Preloader Close

Tìm kiếm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Công Thương nghiên cứu và chỉ đạo đối với khuyến cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) về tình hình kinh tế Việt Nam. Báo cáo số 227/2022/TTĐT ngày 18/3/2022 của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ điểm thông tin, báo chí và dư luận liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ về việc: Thông tấn xã Việt Nam ngày 17/3/2022 đăng thông tin Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo "Cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam" tháng 3/2022, trong đó đánh giá kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được đà phục hồi, đồng thời WB đưa ra một số lưu ý đối với Việt Nam thời gian tới, cụ thể: Cơ quan chức năng nên khuyến khích các nhà sản xuất tìm kiếm thị trường mới và đổi mới sáng tạo sang những sản phẩm mới, thông qua các chuỗi giá trị toàn cầu và hiệp định thương mại tự do hiện có để nâng cao khả năng chống chịu của ngành xuất khẩu trong bối cảnh mới. Cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá trong nước do giá cả hàng hóa thế giới đã tăng mạnh và còn có thể tiếp tục tăng trong ngắn hạn. Về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao đồng chí Bộ trưởng Bộ Công Thương nghiên cứu và chỉ đạo đối với khuyến cáo của WB theo thẩm quyền và theo chức năng, nhiệm vụ; báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách. Nguồn: https://baochinhphu.vn/
Xem thêm
Đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa quốc tế càng lớn. Do những ưu điểm về thời gian, chi phí và khối lượng vận chuyển, vận chuyển đường biển đã trở thành phương thức vận chuyển quốc tế chính. Việc tìm hãng tàu vận chuyển chuyên tuyến và uy tín cũng là vấn đề rất lớn đối với các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu. Với kinh nghiệm 14 năm hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển hàng quốc tế, làm việc với rất nhiều các hãng tàu vận chuyển quốc tế. Công ty Lacco sẽ chia sẻ với các bạn danh sách các hãng tàu vận tải quốc tế uy tín. Vận chuyển đường biển đi tuyến Châu Âu Sau khi hiệp định thương mại (FTA) giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu được kí kết và chính thức có hiệu lực. Đã giúp các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu Việt Nam được xóa bỏ các hàng rào thương mại, thúc đẩy hợp tác giao thương, công nghiệp và đầu tư giữa Việt Nam với các nước châu Âu. Đặc biệt là những mặt hàng như: thủy sản, rau quả tươi và chế biến, hàng điện tử và linh kiện điện tử, dệt may và da giày… sẽ có nhiều cơ hội xuất khẩu hơn nữa vào thị trường này. Các hãng tàu uy tín phục vụ cho các tuyến đường vận chuyển đường biển đi Châu Âu mà các doanh nghiệp có thể liên hệ như: Các hàng tàu có dịch vụ (Service) mạnh tuyến này là: EverGreen, MAERSK, HAPAG LLOYD, COSCO, CMA-APL, MSC, ZIM, HUYNDAI, ONE. Các cảng đích chủ yếu tại Châu Âu như: Rotterdam, Antwerp, Hamburg, Amsterdam, Marseille, Valencia, Le Havre, St. Petersburg, Genoa, … Vận chuyển đường biển đi tuyến Mỹ, Canada Mỹ hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt khoảng 8,1 tỷ USD cho 2 tháng đầu năm 2019. Ba mặt hàng tăng trưởng mạnh cho tuyến này bao gồm: điện thoại và linh kiện tăng đến 127,6%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 42,5% và hàng dệt may tăng 21%. Các doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển hàng hóa tuyến Việt - Mỹ/ Việt - Canada có thể book cước của các hãng tàu uy tín như: MSC, EverGreen, MAERSK, HAPAG LLOYD, COSCO, CMA-APL, ZIM, HUYNDAI, ONE. Cảng biển của Mỹ được chia thành bờ Đông và bờ Tây. Chủ yếu là: SEATTLE, TACOMA, LGB/ LAX, NEW YORK, MIAMI, SAV/CHAR/NOR, CHICAGO (IL), HOUSTON (TX), DALLAS (TX), DETROIT (MI), ATLANTA (GA), CINCINATI (OH), LOUISVILLE (KY), SALT LAKE (UT), DENVER (CO), MINNEAPOLIS (MN), PORTLAND, VANCOUVER, TORONTO, MONTREAL. Tham khảo: Danh sách cảng biển tại Australia [Chi phí, thời gian vận chuyển] Vận chuyển đường biển đi tuyến Châu Á Việt Nam đang có mối quan hệ thương mại, hợp tác kinh tế với tất cả các nước khu vực Châu Á. Có thể nói, xét về vị trí, văn hóa kinh tế,... Châu Á là thị trường tiềm năng cho hàng hóa Việt Nam, cũng như là nguồn hợp tác đầu tư lâu dài, nhiều kỳ vọng. Hàng hóa xuất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam đi tuyến này bao gồm: – Hàng rau quả, Dầu mỡ động thực vật, Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc, Chế phẩm thực phẩm khác, Thức ăn gia súc và nguyên liệu, Nguyên phụ liệu thuốc lá – Quặng và khoáng sản khác, Xăng dầu các loại, Khí đốt hóa lỏng, Sản phẩm khác từ dầu mỏ, Hóa chất, Sản phẩm hóa chất, Nguyên phụ liệu dược phẩm, Dược phẩm, Phân bón các loại, Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh, Thuốc trừ sâu và nguyên liệu – Chất dẻo nguyên liệu, Sản phẩm từ chất dẻo, Cao su, Sản phẩm từ cao su, Gỗ và sản phẩm gỗ, Giấy các loại, Sản phẩm từ giấy, Bông các