Preloader Close

Tìm kiếm

Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) và Tổ chức Liên minh Doanh nghiệp thế giới về an toàn thương mại (WBO) vừa công bố một tuyên bố chung khẳng định cam kết của hai tổ chức trong việc tăng cường an ninh chuỗi cung ứng. Contents Các biện pháp tăng cường chuỗi an ninh cung ứng. 1 Liên minh CBP và WBO tạo chân chơi mới cho doanh nghiệp và bảo vệ người tiêu dùng. 1 Doanh nghiệp cần nắm chặt cơ hội từ phương pháp an ninh chuỗi cung ứng. 2 Các biện pháp tăng cường chuỗi an ninh cung ứng Trong tuyên bố chung, CBP và WBO khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác để thực hiện một kế hoạch hành động gồm chín điểm, trong đó tập trung vào những biện pháp chính như: Tăng cường chia sẻ thông tin; Đào tạo chung và tiếp cận cộng đồng về an ninh chuỗi cung ứng; Công nhận Đối tác Thương mại- Hải quan về chống khủng bố (C-TPAT) dành cho các đối tác tham gia chuỗi cung ứng được WBO chứng nhận và đã hoàn thành quy trình xác nhận của CBP; và thành lập các ủy ban công- tư mới để giám sát các nỗ lực đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng và an ninh hàng hải/ cảng biển. Liên minh CBP và WBO tạo chân chơi mới cho doanh nghiệp và bảo vệ người tiêu dùng Phó Cao uỷ CBP, ông Robert E. Perez cho biết, trong một phần tư thế kỷ qua, CBP và WBO đã làm việc cùng nhau để đảm bảo vận hành thuận lợi chuỗi cung ứng toàn cầu đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại hợp pháp. Tuyên bố chung mới đây của của hai tổ chức sẽ đưa mối quan hệ đối tác đó lên cấp độ mới, cao hơn, giúp tăng cường hơn nữa nỗ lực chung trong việc đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng, thúc đẩy một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp hợp pháp và bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của người tiêu dùng. Về phần mình, ông Fermin Cuza, Chủ tịch Quốc tế của WBO, khẳng định tổ chức này tự hào với việc chương trình BASC đã tạo nên liên minh Doanh nghiệp- Hải quan đầu tiên tập trung vào an ninh chuỗi cung ứng. WBO tin rằng tuyên bố chung sẽ giúp thể chế hóa mối quan hệ hợp tác trong 25 năm qua và mở rộng các nỗ lực hợp tác trên phạm vi quốc tế ra ngoài khu vực châu Mỹ Latinh- Caribe để đối phó hiệu quả những mối đe dọa mới đối với chuỗi cung ứng toàn cầu. Quy mô và mức độ phức tạp ngày càng tăng của các chuỗi cung ứng toàn cầu đặt ra nhiều thách thức cho các cơ quan Hải quan và cộng đồng thương mại. CBP và WBO nhận thức rằng sự hợp tác mạnh mẽ giữa khu vực công và tư nhân là rất cần thiết để thúc đẩy chuỗi cung ứng toàn cầu chống lại các mối đe dọa đã và đang có, như buôn bán ma tuý, hàng giả và sử dụng công nghệ vào những mục đích bất hợp pháp. Doanh nghiệp cần nắm chặt cơ hội từ phương pháp an ninh chuỗi cung ứng Trong thời gian qua, CBP hợp tác chặt chẽ với WBO và các đối tác doanh nghiệp thực hiện phương pháp tiếp cận đa lớp đối với an ninh chuỗi cung ứng. Phương pháp tiếp cận đó cũng bao gồm chương trình C-TPAT, một nền tảng quan hệ đối tác công- tư tự nguyện. Thông qua đó, các thành viên của cộng đồng thương mại hợp tác với CBP để bảo vệ chuỗi cung ứng, xác định các lỗ hổng bảo mật và thực hiện các biện pháp an ninh cụ thể tốt nhất. Bằng cách đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về bảo mật chuỗi cung ứng, các thành viên tham gia C-TPAT được hưởng lợi ích bao gồm giảm thiểu rủi ro và thời gian chờ đợi tại biên giới Hoa Kỳ. Kể từ khi thành lập vào năm 2001, C-TPAT đã phát triển với hơn 11.400 đối tác được chứng nhận trong cộng đồng thương mại.
