Preloader Close

Tìm kiếm

Hệ thống smart port V1.0 là trang hệ thống cảng cho phép người dùng đăng ký thủ tục lệnh giao/nhận container, đóng/rút container, sử dụng dịch vụ container, dịch vụ kho bãi,... nhanh chóng ngay trên hệ thống. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, các bạn chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn dưới đây. I. Giới thiệu tổng quan về hệ thống smart port V1.0 1. Khái niệm hệ thống smart port V1.0 - SMART PORT là trang thông tin của hệ thống Cảng, Depot, ICD trực thuộc tập đoàn GEMADEPT - SMART PORT hỗ trợ tra cứu thông tin container, số vận đơn, số Booking, số hóa đơn, danh sách container nhập xuất cho khách hàng và hãng tàu. - SMART PORT hỗ trợ khách hàng đăng ký thủ tục lệnh giao nhận container trực tuyến và thanh toán trực tuyến qua thẻ ngân hàng (ATM) tại Việt Nam. - SMART PORT hỗ trợ khách hàng xuất hóa đơn điện tử (VNPT). 2. Quy trình tổng quan 3. Quy trình đăng ký thủ tục lệnh giao/nhận container 4. Quy trình đăng ký thủ tục lệnh đóng/rút container 5. Quy trình đăng ký thủ tục lệnh dịch vụ container II. Hướng dẫn đăng nhập 1. Đăng ký Truy cập SMART PORT theo địa chỉ: https://smartport.gemadept.com.vn Bước 1: Nhấn “Đăng ký”. Bước 2: Nhập thông tin người đăng ký: Lựa chọn nhóm khách hàng Mã số thuế (tên đăng nhập) Mật khẩu Nhập lại mật khẩu Tên doanh nghiệp Địa chỉ Số điện thoại liên hệ Email Lựa chọn cảng đăng ký Nhập mã xác nhận (captcha) Bước 3: Nhấn “Đăng ký”. Sau khi tài khoản được kiểm tra thông tin và duyệt, khách hàng có thể sử dụng để đăng nhập và hệ thống. Lưu ý: - Tên đăng nhập phải là chữ thường, viết liền, không dấu. VD: tranvana ... 2. Đăng nhập Truy cập SMART PORT theo địa chỉ: https://smartport.gemadept.com.vn Bước 1: Nhập tài khoản (Tên đăng nhập & Nhập mật khẩu) Bước 2: Nhấn Đăng nhập. Bước 3: Chọn đơn vị thực hiện tác vụ. Bước 4: Thể hiện màn hình trang chủ. 3. Tra cứu: - Trang chủ Smart Port có hỗ trợ khách hàng các thông tin tra cứu tại màn hình chính trước khi đăng nhập. Bước 1: Chọn thẻ cần tra cứu thông tin: Tra cứu Container Tra cứu B/L – Booking Tra cứu hóa đơn Tra cứu lịch tàu. Bước 2: Nhập thông tin theo giao diện và mã xác nhận Bước 3: Nhấn nút tìm kiếm để tra cứu thông tin.
Xem thêm
Singapore hiện đang là thị trường xuất nhập khẩu rất tiềm năng. Bên cạnh đó, các chính sách thương mại quốc tế cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giao thương giữa 2 quốc gia. Do đó nhu cầu vận chuyển hàng đi Singapore cũng ngày càng tăng mạnh. Do đó, việc tìm đơn vị vận chuyển hàng đi Singapore uy tín rất quan trọng để thúc đẩy hoạt động kinh doanh, thương mại giữa các vùng. Bài viết dưới đây, Lacco sẽ giúp các bạn hiểu hơn về vận chuyển hàng đi Singapore 2022. I. Các hình thức vận chuyển hàng đi Singapore Singapore nằm trong khu vực Asean với tiềm năng kinh tế thương mại rất lớn với rất nhiều hiệp định thương mại giữa 2 quốc gia và trong khu vực được ký kết. Bên cạnh đó, giao thông đường biển và đường hàng không kết nội Việt Nam - Singapore cũng rất thuận lợi. Do đó, tùy vào từng loại hàng hóa, khối lượng vận chuyển, cá nhân và doanh nghiệp có thể sử dụng các hình thức vận chuyển hàng hóa như vật phẩm, quà tặng, thiết bị linh kiện, máy móc thiết bị điện tử,... đi Singapore bằng các phương thức vận chuyển như: vận chuyển đường biển - đường bộ, vận chuyển đường hàng không (chuyển phát nhanh).... 1. Vận chuyển đường hàng không Vận chuyển hàng đi Singapore bằng đường hàng không hay dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế chủ yếu để vận chuyển hàng hóa như tài liệu, giấy tờ, hồ sơ,...hay hàng thí nghiệm cần chuyển trong thời gian gấp, tiết kiệm thời gian tối đa. 2. Vận chuyển bằng đường biển hoặc đường bộ Thông thường, khi vận chuyển hàng hóa có khối lượng lớn, không yêu cầu gấp thì vận chuyển đường biển là sự lựa chọn tối ưu nhất. Sau khi hàng hóa vận chuyển đến cảng, hàng hóa được thông quan thì doanh nghiệp có thể kết hợp thêm phương thức vận chuyển đường bộ để chuyển hàng về kho. II. Cảng đi – đến và lịch