loại, Xơ, sợi dệt các loại, Vải các loại, Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày, Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh, Ðá quý, kim loại quý và sản phẩm – Sắt thép các loại, Sản phẩm từ sắt thép, Kim loại thường khác, Sản phẩm từ kim loại thường khác, Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện – Hàng điện gia dụng và linh kiện, Ðiện thoại các loại và linh kiện, Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện, Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác, Dây điện và dây cáp điện, Ô tô nguyên chiếc các loại, Linh kiện, phụ tùng ô tô, Phương tiện vận tải khác và phụ tùng. Danh sách hãng tàu chuyên tuyến Châu Á: Sealand (MCC), Evergreen, Huyndai, ZIM, Cosco, OOCL, SITC, Wanhai, TSlines, ASL, ONE Vận tải đường biển có vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng Vận tải đường biển có vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng. Tham khảo: 10 hãng tàu quốc tế uy tín phổ biến nhất hiện nay Vận chuyển đường biển tuyến Châu Phi Việt nam đang thực hiện giao thương quốc tế với 55 quốc gia với dân số hơn 1,2 tỷ người. Trong giai đoạn hiện nay, các nước Châu Phi đã trở thành những đối tác kinh tế ngày càng quan trọng của Việt Nam. Hiện nay, các hãng tàu hoạt động chủ yếu tuyến này gồm có MSC, PIL, Cosco, Maersk line Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang khu vực này bao gồm: Hạt điều, Cà phê, Hạt tiêu, Gạo, Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc, Sản phẩm hóa chất Chất dẻo nguyên liệu, Gỗ và sản phẩm gỗ, Hàng dệt, may, Giày dép các loại, Sản phẩm từ sắt thép, Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, Điện thoại các loại và linh kiện, Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác, Phương tiện vận tải và phụ tùng, phương tiện vận tải và phụ tùng. Tham khảo: TOP 10 cảng biển lớn nhất thế giới năm 2021 Công ty vận chuyển quốc tế Lacco - Dịch vụ forwarder uy tín tại Việt Nam Lacco là đơn vị cung cấp các dịch vụ vận chuyển quốc tế, dịch vụ hải quan hàng đầu hiện nay. Doanh nghiệp góp phần quan trọng vào hoạt động đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế. Bên cạnh các dịch vụ hải quan, Lacco còn là công ty dịch vụ, sẵn sàng đáp ứng các dịch vụ vận tải quốc tế và nội địa theo nhu cầu của khách hàng. Với nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa ngày càng phát triển và đa dạng về hình thức như hiện nay. Lacco cung cấp các phương thức vận chuyển đa dạng: Vận tải đường bộ, đường hàng không, đường biển, đường sắt... Đặc biệt, Lacco cũng đã trang bị thêm các loại xe container để phục vụ vận chuyển các tuyến đường nội địa và vận chuyển Việt - Lào, Việt - Cam... Bên cạnh đó, để thuận tiện phục vụ việc vận chuyển hàng hóa từ các khu công nghiệp và bến cảng, Công ty Lacco đã mở nhiều chi nhánh tại các tỉnh thành đi đầu về xuất nhập khẩu như: Hà Nội, Nội Bài, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bắc Giang, Lạng Sơn... Với kinh nghiệm vận tải lâu năm, phong cách làm việc uy tín, chuyên nghiệp. Lacco đã trở thành đơn vị uy tín, được cục xúc tiến thương mại tin tưởng giao trách nhiệm vận chuyển hàng hóa phục vụ các chương trình hội chợ, triển lãm quốc tế lớn. Để tìm hiểu thêm về dịch vụ vận chuyển của công ty Lacco, quý khách vui lòng liên hệ đến địa chỉ Hotline: 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp của chúng tôi tư vấn thông tin về từng loại hàng hóa và dịch vụ cụ thể.
Xem thêm
Để đảm bảo vận chuyển hàng hóa tươi sống đến điểm đích được an toàn thì việc vận chuyển hàng bằng container lạnh rất quan trọng. Các sản phẩm được vận chuyển bằng container lạnh bao gồm các loại hàng hóa như: hải sản, rau quả, trái cây, thịt, sữa, thuốc y tế, đạo cụ làm phim, hoa tươi, rượu vang,…. Tùy vào chủng loại hàng hóa cần vận chuyển, số lượng hàng hóa mà sẽ sử dụng các loại container lạnh 10 feet, 20 feet, 40 feet, 45 feet,… và điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Giới thiệu về Container lạnh Container lạnh (Tiếng Anh hay gọi là Reefer container) có bề ngoài giống như các loại container thông thường, là một dạng phổ biến của container kiểm soát nhiệt. Container lạnh chính thức xuất hiện và gia nhập thị trường logistics vào những năm 1960. Sự xuất hiện của container lạnh đã góp phần vào công cuộc cách mạng hóa cách thức vận chuyển hàng hóa dễ hỏng và thay thế các tàu lạnh truyền thống như là phương thức vận chuyển sản phẩm chủ yếu trong điều kiện nhiệt độ được kiểm soát ổn định. Tham khảo: Lịch sử ra đời của container Cấu tạo của container lạnh được thiết kế bởi bộ khung thép inox vững chắc, vách, nóc, sàn được cấu tạo 3 lớp. Với lớp ngoài cùng bằng nhôm hoặc thép không rỉ, ở giữa là lớp PU cách nhiệt dày 60mm có tỉ số nén cao, trong cùng là lớp inox có dập sóng tăng cứng, vật liệu inox đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho hàng hóa. Container lạnh được sử dụng để vận chuyển các loại hàng hóa tươi sống dễ bị hư hỏng hoặc yêu cầu phải bảo quản trong môi trường nhiệt độ thấp. Máy lạnh được điều khiển tự động trong container sẽ đưa hơi lạnh tới mọi điểm, đảm bảo hiệu quả làm lạnh tối ưu cho hàng hóa. Các loại hàng hóa cần sử dụng container lạnh Các sản phẩm được vận chuyển bằng container lành bao gồm các loại hàng hóa như: hải sản, rau quả, trái cây, thịt, sữa, thuốc y tế, đạo cụ làm phim, hoa tươi, rượu vang,…. 