Xem thêm
1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5P là 5 cấp độ vô cùng quan trọng trong logistics, nó còn ảnh hưởng đến rất nhiều yếu tố trong quá trình xây dựng chi phí vận chuyển hàng hóa. Nhưng cụ thể 1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5PL được phân biệt như thế nào? cấp độ nào phù hợp với các sản phẩm hàng hóa và doanh nghiệp của bạn cần? Mục lục 1PL (First Party Logistics hay Logistics tự cấp) 1 2PL (Second Party Logistics hay Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai) 1 3PL (Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba hay logistics theo hợp đồng) 1 4PL (Cung cấp dịch vụ logistics thứ tư hay logistics chuỗi phân phối, hay nhà cung cấp logistics chủ đạo-LPL) 1 5PL (Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ năm ) 2 1PL (First Party Logistics hay Logistics tự cấp) Là những người sở hữu hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động Logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Các công ty này có thể sở hữu phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác bao gồm cả con người để thực hiện các hoạt động logistics. 2PL (Second Party Logistics hay Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai) Đây là một chuỗi những người cung cấp dịch vụ cho hoạt động đơn lẻ cho chuỗi hoạt động logistics nhằm đáp ứng nhu cầu của chủ hàng nhưng chưa tích hợp với hoạt động logistics (chỉ đảm nhận một khâu trong chuỗi logistics).2PL là việc quản lý các hoạt động truyền thống như vận tải, kho vận, thủ tục hải quan, thanh toán,…. 3PL (Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba hay logistics theo hợp đồng) Là người thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận như: thay mặt cho người gửi hàng thực hiện thủ tục XK, cung cấp chứng từ giao nhận-vận tải và vận chuyển nội địa hoặc thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thông quan hàng hóa và đưa hàng đến điểm đến quy định,…3PL bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hoá, xử lý thông tin,…. có tính tích hợp vào dây chuyền cung ứng của khách hàng.3PL là các hoạt động do một công ty cung cấp dịch vụ logistics thực hiện trên danh nghĩa của khách hàng dựa trên các hợp đồng có hiệu lực tối thiểu là một năm hoặc các yêu cầu bất thường. Sử dụng 3PL là việc thuê các công ty bên ngoài để thực hiện các hoạt động logistics, có thể là toàn bộ quá trình quản lý logistics hoặc chỉ là một số hoạt động có chọn lọc. Các công ty sử dụng 3PL và nhà cung cấp dịch vụ logistics có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm thực chia sẻ thông tin, rủi ro, và các lợi ích theo một hợp đồng dài hạn. 4PL (Cung cấp dịch vụ logistics thứ tư hay logistics chuỗi phân phối, hay nhà cung cấp logistics chủ đạo-LPL) Đây là người hợp nhất, gắn kết các nguồn lực, tiềm năng và cơ sở vật chất kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics 4PL là việc quản lý và thực hiện các hoạt động logistics phức tạp như quản lý nguồn lực, trung tâm điều phối kiểm soát, các chức năng kiến trúc và tích hợp các hoạt động logistics. 4PL có liên quan với 3PL và được phát triển trên nền tảng của 3PL nhưng bao gồm lĩnh vực hoạt động rộng hơn, gồm cả các hoạt động của 3PL, các dịch vụ công nghệ thông tin, và quản lý các tiến trình kinh doanh. 4PL được coi như một điểm liên lạc duy nhất, là nơi thực hiện việc quản lý, tổng hợp tất cả các nguồn lực và giám sát các chức năng 3PL trong suốt chuỗi phân phối nhằm vươn tới thị trường toàn cầu, lợi thế chiến lược và các mối quan hệ lâu bền. 5PL (Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ năm ) 5PL là loại dịch vụ thị trường thương mại điện tử, bao gồm các 3PL và 4PL quản lý tất cả các bên liên quan trong chuỗi phân phối trên nền tảng thương mại điện tử. Chìa khóa thành công của các nhà cung cấp dịch vụ logistics thứ năm là các hệ thống (Hệ thống quản lý đơn hàng (OMS), Hệ thống quản lý kho hàng (WMS) và Hệ thống quản lý vận tải (TMS). Cả ba hệ thống này có liên quan chặt chẽ với nhau trong một hệ thống thống nhất và công nghệ thông tin. Hoặc, hãy liên hệ ngay cho Lacco để được hỗ trợ chi tiết về các dịch vụ logistics, hãy liên hệ trực tiếp đến HOTLINE 0906 23 55 99 hoặc Email: info@lacco.com.vn để được hỗ trợ tư vấn từ A - Z nhé.
Xem thêm
Căn cứ vào nhu cầu thực tế về tình hình xuất nhập khẩu trong thời gian gần đây, Tổng cục Hải quan vừa có văn bản hướng dẫn các cục hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra thực tế đối với hàng hóa nhập khẩu có điều kiện bảo quản đặc biệt. Kiểm tra thực tế hàng hóa nhập khẩu cần bảo quản đặc biệt như nào? Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 29 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 18 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018) của Bộ Tài chính để chỉ đạo các chi cục hải quan và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện. Hướng dẫn của Tổng cục Hải quan thay thế công văn hướng dẫn số 3329/TCHQ-GSQL ngày 2/7/2021. Trước đó, Tổng cục Hải quan nhận được nhiều kiến nghị về việc kiểm tra thực tế hàng hóa của một số doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng có điều kiện bảo quản đặc biệt như: tân dược, sinh phẩm, vắc xin là những sản phẩm nhạy cảm với nhiệt độ môi trường cần được bảo quản trong tình trạng đặc biệt nghiêm ngặt ở nhiệt độ thấp… Để tạo điều kiện trong việc giải quyết thủ tục hải quan cho doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn các cục hải quan thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu có yêu cầu bảo quản đặc biệt, không thể thực hiện kiểm tra thực tế tại địa điểm kiểm tra của cơ quan Hải quan.
Xem thêm
DEM, DET, Storage là gì? Đây là 3 loại phí lưu container được sử dụng rất phổ biến trong logistics. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều người còn nhầm lẫn các loại phí này dẫn đến những sai lầm trong quá trình tính phí. Vậy làm như thế nào để dễ dàng phân biệt được các loại phí DEM, DET, STORAGE? Contents 1. DEM là gì?. 1 Đối với hàng nhập: 1 Đối với hàng xuất: 1 2. DET là gì?. 1 Kết luận 1. DEM là gì? DEM (demurrage charge) là phí lưu container tại bãi của cảng do hãng tàu thu. Bản chất của DEM là cảng sẽ tiến hành thu phí của hãng tàu. Sau đó, hãng tàu sẽ thu lại từ khách hàng và đóng lại cho cảng theo thỏa thuận riêng. Phí DEM được tính trên mỗi đơn vị container. Tham khảo:Các thuật ngữ Incoterms 2020 cần biết (Chi tiết) Theo quy định và chính sách ưu đãi của các hãng tàu về thời gian lưu container miễn phí tại bãi. Như vậy chi phí DEM của từng nơi lại khác nhau, không có mức giá cố định. Cụ thể, theo quy định, các hãng tàu sẽ cho doanh nghiệp lưu hàng miễn phí DEM trong thời gian khác nhau cho từng loại hàng: Đối với hàng nhập: Thời gian miễn phí DEM là khoảng 1-7 ngày đối với container khô, 1-3 ngày đối với container lạnh. Phí DEM được tính kể từ ngày quá hạn đến ngày bạn lấy hàng và sau đó sẽ được tính chi phái bằng vị là tiền/ ngày/ container (tùy thuộc vào chủng loại, kích thước của container). Đối với hàng xuất: Thời gian miễn phí DEM là khoảng 1-7 ngày đối với container khô, 1-3 ngày đối với container lạnh. Bạn sẽ hoàn toàn được miễn phí DEM trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên, trừ trường hợp hàng bị rơi do thanh lý hải quan chậm hoặc gặp phải 1 số lý do khiến hàng phải đi chuyển sau nếu không hàng xuất thường sẽ không phải đóng phí DEM. Thao khảo thêm:Tổng hợp các loại chi phí vận tải đường biển 2. DET là gì? DET (detention charge) là phí lưu container tại kho được đóng cho hãng tàu. Các hãng tàu cũng có chính sách miễn phí lưu container trong khoảng thời gian (cụ thể sẽ tùy theo chính sách của mỗi hãng tàu). Phí DET được tính theo ngày và tùy thuộc vào chủng loại, kích thước của container. Storage Charge là phí lưu container tại cảng mà khách hàng đóng trực tiếp cho cảng (không thông qua hãng tàu). Thực chất, phí Storage được tách ra từ phí DEM nên có rất nhiều người nhầm lẫn về loại phí này. Nhưng khoản phí này chỉ phải đóng phí thời gian miễn phí thuê bến cảng và kho bãi chưa container đã hết. Chủ lô hàng buộc phải thanh toán phí thuê kho bãi để lưu container trực tiếp cho cảng, phí này được gọi là storage charge. Kết luận Phí DEM, DET, Storage Charge là 3 loại phí hoàn toàn khác nhau, cần được thanh toán tại cảng xếp hàng và cảng dỡ hàng. Đồng thời áp dụng cho tất cả các loại hàng hóa bao gồm hàng container hoặc hàng lẻ (hàng FCL và LCL). Bạn nên biết:Phân loại container – Quy