Preloader Close

Tìm kiếm

QCVN 01 - 115 - Về qui trình xử lý quả tươi bằng hơi nước nóng trừ ruồi đục quả National technical regulation on treatment procedures for fresh fruit by vapor heat to eradicate fruit flies Lời nói đầu QCVN 01 - 115 :2012/BNNPTNTdoBan quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Kiểm dịch thực vậtbiên soạn, Cục Bảo vệ thực vật trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành tại Thông tư số63/2012/TT-BNNPTNTngày 14 tháng 12 năm 2012. QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ QUI TRÌNH XỬ LÝ QUẢ TƯƠI BẰNG HƠI NƯỚC NÓNG TRỪ RUỒI ĐỤC QUẢ National technical regulation on treatment procedures for fresh fruit by vapor heat to eradicate fruit flies QUI ĐỊNH CHUNG 1.1. Phạm vi điều chỉnh Quy chuẩn này qui định quy trình xử lý quả tươi bằng hơi nước nóng trừ ruồi đục quả trên lãnh thổ Việt Nam. 1.2. Đối tượng áp dụng Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan tới hoạt động xử lý quả tươi bằng hơi nước nóng trừ ruồi đục quả. 1.3. Giải thích từ ngữ Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1.3.1. Xử lý Là quy trình chính thức để diệt trừ, làm mất hoạt tính và loại bỏ dịch hại; 1.3.2. Xử lý hơi nước nóng Là quá trình xử lý bằng nước hóa hơi ở nhiệt độ cao trong điều kiện ẩm độ trên 90%; 1.3.3. Thời gian làm nóng Là thời gian cần thiết để 2/3 số đầu dò cảm biến nhiệt có điểm cảm ứng đặt tại vị trí tâm quả đạt đến nhiệt độ xử lý; 1.3.4. Thời gian xử lý Là thời gian tính từ khi kết thúc làm nóng và duy trì nhiệt độ xử lý trong khoảng thời gian cần thiết để đảm bảo hiệu quả xử lý; 1.3.5. Thời gian thực hiện xử lý Là tổng thời gian làm nóng và thời gian xử lý; 1.3.6. Nhiệt độ xử lý Là nhiệt độ có khả năng diệt trừ triệt để các pha phát dục của loài ruồi đục quả kháng nhiệt nhất trên loại quả được xác định nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng quả; 1.3.7. Nhiệt độ thịt quả tối thiểu tại thời điểm kết thúc làm nóng Là nhiệt độ để trên 2/3 số đầu dò cảm biến nhiệt có điểm cảm ứng đặt tại vị trí tâm quả đạt được nhiệt độ xử lý. YÊU CẦU KỸ THUẬT 2.1. Yêu cầu chung - Diệt trừ triệt để các loài ruồi đục quả; - Đảm bảo chất lượng của quả; - An toàn với con người, vật nuôi và không ảnh hưởng đến môi trường; - Đáp ứng các quy định về kiểm dịch thực vật (KDTV); 2.2. Yêu cầu đối với cơ sở vật chất và thiết bị xử lý 2.2.1. Yêu cầu đối với cơ sở vật chất Cơ sở thực hiện xử lý hơi nước nóng tối thiểu phải có: - Diện tích phù hợp với công suất của thiết bị xử lý; - Cấu trúc các khu vực bố trí liên hoàn và thống nhất trong một cơ sở xử lý bao gồm: + Khu vực trước xử lý: khu tập kết quả tươi, khu tuyển chọn và phân loại quả tươi; khu bảo quản quả tươi chưa xử lý; + Khu vực xử lý: thiết bị xử lý (buồng xử lý, thiết bị đo và ghi nhiệt độ, hệ thống làm mát ngay sau khi kết thúc xử lý); các dụng cụ như sọt, giá đỡ, thùng, vv … được sử dụng để đựng quả trong quá trình xử lý + Khu vực cách ly sau xử lý gồm khu làm mát; đóng gói và bảo quản lạnh sau khi đóng gói phải có 2-3 lớp cửa và đèn cực tím để chống tái nhiễm ruồi đục quả; 2.2.2. Yêu cầu đối với thiết bị xử lý Thiết bị xử lý hơi nước nóng gồm buồng xử lý và các thiết bị đo. - Buồng xử lý phải đảm bảo các tiêu chí sau: + Đạt yêu cầu về độ kín; + Có độ ẩm không khí đạt mức cao (90-95%) sau thời gian vận hành máy nhất định; + Nhiệt độ phải phân bố đồng đều trong buồng xử lý với mức biến thiên nhiệt độ cho phép không vượt quá ±0,5oC ở tất cả các điểm trong buồng xử lý, khi nhiệt độ thịt quả đạt đến nhiệt độ thịt quả tối thiểu tại thời điểm kết thúc nóng lên; + Thiết bị ghi dữ liệu tự động của buồng xử lý hoạt động tốt - Các thiết bị đo gồm cảm biến nhiệt cố định và di động đảm bảo: + Sai số tối thiểu là ±0,1oC (loại bỏ các cảm biến nhiệt có sai số lớn hơn ± 0,3oC); + Đều đo được một mức nhiệt độ liên tục trong 10 phút; + Phản ứng nhiệt tương ứng với nhiệt độ trong buồng xử lý trong thời gian nóng lên + Thời gian đạt được nhiệt độ xử lý của tất cả các cảm biến nhiệt không chênh lệch quá 2 giờ - Vệ sinh buồng xử lý và các thiết bị đo ngay sau mỗi lần xử lý; - Hệ thống thiết bị được thiết kế để đảm bảo nước tiếp xúc với quả không nhiễm vi khuẩn hoặc bất kỳ chất gây ô nhiễm khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. - Đảm bảo an toàn và đề phòng cháy nổ. 2.2.3. Yêu cầu khác 2.2.3.1. Cơ sở xử lý Cơ sở xử lý phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xử lý hơi nước nóng do cơ quan có thẩm quyền cấp. 2.2.3.2. Người thực hiện - Đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên của cơ sở xử lý phải có đủ trình độ theo quy định và được đào tạo, cập nhật thông tin và kiến thức về kỹ thuật xử lý hơi nước nóng; - Người trực tiếp tham gia công tác xử lý hơi nước nóng phải có chứng chỉ đã qua tập huấn vận hành và sử dụng thiết bị xử lý hơi nước nóng của nhà sản xuất. 2.2.3.3. Các hệ thống liên quan khác: - Điện: điện lưới, máy phát (dự phòng) - Nước: hệ thống cấp nước thoát nước thuận tiện và kịp thời - Hệ thống thông thoáng, quạt gió, … - Văn phòng chuyên gia riêng biệt - Công trình vệ sinh công cộng phải xây tách biệt bên ngoài khu vực xử lý,... 2.3. Trình tự thực hiện 2.3.1. Chuẩn bị 2.3.1.1 Hồ sơ - Khi tiếp nhận yêu cầu xử lý hơi nước nóng của chủ vật thể, phải thu thập các thông tin liên quan bao gồm: tên chủ vật thể, địa chỉ, thời gian thực hiện, loại quả, số lượng, khối lượng, kích thước quả, chất lượng quả,… - Hợp đồng thương mại, LC (nếu hàng xuất, nhập khẩu); - Thông tin về yêu cầu KDTV. 2.3.1.2. Trước khi xử lý 2.3.1.2.1. Xác định loài (hoặc các loài) ruồi đục quả - Căn cứ vào các thông tin về yêu cầu KDTV để xác định loài ruồi đục quả trên từng loại quả tươi - Lựa chọn thông số xử lý (nhiệt độ, thời gian,..) phù hợp đối với loài ruồi đục quả đã xác định trên từng loại quả tươi (Phụ lục 2) 2.3.1.2.2. Yêu cầu đối với quả tươi - Quả tươi được thu thập từ vườn trồng được cơ quan có thẩm quyền quản lý; - Lựa chọn quả tươi đồng đều về kích thước và trọng lượng bằng cách cân hoặc đo với số lượng quả (n≥30) cho 1 lần lựa chọn. 2.3.1.3. Lập phương án xử lý 2.3.1.3.1. Chọn nhiệt độ xử lý Để lựa chọn nhiệt độ xử lý phù hợp phải căn cứ vào các yếu tố sau: - Hợp đồng thương mại, LC (Đối với vật thể xuất, nhập khẩu); - Yêu cầu KDTV; - Nhiệt độ xử lý (phụ lục 1). 2.3.1.3.2. Thời gian xử lý Thời gian xử lý phụ thuộc vào các yếu tố: - Loại quả tươi; - Loài ruồi đục quả; - Thời gian nóng lên (phụ lục 1); - Thời gian duy trì nhiệt độ xử lý (phụ lục 1); 2.3.1.3.3. Quy cách sắp xếp quả tươi - Quả tươi phải được phân loại theo trọng lượng hoặc kích thước để sắp xếp vào từng khay nhựa chịu nhiệt và xếp khay vào từng ngăn trước xử lý; - Đối với những quả có trọng lượng lớn hơn khi đưa vào buồng xử lý phải bố trí ở vị trí tiếp xúc với nhiệt nhanh hơn; 2.3.1.3.3. Lập sơ đồ vị trí đặt cảm biến nhiệt Căn cứ vào