Preloader Close

Tìm kiếm

Để tiết kiệm thời gian và nhân lực, rất nhiều đơn vị đã lựa chọn hình thức uy thác xuất nhập khẩu. Vậy dịch vụ ủy thác nhập khẩu là gì? Hình thức này đem đến những lợi ích gì cho cá nhân và các doanh nghiệp? Ủy thác xuất nhập khẩu là gì? Ủy thác xuất nhập khẩu là hình thức các cá nhân, tổ chức xuất nhập khẩu ủy thác cho một bên thứ ba thay thể để đứng ra thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu. Đơn vị nhận ủy thác xuất nhập khẩu sẽ chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng mua bán và hoàn thành những nghĩa vụ xuất nhập khẩu theo các quy định được ký kết trong hợp đồng và tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Những đối tượng cần đến ủy thác xuất nhập khẩu Thông thường, các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu bao gồm: + Sản phẩm xuất - nhập khẩu còn khá mới mẻ và doanh nghiệp chưa có đủ kinh nghiệm thực hiện. + Cá nhân/Doanh nghiệp mới bước vào lĩnh vực xuất nhập khẩu, chưa nắm rõ được các quy định xuất nhập khẩu hàng hóa và quy trình làm việc với đơn vị hải quan… + Những cá nhân không có đủ tư cách pháp hay chức năng tự mình xuất nhập khẩu hàng hóa. + Doanh nghiệp có chức năng nhập nhập khẩu, những sản phẩm mà công ty muốn nhập nhập khẩu không thuộc trong danh sách hàng hóa được phép nhập khẩu nên cần đến sự trợ giúp của việc nhập nhập khẩu ủy thác. + Doanh nghiệp muốn nhập khẩu nhưng không tin tưởng vào dịch vụ vận tải đầu nước ngoài Lợi ích khi sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu đem lại rất nhiều lợi ích đối với với các cá nhân và doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa. Đặc biệt là các lợi thế như: - Tiết kiệm thời gian - Tiết kiệm nguồn nhân lực & chi phí của doanh nghiệp - Chia sẻ rủi ro cho doanh nghiệp - Tối ưu chi phí & thời gian vận chuyển hàng hóa Tham khảo: TOP 5 cảng biển lớn của Trung Quốc [Thời gian, giá cước vận chuyển] - Đảm bảo ổn định trong vận hành - Yên tâm về chất lượng và hiệu suất làm việc (đối với những đơn vị ủy tác xuất nhập khẩu uy tín. Với những lợi ích này, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa tối đa thời gian và nguồn lực. Thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển mạnh hơn. Hạn chế của dịch vụ ủy thác nhập khẩu bạn cần biết Bên cạnh những lợi ích của dịch vụ ủy thác nhập khẩu thì dịch vụ này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế mà chúng ta cần phải lưu ý: 1. Rủi ro đối với bên thuê ủy thác nhập khẩu - Mất phí dịch vụ ủy thác Do phải thuê thêm một đơn vị thứ 3 đứng ra thực hiện các giao dịch nhập khẩu hàng hóa. Do đó, các doanh nghiệp này sẽ phải chịu thêm một khoản chi phí "thuê dịch vụ". Do đó, đa số các doanh nghiệp chỉ ủy thác những lô đầu, sau đó sẽ chủ động thực hiện các lô hàng tiếp theo để tiết kiệm khoản chi phí này. - Bên ủy thác gặp rủi ro về thông tin Vì phải làm việc thông qua một đơn vị thứ 3 nên đơn vị ủy thác sẽ không chủ động được việc nắm bắt thông tin cụ thể về tình hình lô hàng của mình. Trường hợp bên thứ 3 cố tính không cung cấp thông tin thì bên ủy thác vẫn phải chấp nhận những rủi ro này. Thậm chí, bên ủy thác gặp rủi ro về thông tin. 2. Rủi ro với doanh nghiệp làm dịch vụ nhập khẩu ủy thác Không chỉ bên ủy tác, các doanh nghiệp làm dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu cũng có thể gặp phải những những rủi ro trong quá trình làm dịch vụ: Khách hàng chưa hiểu biết về quy trình nhập khẩu nên luôn khó chịu và các khoản chi phí phát sinh đúng với quy trình nhập khẩu vì luôn nghĩ công ty Logistics nghĩ ra để lấy thêm tiền của họ Chưa rõ về thông tin lô hàng nhập, gây khó khăn cho quá trình làm thủ tục hải quan hàng hóa. Đặc biệt là vô tình gặp phải các lô hàng có chèn theo hàng cấm, nếu bị phát hiện thì đơn vị này cũng sẽ phải chịu những trách nhiệm pháp lý theo quy định. Chi phí phát sinh nhiều, xin giấy phép thủ tục lằng nhằng, hàng bị giữ khó xử cho cả 2 bên xuất khẩu và nhập khẩu đặc biệt với tình trạng nhập hàng phiếu liệu như: sắt, đồng phế liệu thủ tục nhập khẩu rất khó không phải đơn vị nào cũng làm được. Tham khảo: Quy trình và chi phí khai báo hải quan Khi đàm phán doanh nghiệp thương sẽ chủ động khai báo giá trị hàng, làm hàng đóng hàng va giao dịch nên có xu hướng khai thấp hơn trị giá hàng cùng loại nhập khẩu nên phải làm tham vấn khi khai báo hải quan lúc này doanh nghiệp nhập khẩu thuê tất nhiên vẫn phải có trách nhiệm giải trình. Quy trình ủy thác nhập khẩu Quy trình ủy thác xuất nhập khẩu được diễn ra vô cùng đơn giản và ngắn gọn với quy trình 3 bước: Bước 1: Thương lượng và ký hợp đồng ủy thác Khi xác định thuê dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu sẽ gắn liền với các dịch vụ đi kèm như vận chuyển hàng hóa và khai báo hải quan. Do đó, trong quá trình thương lượng và ký hợp đồng cần phải xem xét kỹ lưỡng các hạng mục này. Bước 2: Làm thủ tục thông quan hàng hóa Trên tờ khai hải quan sẽ có một phần khai thông tin người ủy thác xuất nhập khẩu. Việc khai thông tin của người ủy thác xuất nhập khẩu trên tờ khai hải quan. Để giúp sau này người ủy thác xuất nhập khẩu sau này có thể xuất được hóa đơn bán hàng. Đồng thời cũng là xác định chủ hàng là ai với cơ quan hải quan. Ngoài ra, đơn vị ủy thác còn có thể đứng ra hỗ trợ đóng thuế hàng hóa. Bước 3: Giao hàng và xuất hóa đơn dịch vụ Sau khi thông quan hàng hóa, đối với hàng nhập khẩu thì có thể tiến hành giao hàng theo quý trình bình thường. Giao hàng xong thì sẽ tiến hành xuất hóa đơn trả hàng cho người ủy thác. Và xuất hóa đơn dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu. Người ủy thác có thể dùng hóa đơn trả hàng và hóa đơn dịch vụ để khai thuế đầu vào. Giá trị của hóa đơn và danh sách hàng xuất trả được cơ quan thuế chấp nhận. Lưu ý về thuế VAT trong ủy thác nhập khẩu Trong quá trình ủy thác nhập khẩu, các doanh nghiệp phải chú ý về 2 khoản thuế VAT cần phải chi trả bao gồm: Thuế VAT cho chi phí dịch vụ ủy thác và Thuế VAT cho hàng hóa được nhập khẩu. – Thuế VAT cho chi phí dịch vụ ủy thác: 10% là việc ký hợp đồng dịch vụ – Thuế VAT cho hàng hóa được nhập khẩu: đối với hàng hóa được nhập khẩu, Đơn vị nhận ủy thác sẽ căn cứ vào hóa đơn nhập khẩu và tờ khai hải quan,.. để xác định số thuế phải nộp. Đơn vị nhận ủy thác sẽ nộp số thuế này thay cho bên ủy thác, và sẽ được bên ủy thác hoàn trả lại. Bạn nên biết: Các loại hàng hóa, dịch vụ giảm thuế GTGT xuống 8% Trên đây là những thông tin cơ bản về ủy thác trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Hoặc nếu các bạn muốn tiết kiệm chi phí và trực tiếp được hỗ trợ trong các khâu vận chuyển hàng hóa và khai báo hải quan xuất - nhập khẩu quốc tế. Hãy liên hệ trực tiếp với công ty Lacco, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn để dễ dàng hoàn thành lô hàng ngay từ những lô hàng vận chuyển đầu tiên.
Xem thêm
Từ ngày 16/2 đến hết ngày 15/3, Cơ quan chức năng thử nghiệm hệ thống thu phí cảng biển trong một tháng để chính thức đưa vào áp dụng từ đầu tháng 4 năm 2022. Vận hành hệ thống thu phí cảng biển tại Hồ Chí Minh Nội dung được đề cập trong thông báo vừa ban hành của UBND TP HCM. Chương trình thử nghiệm nhằm giúp các đơn vị, cá nhân liên quan sớm tiếp cận hệ thống thu phí trước khi vận hành chính thức. Theo đó, doanh nghiệp cảng biển tra cứu biên lai nộp phí tại địa chỉ: https://thuphihatang.tphcm.gov.vn:8092/Home. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu khai báo tờ khai phí tại: https://thuphihatang.tphem.gov.vn:8081/Home. Số điện thoại hỗ trợ: 1900 1286. Sở Giao thông vận tải TP HCM có nhiệm vụ theo dõi, giám sát quá trình thu thử nghiệm. Cục Hải quan thành phố được giao hỗ trợ công tác kết nối, chia sẻ dữ liệu tờ khai và hàng hóa qua cảng lên hệ thống thu phí. Trước đó, TP HCM có kế hoạch thu phí cảng biển kể từ 1/7/2021. Tuy nhiên, do Covid-19, kế hoạch thu phí phải lùi lại hai lần (tháng 10/2021 rồi đến tháng 4/2022) nhằm giúp các doanh nghiệp thêm thời gian phục hồi sau dịch. Rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa từ hệ thống thu phí cảng biển Đề án thu phí hạ tầng cảng biển được UBND thành phố giao Sở Giao thông Vận tải xây dựng với kỳ vọng mỗi năm thu hơn 3.000 tỷ đồng đầu tư hệ thống đường quanh các cảng. Mức thu thấp nhất 15.000 đồng mỗi tấn và cao nhất 4,4 triệu đồng với container 40 feet. Số tiền thu được sau khi trích tối đa 1,5% cho đơn vị thu phí sẽ nộp ngân sách để đầu tư hạ tầng giao thông khu vực gần cảng. Việc thu phí không bằng tiền mặt mà qua hệ thống điện tử; sử dụng nhân lực tại cảng. Theo đánh giá của Sở Giao thông Vận tải thành phố, khi giao thông xung quanh cảng tốt lên, thời gian vận chuyển hàng được rút ngắn, các đơn vị vận tải và doanh nghiệp xuất nhập khẩu hưởng lợi. Các cảng sẽ phát triển đúng năng lực và ngân sách thành phố nhờ vậy tăng thêm nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu, thuế doanh nghiệp, VAT... Nguồn: TP HCM vận hành hệ thống thu phí cảng biển
Xem thêm
Đối với rất nhiều thị trường nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đều yêu cầu phải được hun trùng và có chứng từ xác nhận đầy đủ. Tại Việt Nam, hải quan cũng yêu cầu rất chặt về hàng hóa hun trùng xuất khẩu. Vậy hun trùng là gì? Những mặt hàng nào yêu cầu phải hun trung. Hun trùng hàng xuất khẩu là gì? Hun trung là phương pháp được sử dụng nhằm để xử lý các loại sâu bọ như mối, mọt,… và các loại côn trùng gây hại (các loại tuyến trùng, giun nhỏ,…), để khử trùng các loại hàng hóa, bưu kiện bằng gỗ hoặc có liên quan đến gỗ để tránh bị ô nhiễm trong khi vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia trên thế giới. Việc hun trùng có tác dụng bảo vệ hàng hóa và container trong quá trung vận chuyển. Bên cạnh đó, việc hun trùng bảo giúp làm sạch khoang tàu và các thùng gỗ chứa hàng tránh bị ô nhiễm, … trong khi vận chuyển hàng hóa. Các loại hàng hóa sau khi hun trùng đạt theo đúng yêu cầu của hải quan sẽ được cấp giấy chứng thư hun trùng ( Certificate Of Fumigation). Nếu hàng hóa không xuất trình được Certificate Of Fumigation sẽ không được hải quan cho phép nhập khẩu vào trong nước. Từ sau khi đại dịch covid-19 bùng phát, việc hun trùng được hải quan kiểm soát vô cùng nghiêm ngặt và trở thành yêu cầu bắt buộc đối với nhiều loại hàng hóa. Các loại chứng thư khử trùng Để được cấp chứng thư khử trùng, yêu cầu các đơn vị xuất khẩu phải cung cấp được bộ chứng từ như sau: + Hóa đơn thương mại + Phiếu đóng gói + Vận đơn đường biển Bill of Lading Thời gian chờ để được cấp chứng thư khử trùng: Trong vòng 1-2 ngày kể từ ngày phun thuốc và gửi đủ bộ chứng từ trên. Tổng hợp các mặt hàng cần hun trùng Mặc dù hàng hóa hun trùng là bắt buộc khi xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, không phải loại hàng hóa nào cũng nằm trong danh phải phải hun trung. Theo quy định của hải quan, các mặt hàng cần hun trung bao gồm: – Các mặt hàng có nguồn gốc hữu cơ như nông sản (cafe, tiêu, điều, …) – Các mặt hàng có nguồn gốc từ gỗ (mây tre lá, thủ công mỹ nghệ, mặt hàng gỗ chưa qua xử lý bề mặt, …) – Bao bì đóng gói có nguồn gốc từ gỗ như kiện gỗ, pallet gỗ, đóng gói hàng gốm sứ, máy móc, phụ tùng, … – Một số mặt hàng khác mà bên nhập khẩu yêu cầu. Lưu ý, Với quy định bảo vệ môi trường cao và nghiêm ngặt của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Châu Âu, các mặt hàng nhập khẩu cần tuân thủ đầy đủ các quy định nếu không sẽ phải đối mặt với các mức phạt nặng nề từ hải quan đến các đơn vị có mặt hàng xuất khẩu không đảm bảo an toàn. Do đó, khi các đơn vị giao nhận vận tải quốc tế tiếp nhận các kiện hàng xuất khẩu của đơn vị cung cấp tại Việt Nam thường lưu ý đến các đơn vị xuất khẩu phải thực hiện quy định hun trùng đầy đủ đối với các loại mặt hàng bắt buộc. Để hiểu rõ hơn, các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Hotline: 0906 23 5599 để được tư vấn cụ thể hơn. Tham khảo: Quy trình giao nhận hàng FCL nhập khẩu của Công ty Lacco Quy trình hun trùng hàng xuất khẩu Hiện nay, hàng hóa xuất khẩu cần hun trùng sẽ được áp dụng theo 1 trong 2 phương pháp sau: + Đóng hàng trên pallet gỗ: hun thuốc diệt trùng lên trên pallet gỗ và đóng dấu xác nhận trong vòng 1 đến 2 ngày sau đó sẽ được cấp chứng từ hun trùng. + Hun trùng trong container rỗng trước khi đóng hàng: Theo đó, cách hun trùng hàng hóa được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là hun trùng sau khi đóng hàng và container được đóng kín. Cách thức này vừa nhanh chóng lại đơn giản nên khả năng phủ rộng cũng cao hơn. Tham khảo: Thủ tục kiểm dịch thực vật hàng gỗ nhập khẩu tại Hải Phòng Các hóa chất thường dùng để hun trùng hàng xuất khẩu Hiện nay, hàng hóa thường được hun trùng xuất khẩu bằng các chất hóa học. Các chất hóa học được sử dụng chủ yếu bao gồm: Methyl Bromide (CH3Br), Phosphine (PH3), Hóa chất Aluminium Phosphide (AlP). Cụ thể: + Methyl Bromide (CH3Br) Methyl Bromide (CH3Br) được sử dụng rất sớm và phổ biến. Loại hóa chất này có khả năng khuếch tán và thẩm thấu tốt nên thường được sử dụng để khử trùng những lô hàng kích thước lớn, kho xưởng hay những hầm hàng có khối tích cả chục ngàn m3. Methyl Bromide (CH3Br) dùng để xử lý hàng nông sản khô, thủ công mỹ nghệ, hàng hóa làm bằng gỗ, các loại rau củ, hoa, trái cây tươi … + Phosphine (PH3) Phosphine có thể sử dụng thay thế Methyl Bromide hữu hiệu. Mặc dù không có khả năng thẩm thấu triệt để như Methyl Bromide và thời gian ủ thuốc kéo dài nhưng cũng được sử dụng hun trung khá hiệu quả. + Aluminium Phosphide (AlP) AlP là công thức ban đầu của thuốc khử trùng Phosphine (PH3) – loại hơi độc có tác dụng diệt trừ côn trùng. Khi được đưa vào không gian khử trùng thì AlP sẽ kết hợp với hơi ẩm trong không khí để giải phóng ra PH3, vì vậy thời gian khử trùng đối với loại thuốc này thường dài hơn so với Methyl Bromide. Thông thường, đối với các loại hàng hóa vận chuyển cần hun trùng, các đơn vị vận chuyển hàng hóa và xử lý thủ tục hải quan sẽ hỗ trợ khách hàng làm các thủ tục, bộ chứng từ theo đúng yêu cầu của cơ quan hải quan. Chính vì vậy, việc xử lý hồ sơ cho hàng hóa đều diễn ra rất nhanh chóng. Để năm thêm các thông tin chi tiết cũng như cần hỗ trợ xử lý chứng từ hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu. Các bạn hãy liên hệ ngay với công ty Lacco để được đội ngũ nhân viên chứng từ chuyên nghiệp hỗ trợ nhanh chóng.
Xem thêm
Các vụ tại nạn hàng hải, container rơi xuống biển diễn ra càng nhiều. Số lượng container tăng mạnh trong 7 năm trở lại đây. trong những tháng đầu năm 2021 đã có hơn 3.000 chiếc đã rơi xuống biển vào năm ngoái và hơn 1.000 chiếc. Nguyên nhân container rơi xuống biển ngày càng nhiều Hồi tháng 1/2021, tàu Maersk Essen bị mất khoảng 750 thùng hàng khi đi từ Hạ Môn (Trung Quốc) đến Los Angeles. Một tháng sau, 260 container rơi khỏi Maersk Eindhoven khi gặp gió giật mạnh và sóng lớn ập đến chiếc One Apus cao 364 m, hơn 1.800 container rơi xuống biển.... tại sao ngày càng nhiều container rơi xuống biển như vậy? Thời tiết khắc nghiệt Thời tiết có ảnh hưởng vô cùng lớn đến vận tải đường biển. Gió bão, biển giật khiến tạo hiện tượng lắc ngang tham số (parametric roll) cùng cộng hưởng đồng bộ của sóng biển do tác động của thời tiết là nguyên nhân chính gây ra nhiều vụ tai nạn hàng hải. Kích cỡ con tàu quá lớn Thông thường, phần lớn các tàu vận chuyển hàng hóa quốc tế đều có kích thước lớn, thân tàu bè để chứa hàng. Các container sẽ được xếp đầy trên thân các con tàu siêu lớn này. Chiều cao của các chồng hàng hóa có thể lên đến 40 mét so với mực nước biển và lấp đầy 60 mét rộng của boong tàu. Khi tàu lắc, những chồng container trên boong sẽ phải chịu tác động của những nguồn ngoại lực lớn trên biển cả. Như vậy các container xếp ở phía trên rất dễ bị rơi xuống biển, gây tổn thật nặng nề trong quá trình vận chuyển đường biển. Tham khảo: Kích thước container tiêu chuẩn 10, 20, 40, 45, 50 feet Cách thức sắp xếp container trên tàu Để đảm bảo bảo vận chuyển được khối lượng hàng tối đa lên tàu. Việc sắp xếp container lên tàu là một yếu tố rất quan trọng. Đồng thời, sự phân bổ trọng tải trên boong có ảnh hưởng lớn đến khả năng di chuyển của con tàu. Hàng hóa trong một container dịch chuyển có thể gây ra hiệu ứng domino cho toàn bộ chồng container. Trọng lượng hàng hóa Trọng tải cả bì của hàng hóa sẽ do chính người gửi hàng cân và khai báo. Trong nhiều trường hợp, bên xuất khẩu khai báo sai (vô tình hay cố ý), gây ra nhiều khó khăn cho những người lên kế hoạch xếp và cào san hàng. Số lượng kê khai không chính xác có thể dẫn đến hiện tượng quá tải, đe dọa sự an toàn của container trên tàu. Đây cũng là nguyên nhân rất lớn khiến cho thuyền trở hành gặp nguy hiểm hơn trong quá trình vận chuyển. Đặc biệt là khi gặp phải tình trạng thời tiết xấu thì tai nạn hàng hải diễn ra càng nghiêm trọng hơn. Chằng buộc container và các biện pháp kiên cố Việc buộc dây và đảm bảo sự chắc chắn cho hàng nghìn container trên tàu là một thách thức vô cùng khó khăn và có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không thực hiện đúng quy trình với sự cần mẫn và cẩn thận. Tham khảo: TOP 10 cảng biển lớn nhất thế giới năm 2021 Nguyên nhân khác Các mối nguy hiểm có thể đến từ việc nhân viên bốc dỡ container không chồng chúng lên nhau một cách chính xác, đến việc thuyền trưởng không né các cơn bão để tiết kiệm nhiên liệu và thời gian, khi chịu áp lực từ người thuê tàu. Lỗi của con người chiếm đến 75% nguyên nhân các tai nạn trong vận tải hàng biển. Do tình trạng container rơi xuống biển ngày càng lớn, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu quốc tế cần chú ý về các khoản bảo hiểm hàng hóa đường biển để hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình vận chuyển đường biển. Để tìm hiểu chi tiết hơn về các dịch vụ vận tải đường biển cũng như giải pháp đảm bảo an toàn cho các chuyến hàng. Các bạn hãy liên hệ ngay với Công ty CP giao nhận vận tải quốc tế Lacco để được tư vấn, hỗ trợ xử lý. Bên cạnh đó, hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi vừa chia sẻ, các bạn cũng nắm rõ hơn về những rủi ro đối với hình thức vận tải đường biển và lựa chọn phương thức vận tải nhanh chóng, tiện lợi, an toàn và phù hợp nhất.
Xem thêm
Ngày 28 tháng 01 năm 2022, chính phủ đã ban hành nghị định số 15/2022/NĐ-CP về chính sách giảm thuế GTGT xuống 8% đối với một số hàng hóa, dịch vụ theo Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Giảm thuế GTGT xuống 8% đối với một số hàng hóa, dịch vụ Từ ngày 01 tháng 02 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022, một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% sẽ được áp dụng giảm 2% thuế giá trị gia tăng xuống còn 8%. Cụ thể các loại hàng hóa, dịch vụ sau: - Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP. - Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP - Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP - Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng. Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định Nghị định số 15/2022/NĐ-CP tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế giá trị gia tăng. - Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP này thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và không được giảm thuế giá trị gia tăng. Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được quy định giảm thuế giá trị gia tăng được nêu ở trên. Các mặt hàng nhập khẩu KHÔNG được giảm thuế GTGT Các loại mặt hàng không được áp dụng chính sách miễn giảm thuế GTGT được quy định cụ thể tại:+Phụ lục I - Danh mục hàng hóa, dịch vụ không được áp dụng thuế giá trị gia tăng 8%.+ Phụ lục II - Danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không được áp dụng thuế giá trị gia tăng 8%.+ Phụ lục III - Danh mục hàng hóa, dịch vụ Công nghệ thông tin không được áp dụng thuế giá trị gia tăng 8%.Theo đó, có 13 ngành kinh tế sau sẽ không được áp dụng giảm thuế Giá trị gia tăng 8% (chi tiết theo phụ lục I, II, III đính kèm nghị định số 15/2022/NĐ-CP bao gồm:1. Viễn thông (Phụ lục I).2. Hoạt động tài chính (Phụ lục I)3. Ngân hàng (Phụ lục I)4. Chứng khoán (Phụ lục I)5. Bảo hiểm (Phụ lục I)6. Kinh doanh bất động sản (Phụ lục I)7. Kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (Phụ lục I)8. Sản phẩm khai khoáng (Không kể than) (Phụ lục I)9. Than cốc (Phụ lục I)10. Dầu mỏ tinh chế (Phụ lục I)11. Hóa chất và sản phẩm hóa chất (Phụ lục I)12. Sản phẩm và hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (Phụ lục II)13. Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin(Phụ lục III) Đối với các loại hàng hóa xuất nhập khẩu, các bạn có thể liên hệ trực tiếp với công ty Lacco theo địa chỉ Hotline: 090622 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn hoặc để lại thông tin email để nhận được thông tin mới nhất về hoạt động xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa để được tư vấn chi tiết để đảm bảo quyền lợi trong quá trình xuất - nhập khẩu hàng hóa. Hướng dẫn khai báo thuế suất thuế GTGT 8% trên hệ thống VNACCS/VCIS Tại Mục II Công văn 370/TCHQ-TXNK, Tổng cục Hải quan yêu cầu các Cục Hải quan tỉnh, thành phố hướng dẫn người khai hải quan: - Chọn đúng mã VB195 để khai báo thuế suất thuế GTGT 8%. Mã VB195 không áp dụng cho các trường hợp: thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, thuộc đối tượng chịu thuế GTGT áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%, 5% (theo quy định tại Luật thuế GTGT) và 10% (theo quy định tại Nghị định số 15/2022/NĐ-CP). - Việc giảm thuế suất thuế GTGT từ 10% xuống 8%, khai báo mã VB195 chỉ áp dụng đối với tờ khai hải quan đăng ký từ thời điểm 0h00 ngày 01/02/2022 (tương ứng với chỉ tiêu thông tin Ngày đăng ký trên mặt tờ khai hải quan). Trường hợp tờ khai hải quan đăng ký trước thời điểm 0h00 ngày 01/02/2022 (có chỉ tiêu thông tin Ngày đăng ký trên mặt tờ khai hải quan nhỏ hơn 0h00 ngày Nghị định có hiệu lực), không được áp dụng suất thuế GTGT 8% (khai báo mã VB195). Trên đây là một số những chia sẻ của Công ty Lacco về Các loại hàng hóa, dịch vụ giảm thuế GTGT xuống 8% và hướng dẫn chi tiết cách khai báo trên hệ thống VNACCS/VCIS. Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp quý khách nắm được thêm những quyền lợi của mình về thuế quan trong quá trình kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa.
Xem thêm
Ngoài các cước phí vận chuyển hàng hóa, khi hàng đến cảng (đối với hàng nhập khẩu) hoặc hàng rời cảng (đối với hàng xuất khẩu), các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu có thể phải chi trả thêm một số khoản phụ phí khác mà chủ các lô hàng vận chuyển cần phải chú ý. Các loại phụ phí trong hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu Phí biến động giá nhiên liệu (FAF-Fuel Adjustment Factor): Hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh do giá nhiên liệu tăng đột biến Phí biến động tỷ giá ngoại tệ (CAF-Currency Adjustment Factor): Khoản phụ phí hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh do biến động tỷ giá ngoại tệ… Phí thay đổi nơi đến (COD-Change of Destination): Chi phí phát sinh trong trường hợp chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích, chẳng hạn như: phí xếp dỡ, phí đảo chuyển, phí lưu container, vận chuyển đường bộ… Phí tắc nghẽn cảng (PCS-Port Congestion Surcharge): Phụ phí này áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra ùn tắc, có thể làm tàu bị chậm trễ, dẫn tới phát sinh chi phí liên quan cho chủ tàu. Phí mùa cao điểm (PSS-Peak Season Surcharge): Phí này thường được các hãng tàu áp dụng trong thời gian cao điểm về vận chuyển hoặc khi nhu cầu vận chuyển tăng mạnh. Phí xếp dỡ tại cảng (THC-Terminal Handling Charge): Khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu… Phí cân bằng container (CIC-Container Imbalance Charge) hay phí chuyển vỏ container rỗng: Đây là một loại phụ phí cước biển mà các hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu. Các loại phí này thường do hãng tàu hoặc cảng thu trực tiếp từ các chủ hàng hoặc đơn vị giao nhận vận tải sẽ thu thay cho hãng tàu. Ngoài các khoản phí này, chủ hàng còn phải chịu một số loại phí thu riêng rẽ hoặc thu chung với các dịch vụ mà công ty giao nhận vận tải thực hiện thay cho chủ hàng. Ví dụ như các loại phí như: Chứng từ (Documentation fee), phí C/O, (Certificate of Origin fee), phí vận đơn (Bill of Lading fee), phí đóng hàng lẻ (CFS fee),... Chi tiết sẽ phụ thuộc vào chủ lô hàng thuê dịch vụ giao nhận vận tải cụ thể. Do đó, khi tìm hiểu và nhận báo giá dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần hỏi rõ chi tiết về các khoản phí thu phụ để tránh phát sinh mức giá quá cao so với dự kiến ban đầu.
Xem thêm