trình gửi hàng FCL và LCL Phí DEM là thời gian lưu container tại bãi của cảng, phí DET là thời gian bạn được mượn container về kho. Cả 2 loại phí này bạn đóng trực tiếp cho hãng tàu. Storage Charge là phí lưu container tại bãi của cảng và đóng trực tiếp cho cảng. Với những chia sẻ chi tiết về khái niệm về DEM, DET, Storage là gì mà LACCO vừa chia sẻ với các bạn. Chắc hẳn quý khách đã hiểu được phần nào chi phí mà mình cần phải thanh toán khi lưu đậu container tại bến cảng rồi đúng không. Nắm được kiến thức này, doanh nghiệp có thể lên kế hoạch cẩn thận để giảm thiểu chi phí không cần thiết để nâng cao giá trị cạnh tranh cho doanh nghiệp. Ngoài các loại chi phí về DEM, DET, Storage thì trước khi vận chuyển hàng hóa, chúng ta cũng cần tìm hiểu cẩn thận các thông tin về chuyến hàng như: chuẩn bị bộ chứng từ kỹ, nắm rõ các quy trình khai hải quan điện tử, trước khi đặt booking nên hỏi trước những thời hạn này cho từng loại phí… Để nắm được những thông tin này, các bạn có thể liên hệ đến công ty CP giao nhận vận tải quốc tế Lacco để được hỗ trợ. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Ngày nay, với nhu cầu kết nối giao thương trên toàn thế giới, hoạt động logistics đóng vai trò vô cùng quan trọng cho hoạt động xuất – nhập khẩu phát triển thuận lợi. Bên cạnh đó, căn cứ vào nhu cầu phát triển cũng như các quy tắc giao thương tại các hiệp định liên kết kinh tế. Kiến thức về logistics không ngừng được cập nhập mỗi ngày. Do đó, nắm vững được kiến thức cũng như thông tin Logistics là một kỹ năng thiết yếu cho các bạn sinh viên tìm việc, các nhân viên đang công tác trong ngành, cũng như các nhà quản lý Logistics, muốn có được cái nhìn chính xác nhất về những gì đang xảy ra. Để tiếp cận nhanh nguồn tài nguyên kiến thức vô giá về Logistics thế giới, các bạn có thể tham khảo 5 blog Logistics Tiếng Anh sau đây: Contents 1. Logistics Online. 1 2. Inbound Logistics. 1 3. The Logistics of Logistics. 1 4. Logistics Management 1 5. Lean Logistics Blog. 1 1. Logistics Online Logistics Online là một nguồn tin tức về Logistics, Supply chain và Giải pháp vận chuyển. Các chủ đề xoay quanh về công nghệ, thị trường và giải pháp logistics luôn được chú trọng. Logistics Online còn có thêm một bản tin định kỳ giúp bạn đọc có thể cập nhật thông tin liên tục. Chú ý: Phải đăng ký (miễn phí) để xem được toàn bộ bài viết. 2. Inbound Logistics Inbound Logistics là một trang blog tập trung vào chủ đề Logistics đầu vào (việc vận chuyển, lưu trữ và lên kế hoạch hàng để đưa vào sử dụng, sản xuất trong công ty). Trang blog này cực kỳ hữu ích với danh sách các nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất trong ngành, các File ứng dụng và kho thông tin tiện lợi. 3. The Logistics of Logistics The Logistics of Logistics, được biên tập bởi Joe Lynch – một chuyên gia hang đầu trong ngành, trang blogs này viết về mọi chủ đề xung quang logistics, bao gồm công nghệ, các tin tức chuyên ngành, kiến thức … Trang Blogs được đánh giá cao bởi các bình luận sâu sắc từ Joe Lynch, thêm vào đó là các luận văn, webinars, cập nhật và sự kiện … 4. Logistics Management Logistics Management được phát triển từ một tạp chí hàng tháng dành cho các chuyên gia trong ngành Logistics. Kể từ lần đầu phát hành vào năm 1962, đến nay tạp chí Logistics Management đã trở thành một trang web hang đầu về tin tức Logistics. 5. Lean Logistics Blog The Lean Logistics Blog là một diễn đàn mở, tập trung vào các tranh luận xung quanh Logistics tinh gọn và các ứng dụng chuỗi cung ứng tốt nhất hiện nay. LeanCor, công ty đứng sau diễn đàn này hiện là một trong những nhà cung cấp dịch vụ Logistics hàng đầu, với mục tiêu “Cung cấp cải tiến trong vận hành và cải thiện tình hình tài chính cho doanh nghiệp.” Bên cạnh 5 Trang Blog Logistics Tiếng Anh Hay Nhất 2021 mà Công ty Lacco vừa đề cập, các bạn có thể thường xuyên truy cập vào website: Lacco.com.vn - Trang web tiếng việt thường xuyên cập nhật những thông tin quan trọng về hải quan, tình hình xuất nhập khẩu,… cùng những kiến thức Logistics cơ bản, giúp tất cả mọi người có cái nhìn sâu sắc và thực tiễn nhất về hoạt động vận chuyển và xuất nhập khẩu trong nước và trên thế giới.