trình hàng xuất/nhập Việt Nam – Singapore Hiện nay, thời gian trung bình vận chuyển hàng đường biển đi Singapore hàng lẻ (LCL) và hàng nguyên container (FCL): + Cảng đi: Cảng Việt Nam(Cát Lái, Hải Phòng)/ Cảng Singapore + Cảng đến: Cảng Singapore/ Cảng Việt Nam(Cát Lái, Hải Phòng) + Thời gian vận chuyển đi Việt Nam – Singapore : 2 – 3 ngày. + Lịch vận chuyển hàng đi Singapore : 3 chuyển trong tuần. Xem thêm: Danh sách cảnh biển lớn tại các quốc gia Châu Á Tuy nhiên, thời gian này cũng có sự chênh lệch do các vấn đề từ thời tiết, hãng tàu, thời gian thông quan hàng hóa thời gian tàu xuất phát,... từ đó mới thông báo được chính xác lịch trình hàng xuất/nhập Việt Nam - Singgapore. Do đó, để nhận báo giá chi tiết, các bạn vui lòng liên hệ số điện thoại Hotline: 0906 23 5599 để được tư vấn. III. Vận chuyển hàng Singapore có những loại hàng hóa nào? Hiện nay, Hải Quan 2 nước cho phép xuất nhập khẩu hầu hết các loại hàng hóa đến Singapore và trở lại Việt Nam như: Thú cưng Các loại tài liệu hoặc hồ sơ, giấy tờ, sổ sách,.... Các loại sản phẩm thực phẩm chức năng, thuốc Nông sản khô, các loại đồ đóng hộp, thực phẩm không gây bệnh truyền nhiễm hoặc vi sinh vật gây độc hại Các loại hàng may mặc, thời trang, quần áo, mũ,... Hàng linh kiện, điện thoại, laptop,... Cá loại hàng đông lạnh được vận chuyển đóng gói theo quy định Mỹ phẩm và những sản phẩm làm đẹp Tuy nhiên, vẫn có một số sản phẩm, hàng hóa cấm vận chuyển, lưu thông như: ma túy, thuốc phiện, các chất kích thích gây nghiện, vũ khí quân đội trái phép, văn hóa đồi trụy, tài liệu có tính chất chống phá nhà nước, phản động… Đồng thời, các cá nhân, doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến một số loại hàng hóa, vật liệu nguy hiểm mà các hãng hàng không cấm vận chuyển như: vật liệu có khả năng gây cháy nổ, độc hại, ô nhiễm môi trường và các loại hàng hóa đất nước Singapore cấm nhập khẩu. IV. Báo giá cước phí gửi hàng đi Singapore Báo giá cước phí gửi hàng đi Singapore sẽ không cố định và biến động theo thời gian và các yếu tố khác như: Hãng tàu - Hãng bay vận chuyển, hình thức vận chuyển, loại hàng hóa xuất khẩu,... Do đó, để nhận báo giá chi tiết, các bạn vui lòng liên hệ số điện thoại 0906 23 5599 hoặc fanpage: https://www.facebook.com/lacco.com.vn/ để được tư vấn. Tham khảo: 10 Hãng tàu quốc tế nổi tiếng nhất thế giới V. Dịch vụ gửi hàng đi Singapore tại Lacco Logistic Công ty Giao nhận vận tải quốc tế Lacco là đơn vị vận chuyển hàng hóa quốc tế với 15 năm kinh nghiệm và được Cục xúc tiến thương mại tin tưởng, chỉ định trở thành nhà vận chuyển chính của nhiều chương trình hội chợ thương mại Quốc tế. 1. Vận chuyển hàng hóa an toàn Khi bạn sử dụng dịch vụ gửi hàng đi Singapore của Công ty Lacco, bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì hàng hóa được gửi đi sẽ được đảm bảo an toàn. Trước khi được gửi đi, các chuyên viên của Lacco sẽ kiểm tra hàng hóa cần vận chuyển và phân loại theo đúng yêu cầu. 2. Tối ưu thời gian vận chuyển Tuyến vận chuyển Việt Nam - Singapore là 1 trong những tuyến vận chuyển quốc tế chính tại Đông Nam Á mà Lacco đã và đang thực hiện trong nhiều năm nay. Do đó, chúng tôi sở hữu những đối tác vận chuyển chất lượng, chủ động xử lý tờ khai hải quan nhanh chóng và ập nhật tình trạng đơn hàng vận chuyển cho khách hàng. Do đó có thể tiết kiệm tối đa thời gian vận chuyển hàng hóa. 3. Luôn tư vấn và hỗ trợ khách hàng nhiệt tình, chu đáo Khi khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng đến Singapore, Bộ phận chuyên môn của công ty Lacco sẽ nhanh nhanh chóng tiếp nhận thông tin khách hàng sau đó gửi báo giá vận chuyển hàng đi Singapore và tư vấn thủ tục cần thiết (theo từng loại hàng hóa cần vận chuyển). Đối với những khách hàng sử dụng các dịch vụ của Lacco sẽ được hỗ trợ từ A - Z, đồng hành cùng khách hàng đến khi khách hàng nhận được chính xác, hoàn chỉnh hàng hóa của mình. Mọi thông tin cần tư vấn hỗ trợ, các bạn vui lòng liên hệ đến địa chỉ website: Lacco.com.vn hoặc email: info@lacco để được tư vấn chi tiết.