1. Hải sản Có đến 19% hàng hóa được vận chuyển bằng container lạnh là hải sản. Hải sản tươi sống hoặc đông lạnh đều rất dễ hư hỏng nếu để ở trong môi trường nhiệt độ thường trong thời gian dài. Do đó, đảm bảo độ tươi ngon cho hải sản cần bảo quản trong nhiệt độ mát, lạnh. Ngoài ra, còn giúp các cá nhân, đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp và công ty tiết kiệm được nhiều chi phí, góp phần nâng cao lợi nhuận thu về mà không cần tăng giá thành hàng hóa. 2. Rau quả và trái cây Rau quả và trái cây được xem là mặt hàng nên vận chuyển bằng container lạnh thông qua đường bộ, đường biển và trong trường hợp khẩn cấp là đường hàng không. Mục đích là giúp hàng hóa được vận chuyển nhanh chóng, an toàn và ít bị hư hỏng đến địa điểm nhận. Ví dụ, một tàu container lạnh loại lớn nhất có thể chứa khoảng 15.000 container chuối, tương đương 746.000.000 quả chuối (xấp xỉ dân số của Châu Âu). Tham khảo: Kinh nghiệm lựa chọn container lạnh 40 feet cho hàng trái cây 3. Thịt và gia cầm Thịt và gia cầm cũng là mặt hàng nên vận chuyển bằng container lạnh. Trong những năm trở lại đây, mặt hàng này đã đứng thứ hai trong tổng số hàng hóa được vận chuyển bằng container lạnh thông qua đường biển. Lí do có thể bắt nguồn từ xu hướng ăn thịt mới nổi. Theo tờ báo kinh tế ngày nay, vào khoảng giữa những năm 50 thì lượng tiêu thụ thịt trên toàn cầu khoảng 70 triệu tấn, nhưng đến năm 2007 đã tăng lên khoảng hơn 260 triệu tấn. 4. Hoa tươi Để vận chuyển hoa tươi từ Châu Á, Châu Úc, Châu Âu hay Nam Mỹ về Việt Nam và ngược lại, buộc phải sử dụng đến container lạnh để giữ được hương thơm và duy trì được sự tươi tốt. Bởi vì không chỉ cài đặt được nhiệt độ phù hợp với yêu cầu riêng mà container lạnh còn đang được phát triển nồng độ ozone có thể cao hơn 300 lần. Theo số liệu thống kê thì trên thế giới có khoảng 700.000 tấn hoa được vận chuyển, trong đó vận chuyển bằng container lạnh thông qua đường biển là khoảng 10% và đang có xu hướng tăng lên (90% còn lại là đường hàng không). Điều này làm cho số lượng hoa được vận chuyển mỗi năm tăng lên đáng kể cũng như cắt giảm nhiều chi phí vận chuyển phát sinh. 5. Rượu vang Không giống với bất kì loại đồ uống có độ cồn trung bình, rượu vang rất dễ hư hỏng khi gặp sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, môi trường hoặc thời tiết bên ngoài. Container lạnh giúp bảo quản rượu vang trong điều kiện nhiệt độ ổn định nên mùi vị, hương thơm sẽ được giữ lại trọn vẹn. Đồng thời, hạn chế được thất thoát khi ít xảy ra bể vỡ hoặc hư hỏng. Tham khảo:Quy định và thủ tục nhập khẩu rượu vang 2023 6. Thuốc y tế Để đảm bảo thuốc được đảm bảo tốt cần phải đảm bảo ở nơi thoáng khí hoặc mát mẻ. Do đó, container lạnh là sự lựa chọn phù hợp nhất cho các sản phẩm thuốc y tế vận chuyển với quãng đường xa. 7. Đạo cụ làm phim Container lạnh có khả năng cài đặt cũng như kiểm soát được nhiệt độ bên trong nên giúp đạo cụ làm phim, đặc biệt là những thiết bị được thiết kế tinh vi giảm được tác động không tốt từ những yếu tố tự nhiên để có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối. Bảo quản bằng phương pháp lạnh Nguyên tắc của công nghệ bảo quản nông sản và vận chuyển trong container lạnh là dùng nhiệt độ thấp để làm tê liệt các hoạt động của vi sinh vật, côn trùng. Nhiệt độ trong môi trường bảo quản càng thấp thì càng có tác dụng ức chế các quá trình sinh hóa xảy ra bên trong rau quả cũng như sự phát triển của vi sinh vật. Do đó có thể giúp kéo dài thời gian bảo quản rau quả lâu hơn. Để kiểm tra chế độ bảo quản rau quả tươi thì thường trong kho lạnh sẽ có lắp đặt thêm một số thiết bị đo như: nhiệt kế, thiết bị đo độ ẩm, hệ thống tự điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm, hệ thống đo và điều chỉnh dòng khí. Vệ sinh vùng lạnh trước khi bảo quản là việc làm hết sức cần thiết nhằm ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật và côn trùng. Khi đưa thực phẩm vào trong cont lạnh, bên vận chuyển sẽ căn cứ vào từng loại hàng hóa cụ thể để điều chỉnh nhiệt động, độ ẩm phù hợp thông qua nhiệt kế. Từ đó, giữ nhiệt độ ổn định, tốt nhất nên duy trì sự tăng giảm nhiệt độ là 4 đến 5 độ C trong một ngày đêm. Khi chuyển nông sản từ container lạnh ra cũng cần qua giai đoạn nâng nhiệt từ từ để giữ được chất lượng nông sản. Để nắm thông tin chi tiết về Dải nhiệt độ và thời gian bảo quản đồ hộp rau quả và Chế độ và thời gian bảo quản rau quả tươi đối với từng loại hàng hóa vận chuyển trên container lạnh, các bạn hãy liên hệ với công ty Lacco ngay tại website hoặc hotline 0906235599 để được đội ngũ nhân viên xuất nhập khẩu chuyên nghiệp của chúng tôi hỗ trợ chi tiết. Công dụng của container lạnh trong vận chuyển hàng hóa Việc sử dụng Container lạnh ngày càng cạnh tranh và chiếm được nhiều thành công nhất định trong vận chuyển hàng hóa, điều này không có gì là đáng ngạc nhiên khi nó mang trong mình những lợi thế to lớn như sau: Nhờ có cấu tạo làm lạnh khép kín mà hàng hóa không cần đưa vào kho lạnh khi đến điểm đến, mà có thể vận chuyển nhanh chóng và trực tiếp đến tay khách hàng, từ đó đảm bảo thời gian nhanh chóng và chất lượng tuyệt đối. Mỗi thùng Container có thể được phân vùng để tạo thành các buồng lạnh khác nhau với mức nhiệt được điều chỉnh độc lập, điều này cho phép lưu trữ nhiều loại hàng hóa với mức nhiệt khác nhau mà vẫn đảm bảo được chất lượng riêng của hàng hóa đó. Nhiệt độ trong mỗi thùng Container luôn duy trì ổn định trong suốt hành trình, ngoài ra mỗi thùng Container còn được trang bị thiết bị ghi nhận nhiệt độ để có thể theo dõi và kiểm tra nhiệt độ, từ đó có thể biết được tình trạng của hàng hóa và đưa ra mức nhiệt phù hợp. Mỗi Container được đặt thiết bị theo dõi (GPS) giúp giám sát thời gian thực chuẩn xác ngay cả khi hàng hóa đang trung chuyển 24/7. Những loại Container lạnh được cấu tạo và làm bằng chất liệu rất bền, có thể hoạt động trong điều kiện môi trường khắc nghiệt. Kích thước của Container lạnh cũng rất đa dạng: 20 feet Lạnh – RF, 40 feet Lạnh (RF), 40 feet Cao Lạnh (HC-RF) làm cho chúng phù hợp cho vận tải đường bộ, đường biển và đường hàng không, từ đó tối ưu vận tải đa phương thức. Điều này mang lại sự an toàn tài chính lớn hơn và lợi tức đầu tư nhanh hơn so với khi sử dụng các tàu lạnh chuyên dụng. Tham khảo: Kích thước container tiêu chuẩn 10, 20, 40, 45, 50 feet Như phân tích ở trên, do container lạnh có cấu tạo đặc biệt và khác container thường nên để đảm bảo không có những sơ xuất xảy ra trong quá trình vận chuyển hàng hóa thì doanh nghiệp cần biết cách đóng hàng vào container lạnh. Trước khi đưa hàng vào container thì hàng hóa phải được làm lạnh đến nhiệt độ đã cài đặt trong container, nhằm đảm bảo container lạnh hoạt động tốt. Đóng gói bao bì hàng hóa thích hợp, tránh mảnh vụn vỡ làm cản trở đường không khí lạnh lưu thông. - Với những loại hàng hóa đặc biệt nhạy cảm dễ hư hỏng cơ học nên sử dụng các loại vật liệu chèn lót chuyên dụng như túi khí chèn container hoặc khóa chèn chân pallet để bảo vệ hàng hóa cố định chắc chắn trong container khi vận chuyển. - Khi xếp hàng không để hàng vượt quá vạch đỏ (red line) trong container, cũng như không để hàng làm cản trở luồng khí lạnh. - Bảng điện điều khiển container lạnh phải luôn được đóng kín và tránh nước, không để máy lạnh chạy trong khi đóng hàng. - Không được tự ý điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh trong container và khi đóng xong hàng thì phải chạy máy lạnh ngay để không làm hư hàng. Tìm hiểu thêm: Cách tra cứu container online chính xác, dễ dàng Đơn vị vận chuyển hàng hóa bằng container lạnh uy tín Các loại hàng hóa điển hình cần sử dụng bằng container lạnh phải nhắc đến như: Rau củ quả, sữa, thịt tươi sống, hàng đông lạnh, đồ hộp, thuốc y tế,… mỗi loại hàng này đều có yêu cầu cụ thể về nhiệt độ bảo quản trong suốt quá trình vận chuyển. Do đó, khi tìm kiếm các đơn vị vận chuyển, doanh nghiệp nên lựa chọn các đơn vị vận chuyển quốc tế, vận chuyển nội địa có kinh nghiệm lâu năm. Công ty giao nhận vận tải quốc tế Lacco tự tin là đơn vị vận chuyển quốc tế uy tín. Thường xuyên nhận được sự tin tưởng của cục xúc tiến thương mại tham gia vận chuyển hàng hóa phục vụ các chương trình hội chợ, triển lãm quốc tế. Với kinh nghiệm 14 năm hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển quốc tế (với đa dạng các phương thức vận chuyển các loại hàng hóa chính ngạch theo quy định của pháp luật). Lacco luôn được khách hàng đánh giá cao về chất lượng dịch vụ cùng với đội ngũ nhân viên nhiệt huyết, luôn phục vụ nhiệt tình, chuyên nghiệp nắm vững các kiến thức về dịch vụ hải quan, đóng hàng và vận chuyển hàng hóa. Để nắm thêm thông tin chi tiết về vận chuyển hàng container lạnh, các bạn liên hệ trực tiếp đến cho chúng tôi để được tư vấn chi tiết về quy trình, thủ tục và những kiến thức chuyên môn để vận chuyển hàng lạnh, tươi sống đến các thị trường quốc tế: Chi tiết liên hệ:Email: info@lacco.com.vnHotline: 0906 23 55 99Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
DAP là gì? DAP là một thuật ngữ này có thể được sử dụng cho tất cả các phương thức vận tải và có thể được sử dụng khi có nhiều hơn một phương thức vận tải. Trong bài viết này, Lacco sẽ chia sẻ với các bạn những kiến thức chi tiết về DAP được Phòng Thương mại Quốc tế quy định chi tiết tại bộ quy tắc Incoterms. I. Khái niệm DAP là gì? DAP là gì? DAP (đặc điểm kỹ thuật đích), là một điều khoản quan trọng nằm trong Incoterms. Thuật ngữ này có thể được sử dụng cho tất cả các phương thức vận chuyển hàng hóa, bao gồm một hoặc nhiều phương thức vận chuyển. DAP là gì? DAP (Delivery to Place) - "Giao hàng tận nơi" có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hóa được giao cho khách hàng trên đường vận chuyển, sẵn sàng được vận chuyển đến cái gọi là điểm đến. Người bán chịu mọi rủi ro liên quan đến việc đưa hàng hóa về vị trí ban đầu. Các bên phải ghi rõ diện tích cụ thể của địa điểm đã thỏa thuận do bên bán chịu mọi rủi ro trong khu vực đó. Người bán nên ký hợp đồng để đi du lịch đến điểm đến. Nếu người bán, theo thỏa thuận đi lại, phải trả chi phí đưa hàng hóa đến địa điểm nhận hàng, thì người bán không có quyền hoàn trả các chi phí đó cho người mua, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Thời hạn DAP yêu cầu người bán cấp giấy phép xuất khẩu, nếu có. Tuy nhiên, người bán không có nghĩa vụ phải làm rõ hải quan nước ngoài, trả thuế nhập khẩu hoặc áp đặt các quy định xuất cảnh. Nếu các bên yêu cầu người bán thông quan quốc gia bằng cách nhập khẩu, nộp thuế và thuế nhập khẩu, thì thuật ngữ DAP phải được sử dụng. II. Một số điểm mới DAP trong incoterms 2020 Trong Incterms 2020, có hai biến thể chính của phiên bản 2010, với các từ ngữ bổ sung: DAT (Dedicated to Brick) sẽ đổi tên thành DPU (Dedicated to Unloaded Site): Về cơ bản thì hai thứ này giống nhau, nhưng ICC muốn nhấn mạnh và làm rõ vấn đề là người bán phải chuyển hàng đến một nơi nào đó. trước (nhà ga, bến cảng, ICD, bất cứ đâu…), tức là chịu trách nhiệm bốc dỡ hàng hóa theo các tuyến vận tải “ngầm” của khu vực mục tiêu. Điều này mở rộng đến DAT (chỉ giao hàng đến một cảng hoặc ga tàu cụ thể), địa điểm giao hàng có thể ở bất kỳ đâu theo thỏa thuận của người bán và người mua. Đối với việc giao hàng theo quy định của DPU, người bán phải chịu mọi chi phí, rủi ro và trách nhiệm pháp lý, cho đến khi hàng hóa được giao đến phương tiện vận tải ở địa điểm đã thỏa thuận trước. Việc mua bảo hiểm sẽ được thỏa thuận giữa người bán và người mua. Ví dụ: Đối với lô hàng DPU Cát Lái (nguyên container - FCL), người bán phải gánh: Phí vận chuyển từ kho của người bán đến cảng Cát Lái (hàng về nước, thanh toán lần đầu và xuất hàng, cước xuất khẩu). Bảo hiểm tư nhân sẽ được thỏa thuận giữa hai bên. FCA (Free Carrier): Người bán không phải chịu trách nhiệm gì khi giao hàng cho người chuyên chở (bộ trưởng do người mua chỉ định), điều khoản này có một lưu ý mới là bộ trưởng được phép cấp vận đơn sau khi nhận hàng. .cho người bán. Lưu ý: giao hàng cho bên vận chuyển, nghĩa là chịu trách nhiệm và chi phí xếp hàng lên xe vận chuyển. Tham khảo:Các thuật ngữ Incoterms 2020 cần biết (Chi tiết) III. Người bán và người tiêu dùng có những trách nhiệm gì trong thời hạn DAP? Incoterms 2020 đã được ICC (Phòng Thương mại Quốc tế) công bố gần đây. Incoterms có nhiều phiên bản khác nhau, mỗi phiên bản tương ứng với một giai đoạn phát triển kinh tế toàn cầu cụ thể và là di sản của các phiên bản trước đó. Incoterms không bắt buộc phải sử dụng, nhưng khi đã sử dụng, các bên phải tuân thủ và chịu mọi rủi ro, chi phí và trách nhiệm pháp lý theo các điều khoản đã thỏa thuận. 1. Trách nhiệm của người bán về DAP Cung cấp hàng hóa, hóa đơn mua bán và bằng chứng hợp đồng mua bán. Người bán có rủi ro và chi phí liên quan đến việc làm sạch hàng xuất khẩu. Người bán không có nghĩa vụ buộc người mua phải ký kết hợp đồng du lịch với công ty bảo hiểm. Nếu được người mua yêu cầu, trước rủi ro và chi phí, người bán phải cung cấp cho người mua những thông tin cần thiết để mua bảo hiểm. Người bán chịu chi phí theo hợp đồng giao xe đến địa điểm đã định hoặc địa điểm đã thỏa thuận. Nếu không thống nhất được địa điểm cụ thể, người bán có thể tự do lựa chọn địa điểm theo ý muốn. Người bán phải giao hàng bằng cách đặt hàng hóa ở vị trí của người mua trên đường đến và sẵn sàng giao hàng đến địa điểm đã thỏa thuận, nếu có, đến nơi đến vào ngày hoặc giờ đã thỏa thuận. đồng ý. Chịu trách nhiệm về các rủi ro và chi phí liên quan đến hàng hóa cho đến khi họ giao hàng cho khách hàng tại nơi được gọi là điểm đến và thanh toán cước phí vận chuyển, tai nạn, và phí giao hàng tại điểm đến, v.v. vv, không bao gồm chi phí do khách hàng thanh toán. theo các quy tắc. Tham khảo:Chi phí logistics được tính toán như thế nào? Người bán phải thanh toán các chi phí bắt buộc như kiểm tra, đo lường, đo lường, tính toán, đóng gói, đánh dấu, chi phí kiểm tra chất lượng hàng hoá theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Người bán có nghĩa vụ thông báo và cung cấp đầy đủ thông tin và tài liệu liên quan đến việc vận chuyển, hỗ trợ nhập khẩu, mua bảo hiểm và các thông tin khác liên quan đến việc nhận hàng (bằng chi phí của mình) cho người mua. Người bán phải cung cấp cho người mua chi phí cần thiết để xử lý lô hàng. Tham khảo thêm: CIF là gì? FOB là gì? Sự khác nhau giữa CIF và FOB6 