Xem thêm
Vận tải đường biển hiện đang là hình thức được áp dụng chủ yếu dành cho các mặt hàng xuất nhập khẩu quốc tế. Hoặc giao thương tại một số cảng biển trong nước. Hình thức vận tải này được sử dụng rất phổ biến, tuy nhiên vấn đề mà hầu hết các doanh nghiệp xuất nhập khẩu quan tâm và lựa chọn đó là chi phí vận tải đường biển cao không? có những loại phí và phụ phí nào? Contents ► Hàng nhập. 1 ► Hàng xuất 1 ► Phí khác. 2 ► Hàng nhập 1. O/F (Ocean Freight) là chi phí vận tải đơn thuần từ cảng đi đến cảng đích hay còn được gọi là cước đường biển. 2. Phí THC (Terminal Handling Charge): Phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu… 3. Phí Handling (Handling fee) là phí để trả cho quá trình một Forwarder giao dịch với đại lý của họ ở nước ngoài để thỏa thuận về việc đại diện cho đại lý ở nước ngoài tại Việt Nam thực hiện một số công việc như khai báo manifest với cơ quan hải quan, phát hành B/L, D/O cũng như các giấy tờ liên quan… 4. Phí D/O (Delivery Order fee): Phí này gọi là phí lệnh giao hàng. Khi có một lô hàng nhập khẩu vào Việt Nam thì consignee phải đến Hãng tàu / Forwarder để lấy lệnh giao hàng, mang ra ngoài cảng xuất trình cho kho (hàng lẻ) / làm phiếu EIR (hàng container FCL) thì mới lấy được hàng. Các Hãng tàu / Forwarder issue một cái D/O và thế là họ thu phí D/O. 5. Phí CFS (Container Freight Station fee): Mỗi khi có một lô hàng lẻ xuất/nhập khẩu thì các công ty Consol/Forwarder phải dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hoặc ngược lại và họ thu phí CFS. 6. Phí CIC (Container Imbalance Charge) hay “Equipment Imbalance Surcharge”: là phụ phí mất cân đối vỏ container hay còn gọi là phí phụ trội hàng nhập. Có thể hiểu là phụ phí chuyển vỏ container rỗng. Đây là một loại phụ phí cước biển mà các hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu. 7. CCF (Cleaning Container Fee): là phí vệ sinh container mà người nhập khẩu phải trả cho hãng tàu để làm vệ sinh vỏ container rỗng sau khi người nhập khẩu sử dụng container để vận tải hàng và trả tại các deport. Tham khảo thêm:[CÔNG THỨC] Tính toán chi phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu ► Hàng xuất 1. O/F (Ocean Freight): chi phí vận tải đơn thuần từ cảng đi đến cảng đích hay còn được gọi là cước đường biển. 2. Phí THC (Terminal Handling Charge): Phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu… 3. Phí AMS (Advanced Manifest System fee): Phí này là bắt buộc do hải quan Mỹ, Canada và một số nước khác yêu cầu khai báo chi tiết hàng hóa trước khi hàng hóa này được xếp lên tàu để chở đến USA, Canada… 4. Phí B/L (Bill of Lading fee): Phí chứng từ (Documentation fee). Tương tự như phí D/O nhưng mỗi khi có một lô hàng xuất khẩu thì các Hãng tàu/Forwarder phải phát hàng một cái gọi là Bill of Lading. 5. Phí CFS (Container Freight Station fee): Mỗi khi có một lô hàng lẻ xuất/nhập khẩu thì các công ty Consol/Forwarder phải dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hoặc ngược lại và họ thu phí CFS. 6. Phí EBS (Emergency Bunker Surcharge): là phụ phí xăng dầu cho các tuyến hàng đi châu Á. Phụ phí này bù đắp chi phí “hao hụt” do sự biến động giá xăng dầu trên thế giới cho hãng tàu. Phí EBS là một loại phụ phí vận tải biển, phí EBS không phải phí được tính trong Local Charge. 