Xem thêm
Từ ngày 01/07/2022, Trung Quốc đã chấp nhận cho phép nhập khẩu thí điểm hàng Chanh Leo Việt Nam. Đây là loại trái cây thứ 10 của Việt Nam được phép xuất khẩu sang thị trường này, đây là cơ hội lớn để Chanh Leo Việt Nam mở rộng ra thị trường quốc tế. Chanh Leo được xuất khẩu tại những cửa khẩu nào? Quy định kiểm dịch thực vật đối với loại trái cây này như thế nào? Hãy cùng Lacco tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé! I. Danh sách các cặp cửa khẩu được phép nhập khẩu quả Chanh Leo tươi từ Việt Nam 1. Cửa khẩu Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan 2. Cửa khẩu Tân Thanh – Pò Chài 3. Cửa khẩu Cốc Nam – Bằng Tường 4. Ga đường sắt Đồng Đăng – Bằng Tường 5. Cửa khẩu Móng Cái - Đông Hưng 6. Cửa khẩu Trà Lĩnh - Long Bang 7. Cửa khẩu Tà Lùng - Thủy Khẩu II. Yêu cầu Kiểm dịch thực vật đối với nhập khẩu thử nghiệm Chanh leo ở Việt Nam 1. Tên hàng hóa được phép nhập khẩu Loại chanh leo xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc (gọi tắt là Chanh leo) là Passiflora edulis Sims, được trồng trọt, gia công và đóng gói tại Việt Nam. 2. Đăng ký Vườn chanh leo và cơ sở đóng gói xuất khẩu sang Trung Quốc phải được đăng ký với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (viết tắt là "MARD"), được MARD và Tổng cục Hải quan Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (viết tắt là "GACC") đồng phê duyệt đăng ký. Thông tin đăng ký bao gồm tên, địa chỉ và số đăng ký để thuận tiện cho việc truy xuất nguồn gốc chính xác trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không tuân thủ các quy định liên quan của Nghị định thư này. Trước mùa xuất khẩu hàng năm, MARD sẽ cung cấp cho GACC danh sách đăng ký, sau khi GACC xem xét và phê duyệt, GACC sẽ công bố danh sách đăng ký trên trang web chính thức. 3. Danh sách các đối tượng Kiểm dịch thực vật mà Trung Quốc quan tâm Danh sách các loài đối tượng Kiểm dịch thực vật mà Trung Quốc quan tâm trên chanh leo của Việt Nam. - Ruồi đục quả Bactrocera correcta - Rệp sáp Planococcus minor - Rệp sáp Pseudococcus longispinus - Nấm bệnh Lasiodiplodia theobromae - Nấm bệnh Globisporangium splendens - Quản lý trước khi xuất khẩu 4.1 Quản lý vườn trồng Tất cả các vùng trồng muốn xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc đều phải thực hiện theo Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (viết tắt: GAP), thực hiện vệ sinh vùng trồng thường xuyên, như là thu gom quả rụng... và áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Có các biện pháp phòng trừ và quản lý sinh vật gây hại bao gồm điều tra và giám sát sinh vật gây hại, biện pháp vật lý, biện pháp hóa học hoặc biện pháp sinh học. Phía Việt Nam cần thực hiện giám sát vùng trồng trong suốt cả năm, MARD tiến hành giám sát theo các quy trình kiểm tra và giám sát. Ngoài việc kiểm tra bằng mắt thường, cần tiến hành kiểm tra bằng biện pháp vật lý hoặc hóa học. Đối với loài ruồi đục quả, trong vườn phải treo bẫy pheromone và sử dụng bẫy dính vàng để theo dõi sự có mặt của các loài côn trùng; đối các sinh vật gây hại thuộc loại côn trùng bộ cánh vẩy: tập trung kiểm tra quả, cành, thân, lá; đối với nấm Lasiodiplodia theobromae và nấm Globisporangium splendens. Nếu phát hiện bệnh phẩm có biểu hiện nghi ngờ thì phải gửi mẫu đến phòng xét thí nghiệm để tiến hành giám định. Một khi phát hiện thấy các loài gây hại mà phía Trung Quốc quan tâm, các biện pháp kiểm soát hóa học hoặc vật lý sẽ được thực hiện ngay lập tức. Việc theo dõi và phòng trừ sinh vật và dịch bệnh gây hại phải được thực hiện dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật có chuyên môn và phải được đào tạo bởi MARD hoặc các cơ sở đào tạo được MARD ủy quyền. MARD cần lưu giữ hồ sơ giám sát sinh vật gây hại vườn trồng và hồ sơ phòng, chống, đồng thời cung cấp cho GACC khi cần thiết. Hồ sơ phòng, chống cần bao gồm tên các thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong mùa trồng trọt như: tên hoạt chất, liều lượng và thời gian sử dụng,vvv. Tham khảo: Quy trình làm thủ tục kiểm dịch hàng nông sản xuất khẩu 4.2 Quản lý cơ sở đóng gói Việc chế biến và đóng gói chanh leo xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ được thực hiện dưới sự giám sát của MARD. Quá trình này bao gồm lựa chọn thủ công, loại