Preloader Close

Tìm kiếm

Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, các sản phẩm thép không gỉ sản xuất trong nước, nhập khẩu có mã HS quy định tại QCVN 20:2019/BKHCN và Sửa đổi 1:2021 QCVN 20:2019/BKHCN phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép không gỉ trước khi lưu thông trên thị trường. Khái niệm thép không gỉ Thép không gỉ gắn liền với tên tuổi của một chuyên gia ngành thép người Anh là ông Harry Brearley. Khi vào năm 1913, ông đã sáng chế ra một loại thép đặc biệt có khả năng chịu mài mòn cao, bằng việc giảm hàm lượng carbon xuống và cho crôm vào trong thành phần thép (0.24% C và 12.8% Cr). Trong ngành luyện kim, thép không gỉ (inox) được dùng để chỉ một dạng hợp kim sắt chứa tối thiểu 10,5% crôm. Tên gọi là "thép không gỉ" nhưng thật ra nó chỉ là hợp kim của sắt không bị biến màu hay bị ăn mòn dễ dàng như là các loại thép thông thường khác. Vật liệu này cũng có thể gọi là thép chống ăn mòn. Thép không gỉ có khả năng chống sự oxy hóa và ăn mòn rất cao, tuy nhiên sự lựa chọn đúng chủng loại và các thông số kỹ thuật của chúng để phù hợp vào từng trường hợp cụ thể là rất quan trọng. Theo danh mục thép không gỉ thuộc phạm vi điều chỉnh của QCVN 20:2019/BKHC, nhóm sản phẩm Ống bằng thép không gỉ có mã HS Code lần lượt là: 7306.40.20; 7306.40.90; 7306.61.10; 7306.61.90; 7306.69.10; 7306.69.90. Chi tiết về Thông tư 09/2021/TT-BKHCN Tiêu chuẩn đăng ký thép không gỉ Tiêu chuẩn công bố yêu cầu khi đăng ký cơ quan chuyên ngành: ASTM và SAE, TCVN, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc gia nước ngoài (không được sử dụng tiêu chuẩn cơ sở của cá nhân doanh nghiệp như hồi áp dụng thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN) Kết quả thử nghiệm chỉ quan tâm đến thành phần hóa học có nằm trong mẫu thuộc giới hạn về sai lệch cho phép của tiêu chuẩn công bố và hàm lượng Cr phải lớn hơn 10,5% và hàm lượng C phải nhỏ hơn 1,2%. Phương thức chứng nhận hợp quy theo QCVN 20:2019/BKHCN (Có 2 phương thức chứng nhận áp dụng) + Phương thức 5: Đánh giá chứng nhận tại nơi sản xuất hiệu lực 3 năm + Phương thức 7: Đánh giá chứng nhận theo lô hàng có hiệu lực theo lô Mã HS thuộc diện kiểm tra nằm trong các chương 7219, 7220, 7221, 7222, 7223 Quy trình kiểm tra chất lượng thép không gỉ theo QCVN 20:2019/BKHCN (Áp dụng với hàng nhập khẩu) Bước 1: Nhận thông báo hàng về và chuẩn bị hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng tại chi cục đo lường nơi mở tờ khai (đăng ký cổng 1 cửa quốc gia) (Hồ sơ cần contract, invoice, bill, packing list và mill test) Bước 2: Sau khi có mã kiểm tra chất lượng tại cơ quan chi cục đo lường thì truyền tờ khai và tiến hành các thủ tục làm thông quan hàng hóa Bước 3: Kéo hàng về kho và gửi yêu cầu đến bên giám định chứng nhận qua lấy mẫu tiến hành thử nghiệm và nhận giấy chứng nhận hợp quy Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ (chứng nhận hợp quy, tem hợp quy, tờ khai thông quan) cho cơ quan chi cục đo lường chất lượng. Tuy nhiên, trong quá trình làm tờ khai và thủ tục hải quan sẽ có thể phát sinh những vấn đề bất ngờ và không mong muốn. Các bạn có thể liên hệ với công ty Lacco – Đại lý hải quan theo quyết định số 965/QĐ-TCHQ ngày 03 tháng 04 năm 2015 để được hỗ trợ chi tiết trong quá trình giải quyết thủ tục, giấy tờ theo đúng quy định. Chi tiết liên hệ: 0906 23 55 99 hoặc email: info@lacco.com.vn để được hỗ trợ.
Xem thêm
Hàng hóa vận chuyển đường biển rất phổ biến hiện nay, tùy theo từng loại hàng hóa thì quy trình nhập khẩu bằng đường biển có thể trải qua nhiều bước khác nhau. Về cơ bản, hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển sẽ trải qua các bước sau: 1. Đặt booking Sau khi ký kết hợp đồng với nhà xuất khẩu, đưa ra các thỏa thuận về trách nhiệm các bên và lựa chọn được đơn vị vận tải phù hợp bạn sẽ tiến hành đặt booking hãng tàu. Vào mùa cao điểm các chỗ trên hãng tàu thường hết chỗ trước 1 tuần, dẫn đến thiếu container rỗng để chứa hàng, vì vậy cần booking sớm cho hãng tàu. Nếu bạn thuê FWD thì bạn cung cấp thông tin cho FWD để FWD gửi Booking request. học tin học văn phòng Các thông tin cần cung cấp để lấy booking: - Cảng đi (Port of Loading) - Chuyển tải (Transhipment) - Cảng đến (Port of Discharge) - Tên hàng, trọng lượng - Thời gian tàu chạy (ETD) - Thời gian đóng hàng Doanh nghiệp, cá nhân cần cung cấp cho FWD các thông tin về hàng hóa, hay loại cont, kích cỡ, nhiệt độ, độ thông gió để lựa chọn loại container phù hợp. 2. Kiểm tra thông tin và xác nhận Booking Trước khi xác nhận booking cho hãng tàu, FWD sẽ gửi lại cho chủ hàng thông tin booking. Bạn cần kiểm tra các thông tin có chính xác hay phù hợp với yêu cầu của bạn hay không. Các thông tin bạn cần lưu ý: Cảng đi, cảng đến, loại và kích cỡ container (Cont khô hay lạnh, loại cao hay thường, loại 20′ hay 40′), các thông số kỹ thuật trong container. Tham khảo: Kích thước container tiêu chuẩn 10, 20, 40, 45, 50 feet Một số thông tin mà nhà nhập khẩu có thể bỏ qua vì nhà xuất khẩu đã lên kế hoạch sắp xếp trước đó như: Hạn nộp thông tin làm B/L (Cut off SI), giờ cắt máng (Cut off CY); nơi lấy rỗng; nơi hạ container đầy,…Nếu có bất cứ sai sót nào, bạn yêu cầu bên cấp booking chỉnh sửa lại thông tin và gửi lại cho bạn cho đến khi đạt yêu cầu của bạn. Tham khảo: Cách tra cứu container online chính xác, dễ dàng 3. Theo dõi và kiểm soát quá trình đóng hàng Khi bạn là người chủ động nhập hàng, nếu bên xuất khẩu hay FWD không cập nhật thông tin về lộ trình đóng hàng, bạn yêu cầu các bên cập nhật thông tin thường xuyên. Nhà nhập khẩu lưu ý các thông tin: Yêu cầu chụp ảnh (Video) đóng hàng định khoản nguyên lý kế toán Bạn cần xác nhận hàng hóa của bạn được đóng hàng có phù hợp với tính chất hàng hóa, có khả năng ảnh hưởng trong quá trình vận chuyển như độ chắc chắn, khả năng va chạm,… Yêu cầu ảnh chụp container rỗng Bạn cần đảm bảo cont rỗng không vấn đề hư hại gì, vì mọi chi phí phát sinh sửa chữa container sẽ bị hãng tàu thu của bạn khi bạn trả container rỗng tại Việt Nam. Đối với hàng lạnh phải chụp bảng nhiệt độ, nếu cần thiết, bạn có thể yêu cầu họ gắn thêm con Chip điện tử trong container, để theo dõi nhiệt độ khi vận chuyển. Nếu tàu bị delay trước khi đóng hàng, yêu cầu phải cập nhật thông tin để bạn biết và chủ động xử lý chứng từ liên quan của lô hàng. 4. Kiểm tra chứng từ xuất nhập khẩu Các chứng từ xuất nhập khẩu là bắt buộc để phục vụ quá trình làm thủ tục hải quan, đồng thời yêu cầu đối tác cấp các chứng từ, giấy tờ cần thiết. Trong quá trình tiến hành, bạn đề nghị họ gửi các bản nháp (Draft) kể cả vận đơn đường biển (B/L) để kiểm tra kỹ các thông tin xem đã khớp hay chưa? Khi sai 1 lỗi rất nhỏ, lô hàng của bạn có thể gặp rắc rối lớn từ phía Hải quan, cơ quan Nhà nước. Nếu mọi thứ đã được duyệt đầy đủ. Xác nhận với họ để tiến hành các bước tiếp theo cho tới khi bạn nhận được bản scan gốc. Có một điểm lưu ý đặc biệt là bạn cần dựa vào lịch trình thời gian tàu chạy. Để chủ động yêu cầu các Deadline cho từng chứng từ, đảm bảo mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch. Nhiều trường hợp tàu đã về Việt Nam nhưng các chứng từ, chứng nhận của lô hàng vẫn chưa hoàn tất. Gây trì hoãn việc lấy hàng, rất mất thời gian và chi phí cho bạn. 5. Nhà nhập khẩu nhận được thông báo khi hàng đến Trước ngày tàu cập ít nhất 1 ngày bạn sẽ nhận được thông báo hàng đến từ phía hãng tàu hay đại lý. Thông báo hàng đến (ARRIVAL NOTICE) là giấy thông báo chi tiết của Hãng tàu; Đại lý giao nhận thông báo cho bạn biết thời gian lô hàng của bạn dự kiến sẽ cập bến. Các thông tin trên thông báo hàng đến có phần tương tự các thông tin trên Bill. (Tên nhà xuất khẩu, nhập khẩu, số hiệu container, seal, tên tàu, số chuyến, mô tả hàng hóa,…). Ngoài ra còn có các phụ phí (Local charges) được ghi rõ trên đó. Giấy thông báo hàng đến – arrival notice Sau khi kiểm tra thông tin trên thông báo hàng đến, bạn tiến hành lấy lệnh giao hàng (D/O). Để lấy được bộ lệnh giao hàng từ hãng tàu hoặc đại lý, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ theo yêu cầu. Đối với hợp đồng thanh toán bằng thư tín dụng (L/C), khi đến hãng tàu nhận bộ lệnh giao hàng bạn phải mang vận đơn gốc có ký hậu của ngân hàng. Thông thường, bộ lệnh giao hàng có 4 bản do hãng tàu cung cấp để người nhận hàng làm giấy cược container, gia hạn, đối chiếu Manifest và in phiếu giao nhận container. Giấy EIR và giấy mượn container: Đối với hàng FCL là loại hàng giao thẳng, giao nguyên container thì bạn phải làm giấy mượn container. Bằng cách điền vào giấy cam kết mượn container của hãng tàu. Sau đó đóng phí cược container theo quy định của mỗi hãng tàu. Số tiền này được hãng tàu hoàn trả lại nếu khi trả container về bãi, khi tình trạng container vẫn tốt như lúc mượn. Hoặc sẽ bị trừ bớt để hãng tàu sửa chữa container bị hư hỏng. Trên lệnh giao hàng sẽ được đóng dấu là “HÀNG GIAO THẲNG”. Nhân viên giao nhận còn phải đối chiếu B/L với các thông tin trong D/O để đảm bảo thông tin chính xác. Nếu phát hiện sai sót, nhân viên giao nhận sẽ phải yêu cầu hãng tàu sửa chữa và đóng dấu “CORRECT” vào chỗ đã sửa. Nếu không sẽ dẫn đến rắc rối khi làm thủ tục hải quan và nhận hàng tại cảng. Đối với hàng FCL là hàng rút ruột tại cảng thì trên D/O sẽ được đóng dấu “HÀNG RÚT RUỘT”. Và được ghi rõ ngày hết hạn. Lưu ý: Bạn cần chú ý kiểm tra ngày hết hạn lệnh trên lệnh giao hàng. Trường hợp nếu kế hoạch làm hàng tại cảng kéo dài vượt quá thời hạn ghi trên lệnh. Bạn phải lên hãng tàu/ đại lý hãng tàu đóng tiền để gia hạn lệnh. Sau khi gia hạn lệnh xong thì bạn mới làm được các thủ tục tiếp theo để kéo hàng về kho. Việc lấy lệnh có thể đóng tiền mặt hay chuyển khoản đều được. Đối với số tiền lệnh lớn thì nên chuyển khoản để tránh rủi ro. Các trường hợp gấp thì bạn nên ưu tiên thanh toán bằng tiền mặt để lấy được ngay lệnh giao hàng. 6. Đăng ký các chứng nhận liên quan đến lô hàng: Dựa vào loại hàng, căn cứ mã HS code,.. Và các quy định của Nhà nước để bạn chuẩn bị cần đăng ký những thủ tục gì để được cấp các chứng nhận liên quan. 7. Khai báo hải quan hàng nhập: Chuẩn bị chứng từ là khâu quan trọng nhất trong quá trình làm thủ tục hải quan. Việc chuẩn bị chứng từ sớm và chuẩn xác sẽ đóng góp đế 95% tiến độ khai báo hải quan. Cũng như tiết kiệm chi phí hải quan cho doanh nghiệp bạn. Xác định những việc cần làm đối với 1 lô hàng nhập khẩu: Bước này có nghĩa là khi lô hàng của bạn nhập khẩu về, bạn cần xác định trước là mặt hàng cần nhập là gì? Tham khảo trước mã HS (HS code) cho hàng hóa, thuế nhập khẩu là bao nhiêu? Có được hưởng ưu đãi hay không, những thủ tục và công việc nào cần làm khi lô hàng về tới Việt Nam? Chuẩn bị bộ hồ sơ, chứng từ khi hàng về tới Việt Nam. Sau khi nhận được thông báo hàng đến, lúc này bạn cần chuẩn bị những chứng từ để làm thủ tục cho lô hàng. Lưu ý: Một số mặt hàng nhập khẩu yêu cầu cần phải có giấy phép, chứng nhận đặc thù,… của các bộ ngành liên quan. Bạn cần tìm hiểu kỹ các loại chứng từ này và gấp rút hoàn thành sớm để lô hàng được “Giải phóng”. Lên tờ khai hải quan: Nhờ sự phát triển của công nghệ, hiện nay chúng ta không còn phải khai báo hải quan bằng hồ sơ giấy rất chậm chạp và nhọc nhằn như trước nữa. Thay vào đó, chúng ta có thể khai báo qua mạng qua hệ thống khai báo hải quan điện tử. Trong đó, phần mềm hải quan điện tử được sử dụng phổ biến nhất là ECUS5 – VNACCS. Ngoài chứng từ ra, đặc biệt cần lưu ý là chữ ký số dùng để đăng nhập và truyền tờ khai trên phần mềm khai hải quan điện tử. Doanh nghiệp chưa có hoặc chữ ký số gặp trục trặc thì cách giải quyết tốt nhất là trả phí khai đại lý hải quan để kịp tiến độ lô hàng. Nhưng về lâu dài thì cần có chữ ký số để tránh phát sinh các chi phí. Khi đã có chữ ký số và bộ chứng từ đầy đủ cần thiết, cần kiểm tra chứng từ thật kỹ. Việc kiểm tra được thực hiện để xem xét sự thống nhất, chính xác của các chứng từ hay số liệu. Nhất là việc hợp lệ của C/O – để được miễn giảm thuế. Hơn nữa phải xem xét để áp mã HS một cách chính xác nhất có thể cho lô hàng. Tránh trường hợp bị bác bỏ mã HS thì sẽ không được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu. Một khâu nhìn có vẻ đơn giản nhưng ảnh hưởng khá nhiều đến giá trị lô hàng của bạn. Tiến hành lên tờ khai bằng cấp đăng nhập vào phần mềm khai hải quan. Điền các thông tin theo như yêu cầu và cắm chữ ký số vào để truyền tờ khai chính thức lên hệ thống. Khi tờ khai được truyền chính thức thành công lên hệ thống cũng đồng nghĩa việc trên hệ thống hải quan đã có thông tin tờ khai này. Sau khi truyền xong, tờ khai được xuất ra sẽ được phân vào 3 luồng: + Luồng Xanh: Tờ khai được phân số 1 + Luồng Vàng: Tờ khai được phân số 2. + Luồng Đỏ: Khi tờ khai được phân số 3 . + Tờ khai đã được thông quan Lưu ý: Việc lên tờ khai chính thức rất quan trọng, yêu cầu thông tin chính xác, số liệu thực tế nhất. Một số trường hợp khai sai có thể sửa được, nhưng có những trường hợp phải hủy tờ khai. Điều