7. ENS (Entry Summary Declaration): là phí khai Manifest tại cảng đến cho các lô hàng đi châu Âu (EU). Đây là phụ phí kê khai sơ lược hàng hóa nhập khẩu vào liên hiệp châu Âu nhằm đảm bảo tiêu chuẩn an ninh cho khu vực. 8. AMS (Automatic Manifest System): là phí khai báo hải quan tự động cho nước nhập khẩu (thường là Mỹ, Canada, Trung Quốc). Đây là phí khai báo chi tiết hàng hóa trước khi hàng hóa được xếp lên tàu để chở đến Mỹ. 9. AFR (Advance Filing Rules): là phí khai Manifest bằng điện tử cho hàng hóa nhập khẩu vào Nhật. ► Phí khác 1. PCS (Port Congestion Surcharge): là phụ phí tắc nghẽn cảng, phụ phí này áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra ùn tắc, có thể làm tàu bị chậm trễ, dẫn tới phát sinh chi phí liên quan cho chủ tàu (vì giá trị về mặt thời gian của cả con tàu là khá lớn). 2. PSS (Peak Season Surcharge): là phụ phí mùa cao điểm, phụ phí này thường được các hãng tàu áp dụng trong mùa cao điểm từ tháng tám đến tháng mười, khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận tải hàng hóa thành phẩm để chuẩn bị hàng cho mùa Giáng sinh và Ngày lễ tạ ơn tại thị trường Mỹ và châu Âu. 3. SCS (Suez Canal Surcharge): là phụ phí qua kênh đào Suez, phụ phí này áp dụng cho hàng hóa vận tải qua kênh đào Suez. 4. BAF (Bunker Adjustment Factor): là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu. Tương đương với thuật ngữ FAF (Fuel Adjustment Factor). 5. CAF (Currency Adjustment Factor): là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động tỷ giá ngoại tệ… 6. COD (Change of Destination): là phụ phí hãng tàu thu để bù đắp các chi phí phát sinh trong trường hợp chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích, chẳng hạn như: phí xếp dỡ, phí đảo chuyển, phí lưu container, vận tải đường bộ… 7. DDC (Destination Delivery Charge): Không giống như tên gọi thể hiện, phụ phí này không liên quan gì đến việc giao hàng thực tế cho người nhận hàng, mà thực chất chủ tàu thu phí này để bù đắp chi phí dỡ hàng khỏi tàu, sắp xếp container trong cảng (terminal) và phí ra vào cổng cảng. Việc thanh toán sẽ tùy thuộc vào thỏa thuận của người mua và người bán. 8. ISF (Import Security Kiling): là phí kê khai an ninh dành cho các nhà nhập khẩu tại Mỹ. Ngoài việc kê khai thông tin hải quan Mỹ tự động, tháng 1-2010 hải quan Mỹ và cơ quan bảo vệ biên giới Mỹ chính thức áp dụng thêm thủ tục kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu. 9. Phí GRI (General Rate Increase): Phụ phí của cước vận tải (chỉ xảy ra vào mùa hàng cao điểm). 10. Phí LSS (Low Sulfur Surcharge): Phụ phí giảm thải lưu huỳnh, áp dụng trong vận tải xuất nhập khẩu các tuyến vận tải đường biển. Trên đây là những chi phí vận tải đường biển mà các bên doanh nghiệp xuất - nhập khẩu cần phải thanh toán. Để nắm được nội dung hoặc cần được tìm hiểu, hỗ trợ về các loại chi phí vận tải logistics, các bạn có thể liên hệ trực tiếp với LACCO theo địa chỉ HOTLINE 0906 23 55 99 hoặc Email: info@lacco.com.vn để được tư vấn chi tiết.
Xem thêm