bỏ quả bị sâu bệnh, quả thối, quả dị dạng, cành và lá, cuống quả hoặc tàn dư thực vật khác, v.v. Sau khi làm sạch, cũng có thể tiến hành xử lý thuốc trừ nấm sau thu hoạch để loại bỏ bào tử nấm bám trên bề mặt quả một cách hiệu quả. Yêu cầu đóng gói: - Bao bì đóng gói phải sạch, hợp vệ sinh, chưa qua sử dụng và tuân thủ các yêu cầu kiểm dịch thực vật liên quan của Trung Quốc. Bao bì bằng gỗ phải tuân theo Tiêu chuẩn Quốc tế về các Biện pháp KDTV số 15 (ISPM15). - Chanh leo đã đóng gói xong nếu cần bảo quản thì cho vào kho lạnh và để riêng biệt tránh lây nhiễm sinh vật gây hại. Mỗi hộp đóng gói phải được dán các thông tin bằng tiếng Anh như: tên trái cây, quốc gia, nơi xuất xứ, vườn trồng hoặc mã số đăng ký, nhà đóng gói hoặc mã số đăng ký của cơ sở đóng gói, v.v. Mỗi hộp đóng gói và pallet phải được dán bằng chữ tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Anh nội dung "Exported to the People's Republic of China”(输往中华人民共和国). Bạn nên biết: Các bước xuất khẩu rau củ quả vào thị trường Nhật Bản 4.3. Kiểm dịch, kiểm hàng trước khi xuất khẩu Trước khi xuất cảnh, MARD lấy mẫu với tỉ lệ 2% mỗi lô hàng chanh leo xuất sang Trung Quốc để kiểm dịch, lấy ít nhất 30 quả và tất cả những quả khả nghi để cắt kiểm tra. Nếu phát hiện sinh vật có hại, lô hàng sẽ không được xuất khẩu sang Trung Quốc và sẽ tạm dừng tư cách xuất khẩu vụ mùa của xưởng đóng gói cũng như vườn trồng liên quan. 5. Yêu cầu đối với giấy chứng nhận Kiểm dịch thực vật Trong trường kiểm dịch đạt yêu cầu, MARD sẽ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và ghi rõ trong phần khai báo bổ sung nội dung sau: "This consignment of passion fruits is free from quarantine pests of concern to China” và kèm theo mã số đăng ký của vườn trồng và cơ sở đóng gói. Trên đây là hướng dẫn xuất khẩu thí điểm chanh leo chính ngạch sang thị trường Trung Quốc chi tiết. Để thuê dịch vụ khai báo hải quan hàng Chanh Leo và tư vấn chi tiết về quy trình vận chuyển, xuất khẩu Chanh Leo và các loại trái cây sang Trung Quốc, các bạn hãy liên hệ đến Công ty Lacco theo địa chỉ: 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được hỗ trợ.
Xem thêm
Theo Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam, Tổng cục Hải quan Trung Quốc chính thức đồng ý nhập khẩu thí điểm Chanh Leo Việt Nam từ ngày 1/7. Các yêu cầu về hàng Chanh Leo Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc Theo Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam), phía Trung Quốc đồng ý nhập khẩu thí điểm chanh leo Việt Nam bắt đầu từ ngày 1/7. Theo đó, Chanh Leo Việt sẽ được xuất khẩu đi từ tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Tây như Bằng Tường, Đông Hưng... Trung Quốc đề nghị Việt Nam giám sát chặt chẽ quy cách đóng gói, các vấn đề về kiểm soát sinh vật gây hại, mã số vùng trồng, lưu trữ hồ sơ... nhằm đảm bảo chất lượng, cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi xuất sang Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã đưa ra 5 loài sinh vật gây hại thuộc đối tượng kiểm dịch không được phép xuất hiện trong chanh leo khi nhập khẩu vào thị trường nước này. Bạn nên biết: Kinh nghiệm lựa chọn container lạnh 40 feet cho hàng trái cây Tổng cục Hải quan Trung Quốc đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp trong việc lấy mẫu kiểm tra trong các lô hàng xuất khẩu. Phía bạn cũng đề nghị, việc sản xuất chanh leo phải đáp ứng các yêu cầu về thực hành nông nghiệp tốt như VietGAP, GlobalGAP. Tham khảo: Chỉ có xuất khẩu chính ngạch thì mới tránh được chuyện “giải cứu” nông sản Theo Văn phòng SPS Việt Nam, các doanh nghiệp muốn xuất khẩu chanh leo vào Trung Quốc phải đăng ký qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Các thông tin đăng ký bao gồm: tên sản phẩm, địa chỉ và mã số đăng ký để truy xuất nguồn gốc... Hàng năm, trước thời kỳ xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ gửi danh sách doanh nghiệp xuất khẩu chanh leo tới Tổng cục Hải quan Trung Quốc để cơ quan này phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ công bố danh sách trên website chính thức. Tham khảo: 9 loại trái cây xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc Chuẩn hóa sản xuất để đưa Chanh Leo đi ra quốc tế Chanh leo nằm trong TOP 10 loại cây ăn quả Việt Nam có giá trị xuất khẩu cao nhất năm 2021. Trong vòng 5 năm qua, sản lượng và giá trị xuất khẩu chanh leo Việt Nam tăng hơn 300%. Hiện nay, Việt Nam đang là quốc gia đứng 4 thế giới chỉ sau Brazil, Peru, Ecuador. Theo ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Trung Quốc đã chấp thuận nhập khẩu Chanh Leo Việt Nam. Do đó, Doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu loại trái cây này cần liên hệ Cục Bảo vệ thực vật để đăng ký và được hướng dẫn chi tiết. Đây là loại quả có tiềm năng lớn tại Trung Quốc, có thể mang lại giá trị xuất khẩu cao. Bạn nên biết: Quy trình làm thủ tục kiểm dịch nông sản xuất khẩu Bên cạnh đó ông cũng lưu ý, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu số 1 của trái cây Việt Nam và cũng là thị trường khá khó tính, yêu cầu kiểm tra trực tuyến đối với các vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số, nhất là các mặt hàng như thanh long, xoài, dưa hấu,… và ghi nhận một vài trường hợp không đạt, nhất là các tiêu chí về kiểm soát Covid-19. Do đó, các vùng trồng, cơ sở đóng gói, doanh nghiệp và địa phương phải hết sức chú ý thực hiện đúng các quy định vì Trung Quốc sẽ chỉ thông báo trước từ 3 - 5 ngày. Khi phát hiện vi phạm, tùy mức độ có thể tạm ngưng nhập khẩu, ảnh hưởng đến tiêu thụ nông sản. Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Hiện nay, các mặt hàng trái cây xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu ở dạng tươi với 75,9%; còn lại là đã qua chế biến. Top 10 trái cây xuất khẩu tươi của Việt Nam năm 2021 là thanh long (tỷ lệ cao nhất, chiếm 33,9%), xoài (6,5%), chuối, mít, dừa, sầu riêng, chanh, dưa hấu, vải, chanh leo. Những thị trường tiêu thụ nhiều nhất trái cây của Việt Nam là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông (Trung Quốc), Hà Lan, Nga, Australia. Tham khảo: Thị trường nông sản ở Việt Nam sẽ chuyển biến thế nào khi hiệp định RCEP có hiệu lực?
Xem thêm
Trong một số trường hợp, sau khi hàng hóa được nhập khẩu về Việt Nam nhưng không được thông quan mà chuyển đến bộ phận tham vấn giá. Vậy khi hàng bị tham vấn thì chủ hàng cần phải làm gì? Để nắm được nội dung này, các doanh nghiệp cần nắm được Quyết định số 1810/QĐ-TCHQ ngày 15 tháng 06 năm 2018. Để giúp doanh nghiệp nắm được chi tiết hơn về tham vấn giá, các bạn hãy theo dõi chi tiết về nội dung bài viết dưới đây của công ty Lacco. I. Tham vấn giá là gì? Tham vấn giá là quá trình mà nhà nhập khẩu đưa ra các thông tin, bằng chứng để bảo vệ mức giá mà mình đưa ra với cơ quan Hải quan. Khi doanh nghiệp nhập khẩu hàng về cảng tại Việt Nam, Hải Quan và doanh nghiệp sẽ quan tâm đến việc xác định trị giá tính thuế luôn để xác định số thuế mà doanh nghiệp phải đóng và số tiền mà nhà nước sẽ thu. Do đó, các doanh nghiệp luôn muốn hạ thuế phải đóng xuống mức thấp nhất. Trong khi đó, Hải Quan sẽ phải thu theo đúng theo quy định của nhà nước, do đó phát sinh ra mâu thuẫn. Như vậy, trường hợp đơn vị nhập khẩu không đồng ý đóng thuế cao theo đúng quy định và không chấp nhận mức giá mà cán bộ Hải quan tiếp nhận đưa ra, hai bên sẽ dùng biện pháp được gọi là tham vấn giá. Hiện nay, doanh nghiệp được phép lấy hàng trước, sau đó mới tham vấn. Tùy thuộc vào kết quả tham vấn giá để quyết định có phải đóng thêm thuế hay không. Điều này cũng giảm áp lực cho doanh nghiệp khi được lấy hàng ra sớm, tránh phát sinh chi phí và đền hợp đồng. Cụ thể về nội dung, mục đích Tham vấn giá sẽ bám sát khoản 3 Điều 6 Thông tư 39/2015/BTC để chứng minh doanh nghiệp đủ điều kiện hưởng trị giá giao dich: - Điểm b4 khoản 3 Điều 25 TT 38/2015 đã sửa bởi TT39/2018 giải tỏa các nghi ngờ của HQ - Hồ sơ chuẩn bị theo điểm 2 khoản 4 Điều 25 TT 38/2015 đã sửa bởi TT39/2018. II. Hồ sơ, chứng từ cần chuẩn bị khi Tham vấn giá? Quy trình thực hiện Sau khi có quyết định tham vấn, Hải quan tiếp nhận sẽ làm hồ sơ tham vấn và chuyển về phòng có chức năng. Tại chi cục Hải quan của cảng chịu trách nhiệm làm tham vấn, phòng tham vấn giá sẽ gửi Giấy mời hoặc gọi điện mời đại diện của chủ hàng đến làm việc vào ngày giờ hẹn trước. Thời hạn tham vấn là trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai. Bước 1: Tổ chức, cá nhân khai hải quan nộp hồ sơ đề nghị tham vấn Bộ hồ sơ tham vấn giá thường thấy gồm có: - Commercial invoice - Packing list - Điện chuyển tiền - Vận đơn - Các tài liệu kỹ thuật - Email giao dịch trong đàm phán, giấy ủy quyền (nếu không phải giám đốc doanh nghiệp) - CMND và các chứng từ liên quan… ”Có thể chuẩn bị cả bản gốc lẫn bản sao (bản gốc để đối chiếu) Khi đi làm việc tham vấn giá cho hàng hóa xuất nhập khẩu, nhiều doanh nghiệp thường chuẩn bị 2 bộ hồ sơ, gồm 1 bộ hồ sơ (bản chính) cho cán bộ hải quan tham chiếu, 1 bộ hồ sơ (bản sao) cho cơ quan hải quan lưu lại. Bước 2: Cơ quan hải quan thực hiện các phần việc sau - Tiếp nhận hồ sơ tham vấn. - Kiểm tra hồ sơ, chứng từ do người khai hải quan nộp để làm rõ các dấu hiệu nghi vấn trị giá khai báo. Lập biên bản tham vấn: ghi rõ kết luận vào biên bản tham vấn theo một trong các trường hợp “không đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo”, hoặc “đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo”, hoặc “đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo nhưng người khai hải quan không chấp nhận”. và một số chứng từ và điều kiện khác tùy theo loại hàng hóa, hải quan sẽ yêu cầu trước khi tham vấn. Để đảm bảo quyền lợi của mình, tốt nhất các doanh nghiệp, chủ lô hàng nên nhờ các đơn vị vận chuyển, forwarder tư vấn, hỗ trợ để quá trình tham vấn diễn ra tốt đẹp và đảm bảo được mức giá ban đầu. Về phía Hải quan, họ cũng đưa ra những lý lẽ để yêu cầu người tham vấn phải chấp nhận mức giá mới trên cơ sở những dữ liệu và quy định có sẵn. Do đó, buổi tham vấn thực chất là quá trình tranh luận giữa doanh nghiệp (chủ hàng) và đại diện cán bộ Hải quan. Nếu doanh nghiệp đưa ra được các bằng chứng và lí lẽ thuyết phục thì Hải quan cũng sẽ chấp nhận giá ban đầu. Ngược lại, nếu không thuyết phục được hải quan thì doanh nghiệp phải chấp nhận mức giá mới theo thỏa thuận của 2 bên. III. Khi nào thì hải quan cần Tham vấn trị giá? Thông thường, khi Hải Quan quyết định tham vấn giá là do phát hiện một số vấn đề thắc mắc về hàng hóa trên chứng từ khai báo hải quan và thuế. Cụ thể: - Hàng hóa doanh nghiệp kinh doanh, ngành nghề kinh doanh; - Đối tác của doanh nghiệp; - Cách thức đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa; - Các vấn đề liên quan đến nghi vấn về giá cả; - Các vấn đề về thanh toán; - Các thông tin chi tiết về hàng hóa; - Các vấn đề về bán hàng sau nhập khẩu (đối với trường hợp tham vấn hàng nhập khẩu); - Các điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu; - Các mâu thuẫn về nội dung giữa các chứng từ trong bộ hồ sơ tham vấn (nếu có); - Các mâu thuẫn trong khai báo của người khai hải quan so với các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan; - Giải trình của người khai hải quan đối với nghi vấn của cơ quan hải quan. Căn cứ thông tin tại cơ sở dữ liệu giá, cơ quan Hải quan thấy nghi vấn về tính trung thực, chính xác của trị giá khai báo; Đề nghị Công ty giải trình, chứng minh quá trình đàm phán để có được mức giá như khai báo. IV. Một số câu hỏi thường gặp khi tham vấn giá Khi thực hiện tham vấn giá, Hải Quan sẽ đặt ra một số câu hỏi cụ thể: 1. Đề nghị Công ty trình bày mối quan hệ giữa Công ty và đối tác xuất khẩu là như thế nào? 2. Anh/chị có phải là người trực tiếp tham gia vào quá trình giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương hay không? Có nắm vững mọi hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty hay không? 3. Đề nghị Công ty cho biết chi tiết các loại hàng hóa, các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả của mặt hàng đang tham vấn. 4. Công ty đã chuyển tiền thanh toán cho người bán chưa? 5. Công ty có phải trả cho người bán hoặc bên thứ ba khoản tiền nào khác liên quan đến lô hàng này ngoài khoản tiền đã thanh toán cho người bán theo trị giá ghi trên Invoice không? 6. Công ty có khẳng định trị giá khai báo lô hàng thuộc tờ khai hải quan trên là số thực thanh toán của Công ty với đối tác không? 7. Công ty có toàn quyền định đoạt hàng hóa sau khi nhập khẩu không? 