này sẽ dẫn đến việc phát sinh chi phí cũng như rắc rối cả trước, sau khi hoàn thành thủ tục cho lô hàng. Việc hủy tờ khai nhiều, có thể ảnh hưởng xấu đến kết quả phân luồng của những tờ khai sau này. Đóng thuế và làm thủ tục hải quan thực tế tại cảng Sau khi tờ khai được phân luồng, số tiền thuế sẽ được hiển thị trên tờ khai dù là luồng xanh, đỏ, hay vàng. (Trừ một số trường hợp được hưởng chính sách miễn thuế). Số tiền thuế này được hiển thị trên trang đầu tiên của tờ khai và được phân thành các mục cụ thể: - Thuế Nhập Khẩu - Thuế GTGT - Tổng tiền thuế phải nộp => Đây là căn cứ để đóng số tiền thuế chính xác. Số tiền thuế có thể tính toán gần chính xác trước khi lên tờ khai. Phụ thuộc vào mã HS, thuế nhập khẩu, VAT và miễn giảm thuế khi có C/O. Việc tính toán trước số tiền thuế phải nộp, giúp DN chủ động hơn khi tính các chi phí. Lưu ý: Thông thường, việc đóng thuế được thực hiện sau khi tờ khai được phân luồng và thực tế hàng đã về cảng. Tùy thuộc tính chất của lô hàng mà DN quyết định đóng trước hay sau khi làm thủ tục tại cảng. Số tiền thuế có thể chuyển khoản hay đóng tiền mặt, nhưng để nhanh chóng thì bạn nên đóng tiền mặt. Tránh trường hợp thủ tục đã hoàn tất nhưng thuế chuyển khoản mà vẫn chưa vào nên không thể nhận hàng được. Hiện tại tiền thuế có thể đóng tại ngân hàng hoặc ngay tại cảng. (Nơi làm thủ tục hải quan). 8. Mở Và Thông Quan Tờ Khai: B1: Thủ tục hải quan xuất nhập khẩu B2: Làm thủ tục hải quan tại cảng B3: Mở tờ khai Xuất trình bộ hồ sơ để hải quan xem xét, nếu bộ chứng từ đã hợp lệ. Hải quan sẽ tiến hành thông quan trên hệ thống. 9. Thanh Lý Tờ Khai: Sau khi nộp thuế và tờ khai được thông quan thì bạn có thể in mã vạch tại đây. https://www.customs.gov.vn/SitePages/ContainerBarcodeReceiver.aspx. Điền các thông tin theo yêu cầu. Tham khảo thêm: Tổng hợp các loại chi phí vận tải đường biển 10. Điều Xe Vận Chuyển Hàng Về Kho: Sau khi thanh lý xong, bạn tới phòng thương vụ cảng, cầm D/O (Còn hạn) để đóng tiền in phiếu nâng container. (Phiếu EIR). Giao cho tài xế 1 số chứng từ như phiếu EIR, D/O, giấy mượn container về kho riêng. Để tài xế trình hải quan giám sát cổng và tiến hành lấy container ra khỏi cảng chở về kho. 11. Rút Hàng Và Trả Container Rỗng Sau khi xe về tới kho, bạn chú ý kiểm tra kỹ các thông tin sau: – Seal: Kiểm tra xem có khớp với seal trên Vận đơn (Bill) hay không? Còn nguyên Seal có dấu hiệu cắt hay chắp vá gì không? Sau đó chụp hình lại trước khi cắt Seal. – Chụp mặt ngoài và mặt trong, ván sàn, 2 cánh cửa container, ván sàn, lỗ thông gió, chuôi cắm điện nhằm xác định tình trạng container trước. Trường hợp container bị hư hại sau khi rút hàng, sẽ biết rõ chi phí sửa chữa đó bên nào chịu. – Lột tem nguy hiểm (Nếu là hàng nguy hiểm) trước khi trả container rỗng theo quy định của hãng tàu. Nếu không sẽ bị phạt tiền. Sau khi rút hàng xong, tài xế sẽ mang container trả về cảng hoặc ICD, theo chỉ định được ghi rõ trên giấy mượn container. 12. Lưu Trữ Hồ Sơ Và Chứng Từ: Tất cả bộ chứng từ cần được lưu trữ, bảo quản cẩn thận. (Để đối chiếu sau này có phát sinh, khiếu nại. Phục vụ kiểm tra của các cơ quan liên quan như cơ quan thuế, hải quan…) Lô hàng hoàn thành thủ tục hải quan khi đã qua khoảng thời gian kiểm tra sau thông quan. Không phải cứ lấy hàng về tới kho, đã xuất xong thì tờ khai đã thông quan! Hiện tại, chính sách Nhà nước đang đơn giản hóa ở giai đoạn thông quan hàng hóa. Nhằm giảm bớt chi phí, thời gian lưu kho bãi cho DN tại cửa khẩu. Mặt khác là giảm áp lực cho cơ sở hạ tầng. Việc kiểm tra sau khi thông quan để kiểm tra lại xem doanh nghiệp có tuân thủ; thực hiện thủ tục hải quan của bạn. Các thông tin chi tiết về khai báo hải quan, vận tải quốc tế đường biển, các bạn hãy liên hệ trực tiếp cho công ty Lacco theo địa chỉ hotline: 0906 23 55 99 hoặc email: info@lacco.com.vn để được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của Lacco hỗ trợ chi tiết.
Xem thêm
Bạn đang muốn tìm những câu chúc tết hay và ý nghĩa nhất cho năm 2022 để gửi đến những người thân yêu. Nhân dịp xuân tết đến xuân về, Lacco đã tổng hợp những lời chúc tết năm mới 2022 hay ho và đầy ý nghĩa gửi đến người thân, bạn bè và đồng nghiệp của mình. Năm cũ sắp qua đi và năm mới 2022 sắp đến, hãy cùng nhau hân hoan chào đón mùa xuân mới với nhiều niềm vui, hạnh phúc ngập tràn. Chúc năm mới với những câu chúc tết hay – độc đáo – ý nghĩa : – Vừa đủ HẠNH PHÚC để giữ tâm hồn bạn được ngọt ngào. – Vừa đủ THỬ THÁCH để giữ bạn luôn kiên nhẫn. – Vừa đủ MUỘN PHIỀN để giữ bạn thật sự tỉnh táo. – Vừa đủ HY VỌNG để cho bạn được hạnh phúc. – Vừa đủ THẤT BẠI để bạn mãi khiêm nhường. – Vừa đủ THÀNH CÔNG để giữ bạn mãi nhiệt tâm. – Vừa đủ BẠN BÈ để bạn được an ủi. – Vừa đủ VẬT CHẤT để đáp ứng các nhu cầu vật chất của bạn. – Vừa đủ NHIỆT TÌNH để bạn cho đời thêm hân hoan. – Vừa đủ NIỀM TIN để xua tan những thất vọng. 1. Năm Nhâm Dần – Chúc bạn luôn: Đong cho đầy hạnh phúc – Gói cho trọn lộc tài – Giữ cho mãi an khang – Thắt cho chặt phú quý. 2.Chúc mừng năm mới Nhâm Dần 2022. Chúc năm mới sức khỏe dẻo dai, công việc thuận lợi thăng tiến dài dài, phi những nước đại tiến tới thành công. 3.Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua. Phúc lộc đưa nhau đến từng nhà. Vài lời cung chúc tân niên mới. Vạn sự an khang vạn sự lành. 4.Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc một năm mới: nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc. 5.Chúc bạn 12 tháng phú quý, 365 ngày phát tài, 8760 giờ sung túc, 525600 phút thành công 31536000 giây vạn sự như ý. Đây là lời chúc năm mới về thời gian. 6.Năm hết tết đến kính chúc mọi người thật nhiều sức khoẻ, miệng cười vui vẻ, tiền vào mạnh mẽ, cái gì cũng được suôn sẻ, để sống tiếp một cuộc đời thật là đẹp đẽ. 7.Cung chúc tân xuân phước vĩnh cửu – Chúc trong gia quyến được an khương – Tân niên lai đáo đa phú quý – Xuân đến an khương vạn thọ tường. Đây là lời chúc mừng năm mới thể hiện chút hán nôm mà các cụ hay dùng chúc nhau rất nho nhã. 8.Kính chúc mọi người một năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc: Vui trong sức khoẻ, trẻ trong tâm hồn, khôn trong lý tưởng và trưởng thành mọi lĩnh vực. 9.Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều. Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu. Gia đình hạnh phúc bè bạn quý. Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều. (Câu chúc tết hay nhẹ nhàng) 10.Mùa xuân xin chúc – Khúc ca an bình – Năm mới phát tài – Vạn sự như ý – Già trẻ lớn bé – Đầy ắp tiếng cười – Trên mặt ngời ngời – Tràn đầy hạnh phúc – Xuân đến hy vọng – Ấm no mọi nhà – Kính chúc ông bà – Sống lâu trăm tuổi – Kính chúc ba mẹ – Sức khoẻ dồi dào – Đôi lứa yêu nhau – Càng thêm nồng ấm – Các em bé nhỏ – Học giỏi chăm ngoan – Chúc Tết mọi người – Năm mới hoan hỉ – Gặp nhiều niềm vui. 11.Năm hết Tết đến – Chúc ông chúc bà – Chúc cha chúc mẹ – Chúc cô chúc cậu – Chúc chú chúc dì – Chúc anh chúc chị – Chúc luôn các em – Chúc cả các cháu – Dồi dào sức khoẻ – Có nhiều niềm vui – Tiền xu nặng túi – Tiền giấy đầy bao – Đi ăn được khao – Về nhà người rước – Tiền vô như nước – Tình vào đầy tim – Chăn ấm nệm êm – Sung sướng ban đêm – Hạnh phúc ban ngày – Luôn luôn gặp may – Tràn đầy hạnh phúc. 12.Năm mới Tết đến – Rước hên vào nhà – Quà cáp bao la – Mọi nhà no đủ – Vàng bạc đầy tủ – Gia chủ phát tài – Già trẻ gái trai – Sum vầy hạnh phúc – Cầu tài chúc phúc – Lộc đến quanh năm – An khang thịnh vượng. Lời chúc năm mới qua điện thoại. 13.Đong cho đầy Hạnh phúc. Gói cho trọn Lộc tài. Giữ cho mãi An Khang. Thắt cho chặt Phú quý. Cùng chúc nhau Như ý, Hứng cho tròn An Khang, Chúc năm mới Bình An. Cả nhà đều Sung túc. 14.Mừng 2022 phát tài phát lộc – Tiền vô xồng xộc, tiền ra từ từ – Sức khoẻ có dư, công danh tấn tới – Tình duyên phơi phới, hạnh phúc thăng hoa – Xin chúc mọi nhà một năm đại thắng 15.Năm hết Tết đến – Đón Khỉ tiễn Dê – Chúc ông chúc bà – Chúc cha chúc mẹ – Chúc cô chúc cậu – Chúc chú chúc dì – Chúc anh chúc chị – Chúc luôn các em – Chúc cả các cháu – Dồi dào sức khoẻ – Có nhiều niềm vui – Tiền xu nặng túi – Tiền giấy đầy bao – Đi ăn được khao – Về nhà người rước – Tiền vô như nước – Tình vào đầy tim – Chăn ấm nệm êm – Sung sướng ban đêm – Hạnh phúc ban ngày – Luôn luôn gặp may – Suốt năm con Khỉ. 16.Sang năm mới chúc mọi người có một bầu trời sức khỏe, một biển cả tình thương, một đại dương tình cảm, một điệp khúc tình yêu, một người yêu chung thủy, một tình bạn mênh mông, một gia đình thịnh vượng. Chúc các bà, các ông, các cô, các chú, các chị, các anh sang năm mới vạn sự như ý, tỷ sự như mơ, làm việc như thơ, đời vui như nhạc, coi tiền như rác, coi bạc như rơm, chung thủy với cơm và sắc son với phở. Lời chúc năm mới có chút vần vò mà các bạn trẻ hay dùng. 17.Chúc bạn có 1 bầu trời sức khỏe, 1 Biển cả tình thương, 1 Đại dương tình bạn, 1 Điệp khúc tình yêu, 1 Người yêu chung thủy, 1 Sự nghiệp sáng ngời, 1 Gia đình thịnh vượng. – Chúc năm mới cả gia đình bạn vạn sự như ý, Tỉ sự như mơ, Triệu triệu bất ngờ, Không chờ cũng đến! 18.Thay mặt Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc kính chúc đồng chí và gia đình một năm mới hạnh phúc, an khang, thịnh vượng! Đây là lời chúc mừng năm mới cho khối đơn vị hành chính sự nghiệp nhưng đôi khi các bạn trẻ cũng dùng lời chúc này để chúc nhay rất vui. Câu chúc Tết hay và ý nghĩa dành cho Cha, Mẹ 20.“Mẹ kính yêu, lòng mẹ bao la như biển Thái Bình…” Bài hát ấy cứ vang vọng mãi trong ký ức mọi người. Mẹ là người con yêu mến nhất trong cuộc đời, tuy rằng con chưa nói lời này với mẹ bao giờ. Con chỉ thầm gọi và cầu mong mẹ được mạnh khỏe sống mãi bên chúng con. Mẹ ơi, mẹ vừa là người mẹ hiền, lại là người cha nghiêm khắc của chúng con. Chúng con lớn lên trong sự nhọc nhằn từ cuộc sống của mẹ. Giờ chúng con đã lớn nhưng mỗi đứa một phương, mẹ lại cặm cụi sống một mình. Mẹ chỉ mong sao các con của mẹ luôn bình yên và hạnh phúc. Mẹ thường nói món quà lớn nhất mẹ nhận được là hạnh phúc của các con. Năm hết Tết đến, con cầu mong mẹ luôn khỏe mạnh cùng chúng con. Mẹ ơi, con chỉ nói với mẹ một điều: con yêu mẹ nhiều nhiều lắm. Con mong rằng, mỗi mùa xuân trôi qua con đều được gửi lời chúc đến mẹ, con yêu mẹ nhiều lắm. 21.Một mùa xuân nữa lại về, con xin lỗi ông vì con ở xa lại mải mê công việc nên không thường xuyên về thăm ông. Năm mới đến, con chúc ông luôn sống lâu sống thọ để vui vầy cùng con cháu, ông nhé. 22. Mùa xuân chim én lượn chao Tân Sửu năm mới, ta cùng chúc nhau. Chúc bố sức khỏe dồi dào Mẹ thêm tuổi mới, ốm đau chẳng còn. Mãi mãi sống cùng các con Cùng nhau hạnh phúc, chúng con vui vầy. Anh em con cùng đến đây Sum vầy hạnh phúc, đón vàng lộc xuân Câu chúc Tết hay và ý nghĩa cho ông bà cha mẹ 23.Vài năm trước khi chúng tôi còn nhỏ mẹ bảo: “Cuộc đời của mẹ chỉ cần nhìn thấy các con trưởng thành, khôn lớn là mẹ mãn nguyện”. Khi chúng tôi lớn và trưởng thành có cuộc sống riêng thì mẹ lại bảo: “Giờ đây, mẹ chỉ mong các cháu lớn nhanh cho các con đỡ vất vả và muốn nhìn thấy các cháu ổn định cuộc sống”. Mẹ tôi đấy, cuộc đời của mẹ chỉ mong muốn cho các con, các cháu mẹ được ổn định có cuộc sống tốt mà mẹ không hề nghĩ cho bản thân mình. Chúc mẹ một mùa xuân tràn đầy sức khoẻ, hạnh phúc và may mắn, vạn sự như ý, sống lâu trăm tuổi để tận hưởng niềm vui và mỗi năm mẹ lại đem mùa xuân về cho gia đình 24.Con kính chúc ba má sức khỏe dồi dào, lúc nào cũng “tươi trẻ” như thời mới yêu. Mong nhà mình lúc nào cũng quây quần, chị em chúng con luôn được nghe tiếng cười đùa vui vẻ của ba má. 25.Ba ơi, Tết năm nay ba bước sang tuổi 61, con chúc ba ăn Tết thật vui, hạnh phúc và có nhiều kỷ niệm đẹp bên con, cháu. Dù cả đời này ba sẽ không được lên chức “ông nội” nhưng con mong rằng ba sẽ mãn nguyện bên các cháu ngoại. Chúng con sẽ thay anh ba chăm sóc ba má.26.Một năm mới nữa lại đến rồi, thời gian càng trôi nhanh thì lưng má càng thêm còng, tóc ba thêm sợi bạc và vì vậy tình thương của anh chị em chúng con dành cho ba má lại càng thêm dày. Tết đến, xuân về, con gửi đến ba má ngàn lời yêu thương trìu mến, kính chúc ba má thêm nhiều hạnh phúc, sống vui sống khỏe. Tết này con sẽ về bên ba má để thấy rằng cuộc sống còn thú vị lắm, còn có những cái Tết luôn ngập tràn yêu thương. Cầu mong cho ba má sống lâu hơn với các con các cháu. Chúc mừng năm mới! 27.Mẹ ơi, hàng ngày nhìn thấy mẹ đau ốm, phải uống thuốc thay cả cơm con buồn lắm mẹ à. Sang năm mới, con cầu chúc may mắn đến với mẹ, mẹ có thể hết bệnh và mãi mãi mạnh khỏe sống cùng chúng con. Chúc mẹ mau lành bệnh mẹ nhé. 28.Một mùa xuân mới đã đến, con kính chúc ba mẹ luôn khỏe mạnh, hạnh phúc bên chúng con và đón một năm mới an lành, sung túc và tràn ngập hạnh phúc. 29.Mẹ ơi, mẹ vừa là người mẹ hiền, lại là người cha nghiêm khắc của chúng con. Chúng con lớn lên trong sự nhọc nhằn từ cuộc sống của mẹ. Giờ chúng con đã lớn nhưng mỗi đứa một phương, mẹ lại cặm cụi sống một mình. Mẹ chỉ mong sao các con của mẹ luôn bình yên và hạnh phúc. Mẹ thường nói món quà lớn nhất mẹ nhận được là hạnh phúc của các con. Năm hết Tết đến, con cầu mong mẹ luôn khỏe mạnh cùng chúng con. Mẹ ơi, con chỉ nói với mẹ một điều: con yêu mẹ nhiều nhiều lắm. Câu chúc Tết hay và ý nghĩa cho vợ, chồng 30.Mới ngày nào, em bẽn lẽn bên anh trong niềm hạnh phúc ngập tràn, ngày em đẹp nhất, em là cô dâu. Chúng ta sắp kỷ niệm một năm ngày cưới khi vừa đi qua Tết Giáp Ngọ này anh nhỉ? Một năm qua, biết bao buồn vui của cuộc sống mới nhưng hạnh phúc luôn ngập tràn, luôn tươi mới như ngày đầu ta là của nhau. 31.Năm cũ qua đi, năm mới đang đến với những xốn xang, rạo rực của cái Tết đầu tiên em làm dâu, của cái Tết đầu tiên em làm vợ, của cái Tết đầu tiên em hồi hộp mong chờ đón quả ngọt của tình yêu chúng ta kết trái. Em mong năm mới những ngọt ngào vẫn đong đầy như năm qua, mong anh và em luôn đủ niềm tin, đủ nghị lực để đi qua những sóng gió của cuộc đời. Mong cho con chúng ta đi qua 9 tháng 10 ngày bình yên trọn vẹn. Mong cho bố mẹ cũng như đại gia đình ta luôn mạnh khỏe, nhiều an vui. 32.Một năm qua có biết bao niềm vui, nỗi buồn nhưng thật hạnh phúc bởi dù có chuyện gì thì vợ chồng mình vẫn luôn ở cạnh nhau, cùng nhau cố gắng vượt qua. Mãi là chỗ dựa vững chắc cho vợ, chồng yêu nhé! 33.Em chúc anh công tác và học tập thuận lợi, suôn sẻ, thành công và luôn làm chỗ dựa vững chắc cho mẹ con em nhé. Chúc Nhím xù đi học ngoan, hay ăn chóng lớn, ngày càng thông minh, lém lỉnh. Đặc biệt chúc gia đình nhỏ của chúng mình năm mới đón thành viên mới thành công rực rỡ. Chúc năm mới vẹn tròn, hạnh phúc đến tất cả mọi người. 34.Chồng yêu quý! Vậy là mình đã lấy nhau được hơn một năm rồi nhỉ? Qua lời chúc vàng đầu năm, vợ chúc chồng luôn luôn mạnh khỏe, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, sớm được chuyển công tác về gần gia đình và đặc biệt sang năm mới gia đình mình sớm có tin vui. Chồng hãy là điểm tựa vững chắc của gia đình mình nhé. Mãi yêu chồng! 35.Em chúc anh công tác và học tập thuận lợi, suôn sẻ, thành công và luôn làm chỗ dựa vững chắc cho mẹ con em nhé. Chúc Nhím xù đi học ngoan, hay ăn chóng lớn, ngày càng thông minh, lém lỉnh. Đặc biệt chúc gia đình nhỏ của chúng mình năm mới đón thành viên mới thành công rực rỡ. Chúc năm mới vẹn tròn, hạnh phúc đến tất cả mọi người. Nhân dịp năm hết tết về, Công ty Lacco xin gửi đến quý đọc giả năm mới an khang thịnh vượng - Vạn sự như ý! Chúc mừng năm mới.
Xem thêm
Nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa đối với từng lô hàng, các công ty sản xuất container trên thế giới sẽ cung cấp các loại cont với nhiều kích thước tiêu chuẩn khác nhau: 10, 20, 40, 45, 50 feet. Với khối lượng và nhóm hàng hóa cụ thể cần vận chuyển thì nên lựa chọn các loại kích thước thùng container nào thì thích hợp? 1. Container là gì? Container (thường được viết tắt là "cont") được hiểu là hộp kín hình chữ nhật. Được thiết kế và lắp đặt kiên cố bằng thép được dùng để chứa hàng hóa. Container có tác dụng là công cụ vận tải hàng hóa mang tính chất quốc tế. Mọi người có thói quen sử dụng “container”, để chỉ chung một chiếc xe đầu kéo chở theo chiếc thùng lớn phía sau. Kích thước của mỗi container thường được đo bằng feet và inch. Tùy thuộc vào số lượng hàng hóa cần vận chuyển cụ thể để xếp vào các loại cont có kích thước là 10, 20, 40, 45, 50 feet. Ngày nay, container đã được sử dụng để vận chuyển hàng hóa đi khắp thế giới mỗi ngày. Sau khi hàng hóa được chất đầy vào các cont thì sẽ sử dụng các phương thức vận tải khác nhau như: vận tải đường biển, vận tải đường bộ,... để chuyển hàng hóa đến điểm đích. Các bạn có thể tham khảo: Lịch sử ra đời của Container 1 feet là bao nhiêu mét, 1 inch là bao nhiêu mét? Feet (hay foot, ký hiệu ft, hoặc thường dùng ký hiệu là dấu phẩy đơn trên đầu) là một đơn vị đo lường quốc tế phổ biến, đặc biệt ở Anh Mỹ. Do đó, khi chọn cont chúng ta thường tìm hiểu về kích thước feet của mỗi loại cont. Trước khi tìm hiểu về kích thước container tiêu chuẩn 10, 20, 40, 45, 50 feet thì chúng ta cần phải biết 1 feet sẽ có kích thước là bao nhiêu mét. Như vậy mới có thể dễ dàng định hình được kích thước cũng như loại cont phù hợp với hàng của mình. - 1 feet (hay foot, ký hiệu ft) sẽ tương đương với 0.3048 mét, tức khoảng 30.48 cm. - 1 feet = 12 inch (inch viết tắt là in (hoặc ký hiệu là dấu phẩy kép trên đầu)). Như vậy, mỗi inch sẽ có chiều dài là 0.0254 mét, tương ứng 2.54 cm. Các khái niệm về kích thước container tiêu chuẩn Kích thước lọt lòng thùng container: là kích thước phía trong của container, đã trừ đi độ dày của vỏ cont. Vì thế khi tính toán kích thước hàng hóa, bạn nên dựa vào kích thước lọt lòng của container nhằm đảm bảo container có thể chứa được. Kích thước phủ bì (hay kích thước tổng thể bên ngoài): Là kích thước được đo bên ngoài, bao gồm cả độ dày của vỏ cont + Độ mở cửa là kích thước của cửa cont + Dung tích: Là phần thể tích có thể chứa hàng hóa của cont + Tải trọng ròng: Là khối lượng hàng hóa mà container có thể chứa + Tổng tải trọng: Là tải trọng bao gồm khối lượng hàng hóa và khối lượng của cont rỗng TEU là viết tắt của twenty-foot equivalent units – có nghĩa “đơn vị tương đương 20 foot”. TEU là một đơn vị đo hàng hóa theo container 20 feet tiêu chuẩn (dài 20 feet × rộng 8 feet và cao 8.5 feet. Thể tích khoảng 39 m³). Ví dụ khi người ta đề cập 1 TEU thì có nghĩa là kích thước của 1 cont 20 feet. Container 40 feet sẽ la 2 TEU, hoặc cũng có thể dùng là 1 FEU ( Forty -foot equivalent units). Bạn có thể tham khảo thêm: 2. Kích thước container tiêu chuẩn 10, 20, 40, 45, 50 feet Kích thước container 10 là bao nhiêu? Container 10 feet là loại cont nhỏ nhất hiện nay, tuy có tính linh hoạt cao nhưng loại cont này lại không được sử dụng phổ biến họ hạn chế về số lượng hàng hóa vận chuyển. Ngoài chức năng chuyên chở hàng hóa, Container 10 feet còn được tận dụng để làm kho tự quản mini chứa hàng, các công trình văn phòng, nhà ở container, nhà vệ sinh công cộng,… Các thông số kỹ thuật của cont 10 feet: Loại thông số của cont 10 feet Đơn vị Feet, in Đơn vị Mét Kích thước phủ bì Dài 9 feet 9.8 in 2.991 Rộng 8 feet 2.438 Cao 8 feet 6 in 2.591 Kích thước lọt lòng Dài 9 feet 3.3 in 2.828 Rộng 7 feet 8.5 in 2.350 Cao 7 feet 9.7 in 2.381 Độ mở cửa Cao 7 feet 6.2 in 2.291 Rộng 7 feet 8 in 2.336 Thể tích (Mét khối) 16 Trọng lượng container rỗng (Tấn) 1.350 Trọng lượng hàng hóa (Tấn) 8.810 Tổng tải trọng (Tấn) 10.160 Kích thước container 20 feet? Container 20 feet được chia ra làm rất nhiều loại: cont thường (cont khô), container lạnh (Reefer- RF), container cao (High Cube – HC), container lạnh cao ( Hi-Cube Reefer – HR), Container hở (open top – OT), container flatrack,….. a, Kích thước container 20 feet thường, khô Theo quy định của Việt Nam TCVN 6273:200, tải trọng tối đa của Container 20 feet được phép chở là 20.32 tấn. Các thông số kỹ thuật của cont 20 feet khô Loại thông số của con 20 feet khô Đơn vị Feet, in Đơn vị Mét Kích thước phủ bì Dài 20 feet 6.060 Rộng 8 feet 2.440 Cao 8 feet 6 in 2.590 Kích thước lọt lòng Dài 19 feet 4.2 in 5.898 Rộng 7 feet 8.6 in 2.352 Cao 7 feet 10.3 in 2.395 Độ mở cửa Cao 7 feet 5.8 in 2.280 Rộng 7 feet 8.1 in 2.340 Thể tích (Mét khối) 33.2 Trọng lượng container rỗng (Tấn) 2.200 Trọng lượng hàng hóa (Tấn) 28.280 Tổng tải trọng (Tấn) 30.480 b, Kích Thước Container 20 feet Lạnh – RF Container lạnh dùng để chuyên chở các loại hàng hóa phải đảm bảo giữ được nhiệt độ thấp như: Trái cây, hải sản,... các loại thức ăn tươi sống. Nhiệt độ của Container lạnh thường từ -18 độ đến 18 độ tùy mặt hàng, đòi hỏi phải gắn thiết bị làm lạnh công suất phù hợp. Các thông số kỹ thuật của cont 20 feet lạnh: Loại thông số của con 20 feet RF Đơn vị Feet, in Đơn vị Mét Kích thước phủ bì Dài 20 feet 6.060 Rộng 8 feet 2.440 Cao 8 feet 6 in 2.590 Kích thước lọt lòng Dài 17 feet 11.9 in 5.485 Rộng 7 feet 6 in 2.286 Cao 7 feet 5.2 in 2.265 Độ mở cửa Cao 7 feet 3.6 in 2.224 Rộng 7 feet 6 in 2.286 Thể tích (Mét khối) 28.4 Trọng lượng container rỗng (Tấn) 3.200 Trọng lượng hàng hóa (Tấn) 27.280 Tổng tải trọng (Tấn) 30.480 c, Kích thước container 20 feet cao (High Cube – HC) Container 20 feet HC được dùng chủ yếu ở Châu Âu chứ không được sử dụng tại Việt nam. Dưới đây là một số thông số kỹ thuật nếu bạn quan tâm: Loại thông số của cont 20 HC Đơn vị Feet, in Đơn vị Mét Kích thước phủ bì Dài 19 feet 10.5 in (khoảng 20 feet) 6.058 Rộng 8 feet 2.438 Cao 9 feet 5.8 in 2.891 Kích thước lọt lòng Dài 19 feet 4.7 in 5.910 Rộng 7 feet 8.3 in 2.345 Cao 8 feet 9.9 in 2.690 Độ mở cửa Cao 8 feet 5.8 in 2.585 Rộng 7 feet 7.9 in 2.335 Thể tích (Mét khối) 37.28 Trọng lượng container rỗng (Tấn) 2.420 Trọng lượng hàng hóa (Tấn) 28.060 Tổng tải trọng (Tấn) 30.480 d. Kích thước container 20 feet hở (open top – OT) Loại thông số của cont 20 feet OT Đơn vị Feet, in Đơn vị Mét Kích thước phủ bì Dài 19 feet 10.5 in (khoảng 20 feet) 6.058 Rộng 8 feet 2.438 Cao 8 feet 6 in 2.591 Kích thước lọt lòng Dài 19 feet 4.2 in 5.898 Rộng 7 feet 8.6 in 2.352 Cao 7 feet 8.4 in 2.348 Độ mở cửa Cao 7 feet 5.8 in 2.280 Rộng 7 feet 8.1 in 2.340 Thể tích (Mét khối) 37.28 Trọng lượng container rỗng (Tấn) 2.420 Trọng lượng hàng hóa (Tấn) 28.060 Tổng tải trọng (Tấn) 30.480 Container Open Top có đặc trưng là loại cont không có nóc, chỉ có bạt che. Được sử dụng để chứa những kiện hàng có kích thước lớn, cồng kềnh, thích hợp với việc bốc dỡ hàng bằng cần cẩu theo phương đứng. e, Kích Thước Container 20 feet Flat Rack Kích thước Container 20 feet Flat Rack tương tự như kích thước của cont 20 khô thường. Với chức năng chính là dùng để chở các mặt hàng quá khổ, quá tải nên thiết kế của Flat rack sẽ không có vách và mái. Loại cont này thường có mức giá cước khá cao nên được sử dụng rất ít tại Việt nam. Loại thông số của cont 20 feet Flat Rack Đơn vị Feet, in Đơn vị Mét Kích thước phủ bì Dài 20 feet 6.060 Rộng 8 feet 2.440 Cao 8 feet 6 in 2.590 Kích thước lọt lòng Dài 19 feet 3.6 in 5.883 Rộng 7 feet 8.4 in 2.347 Cao 7 feet 4.9 in 2.259 Thể tích Không xác định Trọng lượng container rỗng (Tấn) 2.750 Trọng lượng hàng hóa (Tấn) 31.158 Tổng tải trọng (Tấn) 34.000 Kích thước của các loại container 40 feet Container 40 feet có kích thước gấp đôi cont 20 như đã đề cập ở trên. Đương đương với 2 TEU (với 1 TEU là đơn vị dùng để chỉ cont 20 feet). Cont 40 feet rỗng nặng 3730 kg. Tải trọng hàng chứa được tối đa là 26750. a, Kích thước container 40 feet thường – khô Loại thông số cont 40 feet thường khô Đơn vị Feet, in Đơn vị Mét Kích thước phủ bì Dài 40 feet 12.190 Rộng 8 feet 2.440 Cao 8 feet 6 in 2.590 Kích thước lọt lòng Dài 39 feet 5.7 in 12.032 Rộng 7 feet 8.5 in 2.350 Cao 7 feet 10.2 in 2.392 Độ mở cửa Cao 7 feet 5.8 in 2.280 Rộng 7 feet 7.7 in 2.330 Thể tích (Mét khối) 67.634 Trọng lượng container rỗng (Tấn) 3.730 Trọng lượng hàng hóa (Tấn) 26.750 Tổng tải trọng (Tấn) 30.480 Container 40 feet khô chuyên chở hàng hóa có kích thước lớn, khô ráo, khối lượng vừa phải như đồ nội thất, hàng may mặc, nhựa, thực phẩm khô không cần nhiệt độ,… b, Kích Thước Container 40 feet Cao – HC Container 40 feet Cao – HC được sử dụng khá phổ biến với chiều cao nhỉnh hơn so với cont 40 thường. Loại thông số cont 40 feet HC Đơn vị Feet, in Đơn vị Mét Kích thước phủ bì Dài 40 feet 12.190 Rộng 8 feet 2.440 Cao 9 feet 6 in 2.895 Kích thước lọt lòng Dài 39 feet 5.3 in 12.023 Rộng 7 feet 8.6 in 2.352 Cao 8 feet 10.2 in 2.698 Độ mở cửa Cao 8 feet 5.8 in 2.585 Rộng 7 feet 8.1 in 2.340 Thể tích (Mét khối) 76.29 Trọng lượng container rỗng (Tấn) 3.900 Trọng lượng hàng hóa (Tấn) 26.580 Tổng tải trọng (Tấn) 30.480 Tham khảo: Kinh nghiệm lựa chọn container lạnh 40 feet cho hàng trái cây c, Kích Thước Container 40 feet Lạnh (RF) Cont 40 feet RF được sử dụng để chứa các sản phẩm, hàng hóa giữ đông lạnh như các hải sản, đồ tươi sống hay thực phẩm. Loại cont này giữ được mức nhiệt độ thấp tối đa là -18 độ C. Loại thông số container 40 RF Đơn vị Feet, in Đơn vị Mét Kích thước phủ bì Dài 40 feet 12.190 Rộng 8 feet 2.440 Cao 8 feet 6 in 2.590 Kích thước lọt lòng Dài 37 feet 11 in 11.558 Rộng 7 feet 6.2 in 2.291 Cao 7 feet 3.6 in 2.225 Độ mở cửa Cao 7 feet 2.2 in 2.191 Rộng 7 feet 6.2 in 2.291 Thể tích (Mét khối) 58.92 Trọng lượng container rỗng (Tấn) 4.110 Trọng lượng hàng hóa (Tấn) 28.390 Tổng tải trọng (Tấn) 32.500 d, Kích Thước Container 40 feet Cao Lạnh (HC-RF) Container 45 feet High Cube có kích thước khá lớn. 1 cont 45 feet tương đương khoảng 2.25 TEU. Do có kích thước lớn nên loại container được sử dụng ít phổ biến hơn so với cont 40 feet. Cụ thể như sau: Loại thông số container 40 feet Flat Rack Đơn vị Feet, in Đơn vị Mét Kích thước phủ bì Dài 40 feet 12.190 Rộng 8 feet 2.440 Cao 8 feet 6 in 2.590 Kích thước lọt lòng Dài 38 feet 2.7 in 1.1650 Rộng 7 feet 8.4 in 2.347 Cao 6 feet 5 in 1.954 Thể tích (Mét khối) Không xác định Trọng lượng container rỗng (Tấn) 6.100 Trọng lượng hàng hóa (Tấn) 38.900 Tổng tải trọng (Tấn) 45.000 e, Kích Thước Container 40 feet Open Top (OT) Loại thông số container 40 feet OT Đơn vị Feet, in Đơn vị Mét Kích thước phủ bì Dài 40 feet 12.190 Rộng 8 feet 2.440 Cao 8 feet 6 in 2.590 Kích thước lọt lòng Dài 39 feet 5.8 in 12.034 Rộng 7 feet 8.4 in 2.348 Cao 7 feet 8.9 in 2.360 Độ mở cửa Cao 7 feet 5.6 in 2.277 Rộng 7 feet 8.1 in 2.340 Thể tích (Mét khối) 66.68 Trọng lượng container rỗng (Tấn) 3.800 Trọng lượng hàng hóa (Tấn) 26.680 Tổng tải trọng (Tấn) 30.480 Kích thước container 45 feet Container 45 feet High Cube có kích thước khá lớn. 1 cont 45 feet tương đương khoảng 2.25 TEU. Do có kích thước lớn nên loại container được sử dụng ít phổ biến hơn so với cont 40 feet. Cụ thể như sau: Loại thông số container 45 feet Đơn vị Feet, in Đơn vị Mét Kích thước phủ bì Dài 45 feet 13.716 Rộng 8 feet 2.4 in 2.500 Cao 9 feet 6 in 2.896 Kích thước lọt lòng Dài 44 feet 5.7 in 13.556 Rộng 8 feet 2.438 Cao 8 feet 10.1 in 2.695 Độ mở cửa Cao 8 feet 5.8 in 2.585 Rộng 7 feet 11.1 in 2.416 Thể tích (Mét khối) 86.1 Trọng lượng container rỗng (Tấn) 4.800 Trọng lượng hàng hóa (Tấn) 25.680 Tổng tải trọng (Tấn) 30.480 Bạn nên biết: Kích thước container 50 feet Container 50 feet không phổ biến, ít được sử dụng. Cont 50 feet có kích thước bên ngoài vào khoảng 15.240 m (dài) x 2.438 (rộng) x 2896 (Cao). Kích thước lọt lòng là 2348 (rộng) x 2690 (cao). Với những chia sẻ về Kích thước container tiêu chuẩn 10, 20, 40, 45, 50 feet của LACCO ở trên đây, các bạn có thể căn cứ vào đó để lựa chọn loại container thích hợp. Đồng thời định hình được khối lượng hàng hóa, chi phí vận chuyển cần thiết cho lô hàng của mình. Mọi thông tin chi tiết cần tư vấn về vận chuyển hàng hóa, xếp hàng vào cont,... các bạn hãy liên hệ ngay với công ty Lacco để được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ bạn từ A-Z. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vnHotline: 0906 23 55 99Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Để tìm vị trí container hay tra cứu số container trên cảng biển, chúng ta hoàn toàn có thể tra cứu container online để tiết kiệm thời gian và xác định tiến trình của quá trình xuất nhập khẩu. Cách tra cứu container online tại các cảng biển nhanh rất đơn giản, các bạn hãy tham khảo cách tra cứu số container, tra cứu vị trí container miễn phí, nhanh chóng theo hướng dẫn của Lacco dưới đây: 1. Tại sao cần phải tra cứu vị trí container Hiện nay, container đang chịu trách nhiệm chuyên chở tới hơn 90% hàng hóa trên toàn cầu. Điều này có thể thấy khối lượng container trên thế giới lớn đến mức nào. Bên cạnh đó, với những lợi ích của phương thức vận tải biển trong hoạt động giao thương quốc tế nên hình thức này đã chiếm đa số trong các giao dịch toàn cầu, đặc biệt là các loại hàng hóa lớn. Để kiểm soát hàng hóa và an ninh hàng hóa nên phải thông qua thủ tục thông quan xuất khẩu hoặc thủ tục thông quan nhập khẩu nhiều bước. Qua đó có thể thấy số lượng container trên thế giới chiếm số lượng vô cùng lớn. Hơn nữa, vị trí container cũng cần được xác định chính xác để xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp. Đồng thời chủ hàng cũng có thể chủ động xử lý tốt hơn trong việc cắt giảm những chi phí phát sinh, như phí lưu container. Tham khảo:Chi phí logistics được tính toán như thế nào? Tầm quan trọng của việc tra cứu vị trí cont - Giám sát được hàng đã lên bãi chưa hay còn đang vận chuyển. - Biết được container đã chuyển qua bãi kiểm hóa hay chưa. - Một số trường hợp chủ hàng sẽ biết được tình trạng container của mình đang như thế nào để có phương án xử lý phù hợp. II. Hướng dẫn cách tra cứu container trên các cảng biển tại Việt Nam Để tra cứu container tại một số cảng lớn tại Việt Nam, như cảng Cát Lái, cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng, cảng Vict,... các bạn hãy tham khảo quy trình tra cứu cont tại từng cảng chi tiết: 1. Tra cứu container cảng Cát Lái (Tân Cảng Sài Gòn) Với sự phát triển của ứng dụng công nghệ thông tin, hiện nay cảng Cát Lái cho phép doanh nghiệp tra cứu vị trí cont theo 2 hình thức: Tra cứu trên website và tra cứu trên ứng dụng điện thoại. Cách 1: Tra cứu trên website: Truy cập vào website chính của Tân Cảng Sài Gòn và thực hiện theo 4 bước để tra cứu container như sau: Bước 1: Truy cập website: https://eport.saigonnewport.com.vn/pages/common/containers_new Bước 2: Điền những thông tin theo yêu cầu: Khu vực giao nhận container, Số container muốn tìm kiếm Bước 3: Vào phần tìm kiếm Đây là cách tra cứu container cơ bản. Với phương thức tra cứu này, các bạn có thể tìm hiểu được các thông tin theo nhu cầu tìm kiếm cont như: + Chỉ vòng luân chuyển cuối (nếu muốn biết thông tin vòng đời cuối của Container) + Tra cứu một lúc nhiều container: Nhập nhiều số container, và cách nhau bởi dấu phẩy “,”. + Tìm kiếm theo lô (Nếu muốn tra cứu container theo lô. Nhưng chỉ nhập vào trường này duy nhất 1 số container). Bước 4: Đọc kết quả: Ghi chú: Cách tra cứu container trên trang web của Tân Cảng Sài Gòn còn hỗ trợ một số tính năng khác như tra cứu thông tin vận chuyển, thông tin mỗi chuyến tàu, tra cứu hàng trong kho, và thanh toán trực tuyến, … Cách 2: Tra cứu vị trí cont bằng điện thoại sử dụng hệ điều hành Android Tải ứng dụng: Tra cuu Container Cang Cat Lai APK Tra cuu Container Cang Cat Lai description: Hỗ trợ hệ thống cảng của Tân Cảng Sài Gòn: + Tân Cảng - Cát Lái + Tân Cảng Cái Mép (TCCT) + Cảng QT Tân Cảng Cái Mép (TCIT) Các thông tin đầy đủ về trạng thái của container và tàu được hệ thống cung cấphoàn toàn miễn phí. 2. Cách tra cứu container cảng Hải Phòng Tương tự như đối với cảng Cát Lái, chúng ta có thể tra cứu số cont, tra cứu vị trí cont tại các cảng Hải Phòng trên website của cảng theo 3 bước: Bước 1: Các bạn truy cập vào website: https://haiphongport.com.vn/vi/tra-cuu-vi-tri-container.vtt.html Bước 2: Điền đầy đủ số container Bước 3: Nhấn nút tìm và đợi kết quả trả về. Sau khi cung cấp đầy đủ các thông tin theo yêu cầu của hải quan cảng trên website. Nếu số cont và hàng đó có ở cảng Hải Phòng thì hệ thống sẽ nhanh chóng trả về các thông tin theo yêu cầu của khách hàng. Tham khảo:Phân loại container – Quy trình gửi hàng FCL và LCL 3. Cách tra cứu container cảng Đà Nẵng Để tra cứu thông tin cont tại cảng Đà Nẵng chúng ta sẽ có 2 cách: Cách 1: Truy cập vào website của cảng biển Đà Nẵng: Bước 1: Truy cập website: https://tracuucontainer.danangport.com:8085/ Bước 2: Nhập thông tin số hiệu của container đầy đủ Bước 3: Nhấn nút Tìm Kiếm Bước 4: Kết quả sẽ trả về: Để tìm hiểu rõ hơn về các thông tin tra cứu container, bạn chỉ cần click đúp chuột vào vị trí muốn xem. Cách 2: Kiểm tra qua hệ thống Email để biết vị trí container. Với cách thức này, bạn chỉ cần soạn tin và gửi email có nội dung là 1 số container (không viết thêm gì khác), sau đó gửi tới địa chỉ infortsa@gmail.com. Hệ thống sẽ tự động trả về file kết quả tra cứu cho các bạn với các nội dung như: Size/type, OPR, F/E, Seal no., Gate in, Gate out, Yard position, Booking no,… 4. Cách tra cứu container tại cảng Vict - Cảng Container Quốc tế Việt Nam Bước 1: Truy cập vào website:https://www.vict-vn.com/thong-tin-container Bước 2: Điền đầy đủ mã của Container Bước 3: Nhấn nút tìm kiếm, rồi chờ “Xem kết quả” Lưu ý, để đảm bảo tìm chính xác được vị trí container, các bạn cần điền chính xác đầy đủ thông tin về mã số container theo quy ước quốc tế, loại hàng hóa,... và các thông tin liên quan. Bằng những phương pháp tra cứu container tại cảng biển Việt Nam đơn giản, có thể thực hiện nhanh thông qua internet trên đây, Lacco hy vong sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàngkiểm tra quá trình vận chuyển hàng hóa của mình, từ đó có thể chủ động hơn trong quá trình xây dựng phương án kinh doanh, giải phóng hàng hóa phù hợp. Mọi thông tin chi tiết cần hỗ trợ, các bạn hãy liên hệ đến địa chỉ: Email: info@lacco.com.vnHotline: 0906 23 55 99Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Quy trình thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất thực hiện tương tự như quy trình cơ bản thủ tục hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Ngoài ra, đối với loại hình này doanh nghiệp cần phải sẵn sàng chuẩn bị đầy đủ 5 loại thủ tục hải quan như sau: 1. Xây dựng định mức thực tế để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu Gồm 3 loại định mức thực tế: - Định mức sử dụng nguyên liệu: lượng nguyên liệu cần thiết, thực tế sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm; - Định mức vật tư tiêu hao:lượng vật tư tiêu hao thực tế để sản xuất một đơn vị sản phẩm. - Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư: lượng nguyên liệu hoặc vật tư thực tế hao hụt. Đây đều là những loại định mức được lưu tại đơn vị và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc yêu cầu giải trình. Bên cạnh đó, doanh nghiệp chế xuất còn cần có định mức tách nguyên liệu thành phần từ nguyên liệu ban đầu: lượng nguyên liệu thành phần sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu được tách ra từ một nguyên liệu ban đầu. Lưu ý: Phải xây dựng lại định mức thực tế nếu có sự thay đổi trong quá trình sản xuất và lưu giữ các tài liệu, chứng từ liên quan. Các loại định mức cần được người đại diện theo pháp luật chịu trách nhiệm về tính chính xác và mục đích gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. 2. Kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; năng lực gia công, sản xuất Có 2 trường hợp mà hải quan sẽ yêu cầu kiểm tra đối với doanh nghiệp: - Tổ chức cá nhân thực hiện hợp đồng gia công lần đầu. - Tổ chức hoặc cá nhân bị phát hiện không có cơ sở sản xuất hoặc nhập khẩu nguyên liệu, vật tư tăng, giảm bất thường so với năng lực sản xuất (theo điểm b khoản 1 Điều 39 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP) Thủ tục: Thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất là 05 ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra (Quyết định kiểm tra theo mẫu số 13/KTCSSX/GSQL phụ lục V ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC được gửi trực tiếp hoặc bằng thư bảo đảm, fax cho người khai hải quan trong) Thực hiện sau 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định kiểm tra. Thời hạn không quá 05 ngày làm việc. Nội dung: Hải quan tiến hành kiểm tra các loại tờ khai, chứng từ để đảm bảo chính xác địa chỉ, cơ sở trùng khớp với văn bản chứng nhận đăng ký kinh doanh và kiểm chứng quyền sử dụng hợp pháp đối với các loại vật tư sản xuất. Kết hợp kiểm tra tình trạng nhân lực thông qua hợp đồng lao động và sổ sách liên quan thông qua sổ sách hoặc phần mềm quản lý. Sau đó, hải quan lập biên bản với nội dung ghi nhận kết quả kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất phản ánh đầy đủ, trung thực với thực tế . Biên bản kiểm tra phải có đầy đủ chữ ký của công chức hải quan thực hiện kiểm tra và người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân được kiểm tra. - Cuối cùng là xử lý kết quả kiểm tra ( Theo quy định tại khoản 3 điều 39 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP) - Kết quả kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất; năng lực gia công, sản xuất được cập nhật vào Hệ thống. 3. Địa điểm làm thủ tục làm thủ tục hải quan Tiến hành làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX/ Chi cục Hải quan thuận tiện đối với máy móc thiết bị tạm nhập/ tái xuất Làm thủ tục tại địa điểm đăng ký tờ khai hải quan( thực hiện theo Điều 22 Luật Hải quan, Điều 4 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ và khoản 1 Điều 19 Thông tư 38/2015/TT-BTC) đối với hàng hóa nhập khẩu/ xuất khẩu quy định tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP và các quy định của Bộ Công Thương 4. Kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hoá xuất khẩu Khi phát hiện các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu bất thường và có hành vi vi phạm liên quan đến việc nhập khẩu nguyên vật liệu thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý tổ chức thực hiện việc kiểm tra sau khi Cục trưởng Cục Hải quan ban hành quyết định. Tiến hành kiểm tra toàn bộ hồ sơ, chứng từ, định mức, tính phù hợp sản phẩm và số lượng hàng hóa, thành phẩm. 5. Báo cáo quyết toán Được người khai hải quan nộp cho cơ quan hải quan chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính theo định kỳ hàng năm. Nộp tại Chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệp chế xuất. Trên thực tế, rất nhiều các doanh nghiệp chế xuất khi bị hải quan yêu cầu xuất trình 5 loại thủ tục hải quan này thường không đầy đủ. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển hàng hóa cũng như xuất - nhập khẩu của doanh nghiệp. Hy vọng, thông qua bài chia sẻ này của Công ty Lacco sẽ giúp các các nghiệp chế xuất luôn sẵn sàng khi hải quan yêu cầu xuất trình nhé. Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm