Nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng, bao gồm các loại dây chuyền công nghệ và các thiết bị sản xuất đã qua sử dụng là giải pháp tối ưu giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, các thiết bị này có thể gây ra các vấn đề về ô nhiễm môi trường và hệ thống dây chuyền sản xuất,... Do đó, thủ tục nhập khẩu dây chuyền sản xuất cũ khá phức tạp, đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về chất lượng theo quy định của hải quan.
Quy định về nhập khẩu máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng
Quy định về nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng được quy định chi tiết tại Điều 3, quyết định 18/2019/QĐ-TTg nhập khẩu máy móc dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng:
1. Máy móc, thiết bị là một kết cấu hoàn chỉnh, gồm các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận có liên kết với nhau để vận hành, chuyển động theo mục đích sử dụng được thiết kế.
2. Dây chuyền công nghệ là hệ thống các máy móc, thiết bị, công cụ, phương tiện được bố trí lắp đặt, kết nối liên hoàn tại một địa điểm nhất định theo sơ đồ, quy trình công nghệ đã thiết kế, bảo đảm vận hành đồng bộ để sản xuất.
3. Máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng là máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ sau khi xuất xưởng đã được lắp ráp và vận hành hoạt động.
Mục đích: Nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Đặc biệt nghiêm cấm đối các trường hợpnhập khẩu máy móc cũ, đã qua sử dụng vớimục đích kinh doanh.
Theo Điều 5, Quyết định 18/2019/QĐ-TTg quy định về việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng có quy định:
- Dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng phải đáp ứng được các tiêu chí sau:
1. Được sản xuất theo tiêu chuẩn:
a) Phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường;
b) Trường hợp không có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) liên quan đến dây chuyền công nghệ nhập khẩu, thì dây chuyền công nghệ phải được sản xuất theo tiêu chuẩn phù hợp với chỉ tiêu kỹ thuật của tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc gia của một trong các nước G7, Hàn Quốc về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
2. Công suất (tính theo số lượng sản phẩm được tạo ra bởi dây chuyền công nghệ trong một đơn vị thời gian) hoặc hiệu suất còn lại phải đạt từ 85% trở lên so với công suất hoặc hiệu suất thiết kế.
3. Mức tiêu hao nguyên, vật liệu, năng lượng không vượt quá 15% so với thiết kế.
4. Công nghệ của dây chuyền công nghệ không thuộc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao, Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao quy định tại Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ.
5. Công nghệ của dây chuyền công nghệ phải đang được sử dụng tại ít nhất 03 cơ sở sản xuất trong các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development - OECD).
Tham khảo:Dịch vụ vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu trong khu công nghiệp uy tín
Tiêu chí để được phép nhập khẩu máy móc cũ, đã qua sử dụng:
1. Tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm. Đối với máy móc, thiết bị thuộc một số lĩnh vực cụ thể, tuổi thiết bị được quy định chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này.
2. Được sản xuất theo tiêu chuẩn:
a) Phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường;
b) Trường hợp không có QCVN liên quan đến máy móc, thiết bị nhập khẩu, thì máy móc, thiết bị nhập khẩu phải được sản xuất phù hợp với chỉ tiêu kỹ thuật của tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc gia của một trong các nước G7, Hàn Quốc về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
- Các máy móc nhập khẩu không nằm trong danh mục các thiết bị lạc hậu, gây ảnh hưởng đến môi trường.
- Tính từ thời điểm sản xuất, thiết bị nhập khẩu không được vượt quá 10 năm
Lưu ý: Đối với máy móc, thiết bị phục vụ trong 1 số lĩnh vực cụ thể, tuổi thiết bị được quy định chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 18/2019/QĐ-TTg.
Tiêu chuẩn sản xuất của các thiết bị, máy móc, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng:
– Tiêu chí của các nước G7 hoặc Hàn Quốc: an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
– Phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
Đối với máy móc tháo rời:
Theo điều 7, điều 8 thông tư 14-2015 TT-BTC
+ Khai chi tiết bộ phận đi kèm vì có thể hải quan yêu cầu giám định đồng bộ.
+ Các loại máy về từng lô hàng khác nhau sẽ phải làm giám định đồng bộ
- Đối với các loại phụ kiện đi kèm theo máy móc, dây chuyền đi kèm nằm trong danh mục kiểm tra chất lượng nhà nước thì phải đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước riêng biệt.
Ví dụ: bình nén khí (TT 22/2018/TT-BLĐTBXH), hoặc kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu.
=>>> Tham khảo: O/F là gì? Các loại phí và phụ phí đường biển
Thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị đã qua sử dụng phục vụ sản xuất
Hồ sơ nhập khẩu
Căn cứ theo Điều 7, Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN quy định về việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng có quy định:
Các chứng từ và thông tin thực hiện khai báo tờ khai:
– Hợp đồng thương mại/ Commercial contact
– Hoá đơn thương mại/ Commercial Invoice
– Phiếu đóng gói/ Packing List
– Vận tải đơn/ Bill Of Lading
– Chứng nhận xuất xứ/ Certificate Of Origin
– Tài liệu kỹ thuật/ Catalogue
Lưu ý với tên hàng phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin
– Tên Tiếng Việt
– Nhãn hiệu và model
– Công suất
– Năm sản xuất (quan trọng)
– Nhà sản xuất
Chú ý:
+ Máy tháo rời: khai chi tiết các bộ phận đi kèm với máy chính
+ Hàng máy móc cũ chắc chắn luồng đỏ nên sẽ bị kiểm hóa
+ Thực hiện chuyển bãi để kiểm hóa trước vì vậy cần đăng ký chuyển bãi kiểm trước để tránh mất thời gian. (Áp dụng cảng Cát Lái).
Bạn nên biết:Hàng thuê, mượn của doanh nghiệp chế xuất không được miễn thuế nhập khẩu
Khi thực hiện kiểm hoá, hải quan sẽ kiểm tra kỹ các thông tin sau:
– Tên hàng, chủng loại, nhãn hiệu, model, nước sản xuất, năm sản xuất, …
– Các dấu hiệu đục sửa, tẩy xóa hoặc thay thế tem nhãn và ghi rõ kết quả kiểm tra.
– Nếu hàng hóa được cung cấp rõ thông tin thì phải ghi rõ “Qua kiểm tra không xác định được năm sản xuất, chất lượng, nước sản xuất….”
– Hoàn tất kiểm hóa nộp công văn xin mang hàng về bảo quản để chờ kết quả giám định.
Tham khảo: Quy trình giao nhận hàng FCL nhập khẩu của Công ty Lacco
Quy trình thực hiện giám định máy móc đã qua sử dụng:
Theo quy định nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam phải được thông qua giám định máy móc thiết bị đã qua sử dụng. 1 bộ hồ sơ giám định bao gồm:
– Hợp đồng thương mại/ Commercial contact
– Hoá đơn thương mại/ Commercial Invoice
– Phiếu đóng gói/ Packing List
– Vận tải đơn/ Bill Of Lading
– Tài liệu kỹ thuật/ Catalogue
– Tờ khai hải quan
– Giấy đăng ký giám định
Sau khi cung cấp đầy đủ hồ sơ cho bên giám định, đơn giám định máy móc cũ, đã qua sử dụng sẽ cử người xuống kho hàng/cảng để kiểm tra, xác minh các thông số. Thông thường sẽ kiểm hóa kết hợp cùng với giám định để tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể đem hàng về bảo quản trong khi chờ đợi chứng thư giám định. Nếu lô hàng đủ điều kiện thông quan, bên giám định sẽ cấp chứng thư giám định và nộp cho hải quan nhập khẩu.
Tham khảo:Vận chuyển hàng hóa khu công nghiệp bằng container
Trên thực tế, nhập khẩu máy móc dây chuyền và công nghệ đã qua sử dụng có thể gây ra nhiều hệ lụy. Do đó, thủ tục hải quan nhập khẩu mặt hàng này phức tạp và khó khăn hơn những mặt hàng khác. Sự phức tạp trong quá trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu máy móc thiết bị đã qua sử dụng được thể hiện ở các thông tư, nghị định được ban hành đối với mặt hàng này. Do đó, đòi hỏi bên xử lý kê khai phải có đủ kiến thức để xác định rõ máy móc, thiết bị được nhập khẩu. Mã HS nào là phù hợp? máy móc còn giữ được đầy đủ các thông số kỹ thuật không?....
Để giải quyết vấn đề này, các bạn hãy liên hệ trực tiếp với công ty Lacco theo địa chỉ hotline: 0906.23 55 99 hoặc email: info@lacco.com.vn để được hỗ trợ chi tiết và xây dựng phương án vận chuyển xử lý chứng từ nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất đã qua sử dụng.