nguyên nhân phát sinh phí DEM-DET cần lưu ý 2. Trách nhiệm của người tiêu dùng theo DAP Người mua phải trả tiền hàng như đã quy định trong hợp đồng mua bán hàng hoá. Người mua chịu rủi ro và chi phí liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa. Người mua không chịu trách nhiệm với người bán trong việc ký kết hợp đồng vận chuyển hoặc bảo hiểm. Tuy nhiên, nếu người bán yêu cầu, người mua phải cung cấp cho người bán những thông tin cần thiết để mua bảo hiểm hàng hóa. Người mua phải nhận hàng khi hàng được giao và chịu mọi rủi ro kể từ thời điểm nó được thông báo cho người được ủy thác trong khu vực quy định và thanh toán mọi chi phí liên quan kể từ khi người bán hết trách nhiệm. Người mua phải thông báo và cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan đến việc vận chuyển và giao hàng cho người bán. Người mua phải chấp nhận chứng từ giao hàng do người bán cung cấp. Người mua phải trả chi phí kiểm tra trước bắt buộc, không bao gồm việc kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thích hợp ở nước xuất khẩu. Trên đây là những kiến thức về DAP cũng như các điều kiện DAP trong Incoterms 2020 có liên quan đến trách nhiệm của cả người bán và người mua. Như vậy có thể thấy, việc tuân thủ các quy định của DAP sẽ đảm bảo quyền lợi của cả hai bên. Trong quá trình vận chuyển hàng hóa, các đơn vị vận chuyển uy tín sẽ tư vấn chi tiết về những điều kiện, rủi ro cũng như hình thức vận chuyển phù hợp theo điều kiện của Incoterms đến quý vị. Do đó, quý vị cũng không cần quá lo lắng về những vấn đề này. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn nắm rõ hơn về một điều kiện quan trọng được quy định trong Incoterm trong vận chuyển hàng hóa quốc tế. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vnHotline: 0906 23 55 99Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Trong vài năm trở lại đây nhu cầu chăm sóc sức khỏe, thư giãn cơ thể ngày tăng cao kéo theo thị trường nhập khẩu ghế Massage cũng tăng mạnh. Vậy thủ tục thủ tục nhập khẩu ghế Massage có khó khăn không? Thực hiện như thế nào? Với kinh nghiệm làm dịch vụ hải quan và vận chuyển ghế Massage thường xuyên, Lacco sẽ chia sẻ với các bạn quy trình cụ thể để nhập khẩu ghế Massage trong bài viết dưới đây. Thị trường ghế Massage nhập khẩu Ghế Massage là thiết bị ghế ngồi thông minh có chức năng xoa bóp tự động bằng hệ thống các túi khí có tác dụng làm giảm cảm giác giảm đau, nhức, mỏi,... làm tăng cường lưu thông khí huyết giúp cơ thể được thoải mái và thư giãn, nâng cao chất lượng cuộc sống. Do đó, trong thời kỳ chất lượng cuộc sống đang ngày càng tăng cao cùng sự hoành hành của dịch bệnh khiến nhu cầu chăm sóc cơ thể ngày càng gia tăng. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người tiêu dùng, nhu cầu nhập khẩu ghế Massage từ các quốc gia trên thế giới cũng đang gia tăng nhanh chóng. Đặc biệt là các thị trường Châu Á như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,… Thủ tục để nhập khẩu ghế massage Ghế massage là sản phẩm được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Vì vậy, doanh nghiệp có thể làm thủ tục nhập khẩu máy massage cũng khá đơn giản. Doanh nghiệp sẽ dựa vào mã HS code, đóng thuế quan và chuẩn bị đầy đủ thủ tục theo quy định của hải quan mà không cần xin bất kỳ giấy phép nào. Các doanh nghiệp có thể tham khảo chi tiết về quy trình, các loại hồ sơ nhập khẩu cụ thể sau: Mã hs ghế massage Để xác định được chính xác mã hs code thì cần phải căn cứ vào tên gọi, công dụng, chất liệu,… của thiết bị. Ngoài ra còn phải áp dụng thêm 6 quy tắc tra mã Hs Code tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC. Đối với các mặt hàng là dụng cụ xoa bóp, máy trị liệu cơ học,... được sử dụng bằng điện thì có mã số hs code thuộc nhóm 9019. Các bạn có thể tham khảo một số loại thiết bị ghế Massage phổ biến sau: - Mã HS 90191010: Máy xoa bóp, máy trị liệu cơ học, máy thử nghiệm trạng thái tâm lý dùng bằng điện. - Mã HS 90191090: Loại khác. Thuế nhập khẩu ghế massage Ghế massage được chia làm hai loại: - Ghế massage thư giãn: Loại ghế này được xét vào mặt hàng thường - Ghế massage trị liệu, chữa bệnh: Được xếp vào thủ tục nhập khẩu thiết bị y tế. Theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP về chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Từ ngày 01/02/2022 sẽ áp dụng giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ. Các bạn Theo dõi chi tiết tại: Chi tiết Biểu thuế XNK 01/02/2022 giảm thuế VAT. Như vậy, Thuế nhập khẩu ghế massage có 2 loại đó là thuế nhập khẩu và thuế GTGT nhập khẩu. - Thuế nhập khẩu của ghế massage là 0%. Thuế GTGT nhập khẩu của ghế massage thì có 2 loại: - Thuế GTGT nhập khẩu cho ghế massage thư giãn là: 10% - Thuế GTGT nhập khẩu cho ghế massage trị liệu, chữa bệnh là: 5%. Hồ sơ, chứng từ nhập khẩu ghế massage Để nhập khẩu ghế massage theo đường chính ngạch vào Việt Nam, các doanh nghiệp nhập khẩu phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định khai báo hải quan bao gồm: Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List) Vận đơn đường biển hay (Bill of Lading) Hợp đồng thương mại (Sales Contract) Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa (C/O) Một số loại giấy tờ chứng từ khác nếu có. Quy trình nhập khẩu ghế massage Quy trình làm thủ tục nhập khẩu ghế massage, thủ tục nhập khẩu máy massage được thực hiện theo 4 bước cơ bản. Cụ thể: Bước 1: Tiến hành khai báo Hải quan. Cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ, bao gồm: 4 bản gốc giấy đăng ký kiểm tra chất lượng theo mẫu, bản hợp đồng, hóa đơn thương mại, vận tải đơn, chứng nhận xuất xứ hàng hóa, quy cách đóng gói, bản chụp tổ chức cá nhân nhập khẩu. Bước 2: Kiểm tra cụ thể bản hồ sơ Hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa. Sau đó, doanh nghiệp sẽ đưa hàng hóa về bảo quản và tiến hành giải phóng hàng hóa rồi thông quan mặt hàng ghế massage. Bước 3: Thông quan tờ khai hải quan Sau khi kiểm tra xong hồ sơ đều đạt đúng yêu cầu, không có vấn đề gì cần tham vấn thêm thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Chúng ta có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa. Bước 4: Cuối cùng, doanh nghiệp sẽ thực hiện thủ tục Hải quan, kiểm tra và giám sát Hải quan. Việc làm thủ tục hải quan nhập khẩu ghế Massage cũng khá đơn giản. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian, nguồn lực và đảm bảo việc thực hiện làm thủ tục hải quan, vận chuyển ghế Massage về Việt Nam được nhanh chóng. Các doanh nghiệp có thể thuê dịch vụ hải quan và vận chuyển hàng hóa tại các đơn vị Forwarder uy tín. Với kinh nghiệm gần 15 năm hoạt động trong lĩnh vực vận tải và làm thủ tục thông quan hàng hóa. Thủ tục nhập khẩu ghế massage chính là một trong những sản phẩm thường xuyên của Công ty Lacco. Do đó, nếu quý khách có nhu cầu hỗ trợ về thủ tục và vận chuyển ghế Massage nhập khẩu quốc tế, hãy liên hệ ngay với Lacco theo địa chỉ hotline: 0906 23 5599 hoặc email info@lacco.com.vn để được hỗ trợ cụ thể. Đến với Lacco, quý khách sẽ hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ nhanh chóng, an toàn và giá rẻ.
Xem thêm
Với địa hình nằm giáp biên giới phía bắc, Trung Quốc hiện đang là thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là một thị trường rất khó tính, đòi hỏi các đơn vị xuất khẩu cần nắm rõ quy trình và các loại thủ tục để hàng hóa không bị trả về do thiếu điều kiện. Vậy để Thủ tục xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc cần có những gì? quy trình thực hiện như thế nào? Hãy theo dõi chi tiết chia sẻ của công ty Lacco trong bài viết dưới đây. I. Các điều kiện xuất khẩu hàng sang Trung Quốc Mặc dù là thị trường lớn, rộng nhưng Trung Quốc cũng đòi hỏi rất kỹ lưỡng đối với các sản phẩm nhập khẩu vào quốc gia họ. Bên cạnh đó, sau khi dịch bệnh bùng phát và lan rộng ra toàn thế giới, Trung Quốc đang yêu cầu thực hiện triệt để chính sách "Zero Covid". Do đó, chính quyền Trung Quốc đã đưa ra rất nhiều điều kiện nhập khẩu hàng hóa sang quốc gia này. Do đó, các đơn vị xuất khẩu hàng sang Trung Quốc cần lưu ý một số vấn đề sau: - Kiểm tra và khử trùng phòng dịch đối với hàng hóa được vận chuyển trong container thông thường. Các biện pháp kiểm tra bao gồm việc lấy mẫu hàng hóa nhập khẩu trong container để tiến hành kiểm tra, xét nghiệm; tiến hành khử trùng công đoạn bốc dỡ hàng hóa trên container nhập khẩu; thực hiện phun khử trùng phòng dịch đối với container rỗng trong lúc lau dọn, bốc xếp hàng hóa. - Chính quyền Quảng Tây, Trung Quốc (địa phương có biên giới với 4 tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang của Việt Nam), cũng đã đưa ra một số yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động nhập khẩu thực phẩm đông lạnh. Theo đó, mặt hàng thực phẩm đông lạnh nhập khẩu phải cung cấp được đầy đủ 4 loại giấy tờ sau: Chứng nhận kiểm nghiệm, kiểm dịch hàng hóa nhập khẩu; Chứng nhận khử trùng; Chứng nhận thông tin truy xuất nguồn gốc hợp pháp và Chứng nhận xét nghiệm Axit Nucleic âm tính với Covid-19. II. Quy trình xuất khẩu hàng chính ngạch sang Trung Quốc Quy trình xuất khẩu hàng Container fcl và thủ tục xuất khẩu hàng container fcl được thực hiện qua các bước sau: Bước 1: Công đoạn chuẩn bị cần phải có: Để thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế, doanh nghiệp phải có pháp nhân vì cá nhân thì không thể mở tờ khai theo loại hình kinh doanh được mà phải nhờ một công ty đứng ra làm đại diện để chuyển và nhận tiền hợp pháp. Tài khoản thanh toán VNĐ và tài khoản thanh toán quốc tế (mục đích để đối tác chuyển khoản). Tài khoản khai báo hải quan để khai báo hải quan điện tử (Token khai hải quan) hoặc nhờ đại lý hải quan truyền tờ khai. Bước 2: Đàm phán, ký kết hợp đồng với đối tác xuất khẩu. Trong quá trình đàm phán và ký hợp đồng xuất khẩu sang Trung Quốc có một số vấn đề cần phải đưa ra điểm chốt cuối cùng và được liệt kê rõ ràng trong hợp đồng thương mại: 1. Giá cả Điều kiện thương mại quốc tế. Giao hàng ở đâu phân chia trách nhiệm ông tôi thế nào…. Tìm hiểu thêm Incoterm 2000 hoặc 2010. 2. Phương thức thanh toán Sau khi kết thúc phiên đàm phán, 2 bên cần thống nhất được phương thức thanh toán cụ thể là trả trước, Trả sau, Thư tín dụng LC, nhờ thu… nói chung cũng nhiều đọc thêm các phương thức thanh toán quốc tế. 3. Chất lượng, quy cách hàng, bảo hành…. Đây là vấn đề mà bên nhập hàng rất quan tâm, quyết định sự hợp tác lâu dài của cả hai bên. Xuất đi thì đa phần đều dễ, Chính phủ ưu tiên xuất khẩu mà nhưng đầu này dễ đầu kia chắc gì dễ. 4. Thủ tục, chứng từ Hỏi trước các loại giấy tờ chứng nhận gì đặc biệt từ nước xuất không?, Cần C/O về bển ưu đãi thuế má gì không? Thông thường, bên nhập hàng sẽ chủ động đòi hỏi các loại giấy tờ này để đảm bảo hàng thông quan về đến kho an toàn, thuận lợi. Bước 3 : Sau khi đã ký hợp đồng thành công, thì là công đoạn chuẩn bị hàng, Book tàu và làm thủ tục thông quan hàng hóa. Khi hợp đồng ký kết xong, thì dự tính khi nào xuất hàng thì Book hãng tàu để đặt chỗ lấy cont để xuất hàng đi. Khi book hãng tàu xong, lấy booking note (thông tin đặt chỗ), dựa vào đó nó có thông tin ngày tàu chạy, thời gian lấy cont để đóng hàng, thời gian hạ hàng, nơi hạ cont hàng ….và thời gian cắt máng ( closing time), Closing time là thời gian bắt buộc nhà xuất khẩu phải hoàn tất thủ tục thông quan tờ khai xuất và vào sổ tàu (để Hãng tàu xếp container lên tàu). Lúc này chúng ta làm bộ chứng từ: invoice, packing list, điều xe cont đi lấy vỏ và kéo xuống kho đóng hàng, đồng thời cho nhân viên đi làm thủ tục xin mấy cái giấy tờ đặc biệt ( nếu có), truyền tờ khai hải quan xuất khẩu. Sau khi đóng hàng xong, hạ hàng tại cảng xuất, làm thủ tục thông quan tờ khai xuất, vào sổ tàu, …. Để hoạt động vận chuyển diễn ra nhanh chóng, các bạn còn có thể liên hệ trực tiếp đến các Forwarder phục vụ đầy đủ hoạt động vận về dịch vụ vận chuyển, booking tàu và dịch vụ hải quan... Thông tin chi tiết, các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến hotline: 0906 23 5599 để được tư vấn cụ thể. Bước 4: Hoàn thành bộ chứng từ xuất khẩu. Sau khi tờ khai xuất đã hoàn thành, hàng load lên tàu thì yêu cầu hãng tàu phát hành bill ( lúc này lấy Bill gốc hay Surrender Bill hay Seaway Bill là tùy mình) mỗi loại mỗi kiểu. Sau khi lấy bill xong, Chúng ta sẽ làm bộ chứng từ để lấy mấy giấy tờ như kiểm dịch, hun trùng .., đồng thời xin C.O form yêu cầu ( nếu có) Xin C/O tại Phòng thương mại và công nghiệp việt nam (VCCI). Xin như thế nào bàn sau nha huynh đệ tỉ muội. Sau khi hoàn thành toàn bộ chứng từ A-Z thì chuẩn bị gửi cho Consignee để khi hàng sang đến nơi, bên mua sẽ chủ động nhận hàng Bước 5: Tất toán với ngân hàng. Sau khi nhận được tiền, cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ bộ chứng từ xuất khẩu gửi cho ngân hàng để ngân hàng đóng dấu, bảo lưu và Doanh nghiệp lưu lại hồ sơ chứng minh nguồn tiền của mình. Tham khảo: Quy trình giao nhận hàng FCL nhập khẩu của Công ty Lacco III. Danh sách cảng biển tại Trung Quốc Trung Quốc là một trong những quốc gia có số lượng cảng biển nhiều nhất thế giới với khoảng 34 cảng biển chính và hơn 2000 cảng biển nhỏ. DHS xin liệt kê 10 cảng biển lớn nhất của Trung Quốc gồm : Shanghai Port - Cảng Thượng Hải Zhangjiang Port- Cảng Trạm Giang Dalian Port – Đại Liên Guangzhou Port- Cảng Quảng Châu Zhuhai Port- Cảng Chu Hải Hong Kong Port- Cảng Hồng Kông Ningbo Zhoushan Port -Cảng Ninh Ba và Zhoushan Shenzhen Port- Cảng Thâm Quyến Xiamen Port- Cảng Hạ Môn Wenzhou Port- Cảng Ôn Châu Tham khảo: TOP 5 cảng biển lớn của Trung Quốc [Thời gian, giá cước vận chuyển] IV. Thời gian vận chuyển hàng hóa Việt Nam - Trung Quốc Thời gian vận chuyển hàng hóa đi Trung Quốc cũng phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau để xác định: - Địa điểm cảng đi/cảng đến là ở trung tâm thành phố, nội địa hay vùng quê; - Thời gian vận chuyển: ngày lễ (nhân viên được nghỉ); điều kiện thời tiết; - Loại hàng hóa vận chuyển: Một số hàng hóa đặc biệt, hoặc hàng hạn chế sẽ có thời gian vận chuyển lâu hơn vì các loại thủ tục, hồ sơ cần thiết. - Thủ tục, hồ sơ: kiểm dịch, kiểm tra, cung cấp các chứng từ hải quan xuất nhập khẩu,…) Ngoài ra, một số yếu tố khác như tình hình ngành vận tải biển cụ thể tại thời điểm đó (có bị kẹt cảng hay tắc nghẽn gì không),… cũng ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển từ Việt Nam sang Trung Quốc. Nhìn chung thời gian vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đi Trung Quốc bằng đường biển sẽ mất khoảng tầm 2-12 ngày tùy theo từng cảng đến. Để nắm được thời gian vận chuyển cụ thể, các bạn hãy gọi đến số 0906 235599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được tư vấn từng trường hợp cụ thể hoặc click theo đường link https://lacco.com.vn/ để gặp đội ngũ chuyên gia hỗ trợ chuyên tuyến.
Xem thêm