cấu trúc hay thể tích buồng xử lý, cách sắp xếp quả tươi, tính chất của loại quả tươi, để lập sơ đồ đặt cảm biến nhiệt đảm bảo: - Tất cả các quả tươi trong buồng xử lý đều đạt được nhiệt độ và thời gian xử lý tối thiểu đúng theo yêu cầu của thông số xử lý đã nghiên cứu; - Thuận tiện cho việc thao tác, làm kín, dễ dàng kiểm tra nhiệt độ của các cảm biến trong quá trình xử lý. 2.3.1.3.4. Cài đặt thông số kỹ thuật cho hệ thống điều khiển của buồng xử lý Thông số kỹ thuật cho hệ thống điều khiển của buồng xử lý đối với từng loại quả tươi và loài ruồi đục quả gồm các yếu tố (phụ lục 1): - Nhiệt độ xử lý; - Thời gian thực hiện xử lý; - Thời gian làm nóng; - Khoảng thời gian ghi nhiệt độ tăng lên; - Nhiệt độ của thịt quả tối thiểu tại thời điểm kết thúc làm nóng; - Thời gian xử lý; - Phương pháp làm mát quả tươi ngay sau khi xử lý. 2.3.1.3.5. Chuẩn bị bao bì đóng gói sau xử lý Bao bì đóng gói quả tươi phải được đục lỗ thông khí ở hai đầu, tại lỗ thông khí giữa các lớp của hộp có lưới ngăn côn trùng (đường kính mắt lưới
Xem thêm
Đầu tiên chúng ta phải tìm hiểu quả vải có nhiều ở vùng miền nào và thời vụ có từ tháng nào? Vải thiều sẽ có bắt đầu từ giữa tháng 4 hoặc đầu tháng 5 dương lịch và được trồng tập trung nhiều ở khu vực miền Bắc nhất là tỉnh Bắc Giang và tỉnh Hải Dương. Điều kiện xuất khẩu vải thiều đi Nhật Bản Để xuất được quả vải tươi đi Nhật Bản theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), Nhật Bản yêu cầu Việt Nam xử lý quả vải bằng Methyl Bromide, hệ thống có khả năng làm sạch 100% các đối tượng dịch bệnh do ruồi đục quả gây ra (đây là loài dịch hại luôn là rào cản của nhiều loại trái cây như xoài, thanh long,… khi xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật, Úc, …) Hiện nay nước chúng ta có 4 nhà máy xử lý như sau : 1. Trung tâm kiểm dịch sau nhập khẩu 1 2. Công Ty TNHH Rồng Đỏ 3. Công Ty CP XNK Thực Phẩm Toàn Cầu 4. Công Ty CP Ameii Việt Nam 6. Sau khi hàng hoa quả xuất khẩu đi Nhật đã được xử lí sẽ được các chuyên gia kiểm dịch Việt Nam rà soát lại và kiểm tra hàng hóa theo quy định của cục kiểm dịch. Chuẩn bị chứng từ, thủ tục xuất khẩu hoa quả có hạt đi Nhật Bản Các chứng từ cần chuẩn bị để hoàn tất thủ tục xuất khẩu là: - Hợp đồng kinh tế (Sales contract) - Hóa đơn thương mại (Invoice) - Bảng kê khai hàng hóa (Packing list) - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu VJ hoặc AJ (Certificate of Origin) - Chứng thư kiểm dịch thực vật (Phytosantary Certificate) - Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa (Insurance Certificate) Tham khảo: Thủ tục xuất khẩu Sầu Riêng Làm thế nào để xuất khẩu hoa quả có hạt đi Nhật Bản Hàng vải thiều bạn có thể xuất khẩu bằng 2 phương thức vận chuyển: vận chuyển bằng đường biển nguyên container lạnh với nhiệt độ từ +1 đến +2 độ C và vận chuyển bằng hàng không với yêu cầu giữ lạnh 2 đầu tại kho lạnh tại sân bay Việt Nam và sân bay Osaka (Kansai) , sân bay Tokyo (Narita, Haneda) từ +2 đến +8 độ C Trên đây là những quy trình cơ bản để xuất khẩu Vải Thiều đi Nhật Bản. Để hiểu và nắm được chi tiết hơn về quy trình xuất khẩu trái cây, quý khách hãy liên hệ trực tiếp với Chuyên viên kinh doanh của Lacco: Mr. Luan Truong theo địa chỉ Phone: 0936217388 - Email: luantruong@lacco.com.vn. Hoặc trực tiếp về công ty CP Giao nhận vận tải quốc tế Lacco theo địa chỉ Hotline: 0906.23.5599 hoặc email: Info@lacco.com.vn để được hỗ trợ trực tiếp.
