Preloader Close

Tìm kiếm

Thực hiện Chương trình quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2022, Trung tâm Triển lãm và Xúc tiến thương mại Quân đội/Cục Kinh tế/BQP tổ chức Hội chợ kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm doanh nghiệp Việt Nam - Lào 2022 từ 03-07/11/2022 tại thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào và gửi công văn Số 168 CKT-TLQĐ đến các lãnh đạo đơn vị, doanh nghiệp mời tham gia Hội chợ Việt Nam - Lào 2022. Giới thiệu chương trình Hội chợ Việt Nam - Lào 2022 Hội chợ Việt Nam - Lào 2022 là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện “Chào mừng năm đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Lào 2022”, nhằm tăng cường và củng cố quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Lào. Đồng thời đây cũng là dịp để quảng bá hình ảnh các doanh nghiệp, thương hiệu hàng Việt Nam, tăng cường xuất khẩu các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh và khả năng phát triển thị trường xuất khẩu tại Lào, góp phần mở ra cơ hội mới và thúc đẩy các dự án đầu tư của Việt Nam. Quy mô Hội chợ: 150 gian hàng của hơn 100 đơn vị, doanh nghiệp. Các ngành hàng được tham gia hội chợ Việt Nam - Lào 2022: Máy móc nông nghiệp, phân bón, giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn gia súc; Nông lâm thuỷ sản và thực phẩm chế biến; May mặc - thời trang; Điện - điện tử và điện gia dụng; Máy và thiết bị công nghiệp, xây dựng và vật liệu xây dựng; Đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng; Dược phẩm và thiết bị y tế; Đầu tư, du lịch và dịch vụ thương mại... Đối tượng tham gia: Doanh nghiệp, đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành; các tổ chức xúc tiến thương mại; các Hiệp hội, ngành hàng... Tiêu chí lựa chọn: Doanh nghiệp có năng lực sản xuất kinh doanh, năng lực xuất khẩu, sản phẩm có mẫu mã và chất lượng phù hợp với thị trường, nhân sự tham gia hội chợ có đủ tiêu chuẩn và nghiệp vụ. Các nghĩa vụ của doanh nghiệp khi tham gia chương trình - Đăng ký tham gia Hội chợ, ký hợp đồng gian hàng. - Doanh nghiệp tự đảm bảo chi phí xuất nhập cảnh, ăn, ở, đi lại và các chi phí liên quan đến hàng hóa (thuế, vận tải...) - Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định của Hội chợ, pháp luật của Việt Nam và Lào. - Nộp báo cáo kết quả về Ban Tổ chức ngay sau khi kết thúc Hội chợ. Yêu cầu về hồ sơ đăng ký tham gia chương trình: - Bản đăng ký tham gia hội chợ (theo mẫu đính kèm). - Hợp đồng tham gia hội chợ (mẫu kèm theo). - Báo cáo kết quả về BTC ngay sau khi kết thúc hội chợ (theo mẫu kèm theo). Thời hạn đăng ký tham gia: Trước ngày 24/10/2022. Thông tin chi tiết đề nghị liên hệ: TRUNG TÂM TRIỂN LÃM VÀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI QUÂN ĐỘI - CETPA Địa chỉ: Số 203 Giảng Võ - Đống Đa - Hà Nội Điện thoại: (84-24).35120622; 069. 588215 Fax: (84-24).35120622 Hotline: 0983.140982 (Mr. Huy) Email: tttl@ckt.gov.vn CN PHÍA NAM TRUNG TÂM TRIỂN LÃM VÀ XTTM QUÂN ĐỘI - SCETPA Địa chỉ: Số 19A đường Cộng Hoà, P12, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: (84-28).62966507, 069. 662330 Fax: (84-28) 62966509 Hotline: 0989.111998 (Ms. Hương) Email: scetpa19a@gmail.com
Xem thêm
Công ước CITES (Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora) là hiệp ước đa phương được thông qua năm 1963 trong cuộc họp của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Đây là công ước thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp. Hay còn được biết tới với cái tên công ước Washington. I. Mục tiêu của cites là gì? Công ước cites được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đưa ra với mục đích duy trì hoạt động thương mại quốc tế các loài động vật và thực vật hoang dã không gây ra những ảnh hưởng, đe dọa đến sự sống còn của các loài này trong tự nhiên. Công ước đưa ra nhiều cấp độ khác nhau để bảo vệ hơn 34.000 loài động và thực vật. II. Công ước Cites Việt Nam Việt Nam chính thức tham gia Công ước cites từ năm 1994 và trở thành thành viên thứ 121 của công ước này. Để phù hợp với các quy định của công ước, chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2006/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. III. Phụ lục của công ước Cites Công ước Cites được đưa ra nhằm bảo vệ gần 5 nghìn loài động vật hoang dã và 29 nghìn loài thực vật quý hiếm, đang có nguy cơ tuyệt chủng. Đi kèm với công ước là 3 phụ lục về các loài động thực vật này: 1. Phụ lục I Gồm 1.200 loài đang bị đe dọa tuyệt chủng và có thể bị ảnh hưởng do thương mại. Việc buôn bán các loài này được cho là phi pháp. Trường hợp không mang tính thương mại thì cần phải có giấy phép xuất nhập khẩu. Các loài động vật nổi tiếng được liệt kê trong phụ lục I gồm: Tất cả các loài tê giác; Gấu trúc đỏ; Khỉ đột phía Tây; Tinh tinh (Pan spp.); Báo hoa mai; Báo đốm; Báo săn; Voi châu Á; Hổ (Panthera tigris); Sư tử châu Á; Một số quần thể của voi đồng cỏ châu Phi; Cá cúi và Lợn biển (Sirenia). 2. Phụ lục II Gồm khoảng 21.000 loài chưa bị đe doạ tuyệt chủng, nhưng có nguy cơ tuyệt chúng nếu tình trạng thương mại quá mức, không được kiểm soát. Các loài trong phụ lục II vẫn được buôn bán nhưng cần có giấy phép xuất nhập khẩu. Một số loài được liệt kê trong phụ lục II như: Cá mập trắng lớn; Gấu đen bắc mỹ; Ngựa vằn hoang hartman; Vẹt xám châu Phi; Cự đà xanh; Bẹ hồng; thằn lằn Varanus mertensi; Nhạc ngựa và Guaiacum officinale. 