8. Công ty có chứng từ bảo hiểm vận tải biển của lô hàng không? Để đảm bảo kết quả tham vấn giá đạt kết quả tốt nhất, cá nhân - doanh nghiệp thực hiện tham vấn cần tham bảo và đối chiếu một số văn bản tham vấn giá trong xuất nhập khẩu trong thông quan sau: Luật khiếu nại số: 02/2011/QH13 Thông tư 38/2015/TT-BTC Thông tư 39/2015/TT-BTC Thông tư 39/2018/TT-BTC Công văn số 905/TCHQ-TXNK kiểm tra trị giá hải quan. Công văn 4378/TXNK-TGHQ về hướng dẫn tham vấn sau thông quan 1 lần đối với hàng nhập khẩu. Quyết định 1810/QĐ-TCHQ thay cho QĐ 1966/QĐ -TCHQ. V. Quyết định giá trị tính thuế sau tham vấn Sau khi buổi tham vấn kết thúc, cán bộ Hải quan sẽ làm biên bản tham vấn và bao gồm chi tiết những vấn đề được làm rõ trong suốt buổi làm việc. Đồng thời ra Thông báo nêu rõ ý kiến của của đại diện cơ quan hải quan: chấp nhận hay không chấp nhận trị giá khai báo đối với hàng hóa nhập khẩu, hoặc áp đặt ở mức cụ thể nào đó. Theo đó, doanh nghiệp sẽ thực hiện theo đúng kết quả của buổi tham vấn. IV. Trường hợp được miễn tham vấn cho những lần sau Theo quy định, Doanh nghiệp có quyền yêu cầu cơ quan hải quan áp dụng Thông báo trị giá hải quan 1 lần để sử dụng cho những lần tiếp theo, chỉ cần thỏa mãn điều kiện hàng hóa và mức giá không thay đổi so với lần trước đó đã tham vấn. Cụ thể như sau: Căn cứ Điều 1 khoản 14 mục 6 điểm a Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định điều kiện để xác định Thông báo trị giá hải quan một lần, sử dụng nhiều lần có mức giá không thay đổi. Cục Hải quan TP.HCM đã báo cáo Tổng cục Hải quan đề nghị thống nhất cách hiểu mức giá không thay đổi như sau: - Có cùng nhà sản xuất, người xuất khẩu; - Có cùng mức giá giao dịch (đã thỏa thuận, ghi trên hợp đồng và hóa đơn); cùng phương thức thanh toán; - Có cùng cấp độ số lượng - cấp độ thương mại (căn cứ cấp độ số lượng mà nhà sản xuất, người xuất khẩu chào bán công khai và quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài Chính); - Có cùng điều kiện vận chuyển từ nước xuất khẩu đến Việt Nam; - Giá thị trường của hàng hóa giống hệt không có biến động trong thời gian sử dụng Thông báo tham vấn một lần, sử dụng nhiều lần. Trên đây là một số những nội dung chi tiết về Tham vấn giá và những điều cần biết về tham vấn trị giá hải quan. Để tránh phiền phức phải tham vấn giá hoặc tránh rủi ro phải đóng thêm phí thuế hàng hóa, các bạn hãy liên hệ với công ty lacco để được tư vấn hỗ trợ từ các bước khai báo hải quan và vận chuyển hàng hóa. Thông tin chi tiết liên hệ hotline: 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn
Xem thêm
Hàng Freehand và hàng Nominated là 2 thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong giao nhận vận tải quốc tế. Dựa vào điều kiện của loại hàng freehand và hàng nominated theo điều kiện Incoterms, các công ty vận chuyển hoặc forwarder sẽ tính cước vận chuyển quốc tế phù hợp. Vậy hàng Freehand và hàng Nominated có đặc điểm gì khác nhau? Hãy cùng Công ty Lacco tìm hiểu khái niệm và sự khác nhau của Hàng Freehand và hàng Nominated để xác định điều kiện vận chuyển hàng hóa phù hợp trong bài viết dưới đây nhé. I. Khái niệm Hàng Freehand và hàng Nominated là gì? 1. Khái niệm hàng freehand Hàng freehand hay còn được gọi là hàng thường, theo định nghĩa về điều kiện Incoterms, hàng freehand là loại hàng do chính shipper tự book tàu và thanh toán cước theo và mọi hoạt động về vận chuyển sẽ do shipper quyết định. Đối với hàng freehand, nhân viên sales phải thực hiện tất cả các quy trình từ tìm kiếm khách hàng, chào giá, chốt hợp đồng và theo dõi lô hàng đó. Ví dụ: Shipper muốn xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc theo điều kiện Incoterms nhóm C theo hình thức hàng freehand. Shipper sẽ có quyền lựa tự chọn và quyết định hãng tàu biển vận chuyển hàng. Thông thường, để được nhận tiền hoa hồng, hầu hết forwarder phải sale hàng freehand để có quyền lựa chọn hãng tàu với lịch trình và mức giá phù hợp nhất. Trường hợp, forwarder làm việc với sale của hãng tàu nào đó thì sẽ rất khó làm hàng của shipper này với sale khác cùng hãng tàu. Như vậy, chỉ có hàng freehand mới tạo cho bạn cơ hội được lựa chọn hãng tàu. 2. Khái niệm hàng nominated là gì? Hàng nominated hay còn được gọi là hàng chỉ định thường gồm những loại hàng hóa xuất khẩu theo điều kiện FOB. Người mua sẽ thanh toán cước tàu và chỉ định hãng tàu cụ thể. Do đó, người bán chỉ cần thanh toán local charges tại đầu xuất khẩu và không được lựa chọn hãng tàu khác. Nhiệm vụ chính của nhân viên sales hãng tàu là chỉ cần chăm sóc khách hàng thật tốt. Qua đây có thể thấy, hàng nominated gần như trái ngược lại hoàn toàn với hàng freehand. Hàng nominated sẽ do người mua book tàu và gửi booking này cho người bán bằng email hoặc fax để lấy lệnh booking. Ưu điểm của hình thức này là bên xuất khẩu chỉ cần giao hàng lên tàu là có thể hoàn thành trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, trường hợp bên xuất khẩu không chủ động được thời gian xuất hàng thì người làm hàng của bên xuất sẽ phải chấp nhận theo thời gian chỉ định có sẵn. Trong một số trường hợp, đối với hàng chỉ định – nominated, người mua sẽ chỉ định hãng tàu vận chuyển và người bán sẽ phải thanh toán cước tàu. Thông thường, các nhân viên sales của hãng tàu sẽ làm cả hàng freehand và hàng nominated, còn đối với forwarder thì gần như chỉ làm hàng freehand. Forwarder thường làm hàng freehand để thu lại lợi nhuận và hoa hồng vì nhờ việc có thể lựa chọn hãng tàu nào có giá và chi phí mang lại nhiều lợi ích nhất để thu lại lợi nhuận và hoa hồng. II. Sự khác nhau của hàng freehand và hàng nominated Sự khác biệt của hàng freehand và hàng nominated thể hiện rất rõ ràng ở cước vận chuyển quốc tế và điều kiện Incoterms. Cụ thể về sự khác biệt này sẽ được Lacco giới thiệu trong nội dung dưới đây: 1. Điều kiện Incoterms Hàng freehand thì được chia làm 2 điều kiện giao hàng là C và D. Doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được lựa chọn công ty forwarder hỗ trợ quá trình vận chuyển xuất nhập khẩu và đứng ra chịu thanh toán các chi phí cước vận chuyển quốc tế. Ví dụ: Một doanh nghiệp xuất hàng từ cảng Hải Phòng đến Thái Lan theo điều kiện nhóm C. Trường hợp này doanh nghiệp này sẽ phải chịu cước phí vận chuyển từ Việt Nam đến Thái Lan và tự lựa chọn công ty forwarder đáp ứng điều kiện của mình. Hàng Nominated sẽ được áp dụng theo hai điều kiện giao hàng là E và F. Như vậy, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ không phải trả cước vận chuyển quốc tế sang đến nước nhập khẩu. Đơn vị nhập khẩu hàng hóa sẽ phải chịu trách nhiệm về việc thanh toán cước vận chuyển. Ví dụ: Một doanh nghiệp xuất hàng từ cảng Hải Phòng đến New York theo điều kiện FOB (doanh nghiệp không phải trả tiền cước vận chuyển đến New York mà chỉ giao hàng tới cảng xuất là hết trách nhiệm). Doanh nghiệp xuất khẩu không được lựa chọn công ty forwarder mà phải tuân theo chỉ định của bên nhập khẩu. Sau đó, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phối hợp làm việc với công ty forwarder được chỉ định để xuất khẩu hàng hóa tới cảng New York. Tham khảo: 5 lý do khiến bạn nên chọn nhập FOB chứ không phải CIF 2. Cước vận chuyển quốc tế Đối với lô hàng có cước vận chuyển quốc tế là trả trước (freight prepaid) thì sẽ là hàng freehand, vì bên xuất khẩu chịu trách nhiệm book tàu và cước vận chuyển đã được trả trước tại nước xuất khẩu. Đối với lô hàng có cước vận chuyển quốc tế là trả sau (freight collect) thì sẽ là hàng nominated. Do bên nhập khẩu chịu trách nhiệm book tàu và trả cước phí vận chuyển tại cảng đến. III. Bộ chứng từ giao nhận đối với hàng freehand và hàng nominated Khi vận chuyển hàng freehand và hàng nominated, bộ chứng từ giao nhận bao gồm một số chứng từ sau: - Invoice (hóa đơn thương mại) và packing list (phiếu đóng gói hàng hóa) - C/O Certificate of Origins (nếu có) - Bill of Lading (vận đơn) và Delivery Order - Tờ khai hải quan,… Sự khác nhau về điều kiện giao hàng trong Incoterms dẫn đến sự khác biệt về rủi ro, chi phí phát sinh và quyền sở hữu… Ví dụ như trường hợp giao nhận theo FOB và CIF giống nhau đối với hàng xuất. Những nếu doanh nghiệp chọn giao nhận theo điều kiện FOB thì nhà xuất khẩu phải giao hàng tại bãi CY hàng xuất mới hết trách nhiệm. Còn nếu giao nhận theo điều kiện CIF thì nhà xuất khẩu chỉ hoàn thành trách nhiệm khi hàng được giao tại bãi CY hàng nhập. Trên đây là những chia sẻ chi tiết về sự khác nhau của hàng Freehand và hàng Nominated, qua đây các bạn có thể hiểu hơn về các điều kiện giao hàng chỉ định và hàng thường và đưa ra quyết định phù hợp nhất với lô hàng của mình. Nếu các bạn có nhu cầu vận chuyển hàng hóa đường biển, tìm hiểu chi tiết hơn và cần check giá vận chuyển, xử lý thủ tục hải quan thì hãy liên hệ ngay với Công ty Lacco theo địa chỉ hotline: 0906 23 5599 - email: info@lacco.com.vn để được tư vấn hỗ trợ.
Xem thêm