Xem thêm
Hôm nay, Lacco sẽ chia sẻ với các bạn về các loại hoa quả có hạt được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.2 loại trái cây chúng tôi đề cập đó là quả xoài tươi và quả thanh long tươi (thanh long ruột đỏ, thanh long ruột trắng và thanh long ruột tím hồng). Hoa quả có hạt xuất khẩu Nhật Bản Xoài và Thanh long tươi xuất khẩu thị trường Nhật Bản, thường thì các loại quả tập trung chủ yếu ở miền Nam và Miền Tây Nam Bộ. Trong đó: - Quả xoài thì tập trung nhiều ở tỉnh Đồng Tháp - Thanh long thì tập trung nhiều ở các tỉnh Long An, Bình Thuận, Tiền Giang, … Để xuất được 2 hoa quả này đi Nhật Bản thì việc khử trùng để tiêu diệt ruồi đục quả trong 2 loại hoa quả này là bắt buộc trong khâu Kiểm dịch thực vật với hệ thống xử lý trái cây bằng hơi nước nóng (Vapor Heat Treatment) . Tham khảo thêm: + Các bước xuất khẩu rau củ quả vào thị trường Nhật Bản+ Thủ tục xuất khẩu Sầu Riêng Hệ thống Kiểm dịch thực vật với hệ thống xử lý hoa quả bằng hơi nước nóng Xử lí bằng hơi nước nóng là gì? Lacco sẽ giới thiệu vài nét về đặc điểm của hệ thống này: Việc khử trùng được thực hiện mà không sử dụng hóa chất cho nên sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và chất lượng trái cây cũng được đảm bảo. Việc xử lý được thực hiện bằng hơi nước bão hòa cho nên có thể ngăn chặn được sự thoát hơi nước và cũng không có sự co rúm xảy ra trên bề mặt vỏ trái cây hay mất nhiệt thông qua việc bốc hơi nước. Các nhà máy xử lý hoa quả xuất khẩu bằng hơi nước nóng tại Việt Nam Vậy công nghệ này ở Việt Nam mình có chưa, câu trả lời là đã có và có tới 5 nhà máy xử lý như sau : 1. Nhà máy Yasaka (Bình Dương): Đây là nhà máy đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ xử lý trái cây bằng hơi nước nóng để xuất khẩu sang Nhật Bản. 2. Nhà máy Goodlife (Củ Chi, TP HCM) 3. Nhà máy Hoàng Phát (Long An) 4. Nhà máy Cát Tường (Tiền Giang) 5. Nhà mày Fine Fruit Asia (Bình Thuận) Sau khi hàng hóa của chúng ta đã được xử lí sẽ được các chuyên gia kiểm dịch Việt Nam và chuyên gia Nhật Bản kiểm tra hàng hóa, bao bì, đóng gói,dán tem niêm phong của kiểm dịch Nhật Bản theo quy định của cục kiểm dịch. Tham khảo thêm: Xuất khẩu vải thiều đi Nhật Bản có khó không? Hướng dẫn chuẩn bị chứng từ thủ tục xuất khẩu hoa quả có hạt đi Nhật Bản Khẩu chuẩn bị chứng từ xuất khẩu cũng là bước vô cùng quan trọng để đưa trái cây Việt Nam đi sang Nhật Bản thuận lợi. Vậy để làm thủ tục xuất khẩu hoa quả sang nhật bản cần chuẩn bị những chứng từ xuất khẩu nào? - Hợp đồng kinh tế (Sales contract) - Hóa đơn thương mại (Invoice) - Bảng kê khai hàng hóa (Packing list) - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu VJ hoặc AJ (Certificate of Origin) - Chứng thư kiểm dịch thực vật (Phytosantary Certificate). (Lưu ý chứng thư kiểm dịch này phải được trình và được xác nhận lại bởi chuyên gia Nhật Bản. Nếu không được chấp nhận xem như chứng thư đó không hợp lệ) - Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa (Insurance Certificate) Phương thức đóng gói và vận chuyển hoa quả xuất khẩu đi Nhật Hàng xoài và thanh long bạn có thể xuất khẩu bằng 2 phương thức vận chuyển: vận chuyển bằng đường biển nguyên container lạnh với nhiệt độ từ +3 đến +4 độ C với hàng xoài ; nhiệt độ từ +5 đến +6 độ C với hàng thanh long và vận chuyển bằng hàng không với yêu cầu giữ lạnh 2 đầu tại kho lạnh tại sân bay Việt Nam và sân bay Osaka (Kansai) , sân bay Tokyo (Narita, Haneda) từ +2 đến +8 độ C Quy cách đóng gói sẽ được đóng thùng 5kg hoặc thùng 10kg với thùng 5 lớp và cán màng PE tránh quá trình thấm nước vào thùng làm sụp thùng hoặc ảnh hưởng hàng hóa bên trong thùng. Trên đây là những quy trình cơ bản nhưng cũng vô cùng quan trọng để xuất khẩu hoa quả đi Nhật Bản. Để hiểu và nắm được chi tiết hơn về quy trình xuất khẩu trái cây, quý khách hãy liên hệ trực tiếp với Chuyên viên kinh doanh của Lacco: Mr. Luan Truong theo địa chỉ Phone: 0936217388 - Email: luantruong@lacco.com.vn. Hoặc trực tiếp về công ty CP Giao nhận vận tải quốc tế Lacco theo địa chỉ Hotline: 0906.23.5599 hoặc email: Info@lacco.com.vn để được hỗ trợ trực tiếp.
Xem thêm
Sầu riêng Việt Nam đang là hàng trái cây rất được ưa chuộng trên thị trường quốc tế với mức giá khá cao. Tuy nhiên, cũng giống như thủ tục xuất khẩu trái cây khác, cũng cần thực hiện đầy đủ quy trình và thủ tục như: Hồ sơ làm thủ tục hải quan, Kiểm dịch thực vật, chuẩn bị hồ sơ kiểm dịch,... Để nắm được sơ bộ về thủ tục xuất khẩu loại trái cây nhiệt đới này, các bạn hãy theo dõi nội dung dưới đây. I. Giới thiệu sầu riêng xuất khẩu Việt Nam Sầu Riêng là mặt hàng xuất khẩu được thị trường Quốc tế ưa chuộng và đang dần phát triển trong những năm gần đây. Các loại sầu riêng được ưa chuộng đang được trồng ở Việt Nam như: Ri 6, Thái, monthong chuồng bò, khổ qua, Cái Mơn,... Đặc biệt, đây là một loại trái cây rất nổi tiếng tại Việt Nam và được cộng đồng quốc tế yêu thích. Loại trái cây này được trồng phổ biến tại các nước Nhiệt đới. Tại Việt Nam, các giống cây Sầu riêng thường được trồng nhiều ở các khu vực miền tây và Tây Nguyên. Hiện nay tại Việt Nam, có hơn 50.000 - 65.000ha trồng sầu riêng trên toàn quốc. Sản lượng có thể đạt được gần 500.000 tấn/ năm. Sầu riêng xuất khẩu của Việt Nam đang rất được ưa chuộng trên thị trường quốc tế, sản lượng thu hoạch lớn. Do đó việc xuất khẩu loại trái cây này cũng đang phát triển mạnh. Nhưng nhiều nhà vườn và doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ được các thủ tục xuất khẩu Sầu riêng như thế nào. Điều này khiến cho các doanh nghiệp trong nước gặp thiệt hại rất lớn. Tham khảo: Các bước xuất khẩu rau củ quả vào thị trường Nhật BảnKinh nghiệm lựa chọn container lạnh 40 feet cho hàng trái cây II. Thủ tục xuất khẩu Sầu riêng như thế nào? Mã Hs của sầu riêng xuất khẩu Hiện nay, căn cứ theo Biểu thuế xuất nhập khẩu 2022, Sầu Riêng xuất khẩu đang áp dụng theo 2 loại mã HS như sau: 0810 - Quả khác, tươi. 08106000 - Quả sầu riêng Hs code của sầu riêng là 08106000 Thuế xuất khẩu Sầu Riêng là bao nhiêu? Hiện nay, đối với mặt hàng xuất khẩu đi đến các khu vực thương mại trên thế giới mã Hs code 08106000 đang áp dụng mức thuế 0%. - Hồ sơ làm thủ tục hải quan xuất khẩu Sầu Riêng + Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại) + Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa) + Sales Contract (Hợp đồng thương mại) + Chứng thư kiểm dịch thực vật Tham khảo:Quy trình làm thủ tục kiểm dịch nông sản xuất khẩu - Chứng thư kiểm dịch sầu riêng (Phytosanitary Cert) Dựa theo mã HS trên thì theo thông tư 15/TT-BNNPTNT mục 11 quy định các mã HS phải kiểm dịch thực vật thì mã HS 08106000 - Quả sầu riêng thuộc danh mục kiểm dịch thực vật. III. Hồ Sơ cần chuẩn bị khi đăng kí kiểm dịch thực vật Đơn đăng kí kiểm dịch thực vật và các hồ sơ làm thủ tục hải quan nêu trên (Commercial Invoice, Packing list, Contract, Bill of lading) - Chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho sầu riêng (Certificate of Origin) Giấy chứng nhận này không phải là giấy bắt buộc trong quá trình làm thủ tục thông quan cho lô hàng. Tuy nhiên, người mua hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp làm giấy chứng nhận xuất xứ đối với một số thị trường có kí hiệp định thương mại giữa nước nhập khẩu và Việt Nam. Vì vậy, nhà nhập khẩu có thể sử dụng chứng nhận xuất xứ để có mức thuế nhập khẩu ưu đãi. Ví dụ nếu xuất khẩu đi Thị trường các nước Asean là mẫu D (certificate of Origin Form D) - Chứng nhận phân tích thành phần ( Certificate of Analysis) IV. Tiêu chí xuất khẩu Sầu Riêng tại các thị trường quốc tế: Tùy thuộc vào mức độ khó khăn của các thị trường quốc tế, Sầu Riêng xuất khẩu của Việt Nam phải đáp ứng được các điều kiện tối thiểu mà thị trường đó đưa ra. Cụ thể như sau: - Đối với thị trường Nhật Bản việc xuất khẩu Sầu Riêng phải đạt 1 số tiêu chí cơ bản như sau: + Không có bọ rệp + Không phát hiện dư lượng thuốc (nếu có phải nằm trong mức quy định của chính phủ Nhật Bản về chất procymidone) - Tiêu chí với thị trường Mỹ, Úc Sầu Riêng phải được test đạt tiêu chuẩn như sau: - Đối với thị trường Đài Loan Sầu Riêng xuất khẩu chỉ cần đạt 1 số tiêu chí cơ bản như sau: + Không có bọ rệp + Không phát hiện khuẩn E-Coli trên quả Sầu Riêng Bên trên là một số thị trường đại diện cho các tiêu chí từ khó tính nhất đến thị trường khó tính giảm dần nhưng chung quy lại đối với bất kì thị trường nào thì việc kiểm tra, phân tích các chất nên được làm và gửi cho đối tác nhập khẩu kiểm tra bên nước họ có yêu cầu thêm gì nữa không hoặc ngưỡng cho phép của các chất nào. Không những vậy mà chúng ta cần phải kiểm tra độ ngọt (brix) của quả Sầu RIêng theo tiêu chí khách yêu cầu hoặc độ ngọt mà sản phẩm chúng ta đang có để họ xem xét và thăm dò thị hiếu của khách hàng tiêu thụ. Đây là một số ví dụ về độ ngọt của Sầu Riêng như sau: + Ri 6: độ Brix 19 - 21% + Chuồng bò: độ Brix 21-23% + Monthong: độ Brix 20-23% Trên đây là những chia sẻ chi tiết về thủ tục xuất khẩu Sầu Riêng và những tiêu chí nhập khẩu Sầu Riêng của một số thị trường nhập khẩu trái cây tiềm năng của Việt Nam hiện nay. Để việc xuất khẩu Sầu Riêng ra nước ngoài được thuận lợi, các nhà vườn, doanh nghiệp xuất khẩu trái cây cần lưu ý để đảm bảo chất lượng yêu cầu khi làm giấy phép chuyên ngành, thủ tục hải quan và được các thị trường quốc tế công nhận để vươn xa hơn nữa trên thị trường quốc tế. Để liên hệ xin giấy phép chuyên ngành, giấy kiểm dịch thực vật và xử lý thủ tục, tờ khai hải quan xuất khẩu Sầu Riêng, các bạn có thể liên hệ trực tiếp với công ty Lacco - Đơn vị có 15 năm hoạt động trong lĩnh vực Logistics với đội ngũ chuyên gia có chuyên môn cao, nhân viên giàu kinh nghiệm được đào tạo nghiệp vụ bài bản hỗ trợ chi tiết về các loại trái cây, hàng nông sản và các mặt hàng xuất khẩu theo các phương thức đa dạng. Chi tiết liên hệ:Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Các công ty vận chuyển hàng hóa toàn cầu đang gặp rắc rối nghiêm trọng với tình trạng giá cước vận tải tăng chóng mặt, từ đường biển lan rộng sang hàng không và đường bộ. Bên cạnh đó, các hãng tàu cũng đang trong tình trạng thiếu container trầm trọng. Đây là vấn đề khá nghiêm trọng đối các nhà bán lẻ và người tiêu dùng khi mùa mua sắm dịp lễ sắp diễn ra. Mạng lưới vận chuyển hàng hóa đường biển gặp khó khăn nghiêm trọng Bob Biesterfel - CEO của một hãng logistics lớn nhất thế giới, cho biết: "Áp lực đối với chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn chưa giảm bớt. Chúng tôi dự đoán tình trạng này sẽ còn kéo dài." Gián đoạn của chuỗi cung ứng mở đầu cho cuộc khủng hoảng mạng lưới vận tải toàn cầu. Nó gây ra tình trạng thiếu hụt các sản phẩm tiêu dùng và khiến các công ty vận chuyển phải chịu mức phí đắt hơn khi giao hàng. Bên cạnh đó, sự biến thể nhanh chóng của đại dịch khiến vật giá leo thang cũng là vấn đề lớn chưa được giải quyết. Trên thực tế, các thương hiệu lớn như Adidas, Crocs và Hasbro đã cảnh báo về sự gián đoạn khi họ chuẩn bị cho giai đoạn cuối năm. Mới đây, mạng lưới vận chuyển hàng hóa toàn cầu lại đối mặt với một vấn đề khủng hoảng mới khi một nhà ga ở Trung Quốc phải đóng cửa do nhân viên dương tính với covid-19. Do đó, các hãng tàu quốc tế, bao gồm Maersk, Hapag-Lloyd và CMA CGM, đã nhanh chóng điều chỉnh lịch trình vận chuyển hàng hóa để tránh tuyến đường đi qua cảng này và cảnh báo khách hàng về sự chậm trễ. Cảng biển lớn thứ 3 Trung Quốc dừng hoạt động cũng kéo theo nhiều bến cảng tại quốc gia này giãn đoạn chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó là tình trạng thiếu container cũng gây ảnh hưởng lớn đến hệ thống chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhiều nhà máy tại Việt Nam cũng buộc phải đóng cửa do vấn đề này cùng với ảnh hưởng từ việc kênh đào Suez tắc nghẽn vào tháng 3. Tham khảo: Giá hợp đồng container dài hạn tăng 28,1% trong tháng 7 Ngành vận tải biển đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn Ông Xavier Destriau - CFO của Zim, cho biết tình trạng thiếu container vận chuyển hàng hóa đang tạo áp lực rất lớn cho hoạt động của chuỗi cung ứng. Nguyên nhân là mặc dù nhiều tàu đã cũ, quá hạn hoạt động nhưng các hãng vận tải biển vận tải vẫn chần chừ, đợi đến năm nay mới đặt đóng tàu mới. Các hãng vận tải biển cho rằng cuộc khủng hoảng chi phí toàn cầu vẫn sẽ diễn biến phức tạp khiến cho chi phí vận tải biển tăng cao. Điều này sẽ gây áp lực tấy lớn đến giá cả hàng hóa. Rolf Habben Jansen - CEO của Hapag-Lloyd, dự đoán: sự căng thẳng sẽ kéo dài đến ít nhất là quý I/2022. Khả năng tàu vận chuyển đến đúng giờ là khoảng 40%, trong khi thời điểm này năm ngoái là 80%. World Container Index cho biết, chi phí vận chuyển của một container 40 Feet trên 8 tuyến hàng hải chính từ khu vực phía đông đến phía tây là 9.613 USD trong tuần tính đến ngày 19/8, tăng 360% so với 1 năm trước. Tham khảo thêm: Ngành vận tải biển thế giới đang đối mặt với thách thức giá cước cao như nào? Cách đây 1 tuần, Drewry Shipping cho biết tình trạng tắc nghẽn tại các cảng gần Thượng Hải và Hồng Kông đang "tăng đột biến" và lan rộng đến nhiều nơi ở châu Á. Các cảng ở châu Âu và Bắc Mỹ, đặc biệt là bờ Tây nước Mỹ, cũng chứng kiến tình trạng tương tự. Hiện có khoảng 36 tàu container đang neo đậu ngoài khơi các gần Los Angeles và Long Beach. Tình trạng chậm trễ ở các cảng sẽ ảnh hưởng đến cả các kho hàng, hoạt động vận chuyển đường bộ và đường sắt. Mạng lưới logistics đã hoạt động với công suất tối đa trong nhiều tháng, do nhu cầu được thúc đẩy bởi người tiêu dùng Mỹ và hoạt động sản xuất hồi phục. Tình trạng thiếu tài xế xe tải ở Mỹ và Anh đã khiến sự gián đoạn nguồn cung càng trầm trọng hơn. Những vấn đề này có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong việc xuất – nhập hàng hóa cũng như phân phối ra thị trường. Chính vì vậy, cần cân đối thời gian nhập hàng hóa để đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra đều đặn. Đồng thời giảm thiểu chi phí vận tải, đảm bảo an toàn cho hàng hóa tối đa trong quá trình vận tải quốc tế. Để nắm bắt, tìm hiểu thêm thông tin, các bạn có thể liên hệ trực tiếp với Công ty Lacco theo địa chỉ Email: info@lacco.com.vn hoặc hotline: 0906 23 5599 để được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của chúng tôi hỗ trợ tư vấn chi tiết.
Xem thêm
Bắc Ninh sở hữu khu công nghiệp lớn nhất miền Bắc với rất nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng hóa cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước. Để đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa luôn vận hành thuận lợi, đòi hỏi doanh nghiệp cần lựa chọn được đúng nhà cung cấp dịch vụ vận tải quốc tế uy tín, chuyên nghiệp. Dịch vụ vận tải quốc tế tại Bắc Ninh - Công ty Lacco Nhà cung cấp dịch vụ vận tải quốc tế đang cung cấp các dịch vụ rất đa dạng, sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng: - Giải quyết thủ tục hải quan. - Phương thức vận chuyển quốc tế đa dạng: Vận tải đường hàng không, vận tải đường bộ, đường biển,...thậm chí có thể kết hợp đồng thời các phương thức vận tải. - Vận chuyển hàng hội chợ - Vận chuyển hàng dự án, hàng quá tải,... Sở hữu hệ thống chi nhánh và các văn phòng trải rộng tại nhiều tỉnh thành từ Bắc và Nam, hoạt động theo mô hình linh loạt, đa lĩnh vực với văn hóa làm việc chuyên nghiệp cùng đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn cao. Lacco tự tin trở thành đối tác, nhà cung cấp dịch vụ vận tải quốc tế ở Bình Dương đáng tin cậy đối với mọi khách hàng. Tham khảo thêm: 5 đặc điểm nhận biết các công ty Logictics uy tín Tại sao nên lựa chọn dịch vụ vận tải quốc tế tại Bắc Ninh của công ty Lacco Nhằm đảm bào nhu cầu vận chuyển hàng hóa, đảm bảo chuỗi cung ứng, Lacco là đơn vị vận chuyển hàng đầu, cung cấp các dịch vụ vận tải trọn gói phục vụ khách hàng. Do đó, khi đến với dịch vụ vận tải quốc tế của Lacco, chúng tôi sẵn sàng phục vụ khách hàng trên mọi phương thức vận chuyển: Vận tải đường biển, đường hàng không hay đường bổ. Trong các trường hợp nhất định, Lacco sẽ hỗ trợ kết hợp các phương thức vận chuyển để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển nhanh chóng, đảm bảo an toàn cho khách hàng. Bên cạnh đó, mỗi nhân viên của Lacco đều được đào tạo chuyên môn bài bản, làm việc chuyên nghiệp. Do đó, đối với những khách hàng có nhu cầu xử lý thủ tục hải quan nhanh chóng có thể liên hệ ngay với Lacco. Với kinh nghiệm làm việc lâu năm, mức giá hợp lý sẽ là lợi thế giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, nhân lực và thời gian xử lý hồ sơ,... và rất nhiều đặc quyền khác khi sử dụng dịch vụ tại công ty Lacco. Công ty CP giao vận quốc tế Lacco là đơn vị vận chuyển hàng hóa quốc tế rất quen thuộc đối với các đơn vị xuất nhập khẩu trong nước. Chính vì vậy, quý khách có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin về các dịch vụ vận chuyển, phương thức chở hàng cũng như các đánh giá của khách hàng về Công ty Lacco. Để nắm đầy đủ thông tin về dịch vụ vận tải quốc tế tại Bắc Ninh, các bạn có thể liên hệ trực tiếp với Công ty Lacco - cty dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế uy tín để tìm hiểu chi tiết theo địa chỉ Hotline: 0906235599 hoặc email: info@lacco.com.vn.
Xem thêm