3. Phụ lục III Gồm khoảng 170 loài được các nước thành viên yêu cầu Cites hỗ trợ kiểm soát việc buôn bán các loài này. Ví dụ như lười hai ngón của Costa Rica; Cầy hương châu Phi của Botswana; Rùa cá sấu của Hoa Kỳ. Các quy định về quy trình xin giấy phép cites nhập khẩu - xuất khẩu, các bạn có thể tìm hiểu chi tiết tại: Giấy chứng nhận cites là gì? quy trình chứng nhận cites IV. Cơ quan quản lý cites Việt Nam Cơ quan quản lý được đặt tại Tổng cục Lâm nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Địa chỉ: Nhà A3, Số 2 Ngọc Hà, Hà Nội Điện thoại: +84 (4) 733 56 76 Cơ quan đại diện phía Nam là kiểm lâm vùng III Địa chỉ: Số 30 Hàm Nghi, Bến Nghé, Quận I, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại +84 (8) 821 82 65 Các cơ quan Khoa học của cites tại Việt Nam - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – Viện khoa học và công nghệ Việt Nam (VAST) - Viện Khoa học Lâm nghiệp (FSIV) – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) - Viện Nghiên cứu Hải Sản (RIMF) – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) - Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES) – Đại học quốc gia Hà Nội V. Giấy chứng nhận cites certificate Giấy phép, chứng chỉ CITES do Cơ quan quản lý cites Việt Nam cấp. Hồ sơ cấp giấy phép được chia làm 3 loại gồm: a, Hồ sơ đối với chứng nhận cites với mục đích thương mại Một đơn vị đề nghị cấp giấy chứng nhận Bản sao hợp đồng giữa các bên có liên quan Bản sao giấy phép xuất khẩu, tái xuất khẩu do Cơ quan quản lý Cites của nước xuất khẩu, tái xuất khẩu cấp. Trường hợp mẫu vật là động, thực vật hoang dã còn sống. Hồ sơ còn bắt buộc gồm các giấy tờ sau: Giấy xác nhận đủ điều kiện nuôi, giữ, chăm sóc đối với động vật, thực vật trên cạn của Cơ quan kiểm lâm cấp tỉnh. Xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành về thủy sản ở cấp tỉnh đối với các loại thủy sinh Xác nhận của Cơ quan Khoa học Cites Việt Nam về việc nhập khẩu mẫu vật đó không ảnh hưởng xấu đến môi trường và việc bảo tồn các loài động, thực vật trong nước Quyết định công nhận giống vật nuôi mới, cây trồng mới và đưa vào Danh mục giống vật nuôi, giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh của Cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp loài động, thực vật đó lần đầu tiên được nhập khẩu vào Việt Nam. b, Hồ sơ Phi thương mại Đơn đề nghị cấp giấy chứng phép Bản sao văn bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học, hoặc văn bản xác nhận quà biếu, cho, tặng, ngoại giao do Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Bản sao quyết định giữ mẫu vật đi tham dự triển lãm hoặc biểu diễn xiếc của Cơ quan có thẩm quyền Bản sao giấy phép xuất khẩu do Cơ quan quản lý cites nước xuất khẩu cấp. c, Hồ sơ Mẫu vật săn bắn Đơn đề nghị cấp giấy phép, chứng nhận Bản sao giấy phép xuất khẩu do Cơ quan quản lý Cites nước xuất khẩu cấp. Công ty CP Giao nhận vận tải quốc tế Lacco là đơn vị forwarder uy tín, chuyên cung cấp các dịch vụ logistics bao gồm: Vận chuyển hàng hóa, xử lý thủ tục hải quan, xin giấy phép chuyên ngành (theo yêu cầu đối với từng loại hàng hóa),... Các doanh nghiệp có nhu cầu xin giấy phép cites nhập khẩu - xuất khẩu và vận chuyển hàng hóa quốc tế, hãy liên hệ ngay với công ty Lacco để được các chuyên viên chuyên nghiệp về vận chuyển hàng động - thực vật hoang dã, quý hiếm quốc tế tư vấn chi tiết theo quy định của pháp luật. Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Giấy chứng nhận cites là loại giấy tờ rất quan trọng để hải quan, nhà nước nắm được hoạt động xuất nhập khẩu, quá cảnh, nhập nội từ biển gây nuôi và trồng cấy nhân tạo các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp. Vậy cụ thể giấy chứng nhận cites là gì và quy trình chứng nhận cites có phức tạp không? I. Giấy chứng nhận cites là gì? Cites là hiệp ước đa phương, có tên tiếng anh đầy đủ là: Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora – Công ước về thương mại quốc tế các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp. Đây là hiệp ước đa phương. Việt Nam tham gia vào Công ước CITES năm 1994 và trở thành thành viên thứ 121. Để thực thi Công ước CITES Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 82/2006/NĐ-CP về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, quá cảnh, nhập nội từ biển gây nuôi và trồng cấy nhân tạo các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp. Cơ quan quản lý CITES đặt tại Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Các Cơ quan khoa học CITES bao gồm Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Viện Khoa học Lâm nghiệp, Viện nghiên cứu Hải sản. Giấy phép cites, chứng chỉ cites là giấy tờ do Cơ quan quản lý cites Việt Nam cấp để xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển mẫu vật các loại động, thực vật quy định tại các Phụ lục của Công ước cites. Giấy phép do Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp để xuất khẩu mẫu vật các loài động, thực vật nguy cấp, quý hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam, không quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES. II. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cites Xin cấp giấy chứng nhận cites bao gồm giấy phép, chứng chỉ cites. Tùy theo các mục đích nhập khẩu mẫu vật, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam sẽ yêu cầu doanh nghiệp, cá nhân chuẩn bị và cung cấp hồ sơ sau: + Mục đích thương mại: Đơn vị đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ Bản sao chụp hợp đồng giao kết thương mại giữa các bên có liên quan Bản sao chụp giấy phép xuất khẩu, tái xuất khẩu do Cơ quan quản lý CITES của nước xuất khẩu, tái xuất khẩu cấp. Đối với mẫu vật nhập khẩu là động vật, thực vật hoang dã còn sống, hồ sơ xin cấp cấp giấy phép, chứng chỉ cites cần bắt buộc phải có các hồ sơ sau: - Giấy xác nhận đủ điều kiện nuôi, giữ, chăm sóc đối với động vật, thực vật trên cạn của Cơ quan kiểm lâm cấp tỉnh hoặc xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành về thủy sản ở cấp tỉnh đối với các loại thủy sinh; - Xác nhận của Cơ quan Khoa học CITES Việt Nam về việc nhập khẩu mẫu vật đó không ảnh hưởng xấu đến môi trường và việc bảo tồn các loài động, thực vật trong nước; - Quyết định công nhận giống vật nuôi mới, cây trồng mới và đưa vào Danh mục giống vật nuôi, giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh của Cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp loài động, thực vật đó lần đầu tiên được nhập khẩu vào Việt Nam. + Mẫu vật nhập khẩu không vì mục đích thương mại - Đơn đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ - Bản sao chụp văn bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học hoặc văn bản xác nhận quà biếu, cho, tặng, ngoại giao do Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (đối với mẫu vật nghiên cứu khoa học, ngoại giao) - Bản sao chụp quyết định giữ mẫu vật đi tham dự triển lãm hoặc biểu diễn xiếc của Cơ quan có thẩm quyền (đối với mẫu vật để triển lãm, biểu diễn xiếc); - Bản sao chụp giấy phép xuất khẩu do Cơ quan quản lý CITES nước xuất khẩu cấp. III. Quy trình xin chứng nhận cites Việt Nam 1. Trình tự thực hiện : - Bước 1: Nộp hồ sơ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ đến Cơ quan quản lý CITES Việt Nam tại Văn thư Tổng cục lâm nghiệp hoặc Cơ quan đại diện Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh. - Bước 2: Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ - Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định trong hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ. - Chậm nhất là năm (05) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hoàn thành việc thẩm định và cấp giấy phép, chứng chỉ CITES. - Trường hợp hồ sơ phải chờ xác nhận, thẩm định, tư vấn của Ban Thư ký CITES quốc tế, Cơ quan khoa học CITES, Cơ quan quản lý CITES của các nước thành viên và các cơ quan có liên quan thì trong vòng năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đó biết. - Bước 3: Trả kết quả - Trường hợp được cấp phép: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận một (01) giấy phép gốc vào giờ hành chính các ngày trong tuần tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (nơi đã nộp hồ sơ). Trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có thêm giấy ủy quyền và chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người ủy quyền. - Trường hợp từ chối: Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cấp Giấy phép. 2. Cách thức thực hiện : - Trực tiếp - Qua bưu điện - Hồ sơ: a) Hồ sơ gồm: Bản chính đơn đề nghị cấp Giấy phép, Chứng chỉ CITES theo mẫu số 01/LN ban hành kèm theo Thông tư số 88/2011/TT-BNNPTNT. Bản sao chụp hợp đồng giao kết thương mại giữa các bên có liên quan. Bản sao chụp Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập hoặc chứng minh nhân dân/hộ chiếu đối với Thương nhân lần đầu đề nghị cấp phép. Hồ sơ chứng minh mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định hiện hành (Bản sao chụp mang theo bản gốc để đối chiếu, trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao có chứng thực, trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện). b) Số lượng: 01 bộ 3. Thời hạn giải quyết : - Trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc chưa đúng theo quy định: Cơ quan quản lý CITES Việt Nam hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện trong trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trong vòng ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ thông qua đường bưu điện. - Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp Chứng chỉ, Giấy phép CITES xuất khẩu hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp. - Trường hợp hồ sơ phải chờ xác nhận, thẩm định, tư vấn của Ban Thư ký CITES quốc tế, Cơ quan khoa học CITES, Cơ quan quản lý CITES của các nước thành viên và các cơ quan có liên quan thì trong vòng năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đó biết. 4. Cơ quan thực hiện TTHC: a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan Kiểm lâm sở tại b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cơ quan Kiểm lâm sở tại d) Cơ quan phối hợp: Không 5. Đối tượng thực hiện TTHC: - Cá nhân - Tổ chức Mẫu đơn, tờ khai: Đề nghị cấp Giấy phép, Chứng chỉ theo mẫu số 01/LN ban hành kèm theo Thông tư số 88/2011/TT-BNNPTNT Phí, lệ phí: Không 6. Kết quả thực hiện TTHC: - Kết quả: Giấy phép, Chứng chỉ CITES hoặc văn bản nêu rõ lý do từ chối. - Thời hiệu của Giấy phép: 06 tháng kể từ ngày ký. Điều kiện thực hiện TTHC: Không 7. Căn cứ pháp lý của TTHC : - Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm - Điều 5, Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định về nông nghiệp - Điều 6, 10 và Điều 12 Thông tư số 88/2011/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Theo: Mard.gov.vn Trên đây là những thông tin chi tiết về Giấy chứng nhận cites là gì và quy trình chứng nhận cites chi tiết. Nếu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa, quá cảnh, nhập nội từ biển gây nuôi và trồng cấy nhân tạo các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp,... cần xin giấy phép chuyên ngành, chứng nhận cites,... hãy liên hệ ngay đến bộ phận chứng từ và xin giấy phép chuyên ngành và các dịch vụ logistics của công ty Lacco để được tư vấn chi tiết. Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Ngày 15/8/2022, ông Xaysomphet Nolasing Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại thuộc Bộ Công thương Lào và Bà Lê Thị Phương Hoa Tham tán thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Lào, ông Vanyong Huangvan Quản lý chung Trung tâm triển lãm và hội nghị Trung tâm thương mại Lao – Itecc tổ chức Lễ công bố thông tin về Hội chợ thương mại Việt Nam – Lào 2022. Thông tin tổ chức Hội chợ thương mại Việt Nam – Lào 2022 Cục Xúc tiến thương mại thuộc Bộ Công thương Lào phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại thuộc Bộ Công thương Việt Nam tổ chức Hội chợ thương mại Việt Nam – Lào 2022. Đây là chương trình hội chợ thương mại được tổ chức thường niên nhằm tăng cường mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Lào – Việt Nam, tăng cường quan hệ thương mại hai nước, tạo cơ hội cho doanh nghiệp hai nước trao đổi kinh nghiệm và hợp tác kinh doanh. Theo đó, Hội chợ thương mại Việt Nam – Lào 2022 nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại của 2 quốc gia lên đạt 1,74 tỉ USD trong năm 2022. Thông tin chi tiết: Thời gian tổ chức: Từ ngày 25 – 29/8/2022 Địa điểm: Trung tâm thương mại Lào – Itecc Quy mô hội chợ: Tập hợp khoảng 200 gian hàng triển lãm hàng hóa, trong đó: + Doanh nghiệp Việt Nam: 120 gian hàng + Doanh nghiệp Lào: 80 gian hàng. Hàng hóa triển lãm chủ yếu là hàng tiêu dùng, nông sản, đồ thủ công, đồ may mặc, hải sản, đồ nội thất, thuốc và thiết bị y tế… Đặc biệt, trong khuôn khổ Hội chợ, từ ngày 26 – 27/8, Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Viện nghiên cứu công nghiệp và thương mại sẽ tổ chức Hội thảo khoa học tại Trung tâm thương mại Lao – Itec với chủ đề: “Xúc tiến thương mại và đầu tư Lào – Việt Nam hậu Covid – 19 và dưới ảnh hưởng của diễn biến tình hình kinh tế thế giới hiện nay”. Thông tin liên hệ hỗ trợ doanh nghiệp Việt tham gia Hội chợ thương mại Việt Nam – Lào 2022 Công ty CP Giao nhận vận tải quốc tế Lacco được chỉ định là một trong những đơn vị vận chuyển chính, phục vụ các vấn đề về thủ tục, đóng gói và vận chuyển hàng hóa Việt - Lào phục vụ doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm tham gia Hội chợ thương mại Việt Nam – Lào 2022. Do đó, khi doanh nghiệp cần vận chuyển và làm thủ tục tham gia hội chợ gặp phải vấn để khó khăn, thắc mắc hãy liên hệ với công ty Lacco để được hỗ trợ: CÔNG TY CP GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LACCO Đ/C: Số 19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Hotline: 0906 235599 phụ trách Nguyễn Duy Phóng 0903 415 166. Email: Email: info@lacco.com.vn/ exhibitors@lacco.com.vn/ phong.nguyen@lacco.com.vn
Xem thêm
Quyết định 1357/QĐ-TCHQ đã quy định rất chi tiết về bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng. Căn cứ vào quyết định số 1357/QĐ-TCHQ, hải quan cũng đã có những văn bản hướng dẫn áp dụng mã loại hình đối với trường hợp tái nhập nguyên liệu, vật tư cụ thể. Để nắm được thông tin chi tiết về mã loại hình xuất nhập khẩu và hướng dẫn áp dụng, các bạn hãy cùng Lacco theo dõi chi tiết trong bài viết dưới đây. Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu thay đổi theo quyết định 1357/QĐ-TCHQ Căn cứ theo quyết định 1357/QĐ-TCHQ, mã loại hình xuất nhập khẩu có một số thay đổi mã hàng hóa đối với một số sản phẩm xuất - nhập khẩu, gồm 16 mã loại hình, loại hình nhập khẩu gồm 24 mã loại hình. Cụ thể: - Đối với bảng mã loại hình xuất khẩu: + Sửa đổi nội dung hướng dẫn sử dụng của các mã B11, B12, B13, E52, E62, E82, G23, G61, C22 và H21. T Mã LH Khai kết hợp Tên Hướng dẫn sử dụng Ghi chú 1 B11 X Xuất kinh doanh Sử dụng trong trường hợp: a) doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài theo hợp đồng mua bán b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm cả DNCX) thực hiện quyền kinh doanh xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc mua trong nước. 2 B12 Xuất sau khi đã tạm xuất Sử dụng trong trường hợp: a) Doanh nghiệp đã tạm xuất hàng hóa nhưng không tái nhập trở lại mà thay đổi mục đích sử dụng để bán, tặng hoặc dùng hàng hóa này với mục đích khác ở nước ngoài hoặc trong khu phi thuế quan, DNCX. b) Hàng hóa đặt gia công ở nước ngoài hoặc trong khu phi thuế quan, DNCX nhưng không tái nhập trở lại mà thay đổi mục đích sử dụng để bán, biếu, tặng, tiêu hủy tại nước ngoài hoặc trong khu phi thuế quan, DNCX Sử dụng trong trường hợp hàng hóa đã tạm xuất theo mã loại hình G61 3 B13 X Xuất khẩu hàng đã nhập khẩu Sử dụng trong trường hợp: a) Xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu (chưa qua quá trình gia công, chế biến) ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài; b) Hàng hóa thanh lý của doanh nghiệp chế xuất và máy móc, thiết bị được miễn thuế thanh lý theo hình thức bán ra nước ngoài hoặc bán vào DNCX; c) Xuất khẩu nguyên liệu, vật tư dư thừa của hoạt động gia công, SXXK, chế xuất ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài; 4 E42 X Xuất khẩu sản phẩm của DNCX Sử dụng trong trường hợp xuất khẩu sản phẩm của DNCX ra nước ngoài và xuất vào nội địa. Trường hợp xuất vào nội địa phải khai các chỉ tiêu thông tin về XNK tại chỗ như mã điểm đích vận chuyển bảo thuế và chỉ tiêu số quản lý nội bộ 5 E52 X Xuất sản phẩm gia công cho thương nhân nước ngoài Sử dụng trong trường hợp: a) Xuất sản phẩm cho đối tác thuê gia công ở nước ngoài hoặc giao hàng theo chỉ định của bên đặt gia công; b) Xuất khẩu sản phẩm gia công tự cung ứng nguyên liệu c) Xuất trả sản phẩm gia công cho DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan; d) Xuất khẩu suất ăn của hãng hàng không nước ngoài cho tàu bay xuất cảnh. Trường hợp xuất vào DNCX, khu phi thuế quan phải khai các chỉ tiêu thông tin về XNK tại chỗ như mã điểm đích vận chuyển bảo thuế và chỉ tiêu số quản lý nội bộ. 6 E54 X Xuất nguyên liệu gia công từ hợp đồng này sang hợp đồng khác Sử dụng trong trường hợp: Chuyển nguyên liệu, vật tư từ hợp đồng này sang hợp đồng khác, không bao gồm việc chuyển thiết bị, máy móc. Lưu ý: - Thiết bị máy móc khai báo theo chế độ tạm, khi chuyển mục đích sử dụng G23; - Trường hợp này phải khai các chỉ tiêu thông tin về XNK tại chỗ như mã điểm đích vận chuyển bảo thuế và chỉ tiêu số quản lý nội bộ. 7 E62 X Xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu Sử dụng trong trường hợp: a) Xuất sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu nhập khẩu ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan (bao gồm trường hợp xuất cho thương nhân nước ngoài và được chỉ định giao hàng tại Việt Nam) b) Xuất khẩu suất ăn cho tàu bay của hãng hàng không Việt Nam Trường hợp xuất vào nội địa phải khai các chỉ tiêu thông tin về XNK tại chỗ như mã điểm đích vận chuyển bảo thuế và chỉ tiêu số quản lý nội bộ. 8 E82 X Xuất nguyên liệu, vật tư thuê gia công ở nước ngoài Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam xuất nguyên liệu, vật tư thuê nước ngoài gia công hoặc thuê DNCX gia công; Trường hợp xuất khẩu máy móc, thiết bị theo dõi bằng chế độ tạm G61. 9 G21 X Tái xuất hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất Sử dụng trong trường hợp tái xuất hàng đã tạm nhập theo loại hình kinh doanh TNTX mã G11(bao gồm hoán đổi xăng dầu tái xuất). Doanh nghiệp tự xác định và khai thời hạn lưu giữ tại Việt Nam trên tờ khai hải quan. Trường hợp gia hạn phải thực hiện sửa đổi, bổ sung thông tin quản lý hàng TNTX. 10 G22 X Tái xuất máy móc, thiết bị đã tạm nhập để phục vụ dự án có thời hạn Sử dụng trong trường hợp hàng hóa là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân đã tạm nhập theo mã G12. Doanh nghiệp tự xác định và khai thời hạn lưu giữ tại Việt Nam trên tờ khai hải quan. Trường hợp gia hạn phải thực hiện sửa đổi, bổ sung thông tin quản lý hàng TNTX. 11 G23 X Tái xuất hàng tạm nhập miễn thuế Sử dụng trong trường hợp tái xuất hàng hóa đã tạm nhập sử dụng mã G13, A44. 12 G24 X Tái xuất khác Sử dụng trong các trường hợp tái xuất hàng hóa đã tạm nhập theo mã G14. 13 G61 X Tạm xuất hàng hóa Sử dụng trong trường hợp: a) Tạm xuất hàng hóa ra nước ngoài, vào khu phi thuế quan hoặc từ khu phi thuế quan ra nước ngoài theo chế độ tạm; b) Tạm xuất hàng hóa của cá nhân được nhà nước Việt Nam cho miễn thuế; c) Hàng hóa tạm xuất để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác; d) Máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm xuất để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ hoạt động đặt gia công nước ngoài; đ) Hàng hóa tạm xuất để bảo hành, sửa chữa, thay thế; e) Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm xuất để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; g) Thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu tạm xuất để sản xuất, thi công công trình thực hiện dự án, thử nghiệm; h) Tạm xuất hàng hóa khác. 14 C12 X Hàng hóa từ kho ngoại quan xuất đi nước ngoài Sử dụng trong trường hợp: - Hàng hóa đưa từ kho ngoại quan ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu phi thuế quan; - Hàng hóa đưa từ kho ngoại quan này qua kho ngoại quan khác. 15 C22 X Hàng đưa ra khu phi thuế quan Sử dụng trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan (trừ doanh nghiệp chế xuất, kho ngoại quan) ra nước ngoài hoặc vào thị trường nội địa. 16 H21 X Xuất khẩu hàng khác Sử dụng trong trường hợp: a) Hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài; b) Hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này; c) Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân; d) Hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; e) Hàng mẫu; g) Hành lý cá nhân của người xuất cảnh gửi theo vận đơn, hàng hóa mang theo người xuất cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế; h) Các hàng hóa khác chưa được định danh ở trên. Tham khảo:Vận tải hàng hóa tại khu công nghiệp miền Bắc giá rẻ - Đối với bảng mã loại hình nhập khẩu: + Bổ sung thêm mã A43 (Nhập khẩu hàng hóa thuộc Chương trình ưu đãi thuế) và mã A44 (Tạm nhập hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế); + Sửa đổi nội dung hướng dẫn sử dụng của các mã A11, A12, A31, A41, A42, E13, E15, E21, E41, G12, G13, G14, G51, C11, C21 và H11. Tham khảo:Infographics: Hướng dẫn sử dụng Bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu TT Mã LH Khai kết hợp Tên Hướng dẫn sử dụng Ghi chú 1 A11 Nhập kinh doanh tiêu dùng Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để kinh doanh, tiêu dùng, bao gồm: a) Nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài; b) Nhập khẩu hàng hóa từ khu phi thuế quan, DNCX; c) Nhập khẩu tại chỗ. Riêng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhập khẩu theo giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu sử dụng mã loại hình A41 để làm thủ tục nhập khẩu. 2 A12 Nhập kinh doanh sản xuất Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam nhập nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất trong nước (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư): a) Nhập khẩu từ nước ngoài; b) Nhập khẩu từ khu phi thuế quan, DNCX; c) Nhập khẩu tại chỗ (trừ GC, SXXK, DNCX và doanh nghiệp trong khu phi thuế quan); d) Nhập khẩu hàng hóa theo hình thức thuê mua tài chính. 3 A21 Chuyển tiêu thụ nội địa từ nguồn tạm nhập Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp chuyển tiêu thụ nội địa có nguồn gốc từ tạm nhập khẩu. Trường hợp chuyển tiêu thụ nội địa từ các nguồn khác sử dụng mã A42. 4 A31 Nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu Sử dụng trong trường hợp tái nhập hàng đã xuất khẩu của các loại hình xuất kinh doanh, xuất sản phẩm gia công, xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu, xuất sản phẩm của DNCX, xuất nguyên liệu đặt nước ngoài gia công (baogồm: nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm), hàng hóa xuất khẩu khác theo loại hình H21 nhưng bị trả lại đểtiêu thụ nội địa hoặc tiêu hủy. 5 A41 Nhập kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện quyền nhập khẩu Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm DNCX), doanh nghiệp nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam thực hiện nhập khẩu hàng hóa theo quyền nhập khẩu để bán trực tiếp tại Việt Nam (không qua sản xuất). 6 A42 Thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa từ các loại hình khác, trừ tạm nhập Sử dụng trong trường hợp: a) Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, ưu đãi thuế (bao gồm cả hạn ngạch thuế quan), sau đó thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, trừ hàng hóa tạm nhập tái xuất (bao gồm cả kinh doanh tạm nhập tái xuất). b) Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa tại chỗ quá thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông quan tờ khai xuất khẩu tại chỗ, nhưng doanh nghiệp không thông báo cho cơ quan hải quan thông tin tờ khai hải quan nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục hải quan. 7 A43 X Nhập khẩu hàng hóa thuộc Chương trình ưu đãi thuế Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện ô tô theo Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp xe ô tô (Chương trình ưu đãi thuế); nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất, gia công (lắp ráp) các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô giai đoạn năm 2020-2024 (gọi tắt là Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô) quy định tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ 8 A44 Tạm nhập hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp tạm nhập hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế. 9 E11 X Nhập nguyên liệu của DNCX từ nước ngoài Sử dụng trong trường hợp DNCX nhập nguyên liệu, vật tư từ nước ngoài để sản xuất, gia công. 10 E13 X Nhập hàng hóa khác vào DNCX Sử dụng trong trường hợp DNCX nhập khẩu từ nước ngoài, từ nội địa hoặc từ DNCX khác và thuê mua tài chính: a) Công cụ dụng cụ, hàng hóa tạo tài sản cố định, trừ trường hợp tạm nhập máy móc, thiết bị theo hình thức thuê mượn, hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo G12; b) Hàng hóa khác chỉ sử dụng trong doanh nghiệp chế xuất (thuộc đối tượng không chịu thuế). 11 E15 Nhập nguyên liệu, vật tư của DNCX từ nội địa Sử dụng trong trường hợp DNCX nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất, gia công từ nội địa hoặc từ DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan khác. 12 E21 X Nhập nguyên liệu, vật tư để gia công cho thương nhân nước ngoài Sử dụng trong trường hợp: a) Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để gia công cho thương nhân nước ngoài hoặc DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan từ các nguồn: Nhập khẩu từ nước ngoài của bên đặt gia công; Nhập khẩu theo chỉ định của bên đặt gia công; Tự cung ứng từ nguồn nhập khẩu theo thỏa thuận với bên đặt gia công. b) Nhập khẩu hàng hóa để cung ứng cho tàu bay của hãng hàng không nước ngoài xuất cảnh 13 E23 X Nhập nguyên liệu, vật tư gia công từ hợp đồng khác chuyển sang Sử dụng trong trường hợp nhận nguyên liệu, vật tư từ hợp đồng gia công khác chuyển sang theo thủ tục XNK tại chỗ. 14 E31 X Nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu Sử dụng trong trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu từ các nguồn: a) Từ nước ngoài; b) Từ khu phi thuế quan, DNCX; c) Nhập tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài. d) Nhập khẩu hàng hóa để cung ứng cho tàu bay của hãng hàng không Việt Nam xuất cảnh Áp dụng đối với các trường hợp đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP. Trường hợp không đáp ứng, thì khai báo theo loại hình A12. 15 E33 X Nhập nguyên liệu, vật tư vào kho bảo thuế Sử dụng trong trường hợp nhập nguyên liệu, vật tư đưa vào kho bảo thuế để sản xuất hàng xuất khẩu. 16 E41 Nhập sản phẩm thuê gia công ở nước ngoài Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm cả DNCX) nhập lại sản phẩm sau khi gia công ở nước ngoài hoặc thuê DNCX gia công. 17 G11 Tạm nhập hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa theo loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất 18 G12 Tạm nhập máy móc, thiết bị phục vụ dự án có thời hạn Sử dụng trong trường hợp: a) Thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu tạm nhập tái xuất để sản xuất, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm; b) Tàu biển, tàu bay tạm nhập - tái xuất để sửa chữa, bảo dưỡng tại Việt Nam 19 G13 Tạm nhập miễn thuế Sử dụng trong trường hợp: a) Hàng hóa tạm nhập để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác; b) Máy móc, thiết bị tạm nhập để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm; c) Máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, gia công cho DNCX, trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất; c) Máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng tạm nhập để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài; d) Hàng hóa tạm nhập để cung ứng cho tàu biển, tàu bay nước ngoài neo đậu tại cảng Việt Nam; đ) Hàng hóa tạm nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế; e) Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; g) Hàng hóa tái nhập hàng của các loại hình xuất kinh doanh, xuất sản phẩm gia công, xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu, xuất sản phẩm của DNCX, xuất khẩu hàng hóa khác bị trả lại để sửa chữa, tái chế sau đó tái xuất trả lại khách hàng hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc vào khu phi thuế quan. h) Máy móc thiết bị chuyển từ hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công khác Doanh nghiệp phải khai báo mã loại hình cùng với các mã miễn thuế hoặc không chịu thuế tùy thuộc vào các trường hợp nêu trên (tham khảo các Bảng mã tại www.customs.gov.vn) 20 G14 Tạm nhập khác Sử dụng trong trường hợp: a) Ô tô, xe máy tạm nhập của các tổ chức, cá nhân được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao; b) Sử dụng trong các trường hợp tạm nhập khác chưa được chi tiết nêu tại G11, G12, G13. 21 G51 Tái nhập hàng hóa đã tạm xuất Sử dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa đã tạm xuất (xuất theo chế độ tạm) bao gồm: a) Hàng hóa đã tạm xuất để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác; b) Máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp đã tạm xuất để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ hoạt động gia công ở nước ngoài; c) Hàng hóa đã tạm xuất gửi đi bảo hành, sửa chữa; d) Hàng hóa đã tạm xuất phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng khác (kệ, giá, thùng, lọ...); đ) Hàng hóa đã tạm xuất của những cá nhân được nhà nước Việt Nam chomiễn thuế; e) Hàng hóa đã tạm xuất là dụngcụ, nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm xuất có thời hạn của cơ quan, tổ chức, của người xuất cảnh; g) Hàng hóa đã tạm xuất là thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu để sản xuất, thi công công trình thực hiện dự án, thử nghiệm; h) Tái nhập các hàng hóa đã tạm xuất khác. 22 C11 X Hàng nước ngoài gửi kho ngoại quan Sử dụng trong trường hợp hàng hóa từ nước ngoài gửi kho ngoại quan; hàng hóa đưa từ kho ngoại quan khác. 23 C21 X Hàng đưa vào khu phi thuế quan Sử dụng trong trường hợp hàng hóa từ nước ngoài đưa vào khu phi thuế quan, trừ hàng hóa đưa vào doanh nghiệp chếxuất, khu chế xuất, kho bảo thuế. 24 H11 Hàng nhập khẩu khác Sử dụng trong trường hợp: a) Quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam; b) Hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này (trừ ô tô, xe máy sử dụng mã G14); c) Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân; d) Hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; đ) Hàng mẫu; e) Hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận đơn g) Hàng hóa mang theo người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế; h) Hàng hóa nhập khẩu của thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh tại chợ biên giới; i) Các hàng hóa khác chưa được định danh ở trên. Hướng dẫn áp dụng đối với mã loại hình tạm nhập tái xuất Cũng căn cứ quy định tại Quyết định 1357/QĐ-TCHQ, mã loại hình xuất nhập khẩu A31 sử dụng trong trường hợp: tái nhập hàng đã xuất khẩu của các loại hình xuất kinh doanh, xuất sản phẩm gia công, xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu, xuất sản phẩm của DNCX, xuất nguyên liệu đặt nước ngoài gia công (bao gồm: nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm),hàng hóa xuất khẩu khác theo loại hình H21 nhưng bị trả lại để tiêu thụ nội địa hoặc tiêu hủy”. Loại hình G13 sử dụng trong trường hợp: Hàng hóa tái nhập hàng của các loại hình xuất kinh doanh, xuất sản phẩm gia công, xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu, xuất sản phẩm của DNCX, xuất khẩu hàng hóa khác bị trả lại để sửa chữa, tái chế sau đó tái xuất trả lại khách hàng hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc vào khu phi thuế quan. Tham khảo:Hàng thuê, mượn của doanh nghiệp chế xuất không được miễn thuế nhập khẩu Do đó, đối với những mã loại hình tái nhập nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm đã xuất khẩu theo loại hình đặt nước ngoài gia công thì sử dụng mã loại hình A31, không sử dụng loại hình G13 do loại hình này áp dụng đối với tái nhập sản phẩm đã xuất khẩu của các loại hình liên quan theo quy định nêu trên. Theo công văn số 2802/TCHQ-GSQL ngày 8/6/2021 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn trường hợp hàng hóa nhập khẩu về để sửa chữa, tái chế theo mã loại hình G13 – tạm nhập miễn thuế thì khi xuất khẩu hàng hóa đã sửa chữa, tái chế doanh nghiệp sử dụng mã loại hình G23 – Tái xuất hàng tạm nhập miễn thuế; không hướng dẫn mã loại hình trường hợp tái nhập nguyên liệu đã xuất khẩu theo loại hình đặt gia công ở nước ngoài. Tham khảo: Nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng Trên đây là những chia sẻ chi tiết của công ty Lacco về mã loại hình xuất nhập khẩu chi tiết, mới nhất theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ. Để nhận tư vấn chi tiết về bảng mã loại hình xuất nhập khẩu và đối với từng mã loại hình xuất nhập khẩu cụ thể và thủ tục, hồ sơ khai báo hải quan, vận chuyển hàng hóa quốc tế - nội địa, các bạn hãy liên hệ ngay với công ty Lacco để được hỗ trợ. Chi tiết liên hệ:Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Máy móc CNC chủ yếu được các doanh nghiệp sản xuất và gia công tại các khu công nghiệp, nhóm công nghiệp nhập khẩu từ các quốc gia trên thế giới, chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,... vậy thủ tục nhập khẩu máy móc CNC gồm những gì? Thuế nhập khẩu máy móc CNC là bao nhiêu %,... Hãy cùng Lacco tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. Máy móc CNC là gì? CNC là viết tắt của từ Computerized Numerically Controlled là các loại máy móc được ứng dụng công nghệ CNC thể tham gia vào các ứng dụng cắt, tiện,... các vật thể cứng dưới sự điều khiển của phần mềm máy tính. Máy CNC có thể làm việc trong không gian 2D, 3D,…Trong khi đó, các máy cắt, tiện,... kim loại truyền thống chỉ giải quyết được các đường cắt có hình thù nhất định. Máy CNC có thể hoạt động trong không gian 3 chiều và dễ dàng thực hiện bởi phần mềm được thiết kế chuyên dụng. Với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp hiện nay, máy CNC đã trở thành thiết bị vô cùng quan trọng và cần thiết đối với nhiều ngành nghề công nghiệp và kỹ thuật gia công chi tiết như: - Khắc họa tiết, hoa văn, hình ảnh 3D, bảng hiệu, quảng cáo - Khắc và cắt lên gỗ, lên các tấm bằng chất liệu mica, lên các mô hình - Khắc lên pha lê, thủy tinh, kính đá - Khắc, cắt vật liệu kim loại, gỗ Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng máy CNC khác nhau như: máy khắc, máy tiện, máy phai, máy bào... Các loại này này có nguyên lý hoạt động di chuyển theo chiều Z từ trên xuống, bàn máy giữ sản phẩm theo trục X, Y đưa lưỡi cắt lên tất cả bề mặt sản phẩm. Mã HS code máy cắt CNC Theo biểu thuế cập nhật mới nhất năm 2022, máy cắt CNC nằm trong nhóm mã HS code 8466, áp cụ đối với các loại máy công cụ để gia công mọi loại vật liệu bằng cách bóc tách vật liệu, bằng các quy trình sử dụng tia laser hoặc tia sáng khác hoặc chùm phô-tông, siêu âm, phóng điện, điện hóa, chùm tia điện tử, chùm tia ion hoặc quá trình xử lý plasma hồ quang; máy cắt bằng tia nước. Ví dụ: 84561100: Hoạt động bằng tia laser 84561200: Hoạt động bằng tia sáng khác hoặc chùm phô- tông 84563000: Hoạt động bằng phương pháp phóng điện 845640: Hoạt động bằng quá trình xử lý plasma hồ quang 84564010: Máy công cụ, điều khiển số, để gia công vật liệu bằng phương pháp bóc tách vật liệu, bằng quá trình xử lý plasma hồ quang, để sản xuất các tấm mạch in hay tấm mạch dây in Và các sản phẩm khác, các bạn tham khảo chi tiết tại: Biểu thuế, tra mã HS Code Xuất nhập khẩu 2022 Thuế nhập khẩu máy CNC là bao nhiêu? Thuế nhập khẩu của máy CNC được quy định chi tiết tại Biểu thuế Xuất nhập khẩu 2022 như sau: - Thuế nhập khẩu thông thường: 5% - Thuế nhập khẩu ưu đãi: 0% - Thuế VAT: 8% Chi tiết: + ACFTA (Asean - Trung Quốc): 0 % (Nghị định 153/2017/NĐ-CP) + ATIGA (Asean – Việt Nam): 0% (Nghị định 156/2017/NĐ-CP ) + AANZFTA (Asean - Úc – Niudilân): 0 %(Nghị định 158/2017/NĐ-CP) + AIFTA (Asean - Ấn Độ): 0% (Nghị định 159/2017/NĐ-CP) + VJEPA (Việt Nam - Nhật Bản): 0% (Nghị định 155/2017/NĐ-CP) + AJCEP (Asean - Nhật Bản): 0 % (Nghị định 160/2017/NĐ-CP) + AKFTA (Asean - Hàn Quốc): 0% (Nghị định 157/2017/NĐ-CP ) + VKFTA (Việt Nam - Hàn Quốc): 0 % (Nghị định 149/2017/NĐ-CP) + VCFTA (Việt Nam - Chi Lê): 0% . Các bạn có thể tham khảo: Biểu thuế nhập khẩu chi tiết năm 2022 Quy trình và thủ tục nhập khẩu máy CNC Thủ tục nhập khẩu máy CNC gồm những hồ sơ gì? Để nhập khẩu máy CNC chính ngạch về Việt Nam, các doanh nghiệp cần chuẩn bị những hồ sơ sau: - Hồ sơ khai báo hải quan hàng máy cắt CNC nhập khẩu - Hợp đồng thương mại (Sales Contract) - Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) - PHiếu đóng gói hàng hóa (Packing list) - Vận đơn (Bill of lading) - Chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin) - Catalog Của sản phẩm, Thông số kỹ thuật Tham khảo thêm: Nhập khẩu máy móc công nghiệp Quy trình nhập khẩu máy cắt CNC Khi làm hồ sơ, khai báo xử lý hải quan máy CNC, doanh nghiệp sẽ cần thực hiện theo 5 bước: Bước 1: Khai báo hải quan Chuẩn bị hồ sơ gồm: - 4 bản gốc: Giấy đăng ký Kiểm tra chất lượng theo mẫu - Bản chụp của tổ chức cá nhân nhập khẩu bao gồm: - Hợp đồng (sales contract) - Hóa đơn thương mại (commercial invoice) - Quy cách đóng gói (packing list) - Vận tải đơn (House bill) - Chứng nhận xuất xứ (C/O). Bước 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa; đưa hàng về bảo quản, giải phóng hàng, thông quan hàng hóa Bước 3: Tính thuế Bước 4: Nộp thuế, lệ phí Bước 5: Thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan. Sau khi hải quan tiếp nhận hồ sơ và đóng dấu xác nhận lên tờ giấy đăng ký. Người làm hồ sơ (thường là Ops thực hiện) sẽ đem giấy xác nhận này kèm theo bộ chứng từ làm thủ tục hải quan thông thường xuống Hải Quan nơi đăng ký mở tờ khai để nộp vào thông quan lô hàng kéo về kho lưu hàng. Xem thêm:Dịch vụ vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu trong khu công nghiệp uy tín Trong số các dịch vụ nhập khẩu máy CNC, các sản phẩm, dịch vụ được khách hàng quan tâm chủ yếu bao gồm: + Thủ tục nhập khẩu máy tiện + Thủ tục nhập khẩu máy cắt laser + Thủ tục nhập khẩu máy cắt đá + Hoặc các sản phẩm máy cắt kim loại, máy cắt vải hay máy CNC cắt cỏ,... Để tìm hiểu chi tiết hơn về thủ tục nhập khẩu và vận chuyển quốc tế, vận chuyển hàng khu công nghiệp, các bạn hãy liên hệ trực tiếp với công ty Lacco để được các chuyên viên chuyên nghiệp của Lacco tư vấn chi tiết đối với từng sản phẩm và thị trường nhập khẩu cụ thể. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm