tiêu chuẩn nhập khẩu hàng hóa của Mỹ. Về tiêu chuẩn áp dụng cho các mặt hàng, các bạn có thể tìm hiểu tại website của FDA. Trên đây là những thông tin chi tiết về FDA và chứng nhận FDA, quý khách có nhu cầu cần xin chứng nhận FDA và các thủ tục hải quan để xuất khẩu hàng đi Mỹ, hãy liên hệ ngay với công ty Lacco để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Chi tiết liên hệ: - Email: info@lacco.com.vn - Hotline: 0906 23 55 99 - Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Phí AMS là một loại phí rất đặc biệt trong xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản cũng được nhắc đến rất nhiều về loại phí này. Vậy cụ thể AMS trong logistics là gì? mức đóng là bao nhiêu và loại phí này nhằm mục đích gì? 1. Phí AMS là gì? Phí AMS là thủ tục hải quan được Mỹ đề ra vào năm 2003, yêu cầu tất cả container chở hàng khi xuất khẩu vào Mỹ đều phải được báo trước, nhận biết sơ lược trước khi cập cảng. AMS là từ viết tắt của Automated Manifest System. Phí AMS là loại phí do các hãng tàu đặt ra và thu booking party – forwarder. AMS là loại phí được áp dụng cho tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Đây cũng là một loại thủ tục mà hải quan Mỹ yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu phải khai báo nếu muốn đưa hàng hóa đó vào đất nước Mỹ. Hãng tàu sẽ đặt ra phí AMS và thu booking party - forwarder. Do đó, hãng tàu cũng sẽ là đơn vị phải thực hiện thủ tục khai báo cho lô hàng, còn bên bị thu phí là bên xuất khẩu hàng hóa. Nói cách khác, các hãng tàu hay hãng hàng không sẽ thu phí AMS từ bên xuất khẩu và coi như đây là phí dịch vụ khai báo AMS thay cho bên xuất khẩu. Trong trường hợp này thì các đơn vị vận chuyển hàng hóa sẽ khai cho Master bill of lading. Hàng hóa xuất khẩu đi Mỹ phải làm thủ tục AMS theo quy tắc 24 tiếng. Tức là, sau khi đơn vị xuất khẩu đóng phí AMS cho hãng tàu hoặc Agent thì họ sẽ phải thực hiện khai báo AMS cho lô hàng với cơ quan hải quan Mỹ trước 24h khi tàu mẹ khởi hành. Với những lô hàng bị nghi ngờ liên quan đến khủng bố hoặc người gửi, người nhận thuộc danh sách đen sẽ bị yêu cầu “không được load” trong vòng 24 giờ kể từ khi thực hiện thủ tục AMS trên hệ thống. Thông thường, tỷ lệ nhận về yêu cầu này thực tế chỉ dưới 1%. Nhưng tại sao hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản,... cũng đóng phí AMS? Trên thực tế, khi xuất khẩu hàng đi Trung Quốc, thì đơn vị xuất khẩu phải trả phí AFS, còn Nhật Bản là AFR. Về bản chất loại phí này giống với AMS nên thường được gọi chung là AMS cho dễ nhớ. 2. Tại sao bạn cần phải làm thủ tục AMS? Sau sự kiện khủng bố kinh hoàng ngày 11/9/2003, Mỹ đã siết chặt an ninh trên mọi khía cạnh. Tất cả các container hàng hóa nhập cảnh vào Mỹ bắt buộc phải được khai báo một cách rõ ràng và chính xác. Do đó, khai báo AMS nhằm mục đích phòng chống khủng bố và buôn lậu hàng hóa vào Mỹ. Quy định khai báo AMS ban hành từ năm 2004 bởi Customs and Border Protection Department of the US. Thủ tục AMS sẽ áp dụng cho các hình thức vận chuyển là đường biển và đường hàng không. 3. Mức thu phí AMS là bao nhiêu? Phí AMS là loại phí đặc biệt, sẽ không thu theo trọng lượng hay số lượng vận chuyển. Thay vào đó, toàn bộ hàng hóa vận chuyển sẽ được tính theo 1 Bill of Lading thì mức thu vẫn chỉ là 30 – 40 USD. Do đó, khi xuất khẩu, người gửi thường phải trả AMS fee ở mức là 30 – 40USD/lô hàng hay 30 – 40 USD/Bill. Những đối tượng cần khai báo phí AMS gồm các hãng tàu, hãng hàng không vận chuyển hàng hóa. Master Bill và các Forwarder hoặc booking agent sẽ thực hiện khai báo làm thủ tục khai báo AMS cho cho House Bill. Trên đây là những thông tin chi tiết về phí AMS và AMS trong logistics là gì. Hy vọng với những giải đáp và thông tin Lacco vừa cung cấp trên đây sẽ giúp các bạn nắm được chi tiết hơn về các thủ tục và phí trong vận chuyển và xuất khẩu hàng hóa. Để tìm hiểu thêm các thông tin về phí, thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa quốc tế, các bạn hãy liên hệ ngay đến công ty Lacco để được tư vấn cụ thể hơn. Chi tiết liên hệ: - Email: info@lacco.com.vn - Hotline: 0906 23 55 99 - Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
ETC là danh từ khá quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. ETC trong xuất nhập khẩu là gì? nó có ý nghĩa như thế nào? 1. ETC trong xuất nhập khẩu là gì? Trong xuất nhập khẩu, ETC là từ viết tắt: Estimated Time of Completion là thời gian hoàn thành dự kiến. Tức là khi nhắc đến ETC là nói đến khoảng thời gian dự kiến hoàn thành công việc hay công đoạn nào đó trong chuỗi cung ứng của quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế. Thông qua ETC,các bên có liên quan sẽ nắm được thông tin về tình hình của lô hàng để có những kế hoạch phù hợp với tình trạng hiện tại. Từ đây, dựa vào ETC có thể tính được các công việc tiếp theo để công việc diễn ra thuận lợi, suôn sẻ, không gây ảnh hưởng đến hoạt động cũng như nguồn tài chính, nhân sự phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu, cung ứng hàng hóa. 2. Các loại ETC trong xuất nhập khẩu Mỗi công đoạn thực hiện trong suốt chuỗi cung ứng, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ cần một khoảng thời gian thực hiện nhất định. Do đó, ETC được phân ra thành các loại như sau: Quản lý bán hàng và thương mại: Hoạt động chủ yếu là trao đổi, mua bán và vận chuyển hàng giao cho khách. Như vậy, thời gian ETC sẽ chủ yếu xuất hiện trong việc giao hàng. Thông thường, nếu mua sắm trực tiếp thì thời gian giao hàng sẽ được diễn ra luôn. Nhưng đối với những trường hợp mua sắm online thì thời gian ước tính sẽ nằm trong khoảng từ 1 - 2 ngày hoặc 3-5 ngày,... Hoạt động mua sắm: Thời gian để người bán chuẩn bị sản phẩm hoàn thiện, cung cấp cho người mua. Tại đây, bên mua có thể nắm được thông tin về thời gian nhận sản phẩm cần mua. Trong việc quản lý bán hàng và thương mại: Yếu tố quyết định về thời gian hoàn thành của giai đoạn này là khoảng cách địa lý. Thời gian giao động trong khoảng từ 1-5 ngày để hàng hóa đến được tay khách hàng. Trong sản xuất hàng hóa: Thời gian hoàn thành trong sản xuất là các thông số dữ liệu, yêu cầu phải có tính chính xác cao. Do đó, ETC sẽ giúp các doanh nghiệp tính toán được từng thời điểm diễn ra các hoạt động cho sản phẩm như ra mắt, vòng đời, các đánh giá khách quan tại thị trường tại thời điểm đó. Từ đây doanh nghiệp có thể đưa ra được các chiến lược kinh doanh hợp lý hơn. Hậu cần và phân phối: Thời gian hoàn thành của chuỗi cung ứng hậu cần và phân phối luôn được chú trọng. ETC giúp chuỗi cung ứng được hoạt động hiệu quả và chính xác hơn. Thông qua đó, các bên đối tác có thể nắm được khoảng thời gian các sản phẩm có thể đến tay người tiêu dùng hoặc các đại lý phân phối sản phẩm. Nên ETC giúp doanh nghiệp dễ dàng đưa ra được phương án kinh doanh và vận hành tốt nhất. 3. Có thể tối ưu hóa thời gian dự kiến hoàn thành được không? Thời gian dự kiến hoàn thành nhanh chóng sẽ giúp tiết kiệm được khá nhiều khoản chi phí cũng như đảm bảo chính xác cho các kế hoạch hoạt động của đơn vị. Để tối ưu thời gian dự kiến, các bạn có thể thực hiện các giải pháp sau: - Tính toán, đo lường chính xác các khoảng thời gian cung cấp Để đảm bảo đo lường chính xác được khoảng thời gian cung cấp hàng hóa, người thực hiện cần làm chi tiết từ những công việc phải thực hiện, thứ tự quy trình thực hiện, mỗi công đoạn được chia thành các mục nhỏ để phân tích chính xác, đưa ra được thời gian hoàn thành dự kiến chính xác nhất. - Tìm hiểu và phân tích quá trình một cách chi tiết Đây là bước quan trọng nhất giúp bạn xác định được thời gian dự kiến hoàn thành. Người thực hiện sẽ nghiên cứu chuyên sâu, tìm hiểu chính xác về từng công đoạn theo các quá trình, diễn biến thực hiện. Sau đó tính toán và xác định khoảng thời gian hoàn thành của từng yếu tố. Bên cạnh đó, các bạn cũng nên tính thêm thời gian phát sinh nếu xảy ra sự cố bất ngờ khi thực hiện. Đây là công đoạn để đưa ra kết quả dự kiến hoàn thành của cả một chuỗi cung ứng trong xuất nhập khẩu. Do đó, đây được xem là giai đoạn vô cùng quan trọng. Đòi hỏi người thực hiện phải hết sức cẩn thận và tỉ mỉ trong từng bước xác định thời gian của các quá trình trong công đoạn đó. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu quá trình này cần lưu ý chi tiết về những biến động có thể xảy ra và gây ảnh hưởng tới thời gian dự kiến. 4. Tầm quan trọng của ETC trong xuất nhập khẩu Trong một số đơn vị doanh nghiệp hoặc cá nhân thường không quá chú ý đến vai trò của ETC trong quá trình xuất nhập khẩu. Nhưng trong thực tế, ETC lại giữ vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của chuỗi cung ứng xuất nhập khẩu. Chủ động theo dõi quy trình thực hiện của đơn hàng. Từ đó đưa ra được phương án tối ưu cho các hoạt động khác của tổ chức được thực hiện xuyên suốt. Các công đoạn, kế hoạch thực hiện các công việc được rõ ràng, tránh trùng lặp gây ảnh hưởng đến tiến độ và các nguồn lực khác. Xác định đúng thời gian dự kiến hoàn thành cũng giúp doanh nghiệp tạo thêm niềm tin đối với khách hàng về tiến độ, chất lượng và nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Việc đúng thời điểm giao hẹn sẽ giúp cả hai bên đạt được những thỏa thuận dễ hơn và tăng được mối quan hệ bền và hợp tác lâu dài. Trên đây là những chia sẻ chi tiết về ETC - thời gian hoàn thành dự kiến trong logistics. Nếu quý vị có những thông tin thắc mắc về thủ tục hải quan và các vấn đề về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, hãy liên hệ đến công ty Lacco để được đội ngũ chuyên viên và chuyên gia hỗ trợ chi tiết, cụ thể. Chi tiết liên hệ: - Email: info@lacco.com.vn - Hotline: 0906 23 55 99 - Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm